LUẬT DOANH NGHIỆP - PHÁ SẢN VÀ GIẢI THỂ - NỘI DUNG ÔN TẬP THAM KHẢO PDF

Title LUẬT DOANH NGHIỆP - PHÁ SẢN VÀ GIẢI THỂ - NỘI DUNG ÔN TẬP THAM KHẢO
Author Henry Le
Course Pháp luật kinh doanh
Institution Trường Đại học Kinh tế - Tài chính Thành phố Hồ Chí Minh
Pages 29
File Size 614.9 KB
File Type PDF
Total Downloads 21
Total Views 67

Summary

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINHKHOA TÀI CHÍNHNHÓM 12PHÁ SẢN VÀ GIẢI THỂ DOANH NGHIỆPMÔN LUẬT KINH DOANHThành viên nhóm:1. Lê Nhật Tân2. Nguyễn Thanh ThảoTP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2021LỜI NÓI ĐẦUTrong tự nhiên, các loài vật đều phải tuân theo quy luật sinh-tử. Một sinh vật ...


Description

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

KHOA TÀI CHÍNH

NHÓM 12

PHÁ SẢN VÀ GIẢI THỂ DOANH NGHIỆP

MÔN LUẬT KINH DOANH

Thành viên nhóm: 1. Lê Nhật Tân 2. Nguyễn Thanh Thảo

TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2021 0

LỜI NÓI ĐẦU  Trong tự nhiên, các loài vật đều phải tuân theo quy luật sinh-tử. Một sinh vật sống phải trải qua quá trình phát triển, khi đến đỉnh điểm sinh vật bắt đầu giai đoạn lão hóa, đến một lúc sinh vật sẽ chết đi và chấm dứt vòng đời của mình. Đối với kinh doanh cũng vậy, một doanh nghiệp có lúc trong đỉnh cao phát triển, có lúc cũng phải đối mặt với sự suy thoái, trong giai đoạn này, nếu một nhà quản trị không có những chính sách hoạch địch đúng đắn, thì rất doanh nghiệp rất có khả năng phá sản. Trong bài luận này, ta sẽ cùng tìm hiểu những khái niệm, các thủ tục pháp lý, các bước để tiến hành phá sản. Phân biệt được giữa phá sản và giải thể. Làm rõ chúng với góc nhìn của pháp lý. Bài luận được soạn dựa trên Luật Doanh Nghiệp 2020, Luật Phá Sản 2014 và các NĐCP liên quan. Do đây là lần đầu tiên, nếu có sai sót mong quý thầy cô bỏ qua. Thay mặt nhóm, tôi xin chân thành cám ơn quý thầy cô đã đọc.

1

MỤC LỤC  A. Phá sản..........................................................................................................Trang 3 1.1 Khái niệm phá sản. Căn cứ pháp lý xác định tình trạng phá sản của một doanh nghiệp. 1.2 Cơ quan pháp lý tiến hành thủ tục phá sản. 1.3 Trình tự tiến hành phá sản. 1.4 Trách nhiệm của người quản lí doanh nghiệp phá sản. B. Giải thể........................................................................................................Trang 12 2.1 Giải thể doanh nghiệp. 2.2 Thủ tục giải thể doanh nghiệp. C. Phân biệt giải thể và phá sản......................................................................Trang18

2

NỘI DUNG  A. PHÁ SẢN 1.1 Khái niệm về phá sản. Căn cứ pháp lý xác định tình trạng phá sản của doanh nghiệp - Khái niệm về phá sản Phá sản (hay còn gọi bình dân là sập tiệm) là tình trạng một công ty hay xí nghiệp khó khăn về tài chính, bị thua lỗ hoặc thanh lý xí nghiệp không đảm bảo đủ thanh toán tổng số các khoản nợ đến hạn. Khi đó, tòa án hay một cơ quan tài phán có thẩm quyền sẽ tuyên bố công ty hay xí nghiệp đó bị phá sản. Có hai loại phá sản: phá sản đơn và phá sản gian lận. Phá sản đơn là khi người chủ công ty bất cẩn, thiếu tính toán, quản lý tồi, vay mượn tuỳ tiện, kế toán không minh bạch, không tôn trọng những nghĩa vụ đã cam kết, không khai báo cho toà án hay cơ quan có thẩm quyền về tình hình ngừng chi trả theo đúng thời hạn luật pháp quy định. Phá sản gian lận là khi người chủ công ty có ý gian trá trong kế toán, che giấu bớt tài sản nợ, khai tăng tài sản có. Phá sản gian lận bị phạt nặng hơn phá sản đơn. Việc phá sản có thể do chủ công ty tự nộp đơn xin phá sản, hay do một hoặc nhiều chủ nợ có đơn yêu cầu. Tài sản, tiền vốn của công ty có thể được mang bán đấu giá để thanh toán nợ. Một số quốc gia, cá nhân cũng có quyền tuyên bố phá sản. - Căn cứ pháp lý xác định tình trạng phá sản của doanh nghiệp Căn cứ theo Luật phá sản 2014, điều 4; khoản 2 quy định: Phá sản là tình trạng của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán và bị Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản. Như vậy, để được công nhận là phá sản, doanh nghiệp phải đáp ứng đồng thời cả 02 điều kiện sau: + Mất khả năng thanh toán; 3

