Lịch Sử Học Thuyết Kinh Tế PDF

Title Lịch Sử Học Thuyết Kinh Tế
Author Hải Hoàng Long
Course Lịch sử các học thuyết kinh tế
Institution Học viện Ngân hàng
Pages 15
File Size 275.3 KB
File Type PDF
Total Downloads 122
Total Views 311

Summary

Download Lịch Sử Học Thuyết Kinh Tế PDF


Description

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN Học phần: Lịch sử các học thuyết kinh tế ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH QUAN ĐIỂM VỀ VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC VÀ THỊ TRƯỜNG CỦA CÁC TRƯỜNG PHÁI KINH TẾ ĐỀ CAO VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC

Giảng viên: TS. Phạm Thị Nguyệt Sinh viên thực hiện: Lê Phương Hà Trang Lớp: K22TCA Mã sinh viên: 22A4010864 Hà Nội, ngày 12 tháng 1 năm 2021

MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 2 CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ MỘT SỐ HỌC THUYẾT ĐỀ CAO VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC ....................................................................................................................... 3 I.

Chủ nghĩa trọng thương ......................................................................................... 3 1. Hoàn cảnh ra đời .................................................................................................... 3 2. Đặc điểm ................................................................................................................ 3

II.

Học thuyết kinh tế chính trị Keynes ................................................................... 4

1. Hoàn cảnh ra đời .................................................................................................... 4 2. Đặc điểm ................................................................................................................ 4 CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH VAI TRÒ NHÀ NƯỚC VÀ THỊ TRƯỜNG QUA CÁC HỌC THUYẾT KINH TẾ ĐỀ CAO VAI TRÒ NHÀ NƯỚC ....................................... 5 I.

Chủ nghĩa trọng thương ......................................................................................... 5

II.

Trường phái của Keynes ..................................................................................... 7

CHƯƠNG 3: LIÊN HỆ VÀ ĐÁNH GIÁ VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC TRONG CÁC HỌC THUYẾT ĐỀ CAO VAI TRÒ NHÀ NƯỚC VỚI VIỆT NAM ............... 10 I.

Liên hệ với Việt Nam ............................................................................................. 10 1. Chủ nghĩa trọng thương ....................................................................................... 10 2. Học thuyết Keynes: .............................................................................................. 10

II.

Đánh giá các học thuyết ..................................................................................... 12

KẾT LUẬN ...................................................................................................................... 13 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................... 14

1/14

LỜI MỞ ĐẦU Xã hội loài người đã trải qua những hình thái kinh tế khác nhau. Ở mỗi giai đoạn phát triển, con người lại có những hiểu biết và cách giải thích hiện tượng kinh tế khác nhau. Ban đầu, chúng chỉ là những tư tưởng kinh tế rời rạc, riêng lẻ rồi dần dần mới chấp vá, sắp xếp thành những trường phái kinh tế có tính hệ thống. Trải qua thời gian, nhiều trường phái kinh tế đã xuất hiện với những đại biểu đưa ra những quan điểm để lí giải các hiện tượng kinh tế. Nhưng dường như những lí giải này đều xoay quanh vai trò của nhà nước và thị trường đối với nền kinh tế. Mức độ can thiệp này phụ thuộc vào nhiều yếu tố như trình độ xã hội hoá của lực lượng sản xuất, lợi ích đòi hỏi của giai cấp thống trị … Chính vì vậy việc xác định vai trò nhà và thị trường với nền kinh tế luôn chiếm một vị trí quan trọng trong các học thuyết kinh tế. Việc nghiên cứu, phân tích lý luận về vai trò của nhà nước trong nền kinh tế có ý nghĩa rất lớn không chỉ về mặt học thuật mà cả về mặt thực tiễn. Nước ta đang trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội. Chính vì vậy, việc nghiên cứu vai trò của nhà nước và thị trường đối với nền kinh tế góp phần sâu sắc vào quá trình xây dựng và phát triển đất nước, giúp đất nước tiền gần hơn với các cường quốc trên thế giới.

2/14

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ MỘT SỐ HỌC THUYẾT ĐỀ CAO VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC I.

