Lịch sử các học thuyết kinh tế bản tóm tắt PDF

Title Lịch sử các học thuyết kinh tế bản tóm tắt
Course Triết học Mác Lênin
Institution Trường Đại học Ngoại thương
Pages 11
File Size 188.5 KB
File Type PDF
Total Downloads 197
Total Views 489

Summary

Chương 1. Đối tượng và Phương pháp nghiên cứu môn lịch sử cáchọc thuyết kinh tế.- Quá trình phát sinh, phát triển đấu tranh và thay thế lẫn nhau của các hệ thống quan điểm kinh tế của các giai cấp cơ bản trong các hình thái kinh tế xã hội.- Quá trình hình thành phát triển của các học thuyết kinh tế:...


Description

Chương 1. Đối tượng và Phương pháp nghiên cứu môn lịch sử các học thuyết kinh tế. -

Quá trình phát sinh, phát triển đấu tranh và thay thế lẫn nhau của các hệ thống quan điểm kinh tế của các giai cấp cơ bản trong các hình thái kinh tế xã hội.

-

Quá trình hình thành phát triển của các học thuyết kinh tế:  Các tư tưởng kte: hình thành ở các nước tây âu vì ở đó kinh tế hàng hóa phát triển sớm nhất.  Tư tưởng kinh tế cổ đại.  Tư tưởng kinh tế phong kiến.

-

Các học thuyết kinh tế:  Học thuyết kinh tế trọng thương (tồn tại TK15-TK17). Đối tượng nghiên cứu là lĩnh vực LT.  Học thuyết kinh tế trọng nóng ( Tk 17 – 18): đối tượng nghiên cứu; lĩnh vực sản xuất ( sản xuất nóng nghiệp ).  Học thuyết kinh tế tư sản cổ điển. ( từ tk 17 – 19 )  Học thuyết kinh tế tư sản tầm thường.  Học thuyết kinh tế của chủ nghĩa xã hội không tưởng. => là những người đầu tiên phê phán chế độ tư bản ( áp bức, bóc lột ) và xây dựng một chế độ mới.  Học thuyết kinh tế Mác-Leenin => Mác nghiên cứu sự ra đời của nền kinh tế hàng hóa, kinh tế thị trường… note: giai đoạn đầu là tư bản tự do cạnh tranh; từ cuối từ 17 đến 19 là tư bản độc quyền.  Học thuyết kinh tế tư sản cổ điển mới ra đời ( cuối 19 đầu 20): nghiên cứu sau Mác; để chống lại học thuyết của Mác.  Học thuyết kinh tế của J.Keysnes ra đời.  Học thuyết kinh tế của chủ nghĩa tự do mới và trường phái chính hiện đại.

Chương 2. Các tư tưởng kinh tế cơ bản của thời kỳ nô lệ và phong kiến Tây Âu ( tự đọc ). Chương 3. Các học thuyết kinh tế tư bản cổ điển. I.

Học thuyết kinh tế của chủ nghĩa trọng thương, chủ nghĩa trọng nóng: 1. Học thuyết kinh tế của chủ nghĩa trọng thương: a. Hoàn cảnh ra đời và đặc điểm của chủ nghĩa trọng thương: - Là hệ tư tưởng kinh tế đầu tiên của giai cấp tư sản, ra đời vào khoảng giữ thế kỉ 15 ( những năm 1450 ) ptrien đến giữa tk 17 ( những năm 1650 ) và sau đó suy đồi.

-

-

Về mặt lịch sử - xã hội: Đây là thời kì tích lũy nguyên thủy của chủ nghĩa tư bản. Về mặt chính trị: Giai cấp tư sản non trẻ mới ra đời chưa nắm được chính quyền. Về Phương diện khoa học – kỹ thuật: phát minh về địa lý của Crixtophocrolombo tìm ra châu Mỹ và đường sang châu Á ( 1492 ) => Vai trò quan trọng của thương nghiệp.  Học thuyết kte trọng thương xuất hiện.  Đặc điểm: Đánh giá cao vai trò của tiền tệ, coi tiền tệ là của cải thực sự trong xã hội. Khối lượng tiền tệ chỉ có thể tăng lên bằng con đường ngoại thương. Nguồn gốc của lợi nhuận là do lĩnh vực lưu thông tạo ra. Dựa vào nhà nước để phát triển kinh tế.

