KTVM đề 1 tiểu luận - TIEU LUAN VI MO, TREN MANG CUNG CO DO, CHI LA DE XE, DUOC TAI LIEU THOI MOI PDF

Title KTVM đề 1 tiểu luận - TIEU LUAN VI MO, TREN MANG CUNG CO DO, CHI LA DE XE, DUOC TAI LIEU THOI MOI
Course Kinh Tế Vĩ Mô
Institution Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
Pages 14
File Size 428.7 KB
File Type PDF
Total Downloads 132
Total Views 478

Summary

Download KTVM đề 1 tiểu luận - TIEU LUAN VI MO, TREN MANG CUNG CO DO, CHI LA DE XE, DUOC TAI LIEU THOI MOI PDF


Description

ĐẠI HỌC UEH TRƯỜNG KINH TẾ, LUẬT VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC KHOA KINH TẾ

BÀI TIỂU LUẬN NHÓM Môn học: Kinh tế Vĩ Mô

Đề tài: “ Tình hình lao động và việc làm khu vực phía nam ( TPHCM, Đông Nam bộ, Đồng bằng song Cửu Long ) trong trạng thái bình thường mới. Thực trạng và giải pháp”

Giảng viên: Trần Bá Thọ Khóa – Lớp: K47 – AC010 Nhóm: 1. Trần Nguyễn Thủy Tiên ( 31211026648 ) 2. Khổng Thị Quỳnh Mai ( 31211023046 ) 3. Phạm Thị Quế Phương ( 31211025448 )

MỤC LỤC Lời nói đầu……………………………………………………………………………...2 Chương 1: Tác động của dịch bệnh Covid-19 đến lao động và việc làm khu vực phía Nam……………………………………………………………………………………..3 1.1 Khái niệm cơ bản về lao động và việc làm……………………………………..3 1.2 Tình hình lao động và việc làm khu vực phía Nam…………………………....3 1.3 Tác động của dịch Covid-19 đến lao động và việc làm khu vực phía Nam…...4 1.3.1 Lao động có việc làm giảm, tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm tăng………4 1.3.2 Người lao động thất nghiệp đang đối mặt với những gánh nặng phát sinh...6 Chương 2: Thực trạng lao động và việc làm trong trạng thái bình thường mới………..7 2.1 Trạng thái bình thường mới…………………………………………………….7 2.2 Lao động và việc làm trong những năm vừa qua……………………………….7 2.2.1 Lực lượng lao động………………………………………………………...8 2.2.2 Lao động có việc làm……………………………………………………..10 2.2.3 Lao động thiếu việc làm…………………………………………………..11 2.2.4 Thu nhập bình quân tháng của người lao động…………………………...12 2.2.5 Thất nghiệp trong độ tuổi lao động……………………………………….13

1

LỜI NÓI ĐẦU Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, khi mà nước ta đang xây dựng một đất nước công nghiệp hóa, hiện đại hóa để hội nhập thị trường quốc tế thì vấn đề cần đặt ra và quan tâm hàng đầu là giải quyết việc làm cho người lao động do nước ta có lực lượng lao động lớn và nguồn lao động đang nằm trong độ tuổi lao động dồi dào. Trước tình hình dịch bệnh đang diễn biến phức tạp trên phạm vi toàn cầu thì lao động và việc làm là vấn đề xuyên suốt cần được quan tâm hàng đầu vì chỉ khi người lao động ổn định, dồi dào thì mới có thể khôi phục lại sản xuất kinh tế nhanh chóng khi dịch bệnh được kiểm soát. Việt Nam cũng là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid-19 trên nhiều lĩnh vực nhất là về kinh tế-xã hội. Đặc biệt, trong đợt dịch lần thứ tư bùng phát đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến các tỉnh, thành phố của vùng Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long gây ra rất nhiều khó khăn cho hoạt động của đời sống nhân dân và khu vực sản xuất-kinh doanh. Trong bài tiểu luận này, nhóm chúng em xin trình bày với thầy về đề tài: “Tình hình lao động và việc làm khu vực phía nam (TPHCM, Đông Nam bộ, Đồng bằng sông Cửu Long) trong trạng thái bình thường mới. Thực trạng và giải pháp”. Nội dung bài tiểu luận gồm những phần sau: Phần mở đầu Phần nội dung: Chương 1. Tác đông của dịch bệnh Covid-19 đến lao động và việc làm khu vực phía nam Chương 2. Thực trạng lao động và việc làm trong trạng thái bình thường mới. Chương 3. Giải pháp hổ trợ người lao động trong trạng thái bình thường mới Phần kết luận Mặc dù nhóm chúng em đã rất nỗ lực để hoàn thành tốt đề tài tiểu luận này nhưng không thể tránh khỏi những sai sót, mong thầy cô và các bạn thông cảm và đóng góp ý kiến để nhóm em có thể rút kinh nghiệm và làm tốt hơn. Nhóm chúng em xin chân thành cảm ơn thầy cô và các bạn rất nhiều.