+ Bị Tòa án nhân dân tuyên bố phá sản. Trong đó, doanh nghiệp mất khả năng thanh toán là doanh nghiệp không thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán. Việc không thực hiện nghĩa vụ thanh toán bao gồm 02 trường hợp: + Trường hợp 1: Phá sản là tình trạng một tổ chức kinh doanh bị mất khả năng thanh toán và bị cơ quan nhà nước (thông thường là tòa án) ra quyết định tuyên bố phá sản. Hậu quả của quyết định này là sự chấm dứt hoạt động của doanh nghiệp. + Trường hợp 2: Hai là, phá sản là thủ tục pháp lý liên quan đến một tổ chức kinh doanh để giải quyết tình trạng mất khả năng thanh toán của tổ chức đó. Thủ tục pháp lý này được quy định bởi Luật phá sản 2014 và pháp luật có liên quan, được tiến hành từ khi có dấu hiệu tổ chức kinh doanh đó lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán và quá trình giải quyết tình trạng mất khả năng thanh toán được thực hiện có thể đưa đến những hệ quả khác nhau là phục hồi tổ chức kinh doanh hoặc thanh lý tài sản và chấm dứt hoạt động của tổ chức kinh doanh . 1.2 Cơ quan tiến hành thủ tục phá sản Căn cứ theo Luật phá sản 2014, điều 8 quy định: Thẩm quyền giải quyết phá sản của Tòa án nhân dân: 1. Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Toà án nhân dân cấp tỉnh) có thẩm quyền giải quyết phá sản đối với doanh nghiệp đăng ký kinh doanh hoặc đăng ký doanh nghiệp, hợp tác xã đăng ký kinh doanh hoặc đăng ký hợp tác xã tại tỉnh đó và thuộc một trong các trường hợp sau: a) Vụ việc phá sản có tài sản ở nước ngoài hoặc người tham gia thủ tục phá sản ở nước ngoài; b) Doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán có chi nhánh, văn phòng đại diện ở nhiều huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh khác nhau; c) Doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán có bất động sản ở nhiều 4

huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh khác nhau; d) Vụ việc phá sản thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Toà án nhân dân cấp huyện) mà Tòa án nhân dân cấp tỉnh lấy lên để giải quyết do tính chất phức tạp của vụ việc. 2. Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã có trụ sở chính tại huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh đó và không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này. 1.3 Trình tự tiến hành phá sản Việc phá sản doanh nghiệp tại Việt Nam được quy định trong Luật phá sản năm 2014 và các văn bản hướng dẫn liên quan. Doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản là doanh nghiệp không có khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn khi chủ nợ có yêu cầu. Căn cứ theo các quy định Luật Phá sản 2014, có thể thấy trình tự tiến hành thủ tục phá sản gồm các bước dưới đây: Bước 1: Nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản. Bước 2: Hòa giải và Thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản. Bước 3: Mở thủ tục phá sản. Bước 4: Hội nghị chủ nợ. Bước 5: Phục hồi doanh nghiệp. Bước 6: Ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã bị phá sản trong các trường hợp. Bước 7: Thi hành Quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã bị phá sản. Những nội dung cơ bản trong từng bước, - Bước 1: Nộp Đơn Yêu Cầu Mở Thủ Tục Phá Sản. Căn cứ theo quy định từ Điều 26 đến Điều 30 của Luật phá sản 2014, các đối tượng được quy định sau: + Chủ nợ; 5