b. Học thuyết kinh tế của Chủ nghĩa trọng thương Anh: Được chia thành 2 giai đoạn:  Giai đoạn I: Hệ thống tiền tệ ( bảng cân đối tiền tệ ở TK 16 ) - Đại biểu: William Staford ( 1554 – 1612 ) => Ngăn chặn không cho tiền chạy sang nước ngoài và khuyến khích mang tiền từ nước ngoài về. - Ông cho rằng nguyên nhân chủ yếu sinh ra đắt đỏ là do chính phủ Anh ban hành tiền đúc không đủ giá => Ông đề nghị: + Chính phủ phải đỉnh chỉ phát hành tiền không đủ giá. + Quy định tỷ lệ hối đoái bắt buộc ( tỉ lệ trao đổi tiền tệ từ đô sang đồng ). + Cấm xuất khẩu tiền tệ. Phải thu hút tiền về càng nhiều càng tốt.  Chính sách ngoại thương: Xuất ra nước ngoài nhiều hơn mua ở nước ngoài về.

-

-

-

 Giai đoạn 2: Hệ thống trọng thương ( bảng cân đối thương nghiệp ở tk 17) Đại biểu: Thomas Mun ( 1571 – 1641 ): Tư tưởng trung tâm của ông xuất khẩu tiền tệ là thủ đoạn làm tăng thêm của cải. Ông chống lại quan điểm: “cấm xuất khấu tiền tệ” của hệ thống tiền tệ.  Ông cho rằng: xuất khẩu 1 triệu bảng Anh để mua hàng hóa rồi lại bán đi thu về 3 triệu bảng Anh.  Xuất khẩu tiền tệ chính là thủ đoạn để tăng thêm của cải. Những luật lệ trước đây đã cấm thì bây giờ cần phải cho phép buồn bán ở những nơi có thương nhân. Thực hiện thương mại trung gian: mua rẻ ở nước này, bán đắt ở nước khác. Ông nêu ra 2 phương thức để thương nghiệp suất siêu: + Xk hàng hóa theo công thức H1 – T – H2 ( H1 > H2) + Phát triển thương nghiệp gián tiếp theo công thức: T1 – H – T2 ( T2 > T1 ) Ông nêu những giải pháp đảm bảo cho bảng cân đối xuất siêu của Anh:

       

Áp dụng mở rộng trồng cây công nghiệp. Giảm bớt nhập hàng xa sỉ phẩm. Khuyến khích xuất khẩu hàng hóa rẻ. Tiêu dùng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên. Đề ra biện pháp phát triển ngành đánh cá. Mở rộng buồn bán với thuộc địa và nước ngoài. Miễn thuế xuất khẩu với những hàng hóa làm bằng nguyên liệu nước ngoài và hàng hóa sản xuất trong nước. Khuyến khích phát triển công nghiệp, phát triển sản xuất. -

Giống nhau: cả 2 giai đoạn đều nhằm mục đích tích lũy tiền. Sự khác nhau về lý luận của 2 giai đoạn:

Về mối quan hệ giữa LT hàng hóa và LT tiền tệ Về xuất khẩu

Giai đoạn 1 Không thấy được mối quan hệ giữa tiền tệ và lưu thông hàng hóa XK nguyên liệu ra nước ngoài

Về sản xuất

Không quan tâm đến sản xuất

Giai đoạn 2 Lưu thông tiền tệ phản ánh lưu thông hàng hóa XK thành phẩm, không XK nguyên liệu Khuyến khích phát triển sản xuất