2

CHƯƠNG 1: TÁC ĐỘNG CỦA DỊCH BỆNH COVID-19 ĐẾN LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM KHU VỰC PHÍA NAM 1.1. Khái niệm cơ bản về lao động và việc làm Lao động là một hành động diễn ra giữa con người với giới tự nhiên, trong lao động con người đã vận dụng trí lực và thể lực cùng với công cụ tác động vào giới tự nhiên tạo ra sản phẩm phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt , đời sống con người, lao động là một yếu tố tất yếu không thể thiếu được của con người, nó là hoạt động rất cần thiết và gắn chặt với lợi ích của con người. Việc làm là hoạt động lao động tạo ra thu nhập của bất cứ cá nhân nào trong xã hội mà không bị pháp luật cấm. 1.2 Tình hình lao động và việc làm khu vực phía Nam Từ cuối tháng 6 TP Hồ Chí Minh và các địa phương phía Nam trở thành điểm nóng của dịch Covid-19, tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp là nguyên nhân khiến nhiều tỉnh, thành phố phải liên tiếp thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ. Trong đó có nhiều tỉnh, thành phố lớn tập trung phần lớn khu công nghiệp, khu chế xuất, là động lực phát triển kinh tế chính của đất nước. Hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam đã và đang phải những khó khăn có thể ập đến bất cứ lúc nào khi dịch Covid-19 liên tục có những đợt bùng phát trở lại trong các tháng đầu năm 2021. Trong thời gian dich bệnh tình hình xuất nhập khẩu phải đối diện với nhiều rào cản như việc vận chuyển hàng hóa gặp khó khăn, nhiều chuỗi cung ứng bị gián đoạn, nhu cầu thị trường vẫn chưa hồi phục đồng đều. Bên cạnh đó là những chi phí đầu vào như logistics, nguyên liệu nhập khẩu tăng cao; nhiều thị trường xuất khẩu nông, thủy sản liên tục đưa ra những thay đổi trong quy định chứng nhận an toàn thực phẩm. Điều đó cũng gây khó khăn cho lực lượng lao động làm trong lĩnh vực xuất nhập khẩu phải đối mặt với nguy cơ thất nghiệp. Tình hình dịch bệnh diễn ra phức tạp trên diện rộng khiến các hoạt động sản xuất- kinh doanh, thương mại - dịch vụ, nông nghiệp, hoạt động của các tiểu thương đều bị đình trệ, đời sống các tầng lớp dân cư trên địa bàn đều bị ảnh tưởng tiêu cực và rơi vào khó khăn, nhất là đối với những người lao động nhập cư sang các tỉnh, thành phố khác để tìm kiếm việc làm. Mặc dù nước ta là một trong số ít các quốc gia ứng phó tốt với dịch bệnh, nhưng vẫn gặp phải rất nhiều khó khăn trong việc giải quyết vấn đề lao động và việc làm trong tình hình dịch bệnh kéo dài. 3