+ Người lao động, đại diện công đoàn; + Doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán; + Cổ đông hoặc nhóm cổ đông của công ty cổ phần, thành viên hợp tác xã hoặc hợp tác xã thành viên của liên hiệp hợp tác xã. Họ có quyền nộp đơn sẽ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản cùng tài liệu, chứng cứ kèm theo đến Tòa án nhân dân có thẩm quyền. Mẫu đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc —–o0o—– ………, ngày…. tháng…. năm….. ĐƠN YÊU CẦU MỞ THỦ TỤC PHÁ SẢN (V/v: Mở thủ tục phá sản đối với Công ty………..) – Căn cứ Luật doanh nghiệp năm 2014; – Căn cứ Luật phá sản năm 2014. Kính gửi: Tòa án nhân dân huyện (quận, thị xã)……… Họ và tên:……………… Sinh năm:………. Chứng minh nhân dân số:……………… do CA……….. cấp ngày…./…./…… Địa chỉ thường trú:…………………………………. Địa chỉ cư trú hiện nay:………………………………….. Số điện thoại liên hệ:………………….. (Nếu là tổ chức thì trình bày như sau: Tên công ty:………………………….. Địa chỉ trụ sở chính:…………………………. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số:……….. do Sở Kế hoạch và đầu tư………… cấp ngày…./…./……. Hotline:……………. Số Fax (nếu có):…………….. Người đại diện theo pháp luật: Ông…………………… Sinh năm:…….. Chức vụ:…………………. Chứng minh nhân dân số:……………… do CA……….. cấp ngày…./…./…… Căn cứ đại diện: Điều lệ công ty……… năm……) Là:……….(tư cách yêu cầu, ví dụ: chủ nợ không có bảo đảm,… của công ty…..) Tôi xin trình bày với Quý cơ quan sự việc như sau:

6

……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… (Trình bày sự việc dẫn tới việc làm đơn yêu cầu) Căn cứ Điều 5 Luật phá sản năm 2014: “Điều 5. Người có quyền, nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản 1.Chủ nợ không có bảo đảm, chủ nợ có bảo đảm một phần có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi hết thời hạn 03 tháng kể từ ngày khoản nợ đến hạn mà doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán. 2.Người lao động, công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở những nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi hết thời hạn 03 tháng kể từ ngày phải thực hiện nghĩa vụ trả lương, các khoản nợ khác đến hạn đối với người lao động mà doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán. 3.Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, hợp tác xã có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán. 4.Chủ doanh nghiệp tư nhân, Chủ tịch Hội đồng quản trị của công ty cổ phần, Chủ tịch Hội đồng thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, thành viên hợp danh của công ty hợp danh có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi doanh nghiệp mất khả năng thanh toán. 5.Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 20% số cổ phần phổ thông trở lên trong thời gian liên tục ít nhất 06 tháng có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi công ty cổ phần mất khả năng thanh toán. Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu dưới 20% số cổ phần phổ thông trong thời gian liên tục ít nhất 06 tháng có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi công ty cổ phần mất khả năng thanh toán trong trường hợp Điều lệ công ty quy định. 6.Thành viên hợp tác xã hoặc người đại diện theo pháp luật của hợp tác xã thành viên của liên hiệp hợp tác xã có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã mất khả năng thanh toán.” Tôi nhận thấy bản thân mình có quyền yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với: Công ty:…………………. Địa chỉ trụ sở:……………………. Giấy ĐKDN số:……….. do Sở Kế hoạch và đầu tư…….. cấp ngày…./…./….. Mã số thuế:………….. Số điện thoại:……………….. Do Ông:……………….. Chức vụ:………….. làm người đại diện theo pháp luật. Vì Công ty này đã:…………….. (căn cứ để bạn yêu cầu chủ thể có thẩm quyền mở thủ tục phá sản: ví dụ: không thực hiện nghĩa vụ thanh toán theo Hợp đồng…………… trong khi đã hết thời hạn 3 tháng kể từ ngày khoản nợ đến hạn,…) Vậy nên tôi làm đơn này để đề nghị Quý cơ quan mở thủ tục phá sản đối với công ty………….. theo quy định của pháp luật, thực hiện việc thanh toán khoản nợ trên cho tôi. Tôi xin cam đoan những thông tin trên là đúng sự thật và xin chịu mọi trách nhiệm về tính chính xác của thông tin này. Kính mong Quý cơ quan xem xét và giải quyết yêu cầu này của tôi trong thời gian ngắn nhất. Tôi xin trân trọng cảm ơn!