c. Học thuyết kinh tế của Chủ nghĩa trọng thương Pháp:  Học thuyết kinh tế của Antonie Monchrtien ( 1575 – 1622 ) - Là người đầu tiên đưa ra danh từ kinh tế chính trị học. - Tài sản của đất nước không phải chỉ là tiền tệ mà còn là dân số, đặc biệt là dân số trong lao động nông nghiệp. - Đề cao vai trò của ngoại thương, coi ngoại thương là nguồn tài sản chủ yếu => ông cho rằng: nội thương như ống dẫn còn ngoại thương như máy bơm.  Học thuyết kinh tế của Jean Baptiste Colber ( 1619 – 1683) Ông đề ra hệ thống chính sách kinh tế trong vòng 100 năm  Ông ủng hộ cho sự phát triển nền công nghiệp Pháp Cấp vốn nhiều hơn cho phát triển sản xuất công nghiệp. Chủ trưởng tăng cường kiểm tra kiểm soát chặt chẽ chất lượng sản phẩm làm ra và hiệu quả của vốn đầu tư.  Ông đưa ra hàng loạt các chính sách kinh tế làm phá sản, sản xuất nông nghiệp để thúc đẩy công nghiệp phát triển nhanh hơn. => tăng thuế, hạ giá, phong tỏa thị trường nông sản nhằm buộc người nông dân phải bán lúa mì bằng bất cứ giá nào; khiến cho người nông dân chán sản xuất nông nghiệp và đẩy nông nghiệp của nước Pháp vào suy thoại. d. Qúa trình tan rã của chủ nghĩa trọng thương: -

Đại biểu là Noro Ford: - Thương nghiệp là sự trao đổi có lợi cho cả hai bên đó là sự trao đổi giá tị sử dụng này lấy giá trị sử dụng khác. - Không chỉ có xuất siêu mà kể cả nhập siêu cũng làm cho của cải tăng lên.  Ông đề nghị: nên điều chỉnh hoạt động ngoại thương bằng cách thực hiện khẩu hiệu “mậu dịch tự do”. 2. Học thuyết kinh tế của chủ nghĩa trọng nông: a. Hoàn cảnh ra đời và đặc điểm của chủ nghĩa trọng nông:  Hoàn cảnh ra đời: CN trọng nông phát triển mạng ở Pháp (tk17 – tk18) - CMTS Pháp diễn ra mang tính chất cải lượng => cho nền công nghiệp của Pháp phát triển trì trệ. - Chính sách cực tả của J.Colbert, làm phá sản nền nông nghiệp Pháp.  Đòi hỏi phải có một lý luận mới mở đường cho nền kte và nông nghiệp phát triển.  Đặc điểm các học thuyết kinh tế của CN trọng nông: - Về đối tượng nghiên cứu: CN trọng nông bắt đầu từ sản xuất mà chủ yếu là từ sản xuất nông nghiệp. - Chống lại tất cả những vấn đề do trường phái trọng thương đưa ra: + Nông nghiệp là nguồn gốc duy nhất tạo ra của cải vật chất cho xã hội. + Coi tiền tệ là công cụ để di chuyển của cải được thuận lợi mà thôi. + Bênh vực cho mậu dịch tự do. - Cơ sở lí luận của phái trọng nông: Học thuyết về luật tự nhiên b. Nội dung các học thuyết kinh tế của CN trọng nông:  Học thuyết kinh tế của F.Quesnay: Lý thuyết “luật tự nhiên” - Họ dựa vào tính tự nhiên hay phổ biến để nghiên cứu lý luận kinh tế. Từ đó chia luật tự nhiên thành 2 nhóm quy luật: + Quy luật vật lý: theo họ quy luật này tác động vào lĩnh vực tự nhiên. + Quy luật luận lý: theo họ quy luật này tác động vào lĩnh vực xã hội.  Kết luận: quy luật tự nhiên là sự tổng hợp của những quy luật luận lý. - Thừa nhận vai trò tự do cá nhân: coi đó là luật tự nhiên của con người. - Tự do cạnh tranh giữa những người sản xuất hàng hóa để chống phường hội. - Ủng hộ cho sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất; coi nhà nước như là những người làm vườn.  Họ chia sở hữu thành 2 loại:  SH động sản: tự do liên kết sử dụng như tư bản.  SH bất động sản: sở hữu ruộng đất Lý thuyết giá trị lao động -

Sự mua bán phải được cân bằng 2 bên. Đó là sự trao đổi giá trị với giá trị ngang giá mà những giá trị đó đã tồn tại trước khi có trao đổi.