Chủ nghĩa trọng thương 1. Hoàn cảnh ra đời

Chủ nghĩa trọng thương là tư tưởng kinh tế đầu tiên của giai cấ tư sản trong gia đoạn phương thức sản xuất phong kiến tan rã và chủ nghĩa tư bản ra đời, chuyển từ kinh tế giản đơn sang kinh tế thị trường. Đây chính là thời kỳ tích luỹ nguyên thuỷ của chủ nghĩa tư bản, là thời kì tước đoạt bằng bạo lực nền sản xuất nhỏ và tích lũy tiền tệ phạm vị ngoài các nước Châu Âu bằng cách trao đổi không ngang giá với các nước thuộc địa thông qua ngoại thương. Ngoài ra, kinh tế hàng hoá phát triển, thương nghiệp có ưu thế hơn sản xuất, tầng lớp thương nhân tăng cường thế lực Do đó trong thời kỳ này thương nghiệp có vai trò rất to lớn. Nó đòi hỏi phải có lý thuyết kinh tế chính trị chỉ đạo, hướng dẫn hoạt động thương nghiệp. Giai cấp tư sản lúc này mới ra đời, đang lên, là giai cấp tiên tiến có cơ sở kinh tế tương đối mạnh nhưng chưa nắm được chính quyền, chính quyền vẫn nằm trong tay giai cấp quý tộc, do đó chủ nghĩa trọng thương ra đời nhằm chống lại chủ nghĩa phong kiến. Trong khi đó sản xuất chưa phát triển do đó để có tiền mặt tích luỹ phải thông qua thương mại, mua bán trao đổi. Hơn nữa, giai cấp tư sản lúc này mới ra đời còn non yếu, chưa nắm được chính quyền và hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực thương nghiệp. Chính vì thế vai trò bà đỡ cho chủ nghĩa tư bản ra đời của nhà nước phong kiến là rất quan trọng và cần thiết. 2. Đặc điểm Những tư tưởng kinh tế của chủ nghĩa trọng thương rất đơn giản, chủ yếu là mô tả bề ngoài của các hiện tượng và quá trình kinh tế, chưa đi sâu vào phân tích bản chất của hiện tượng. Họ cho rằng một quốc gia giàu có là một quốc gia có nhiều tiền, vì vậy mọi chính sách của nhà nước phải nhằm mục đích mang lại nhiều tiền cho đất nước. Đồng thời phê phán những hành động không mang lại tích lũy giá trị tiền như tiêu dùng xa xỉ, tiêu dùng hàng hóa ngoại nhập … Không những vậy, tích lũy tiền tệ chỉ có thể thông qua thương mại mà đặc biệt là ngoại thương. Đặt ra nhiệm vụ cho ngoại thương là phải xuất siêuTrong khi đó sản xuất chưa phát triển do đó để có tiền mặt tích luỹ phải thông qua thương mại, mua bán trao đổi. Thật vậy, lý luận của chủ nghĩa tư bản còn ít, đơn giản và thô sơ, song lại rất thực tiễn, có thể triển khai thành cương lĩnh và chính sách vì chỉ có xuất siêu mới làm tăng thêm khối lượng tiền tệ cho đất nước. 3/14