1.3 Tác động của dịch bệnh Covid-19 đến lao động và việc làm khu vực phía Nam Đợt dịch Covid-19 lần thứ tư bùng phát kéo dài đã gây nhiều tác động tiêu cực đến đời sống - xã hội tại các địa phương ở khu vực phía Nam. Sự cân bằng cung - cầu của thị trường lao động, việc làm ở các địa phương bị ảnh hưởng nghiêm trọng. 1.3.1 Lao động có việc làm giảm, tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm tăng Trong 7 tháng đầu năm 2021, tại 19 tỉnh, thành phố phía Nam, nơi chiếm 48% số doanh nghiệp trong cả nước đã có tới 79.673 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, tăng 25,5% so với cùng kỳ năm 2020. Đợt bùng phát dịch này đã và đang tác động mạnh đến các khu công nghiệp, khu chế xuất, những nơi tập trung lượng lớn lao động, trong đó có các doanh nghiệp lớn trong chuỗi giá trị toàn cầu, đóng góp nhiều cho phát triển kinh tế, thu ngân sách. Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những địa phương có số doanh nghiệp phải tạm ngừng kinh doanh đạt kỷ lục trong giai đoạn 2016-2020 với hơn 23.000 doanh nghiệp, hơn 625.000 người lao động ở các quận, huyện, TP Thủ Đức và các khu chế xuất, khu công nghiệp ở thành phố bị mất việc, ngừng việc. Tại đây, dịch Covid-19 ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhiều ngành nghề, dẫn đến các chỉ tiêu kinh tế giảm sâu, tốc độ tăng trưởng trong 9 tháng đầu năm 2021 giảm 4,98% so với cùng kỳ (cùng kỳ năm 2020 tăng 0,77%). Trong năm 2021 GRDP (tổng sản phẩm trên địa bàn) của Thành phố giảm 5,06% so với cùng kỳ năm 2020 (cùng kỳ tăng 1,39%). Trong đó, lĩnh vực, ngành bị ảnh hưởng nhiều nhất là bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác; công nghiệp chế biến, chế tạo; dịch vụ lưu trú và ăn uống; hoạt động kinh doanh bất động sản,… đã khiến cho người lao động đang làm việc trong các lĩnh vực, ngành này bị mất việc, thất nghiệp. Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành phố phía Nam thực hiện biện pháp giãn cách xã hội nhiều giai đoạn đã tác động đến hầu hết các lĩnh vực kinh tế - xã hội, dẫn đến các chỉ tiêu kinh tế giảm sâu, thị trường lao động cũng ảnh hưởng nặng nề. Từ tháng 6 đến hết tháng 8/2021, gần 90% doanh nghiệp trong khu vực phía Nam đã tạm ngưng hoạt động. Điều này đồng nghĩa với số lượng lớn người lao động rơi vào tình trạng phải nghỉ việc, không có việc làm. Còn theo nhận định từ Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Bình Dương, mặc dù đợt bùng phát dịch Covid-19 lần thứ tư này tuy không làm doanh nghiệp bị cắt giảm đơn hàng như những lần trước nhưng dịch bệnh xâm nhập sâu vào các khu công nghiệp, nhà máy thời gian qua khiến nhiều công ty buộc phải đóng cửa, ngưng sản xuất.

4

Tại đồng bằng sông Cửu Long, đợt bùng phát dịch Covid-19 lần thứ tư cũng tác động mạnh đến cả cung và cầu lao động ở khu vực này. Ông Nguyễn Phương Lam, Giám đốc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam Chi nhánh tại Cần Thơ cho biết: “Sự bùng phát của dịch Covid-19 lần thứ tư trong ba tháng 6, 7 và 8 đã khiến gần 10.000 doanh nghiệp tại đồng bằng sông Cửu Long rút khỏi thị trường. Theo đó số người lao động bị mất việc do dịch bệnh cũng tăng cao đáng kể, gây khó khăn cho nền kinh tế khu vực khi khôi phục lại sau đại dịch.” Dịch Covid-19 đã tấn công vào các khu vực kinh tế trọng yếu, các doanh nghiệp với quy mô lao động lớn tập trung ở khu chế xuất, khu công nghiệp,… nên các ngành chế biến, chế tạo, sản xuất… sẽ bị ngưng trệ. Phần lớn doanh nghiệp đã và đang gặp rất nhiều khó khăn trong tìm kiếm khách hàng, tiêu thụ sản phẩm, khó khăn về vốn, cần hỗ trợ từ các chính sách của Nhà nước chiếm, thiếu vật tư, nguyên liệu sản xuất. Các chuỗi cung ứng sản phẩm bị đứt gãy ảnh hưởng nghiêm trọng tới việc làm của người lao động làm công ăn lượng, các hộ gia đình, hợp tác xã. Từ đó đòi hỏi các doanh nghiệp phải điều chỉnh lại lượng sản phẩm cũng như nhân công, phải làm sao để vừa đủ cung cấp cho thị trường đang biến động, vừa giải quyết tốt vấn đề việc làm cho người lao động. Bên cạnh đó, do dịch bệnh kéo dài gần 2 năm, chưa có có dấu hiệu chấm dứt. Các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh không còn nhiều dư địa tài chính để chống đỡ. Việc hàng loạt các doanh nghiệp phải đóng cửa, tạm dừng sản xuất đã dẫn đến tình trạng thất nghiệp tăng mạnh. Người lao động mất việc kéo dài, không còn đồng lương cộng với chi phí phát sinh do dịch bệnh xảy ra (chi phí y tế, điện nước, mua khẩu trang, sát khuẩn,…) nên việc di chuyển “ồ ạt về quê” như thời gian qua, sẽ tạo thêm những khó khăn cho thị trường lao động. Chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất là lao động trong khu vực dịch vụ, dịch vụ nghỉ việc, ngành vận tải, giày da, dệt may. hàng không phải nghỉ việc, giảm việc làm, giãn việc hoặc ngừng việc. Hàng triệu người lao động đã và đang chịu ảnh hưởng nặng nề đặc biệt là lao động giản đơn có thu nhập thấp và không thường xuyên. Theo Tổ công tác đặc biệt phòng, chống dịch Covid-19 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tại các tỉnh phía Nam, đợt dịch Covid-19 lần thứ tư diễn biến phức tạp, kéo dài đã ảnh hưởng lớn đến thị trường lao động và người lao động tự do tại 19 tỉnh, thành phố phía Nam. Tính đến cuối tháng 8/2021, tại các tỉnh, thành phía Nam đã có gần 2,5 triệu lao động trong các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh phải ngừng việc, chiếm 70% số lao động phải ngừng việc của cả nước.