-

-

-

-

Trong trao đổi thì không tạo ra được gì => trao đổi không làm cho tài sản tăng lên vì tài sản được tạo ra trong sản xuất. Lý thuyết tiền tệ: Tiền tệ không phải là của cải của quốc dân mà nó chỉ là phương tiện kĩ thuật của trao đổi có tác dụng làm cho của cải luận hồi được thuận lợi  Họ ví tiền tệ giống như thùng đựng nước.  Theo họ không cần biết tiền tệ làm bằng gì, chỉ là dấu hiệu quy ước của loài người, giống như cái vé để xem kịch. Hạn chế: họ chưa thấy được tiền tệ là một hàng hóa đặc biệt. Lý thuyết “sản phẩm ròng” hay sản phẩm thuần túy Sản phẩm ròng là sản phẩm do đất đai mang lại sau khi đã trừ đi chi phí lao động và các chi phí cần thiết để tiến hành canh tác. Sản phẩm ròng là quà tặng của tự nhiên cho con người. Chỉ có SX nông nghiệp mới tạo ra sản phẩm ròng (sản phẩm thuần túy) Vì có 2 quy luật hình thành giá trị hàng hóa tương ứng với 2 lĩnh vực nông nghiệp và công nghiệp. + Trong lĩnh vực công nghiệp:  Gía trị hàng hóa = tổng chi phí sản xuất = chi phí về nguyên liệu + tiền lương công nhân + tiền lượng nhà TB công nghiệp. Vì vậy: giá cơ bản là tương đường với giá thành sản phẩm = c + v.  

Gía bán = giá cả cơ bản + tiền lượng cho TB công nghiệp. Gía cả của người tiêu dùng ( giá bán lẻ ) = giá bán + tiền lượng của TB thương nghiệp  Giá trị sản xuất hàng hóa công nghiệp bao gồm tổng chi phí vì vậy sau khi bán hàng hóa thu về dưới hình thái tiền tệ trừ tổng chi phí.  TB công nghiệp sẽ không có tiền lời (sản xuất công nghiệp không tạo ra sản phẩm thuần túy). + Gía trị hàng hóa nông nghiệp = tổng chi phí + sản phẩm thuần túy.  Sản xuất nông nghiệp tạo ra sản phẩm thuần túy.

Lý thuyết tái sản xuất tư bản xã hội. Biểu kinh tế của Quesney -

Ý nghĩa: + Quan trọng trong việc phát triển tư tưởng kte của loài người. + Lần đầu tiên trong lí luận kinh tế ông đã đề cập đến quá trình tái sx mặc dù nó chỉ là tái sx giản đơn. + Ông đã chỉ ra sự vận động quay trở về với người chủ sở hữu ban đầu là điều kiện cần thiết để thực hiện tái sản xuất.

-

-

-

-

Giả định: + Chỉ nghiên cứu tái sản xuất giản đơn + Trừu tượng hóa sự biến động của giá cả + Không xét đến ngoại thương. Chia xã hội thành 3 giai cấp: chủ sở hữu ruộng đất, giai cấp sản xuất và giai cấp không sản xuất. Căn cứ vào mặt hiện vật để chia tổng sản phẩm xã hội chia làm 2 loại: + sản phẩm công nghiệp. + sản phẩm nông nghiệp. Gỉa định: Tổng sản phẩm xã hội = 7 tỷ li vơ rơ ( 5 tỷ sản phầm nông nghiệp và 2 tỷ sản phẩm công nghiệp ). Giá trị sản phẩm nông nghiệp = 5 tỷ chia làm 3 bộ phận:  Một tỷ tiền khấu hao ( mầm mống TB cố định )  2 tỷ tiền bỏ ra hàng năm để sản xuất nông nghiệp (TB lưu động)  2 tỷ sản phẩm thuần túy để tiêu dùng cá nhân. Giá trị sản phẩm công nghiệp = 2 tỷ:  1 tỷ để mua sắm tư liệu sinh hoạt thiết yếu cho TB công nghiệp và công nhân.  1 tỷ dùng để bù đắp nguyên liệu đã hao phí trong quá trình sản xuất.  Để lưu thông 7 tỷ hàng hóa này cần có 2 tỷ tiền mặt (có sẵn trong tay địa chủ). Sơ đồ biểu kinh tế của Quesnay.