II. Học thuyết kinh tế chính trị Keynes 1. Hoàn cảnh ra đời Học thuyết của Keynes xuất hiện từ những năm 30 của thế kỉ XX và thống trị đến những năm 70 của thế kỉ XX. Ở các nước phương Tây khủng hoảng kinh tế, thất nghiệp thường xuyên, nghiêm trọng, điển hình là cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933, đã chứng tỏ các lý thuyết ủng hộ tự do kinh doanh, lý thuyết “Bàn tay vô hình” không còn hù hợp. Chủ nghĩa tư bản phát triển với lực lượng sản xuất phát triển, sự can thiệp của trường phái tân cổ điện không còn sức thuyết phục, kém hiệu nghiệm, không đảm bảo cho nền kinh tế. Trước tình hình này, nền kinh tế xã hội ở các nước tư bản và trên thế giới yêu cầu một lý thuyết kinh tế mới có khả năng thích ứng với tình hình mới bảo vệ, duy trì và phát triển chủ nghĩa tư bản. Học thuyết của Keynes đáp ứng được, đó là lý thuyết kinh tế về chủ nghĩa tư bản có điều tiết. 2. Đặc điểm Tư tưởng cơ bản của trường phái Keynes là bác bỏ cách lí giải cổ điển về sự tự điều chỉnh của nền kinh tế, không đồng tình với phái cổ điển và tân cổ điển về sự cân bằng kinh tế dựa trên cơ sở tự điều tiết của thị trường. Theo Keynes, nhà nước phải can thiệp vào nền kinh tế bằng nhiều cách khác nhau nhưng ông lại coi nhẹ vai trò của thị trường, khiến cho nền kinh tế mất cân bằng. Ông tích cực áp dụng toán học vào kinh tế và sử dụng phương pháp phân tích vĩ mô dựa. Không những vậy, trường phái Keynes đánh giá cao vai trò của tiêu dùng, trao đổi, coi chúng là nhiệm vụ số một mà các nhà kinh tế học phải giải quyết. Vì vậy lý thuyết của Keynes còn được gọi là lý thuyết trọng cầu. Tuy nhiên, lí thuyết của Keynes vẫn mắc phải một số hạn chế khi áp dụng vào thực tế. Họ chưa thực hiện được mục đích chống khủng khoảng và thất nghiệp. Vì vậy mà thất nghiệp vẫn ở mức cao, các cuộc khủng khoảng vẫn xảy ra dù chỉ trong ngắn hạn. Keynes sử dụng phương pháp luận dựa vào yếu tố tâm lí con người nên những phương pháp đó còn thiếu khoa học, dẫn đến vấn đề mới chỉ giải quyết được phần ngọn, chưa chữa được căn bệnh gốc rễ của chủ nghĩa tư bản.

4/14

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH VAI TRÒ NHÀ NƯỚC VÀ THỊ TRƯỜNG QUA CÁC HỌC THUYẾT KINH TẾ ĐỀ CAO VAI TRÒ NHÀ NƯỚC I.

Chủ nghĩa trọng thương Chủ nghĩa trọng thương ra đời trong hoàn cảnh phong kiến tan ra và chủ nghĩa tư bản

ra đời, vì vậy, họ đại diện và bảo vệ trực tiếp lợi ích của các nhà tư bản thương nghiệp. Chủ nghĩa trọng thương rất đề cao và coi trọng vai trò của nhà nước, coi nhà nước là chìa khóa vạn năng để gia tăng của cải cho quốc gia và cụ thể là cho tư bản thương nghiệp. Các nhà trọng thương đề cao vai trò nhà nước nhưng lại không thừa nhận các quy luật kinh tế. Họ còn xa lạ, không biết đến các cơ chế, động lực, các hoạt động dẫn dắt quá trình kinh tế hiện thực. Chính vì vậy, họ buộc phải sử dụng đến nhà nước để điều tiết nền kinh tế. Không những vậy, khi chủ nghĩa tư bản mới bắt đầu hình thành trong khuân khổ xã hội phong kiến, các nhà tư bản còn non yếu, họ tất yếu phải dùng nhà nước để bảo vệ quyền lợi của mình. Về bản chất, những tiến bộ về vật lí, quan điểm đánh giá, nhìn nhận về hiện tượng tự nhiên, xã hội, những chuyển biến kinh tế, nhiều nhà trọng thương đã nhìn thấy mối liên hệ chặt chẽ có tính nhân quả trong nền kinh tế. Họ cho rằng, nếu có thể hiểu được mối quan hệ này, nhà nước có thể đưa ra biện pháp kiểm soát, nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế đã định. So với những nguyên lí điều tiết nền kinh tế mang sắc thái thần học của các triết gia thời trung cổ, sự can thiệp của nhà nước Tây Âu trong giai đoạn này là một bước tiến lớn trong nhận thức. Ngoài ra, chủ nghĩa trọng thương còn đề cao vai trò của tiền, coi tiền là thước đo của sự giàu có, mà để tích lũy tiền tệ thì phải dựa vào ngoại thương. Trong ngoại thương, họ phải đảm bảo nguyên tắc xuất siêu, tiền mua hàng nước ngoài phải ít hơn tiền bán hàng cho ngoại quốc. Và để có thể thực hiện nguyên tắc xuất siêu một cách hoàn thiện nhất, nhà nước phải sử dụng các biện pháp để khuyến khích xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu. Thứ nhất, thực hiện chế độ thuế quan bảo hộ nhằm kiểm soát xuất nhập khẩu, khuyến khích xuất khẩu, bảo vệ hàng xuất khẩu trong nước và các xí nghiệp công trường thủ công. Thứ hai, sử dụng công cụ luật pháp để ngăn dòng tiền vàng chảy ra nước ngoài, quy định tàu buôn khi đi buôn bán ở nước ngoài chỉ được mang tiền về không được mang hàng về, tàu của nước ngoài đến bán hàng thì không được mang tiền về mà phải mua hàng để mang về. Thông qua sự bảo hộ và sức mạnh chính trị của nhà nước, các thương nhân đã bảo vệ được lợi nhuận độc quyền của mình.