5

Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long là hai vùng bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Số người lao động ở hai vùng này chịu tác động tiêu cực và chiếm tỷ lệ cao nhất, lần lượt là 59,1% và 44,7%. Bình Dương là địa phương cùng nằm trong khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam như TP Hồ Chí Minh. Tỉnh có 50.000 doanh nghiệp với hơn 1,2 triệu lao động đến từ hầu hết các tỉnh, thành trong cả nước. Theo kết quả khảo sát từ Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Bình Dương, cho đến đầu quý II/2021, thị trường lao động tại tỉnh vẫn trong tình trạng thiếu lao động. Theo khảo sát gián tiếp về nhu cầu sử dụng lao động của hơn 15.600 lượt doanh nghiệp, với tổng số hơn 385.700 lao động đang làm việc, có hơn 180.800 người bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, chiếm 46,88% tổng số lao động trong doanh nghiệp. Cụ thể: -

Lao động giãn việc, nghỉ luân phiên từ khi dịch Covid-19 bùng phát đến nay là hơn 110.500 người, chiếm 61,15% tổng số lao động bị ảnh hưởng; lao động chấm dứt hợp đồng lao động hoặc cho thôi việc là hơn 42.300 người, chiếm 23,4%.

-

Lao động tạm hoãn hợp đồng lao động gần 11.000 người, chiếm 6,06%; lao động tạm nghỉ việc có hưởng một phần lương hơn 10.800 người, chiếm 5,97%; lao động tạm nghỉ việc không hưởng lương là 6.188 người, chiếm 3,42%.

-

Kết quả khảo sát cũng cho thấy trong thời gian gần đây, nhất là những tháng cuối năm 2021, có khoảng 6.400 doanh nghiệp thực hiện cắt giảm lao động dưới nhiều hình thức khác nhau, chiếm 41%.

-

Doanh nghiệp cho lao động giảm giờ làm việc, nghỉ luân phiên chiếm 54,6%; tạm thời cho người lao động nghỉ việc có hỗ trợ một phần tiền lương chiếm 19,74%; cho lao động thôi việc chiếm 14,48%; tạm thời cho người lao động nghỉ việc không hỗ trợ tiền lương chiếm 11,18%.

1.3.2 Người lao động thất nghiệp đang đối mặt với những gánh nặng phát sinh Theo TS Đỗ Quỳnh Chi, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu quan hệ lao động, dựa vào phương pháp tính "Lương đủ sống Anker" tức mức lương mà người lao động nhận được cho thời gian làm việc bình thường, tức mỗi ngày 8 tiếng, đủ để duy trì mức sống bình thường cho bản thân và gia đình tại TP HCM (thuộc vùng I) vào năm 2020 là 7,5 triệu đồng. Sau hơn hai năm dịch bệnh lan rộng với hàng loạt chi phí y tế, chăm sóc sức khỏe, phòng dịch phát sinh, chỉ số giá tiêu dùng tăng gần 7%, mức lương đủ sống hiện tại phải cao hơn. 6