-

-

-

Giai cấp sở hữu chi 1 tỷ cho sản xuất => sở hữu còn 1 tỷ. Sở hữu dùng 1 tỷ tiền mặt còn lại để mua 1 tỉ của giai cấp không sản xuất => sở hữu có trong tay 2 tỉ sản phẩm ( 1 tỉ nông nghiệp và 1 tỉ công nghiệp), giai không cấp sản xuất có 1 tỉ tiền mặt rồi còn 1 tỉ sản phẩm. Giai cấp không sản xuất dùng 1 tỷ tiền mặt mua sản phẩm của giai cấp sản xuất => giai cấp không sản xuất còn một tỷ sản phẩm công nghiệp và có 1 tỷ nông nghiệp, giai cấp sản xuất còn 3 tỷ sản phẩm nông nghiệp và có 2 tỷ tiền mặt. Giai cấp sản xuất dùng 1 tỷ tiền mặt mua sản phẩm của giai cấp không sản xuất => giai cấp không sản xuất bán hết 2 tỷ sản phẩm công nghiệp còn 1 tỷ sản phẩm nông nghiệp và 2 tỷ tiền mặt, giai cấp sản xuất còn 3 tỉ sản phẩm nông nghiệp và có 1 tỷ sản phẩm công nghiệp và 1 tỷ tiền mặt.

-

-

-

-

-

Giai cấp không sản xuất dùng 1 tỷ tiền mặt mua 1 tỷ sản phẩm nông nghiệp => giai cấp không sản xuất có 2 tỷ sản phẩm nông nghiệp, giai cấp sản xuất còn 2 tỷ sản phẩm nông nghiệp, 1 tỷ sản phẩm công nghiệp và 2 tỷ tiền mặt ( nộp 2 tỷ tiền mặt nộp đưa trả cho địa tô ). Kết quả:  Giai cấp không sản xuất bán hết 2 tỷ sản phẩm hàng hóa có trong tay ( 1 tỷ nguyên liệu, 1 tỷ tư liệu sinh hoạt ).  Giai cấp sản xuất bán 3 tỷ sản phẩm hàng hóa, còn lại 2 tỷ không bán gọi là sản phẩm thuần túy để nuôi công nhân và nhà tư bản nông nghiệp ( lưu thông nội bộ ).  Học thuyết kinh tế của A.R.Turgot ( người Pháp 1727 – 1781 ) Lý luận về phân chia giai cấp:  Chia xã hội thành 5 giai cấp: + Địa chủ + Nhà tư bản kinh doanh nông nghiệp + Công nhân nông nghiệp + Nhà tư bản kinh doanh công nghiệp + Công nhân công nghiệp  Cơ sở để phân chia giai cấp: dựa vào tính chất ngành sản xuất và quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất. Lý thuyết thu nhập, tư bản và giai cấp công nhân:  Ông chính là người đầu tiên đưa ra định nghĩa khoa học về công nhân: “Người vô sản là người mất hết tư liệu sản xuất”.  Ông là người đầu tiên đưa ra khái niệm tư bản: “Tư bản là khoản ứng trước”.  Ông là người đầu tiên phân chia tư bản thành tư bản cố định và tư bản lưu động “Khoản ứng trước ban đầu và khoản ứng trước hàng năm”.  Phân biệt sự khác nhau giữa thu nhập của công nhân và nhà tư bản.  Thu nhập của công nhân gọi là tiền lượng.  Thu nhập của nhà tư bản gọi là lợi nhuận.  Ông là người nêu ra tư tưởng quy luật sắt về tiền lượng: Tiền lượng của công nhân phải thu hẹp ở mức tư liệu sinh hoạt tối thiểu vì cung về lao động luôn luôn lớn hơn cầu nên công nhận cạnh tranh với nhau để có việc làm vì vậy nhà tư bản có điều kiện để trả lượng cho công nhân ở mức tối thiểu. Lý thuyết giá trị thặng dư và lợi nhuận  Ông cho rằng: sản phẩm thặng dư là sản phẩm dôi ra ngoài sản phẩm cần thiết của người làm ruộng, nó là sản phẩm dùng để nộp tô.  Ông nêu ra tư tưởng bình quân hóa tỷ suất lợi nhuận và cho rằng tỷ suất lợi nhuận có xu hướng giảm.  Hạn chế: + ông kết luận quy luật độ màu mỡ đất đai ngày càng giảm. + ông cho rằng giá trị trao đổi phụ thuộc vào giá trị chủ quan.