5/14

Vận chuyển đặc biệt quan trọng trong thời kỳ thương mại. Với sự phát triển của các thuộc địa và việc vận chuyển vàng từ Tân Thế giới vào Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, việc kiểm soát các đại dương được coi là cực kỳ quan trọng đối với quyền lực quốc gia. Bởi vì tàu có thể được sử dụng cho mục đích buôn bán hoặc quân sự, các chính phủ của thời đại đã phát triển lực lượng thủy quân lục chiến mạnh mẽ. Tại Pháp, Jean-Baptiste Colbert, bộ trưởng tài chính dưới thời Louis XIV từ năm 1661 đến năm 1683, đã tăng thuế cảng đối với tàu thuyền nước ngoài vào các cảng của Pháp và cung cấp tiền thưởng cho các nhà đóng tàu Pháp. Tại Anh, Luật Hàng hải năm 1650 và 1651 cấm tàu thuyền nước ngoài tham gia buôn bán ven biển ở Anh và yêu cầu tất cả hàng hóa nhập khẩu từ lục địa Châu Âu phải được chở trên tàu Anh hoặc tàu đăng ký tại quốc gia xuất xứ của hàng hóa. Cuối cùng, tất cả thương mại giữa Anh và các thuộc địa của cô phải được vận chuyển bằng tàu Anh hoặc tàu thuộc địa. Chủ nghĩa trọng thương đã đả phá mạnh mẽ hệ tư tưởng kinh tế phong kiến, đưa mọi người thoát khỏi cách giải quyết vấn đề kinh tế bằng các giáo lí đạo đức, các lí thuyết tôn giáo thần học. Họ đưa ra những lý luận hướng vào việc phát triển công trường thủ công và việc nhận thức chủ nghĩa tư bản, giải thích các quá trình kinh tế dựa trên thành tựu khoa học. Hơn nữa, Hệ thống quan điểm của chủ nghĩa trọng thương đã tạo ra những tiền để lý luận kinh tế cho kinh tế học sau này, cụ thể:Đưa ra quan điểm, sự giàu có không chỉ là những giá trị sử dụng mà còn là giá trị, là tiền;Mục đích hoạt động của nền kinh tế hàng hoá là lợi nhuận;Các chính sách thuế quan bảo hộ có tác dụng rút ngắn sự quá độ từ chủ nghĩa phong kiến sang chủ nghĩa tư bản;Tư tưởng nhà nước can thiệp vào hoạt động kinh tế là một trong những tư tưởng tiến bộ. Chủ nghĩa trọng thương bảo đảm và mang lại lợi nhuận độc quyền cho các doanh nghiệp, tuy nhiên, các nhà trọng thương cũng đã phần nào cảm nhận được những mặt hạn chế khi nhà nước can tiệp quá sâu vào nền kinh tế.. Họ cho rằng sự can thiệp của nhà nước không nên quá bừa bãi và không được làm phức tạp hóa các lý thuyết kinh tế cơ bản. Khi các biện pháp can thiệp của nhà nước quá bất hợp lí, các nhà doanh nghiệp sẽ làm mọi cách chống lại sự bất hợp lí đó để có thể đạt được tối đa lợi nhuận. Không những vậy, chủ nghĩa trọng thương có quan niệm chưa đúng về sự giàu có và lợi nhuận trong thuơng mại. Họ cũng chưa nêu lên bản chất bên trong của hiện tượng kinh tế: quốc gia này giàu lên nhờ quốc gia khác nghèo đi, một nước có thặng dư thương mại thì nước kia phải thâm hụt. Những luận điểm của chủ nghĩa trọng thương có rất ít tính chất lý luận và thường được nêu ra dưới hình thức những lời khuyên thực tiễn về chính sách kinh tế. Lý luận mang nặng 6/14