NGƯỜI LÀM ĐƠN (Ký và ghi rõ họ tên)

7

Sau đó nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản trừ các trường hợp được miễn. - Bước 2: Hòa Giải Và Thụ Lý Đơn Yêu Cầu Mở Thủ Tục Phá Sản Căn cứ theo quy định tại Điều 32 của Luật phá sản 2014 thì Tòa án nhận đơn, xem xét, xử lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản theo các trường hợp: Trường hợp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản hợp lệ, Thẩm phán thông báo cho người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản về việc nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản, trừ trường hợp không phải nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản; Trường hợp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản không đủ các nội dung quy định tại Điều 26, Điều 27, Điều 28 hoặc Điều 29 của Luật này thì Thẩm phán thông báo cho người nộp đơn sửa đổi, bổ sung đơn; Chuyển đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản cho Tòa án nhân dân có thẩm quyền nếu thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân khác; Trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản. Theo quy định tại Điều 39 Luật này thì Tòa án nhân dân thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi nhận được biên lai nộp lệ phí phá sản, biên lai nộp tạm ứng chi phí phá sản. Trường hợp không phải nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản thì thời điểm thụ lý được tính từ ngày Tòa án nhân dân nhận đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản hợp lệ. Cũng theo Điều 40 Luật Phá sản 2014 thì Tòa án nhân dân phải thông báo bằng văn bản cho người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản về việc thông báo việc thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản - Bước 3: Mở Thủ Tục Phá Sản Theo quy định tại Điều 42 Luật Phá sản 2014 thì trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, Thẩm phán phải ra quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản, trừ trường hợp quy định tại Điều 105 của Luật này. Đồng thời khoản 2 của Điều này cũng quy định thẩm phán ra quyết định mở thủ tục phá sản khi doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán và thông báo với các bên liên quan. Điều 65, Điều 66, Điều 67 Luật này yêu cầu các bên liên quan xác định nghĩa vụ về tài 8

sản và các biện pháp bảo toàn tài sản: Kiểm kê tài sản; Lập danh sách chủ nợ; Lập danh sách người mắc nợ. - Bước 4: Hội Nghị Chủ Nợ Những quy định về Hội nghị chủ nợ được quy định tại Chương V của Luật Phá sản 2014, theo đó: Thời hạn Thẩm phán triệu tập Hội nghị chủ nợ là 20 ngày kể từ ngày kết thúc việc kiểm kê tài sản trong trường hợp việc kiểm kê tài sản kết thúc sau việc lập danh sách chủ nợ hoặc kể từ ngày kết thúc việc lập danh sách chủ nợ trong trường hợp việc kiểm kê tài sản kết thúc trước việc lập danh sách chủ nợ, trừ trường hợp không phải tổ chức Hội nghị chủ nợ theo quy định tại Điều 105 của Luật này. Hội nghị chủ nợ có quyền đưa ra Nghị quyết trong đó có một trong các kết luận sau: Đề nghị đình chỉ giải quyết yêu cầu mở thủ tục phá sản nếu thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 86 của Luật phá sản 2014; Đề nghị áp dụng biện pháp phục hồi hoạt động kinh doanh đối với doanh nghiệp, hợp tác xã; Đề nghị tuyên bố phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã. - Bước 5: Phục Hồi Doanh Nghiệp Theo quy định tại Điều 87 Luật Phá sản 2014 thì trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày Hội nghị chủ nợ thông qua nghị quyết có nội dung áp dụng thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh thì doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán phải xây dựng phương án phục hồi hoạt động kinh doanh và gửi cho Thẩm phán, chủ nợ, Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản cho ý kiến. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được phương án phục hồi hoạt động kinh doanh thì các bân liên quan đóng góp ý kiến, sau đó trình Thẩm phán trước khi đưa phương án ra Hội nghị chủ nợ xem xét thông qua Theo đó, nếu Hội nghị chủ nợ thông qua phương án phục hồi hoạt động kinh doanh thì đình chỉ quyết định tuyên bố phá sản. Trường hợp không tổ chức lại được Hội nghị chủ 9

nợ hoặc Hội nghị chủ nợ không thông qua được Nghị quyết theo khoản 5 Điều này thì Tòa án nhân dân tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản. - Bước 6: Ra Quyết Định Tuyên Bố Doanh Nghiệp, Hợp Tác Xã Bị Phá Sản Trong Các Trường Hợp Các Trường Hợp Tòa Án Nhân Dân Giải Quyết Phá Sản Theo Thủ Tục Rút Gọn Tòa án nhân dân giải quyết phá sản theo thủ tục rút gọn khi gặp trường hợp người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản mà doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán không còn tiền, tài sản khác để nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản; hoặc sau khi thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản mà doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán không còn tài sản để thanh toán chi phí phá sản. Quyết Định Tuyên Bố Phá Sản Khi Hội Nghị Chủ Nợ Không Thành Căn cứ theo quy định tại Điều 106 Luật Phá sản 2014 thì trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả họp Hội nghị chủ nợ, Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản trong các trường hợp Hội nghị chủ nợ không thông qua Nghị quyết hội nghị, hoặc không đáp ứng các tiêu chí luật định. Quyết Định Tuyên Bố Doanh Nghiệp, Hợp Tác Xã Phá Sản Sau Khi Có Nghị Quyết Của Hội Nghị Chủ Nợ Điều 107 của Luật Phá sản 2014 quy định cụ thể về các trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản sau khi có Nghị quyết của Hội nghị chủ nợ. Theo đó, trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được nghị quyết của Hội nghị chủ nợ đề nghị tuyên bố phá sản Tòa án nhân dân xem xét quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản. Sau khi Hội nghị chủ nợ thông qua nghị quyết có nội dung áp dụng thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây thì Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản: Doanh nghiệp, hợp tác xã không xây dựng được phương án phục hồi hoạt động kinh doanh trong thời hạn quy định tại khoản 1 Điều 87 của Luật này; 10