Lao động tự do là những người thuộc về khu vực kinh tế phi chính thức, đây lại là nhóm lao động có thu nhập thấp, làm việc không có hợp đồng hoặc hợp đồng dưới 3 tháng nên không được tham gia các loại hình bảo hiểm và luôn đối diện với những nguy cơ về tai nạn, bệnh nghề nghiệp. Dịch Covid-19 đã tác động rất mạnh đến nhóm lao động phi chính thức, đây là nhóm lao động dễ bị tổn thương trong thị trường lao động khi nền kinh tế chịu ảnh hưởng của các cú sốc. Ngoài đặc điểm về tính dễ bị tổn thương khi có các cú sốc về cầu lao động, lao động phi chính thức có thu nhập thấp hơn so với lao động chính thức. Tác động của dịch bệnh, thu nhập của người lao động tự do lại càng thấp, thậm chí là không có thu nhập, bên cạnh đó do không được trợ cấp bảo hiểm nên người lao động tự do rất dễ gặp khó khăn. Người lao động mất việc, không có thu nhập hoặc thu nhập bị giảm, chi phí phát sinh nhanh chóng đã làm cho một số người lao động rơi vào cảnh túng quẫn, tuy đã được nhận hỗ trợ từ địa phương nhưng vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn. Ngay khi Thành phố Hồ Chí Minh gỡ bỏ phong tỏa hàng loạt người lao động rơi vào cảnh khốn cùng buộc phải lựa chọn rời bỏ thành thị về quê sinh sống dẫn đến làn sóng hồi hương ở các tỉnh thành phía Nam trong đợt dịch thứ tư bùng phát. Đến nay khi dịch bệnh đã giảm, số người lao động trở lại làm việc cũng không nhiều dẫn đến tình trạng thiếu lao động.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM TRONG TRẠNG THÁI BÌNH THƯỜNG MỚI 2.1 Trạng thái bình thường mới “ Bình thường mới “ là khái niệm được dùng để đề cập tới sự thay đổi các hoạt động, quan hệ xã hội và hành vi của con người sau đại dịch Covid-19. “ Bình thường mới “ hiểu đơn giản là những điều khác với những cái cũ. Có thể là những điểm mà trước đây được cho là bất thường thì nay sẽ trở nên bình thường. Hoặc cũng có thể là những điều mà trước đây chúng ta đang phấn đấu để thực hiện thì nay, trong điều kiện mới bắt buộc chúng ta phải thực hiện nó nhanh hơn, nhằm thích ứng với tình hình mới. 2.2 Lao động và việc làm trong những năm vừa qua Trong thực tế, hiện tượng thiếu hụt lao động do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, ngay cả khi đã được khống chế và kinh tế có dấu hiệu phục hồi.

7

Năm 2020, cả nước có 32,1 triệu người từ 15 tuổi trở lên bị ảnh hưởng tiêu cực bởi dịch Covid-19 bao gồm người bị mất việc làm, phải nghỉ giãn việc/nghỉ luân phiên, giảm giờ làm, giảm thu nhập,… trong đó 69,2% người bị giảm thu nhập, 39,9% phải giảm giờ làm/nghỉ giãn việc/ nghỉ luân phiên vad khoảng 14% buộc phải tạm nghỉ việc hoặc tạm ngừng hoạt động sản xuất kinh doanh. Khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch Covid-19 là khu vực dịch vụ với 71,6% lao động bị ảnh hưởng, tiếp đến là khu vực công nghiệp và xây dựng với 64,7% lao động bị ảnh hưởng; tỷ lệ lao động bị ảnh hưởng trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản là 26,4%. Tuy nhiên, trong năm 2021, với diễn biến phức tạp và kéo dài của đợt dịch Covid-19 lần thứ tư đã khiến tình hình lao động việc làm năm 2021 gặp nhiều khó khăn hơn so với năm 2020, lực lượng lao động, số người có việc làm giảm; tỷ lệ thiếu việc làm và thất nghiệp tăng so với năm trước. Trong bối cảnh đó, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã ban hành Chương trình phục hồi và phát triển thị trường lao động với hàng loạt giải pháp nhằm thu hút lao động ngoại tỉnh quay lại thành phố làm việc. Đồng thời, chỉ đạo các địa phương theo dõi chặt chẽ, nắm tình hình lao động, nhất là trong các khu công nghiệp, để kịp thời có phương án hỗ trợ doanh nghiệp khắc phục tình trạng thiếu hụt lao động. Bên cạnh đó, tăng cường thực hiện các hoạt động tư vấn, giới thiệu việc làm, tổ chức các sàn giao dịch việc làm trực tuyến; thực hiện chính sách cho vay vốn hỗ trợ tạo việc làm từ Quỹ quốc gia về việc làm. Vào đầu năm 2022, các tỉnh ở khu vực phía Nam đã cho người dân hoạt động lại bình thường và sống chung với dịch bệnh, vì thế những người lao động đã trở lại làm việc để bắt đầu một năm mới nhằm khôi phục nền kinh tế năm vừa qua. Theo dự báo của Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TP.HCM, năm 2022, thị trường lao động thành phố tiếp tục phát triển theo hướng tăng dần tỷ trọng lao động khu vực công nghiệp – xây dựng và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng lao động khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản. 2.2.1 Lực lượng lao động Trong năm 2020, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên ước tính đạt 54,6 triệu người. Sụt giảm đáng kể chủ yếu là từ lực lượng lao động ở khu vực nông thôn. So với năm trước, lượng lao động ở khu vực nông thôn giảm hơn 1,1 triệu người. Lực lượng lao động trong độ tuổi lao động ước tính là 48,3 triệu người. Lực lượng lao động trong độ tuổi ở khu vực thành thị là 16,5 triệu người (chiếm 34,1%); lực lượng lao động nữ trong độ tuổi lao động đạt 21,9 triệu người (chiếm 45,4% lực lượng lao động trong độ tuổi của cả nước). Tỷ lê ‚ tham gia lực lượng lao đô n‚ g năm 2020 ước tính khoảng 74%. Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động của nữ là 68,7%, thấp hơn lực lượng lao động nam (79,6%). Tỷ lê ‚ này ở khu vực thành thị là 64,8% và ở khu vực nông thôn là 79,7%. Trong đó, tỉ lệ tham gia lao động của thành phố Hồ Chí Minh là 63,5% Thực tế, đây là 8