tính chất kinh nghiệm (chủ yếu thông qua hoạt động thương mại của Anh và Hà Lan). Những lý luận của chủ nghĩa trọng thương chưa thoát khỏi lĩnh vực lưu thông, nó mới chỉ nghiên cứu những hình thái của giá trị trao đổi. Đánh giá sai trong quan hệ trao đổi, vì cho rằng lợi nhuận thương nghiệp có được do kết quả trao đổi không ngang giá. Chúng nặng về nghiên cứu hiện tượng bên ngoài, không đi sâu vào nghiên cứu bản chất bên trong của các hiện tượng kinh tế. Một hạn chế rất lớn của chủ nghĩa trọng thương đó là đã quá coi trọng tiền tệ, đã đứng trên lĩnh vực thô sơ của lưu thông hàng hoá để xem xét nền sản xuất tư bản chủ nghĩa và không thừa nhận các quy luật kinh tế, mặc dù họ rất đề cao vai trò nhà nước. Chủ nghĩa trọng thương đưa ra những lí luận đơn giản, chưa khai thác sâu vào bản chất của sự việc. Những sự bất ổn này cũng cho thấy sự lung lay của chủ nghĩa trọng thương và thay và đó là một học thuyết kinh tế mới đang được hình thành.

II. Trường phái của Keynes Keynes phê phán lý luận của các phái cổ điển và tân cổ điển về khả năng tự điều chỉnh của thị trường, đồng thời nêu lên quan điểm về vấn đề khủng hoảng thất nghiệp và vai trò điều tiết của nhà nước. Theo ông giữa cung và cầu ít khi có sự cân bằng, bởi vì chúng chịu tác động của hàng loạt nhân tố (thu nhập, xu hướng tiêu dùng giới hạn, tiết kiệm, hiệu quả giới hạn của tư bản, lãi suất, xu hướng ưa chuộng tiền mặt …) và trong hầu hết các trường hợp thì tổng cầu luôn nhỏ hơn tổng cung. Tình hình đó gây nên hiện tượng thừa hàng hoá, làm sản xuất bị thu hẹp thất nghiệp gia tăng. Keynes thừa nhận sự phát triển có tính chu kỳ của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa và coi đó là một hiện tượng vô cùng phức tạp, một căn bệnh nan giải và để khắc phục không thể dựa vào sự điều tiết của thị trường cũng như dựa vào những sáng kiến cá nhân. Ông khẳng định cần có vai trò nhà nước trong điều tiết nền kinh tế. Vai trò đó được thể hiện tập trung ở việc điều chỉnh tổng cầu. Ông đã phân tích nguyên nhân gây giảm sút tổng cầu và chỉ ra rằng để ngăn chặn hướng này không chỉ dựa vào cơ chế thị trường mà phải cần tới với vai trò điều tiết của nhà nước. Đồng thời trên cơ sở các phân tích này ông đã đề ra những biện pháp chính sách can thiệp của nhà nước tư sản. Theo Keynes, nhà nước phải thực hiện các biện pháp tăng cầu có hiệu quả bằng cách sử dụng ngân sách nhà nước để kích thích đầu tư tư nhân. Nhà nước phải thông qua các đơn vị đặt hàng để trợ cấp về tài chính, đảm bảo tín dụng để lợi nhuận ổn định cho độc quyền tư nhân và thực hiện đầu tư quy mô lớn để tăng cầu hiệu quả, qua đó can thiệp vào nhà nước. Không những vậy, nhà nước phải thực hiện lạm phát có kiểm soát để giảm lãi suất, kích thích thị trường mà không gây nguy hiểm, khuyến khích doanh nghiệp vay vốn 7/14