3. Học thuyết kinh tế của các đại biểu tư sản cổ điển: - Hoàn cảnh ra đời: các học thuyết kinh tế tư sản cổ điển ra đời vào cuối thế kỷ XVII, phát triển mạnh mẽ trong thế kỉ XVIII và nửa đầu thế kỉ XIX. Xuất hiện và phát triển mạnh nhất ở nước Anh và Pháp. - Các nhà kinh tế tư sản tiêu biểu:  W.Petty ( người Anh )  A.Smith ( người Anh)  D.Ricardo ( người Anh)  Sismonde (người Pháp). - Hoàn cảnh ra đời của các học thuyết kinh tế tư sản cổ điển:  Cuối thế kỷ XVII, tích lũy nguyên thủy tư bản về cơ bản đã hoàn thành, vai trò của tư bản thương nghiệp giảm sút, lý luận trọng thương không còn đủ sức thuyết phúc.  Sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất, các công trường thủ công tư bản chủ nghĩa ra đời ngày càng nhiều => nguồn gốc của cải là từ sản xuất.  Về mặt xã hội, một yêu cầu mới đặt ra là tiếp tục phê phán Phương thức sản xuất phong kiến lỗi thời => bảo vệ và thúc đẩy chủ nghĩa tư bản phát triển nhanh hơn. - Đặc điểm của các học thuyết kinh tế tư sản cổ điển:  Kinh tế chính trị tư sản cổ điển đã chuyển đổi đối tượng nghiên cứu từ lĩnh vực lưu thông sang lĩnh vực sản xuất.  Các nhà kinh tế chính trị tư sản cổ điển đã sử dụng phương pháp trừu tượng hóa.  Các học thuyết kinh tế tư sản cổ điển đề cao tư tưởng tự do kinh tế, đề cao tính quy luật trong nền kinh tế.  Nội dung các học thuyết kinh tế tư sản cổ điển: - Học thuyết kinh tế của William Petty (1623 – 1687)  Tiểu sử: là nhà kinh tế học người Anh; ông nghiên cứu nhiều lĩnh vực khác nhau và có nhiều tài năng khác nhau.  Năm 1647, phát minh ra máy chữ.  Năm 1649, ông nhận học vị tiến sĩ vật lý.  Năm 1657, trở thành giáo sư giải phẫu và âm nhạc.  Năm 1658, ông làm bác sĩ trong quân đội.  W.Petty còn là nhà công nghiệp lớn đồng thời là chủ đồn điền.  W.Petty là “cha đẻ” của kinh tế chính trị tư sản cổ điển Anh.  Thế giới quan và phương pháp luận của W.Petty có bước tiến vượt bậc so với chủ nghĩa trọng thương.  Sản xuất là nguồn gốc tạo ra của cải vật chất.  Ông thừa nhận và tôn trọng các quy luật khách quan. - Nội dung các học thuyết kinh tế của W.Petty:  Lý thuyết giá trị lao động:

W.Petty là người đặt nền móng cho lý thuyết giá trị lao động, ông là người đầu tiên xác định đúng đắn vai trò của lao động trong việc tạo ra giá trị.  Nghiên cứu giá trị lao động, ông dùng thuật ngữ giá cả và chia giá cả làm 2 loại: giá cả tự nhiên và giá cả chính trị.  Giá cả tự nhiên do lượng lao động hao phí để sản xuất ra hàng hóa quyết định.  Gía cả chính trị: là giá cả bên ngoài và phụ thuộc vào giá cả tự nhiên và quan hệ cung cầu.  Nghiên cứu quan hệ giữa năng suất lao động và giá trị hàng hóa, W.Petty cho rằng giá cả tự nhiên của hàng hóa tỷ lệ nghịch với năng suất lao động. Đây là quan điểm đúng, được nhiều nhà kinh tế kế thừa và phát triển.  W.Petty đưa ra luận điểm nổi tiếng: Lao động là cha, đất đai là mẹ của mọi của cải.  Tuy nhiên, luận điểm này mâu thuẫn với quan điểm giá trị hàng hóa do lượng lao động hao phí sản xuất ra hàng hóa quyết định của ông. Lý thuyết tiền tệ:  W.Petty phê phán lý thuyết tiền của chủ nghĩa trọng thương.  Theo ông, tiền không phải lúc nào cũng là tiêu chuẩn của sự giàu có. Tiền chỉ là công cụ của lưu thông hàng hóa, vì thế không nên tích trữ tiền quá mức cần thiết.  W.Petty đã nghiên cứu hai thứ kim loại quý giữ vai trò tiền là vàng và bạc.  Theo ông, quan hệ tỷ lệ giữa chúng là do số lượng lao động hao phí để sản xuất ra vàng và bạc quyết định.  W.Petty đã xác định chính xác giá trị của tiền ( vàng, bạc); ông khuyến cáo nhà nước không nên phát hành tiền không đủ giá trị.  W.Petty nghiên cứu quy luật lưu thông tiền tệ và cho rằng: số lượng tiền tệ cần thiết cho lưu thông được xác định dựa trên cơ sở số lượng hàng hóa và tốc độ chu chuyển của tiền.  Theo ông: Nếu số lượng hàng hóa trong lưu thông tăng nhưng tốc độ chu chuyển của tiền chậm thì số lượng tiền trong lưu thông sẽ tăng và ngược lại.  W.Petty nghiên cứu ảnh hưởng của thời hạn thanh toán đến lượng tiền cần cho lưu thông.  Nếu thời hạn thanh toán dài, số lượng tiền cần cho lưu thông lớn và ngược lại. Lý thuyết tiền lượng:  W.Petty coi lao động là hàng hóa và tiền lượng là giá cả của lao động. 





 Ông cho rằng, nếu trả lương cao thì công nhân hay uống rượu và bỏ việc, còn nếu trả lượng thấp thì công nhân phải lao động tích cực. Vì vậy, giới hạn cao nhất của tiền lương là phù hợp với mức sống công nhân.  Quan điểm trả lương thấp của W.Petty thích học với giai đoạn đầu của chủ nghĩa tư bản, khi năng suất lao động còn thấp.  W.Petty đã thấy được mối quan hệ giữa tiền lương và lợi nhuận, cho nên trả lương cao trực tiếp làm thiệt hại cho nhà tư bản.  Lý thuyết địa tô:  Lý thuyết địa tô của W.Petty được xây dựng dựa trên cơ sở lý thuyết giá trị lao động.  Ông cho rằng địa tô là số chênh lệch giữa thu nhập bán hàng và chi phí sản xuất.  Chi phí sản xuất bao gồm: tiền lương và chi phí về giống.  Thời kỳ đó chủ trang trại đo lường tiền lương bằng ngũ cốc và đo lường chi phí về tiền giống và thức ăn gia súc bằng tiền tệ.  Theo Petty, phải tính toán các khoản thu nhập và chi phí theo cùng đơn vị thống nhất để xác định địa tô, lấy thu nhập trừ chi phí sản xuất, phần còn lại là thu nhập của chủ đất.  Địa tô = giá trị nông phẩm – chi phí sản xuất.  W.Petty khẳng đjnh các mảnh ruộng xa gần khác nhau mang lại thu nhập khác nhau. Ông đã nghiên cứu địa tô chênh lệch.  Về giá cả ruộng đất:  W.Petty cho rằng, bán ruộng đất là bán quyền được hưởng địa tô và giá cả ruộng đất do địa tô quyết định.  Ông đưa ra công thức xác định giá cả ruộng đất = địa tô x 20 năm vì ở thời kì đó mỗi gia đỉnh có 3 thế hệ sinh sống và mỗi thế hệ cách nhau 20 năm.  Lý thuyết lợi tức:  W.Petty cho rằng, lợi tức là t...


Similar Free PDFs