thành phố lớn, tập trung nhiều trường cao đẳng, đại học, trung tâm dạy nghề nên thu hút một lực lượng lớn dân số trong độ tuổi lao động tới cư trú với mục đích học tập hơn là tham gia thị trường lao động. Ngoài ra, một bộ phận không nhỏ dân số từ 15 tuổi trở lên đang sinh sống tại thành phố này thuộc đối tượng nghỉ hưu hoặc có xu hướng ở nhà làm công việc nội trợ thay vì tham gia làm việc tạo thu nhập. Tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng, chứng chỉ từ sơ cấp trở lên năm 2020 là 24,1%. Tỷ lê ‚ này ở khu vực thành thị là 39,9%, trong khi đó tỷ lê ‚ này ở khu vực nông thôn là 16,3%. Có sự khác biê ‚t đáng kể này là do lao đô n‚ g ở khu vực thành thị có điều kiê n‚ tham gia đào tạo hơn so với lao đô ‚ng khu vực nông thôn. Mă ‚t khác, đă ‚c thù công viê ‚c ở khu vực thành thị đòi hỏi lao đô n‚ g phải có kĩ năng, tay nghề cao trong khi đó ở khu vực nông thôn lao đô n‚ g chủ yếu làm công việc giản đơn trong khu vực nông, lâm nghiê ‚p và thủy sản. Tính chung năm 2020, cả nước có 19,1 triê ‚u người từ 15 tuổi trở lên không tham gia thị trường lao đô ‚ng, trong đó số người trong đô ‚ tuổi lao đô n‚ g là 8,9 triê u‚ người. Trong số 19,1 triê ‚u người ngoài lực lượng lao đô n‚ g này, có đến 74,1% nằm trong đô ‚ tuổi từ 15-19 tuổi và 60 tuổi trở lên (nhóm tuổi học sinh, sinh viên và lao đô ‚ ng ở đô ‚ tuổi nghỉ hưu). Đối với năm 2021, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên là 50,5 triệu người. Lực lượng lao động ở khu vực thành thị là 18,6 triệu người (chiếm 36,8%); lực lượng lao động nữ đạt 23,5 triệu người (chiếm 46,5% lực lượng lao động của cả nước). Trong đó lực lượng lao động ở hai khu vực nông thôn và thành thị đều tăng; lực lượng lao động nữ tăng nhiều hơn lực lượng lao động nam. Lao động đã qua đào tạo từ trình độ “ sơ cấp “ trở lên năm 2021 là 26,1% . Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động khu vực thành thì là 65,3%, còn ở nông thôn là 69,3%. Theo nhóm tuổi lao động thì tỷ lệ tham gia lực lượng lao động khu vực thành thị thấp hơn ...


Similar Free PDFs