để mở rộng sản xuất. Keynes cho rằng, có thể tăng tổng cầu bằng cách khuyến khích tiêu dùng của cả người giàu và người nghèo, áp dụng tín dụng tiêu dùng và ướp lạnh tiền công. Trong thuyết Keynes, chính phủ có vai trò can thiệp, nó không cần chờ đợi cho các lực lượng thị trường cải thiện GDP và việc làm. Điều này dẫn đến việc thâm hụt chi tiêu. Chi tiêu của Chính phủ, như đã được nhắc đến trước đó là một nhân tố của tổng cầu, có thể tạo ra cầu về hàng hóa và dịch vụ nếu các cá nhân không sẵn sàng tiêu dùng và các doanh nghiệp không sẵn sàng đầu tư thêm các nhà máy. Chi tiêu chính phủ có thể sử dụng năng lực sản xuất dư thừa đó. Keynes đưa ra giả thuyết rằng sự ảnh hưởng chung của chi tiêu chính phủ sẽ được nhân lên nếu doanh nghiệp sẵn sang thuê thêm công nhân và công nhân sẵn sàng tiêu dùng nhiều hơn. Keynes ủng hộ một chính sách tài khóa ngược vòng tuần hoàn, trong đó, trong những giai đoạn kinh tế khó khăn, chính phủ nên thực hiện chi tiêu thâm hụt để bù đắp cho sự sụt giảm đầu tư và thúc đẩy chi tiêu tiêu dùng nhằm ổn định tổng cầu. Keynes đã rất chỉ trích chính phủ Anh vào thời điểm đó. Chính phủ tăng mạnh chi tiêu phúc lợi và tăng thuế để cân bằng ngân sách quốc gia. Keynes cho biết điều này sẽ không khuyến khích mọi người tiêu tiền của họ, do đó, để nền kinh tế không được kích thích và không thể phục hồi và trở lại trạng thái thành công. Thay vào đó, ông đề xuất chính phủ chi tiêu nhiều tiền hơn và cắt giảm thuế để giảm thâm hụt ngân sách, điều này sẽ làm tăng nhu cầu tiêu dùng trong nền kinh tế. Điều này sẽ dẫn đến sự gia tăng hoạt động kinh tế nói chung và giảm thặng dư. Ngoài ra, học thuyết bàn tay hữu hình của Kynes có một ý nghĩa nhất định đối với việc vạch ra chính sách kích cầu nhằm kích thích nền kinh tế tăng trưởng. Đầu tiên, việc tạo thêm công ăn việc làm cho người dân giúp nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống, kinh tế, xã hội. Thứ hai, việc đầu tư phát triển các cơ sở hạ tầng cũng tạo việc làm, tạo điều kiện cho lưu thông trao đổi hàng hóa, tạo điều kiện cải thiện đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần cho dân cư. Thứ ba, việc mở rộng đẩu tư thu hút lao động, mở rộng thị trường cho các doanh nghiệp. Thứ tư, chính sách tiền tệ mở rộng nhằm giảm lãi suất kích thích đẩu tư và tiêu dùng. Học thuyết kinh tế của Keynes dã có tác dụng tích cực nhất định đối với sự phát triển kinh tế trong các nước tư bản. Góp phần thúc đẩy kinh tế của các nước tư bản phát triển, hạn chế được khủng hoảng và thất nghiệp, nhất là trong những năm 50 - 60 của thế kỷ XX, tốc độ phát triển kinh tế của nhiều nước rất cao (tạo nên những thần kì: Nhật, Tây Đức, Pháp, Thụy Sĩ, ... ). Vì vậy học thuyết này giữ vị trí thống trị trong hệ thống tư tưởng kinh tế tư sản trong một thời gian dài và được mệnh danh là “liều thuốc chữa cho chủ nghĩa tư bản Tây Âu khỏi ốm và nền kinh tế Mỹ lành mạnh”. 8/14

Mặc dù vậy, học thuyết kinh tế trường phái Keynes còn nhiều hạn chế, đó là: việc gia tăng tổng cầu trong nền kinh tế ở mức sản lượng tiềm năng có thể gây ra việc tăng giá dẫn tới lạm phát. Ngoài ra, thực tế khó tính toán một cách chính xác liều lượng của việc tăng giàm chi tiêu, thuế khóa. Việc giảm lãi suất để kích thích đầu tư dẫn đến hiện tượng rút vốn đầu tư ở một nước để đầu tư vào những nước có lãi suất cao hơn làm cho đầu tư trong nước không tăng mà lại sụt giảm và ngược lại. Phân tích của Keynes mới dừng ở hiện tượng bên ngoài chứ chưa đi sâu vào bản chất của sự việc. Chính vì vậy, học thuyết của Keynes mới chỉ chữa được phần ngọn chứ chữa trị được gốc rễ căn bệnh của chủ nghĩa tư bản. Đã có những quốc gia áp dụng học thuyết của ông những những khuyết tật của thị trường vẫn diễn ra dù còn không còn trầm trọng như trước, như thất nghiệp, khủng khoảng, lạm phát, … Keynes nhận ra được vai trò ...


Similar Free PDFs