Hội nghị chủ nợ không thông qua phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã; Doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện được phương án phục hồi hoạt động kinh doanh. - Bước 7: Thi Hành Quyết Định Tuyên Bố Doanh Nghiệp, Hợp Tác Xã Bị Phá Sản Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định tuyên bố phá sản, cơ quan thi hành án dân sự có trách nhiệm chủ động ra quyết định thi hành, phân công Chấp hành viên thi hành quyết định tuyên bố phá sản. Các bên liên quan có nghĩa vụ thi hành quyết định nhằm giải quyết thanh lý tại sản và phân chia tài sản theo quy định. 1.4 Trách nhiệm của người quản lý doanh nghiệp phá sản Căn cứ theo khoản 24, điều 4, Luật doanh nghiệp 2020: Người quản lý doanh nghiệp là người quản lý doanh nghiệp tư nhân và người quản lý công ty, bao gồm chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh, Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và cá nhân giữ chức danh quản lý khác theo quy định tại Điều lệ công ty. Như vậy, sau khi doanh nghiệp phá sản, người quản lý phải tuân thủ chặt chẽ những quy định sau, để trách trường hợp vi phạm theo pháp luật. - Cấm đảm nhiệm chức vụ sau khi doanh nghiệp, hợp tác xã bị tuyên bố phá sản Căn cứ theo điều 130, Luật phá sản 2014 quy định: 1. Người giữ chức vụ Chủ tịch, Tổng giám đốc, Giám đốc, thành viên Hội đồng quản trị của doanh nghiệp 100% vốn nhà nước bị tuyên bố phá sản không được đảm đương các chức vụ đó ở bất kỳ doanh nghiệp nhà nước nào kể từ ngày doanh nghiệp 100% vốn nhà nước bị tuyên bố phá sản. 2. Người đại diện phần vốn góp của Nhà nước ở doanh nghiệp có vốn nhà nước mà doanh nghiệp đó bị tuyên bố phá sản không được đảm đương các chức vụ quản lý ở bất kỳ doanh nghiệp nào có vốn của Nhà nước. 11

3. Người giữ chức vụ quản lý của doanh nghiệp, hợp tác xã bị tuyên bố phá sản mà cố ý vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 18, khoản 5 Điều 28, khoản 1 Điều 48 của Luật này thì Thẩm phán xem xét, quyết định về việc không được quyền thành lập doanh nghiệp, hợp tác xã, làm người quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong thời hạn 03 năm kể từ ngày Tòa án nhân dân có quyết định tuyên bố phá sản. 4. Quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này không áp dụng trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản với lý do bất khả kháng. B. GIẢI THỂ 2.1 Giải thể doanh nghiệp - Khái niệm về giải thể doanh nghiệp Giải thể là việc chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp không còn hoặc không đủ điều kiện để tồn tại như một chỉnh thể nữa. Theo đó chủ doanh nghiệp phải tiến hành thực hiện các thủ tục pháp lý để chấm dứt tư cách pháp nhân các quyền và nghĩa vụ liên quan của doanh nghiệp với Cơ quan đăng ký doanh nghiệp. - Những trường hợp và điều kiện giải thể doanh nghiệp Theo điều 27, Luật Doanh nghiệp 2020 doanh nghiệp bị giải thể trong các trường hợp sau và điều kiện sau đây đây: 1. Doanh nghiệp bị giải thể trong trường hợp sau đây: a) Kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ công ty mà không có quyết định gia hạn; b) Theo nghị quyết, quyết định của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân, của Hội đồng thành viên đối với công ty hợp danh, của Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần; c) Công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của Luật này trong thời hạn 06 tháng liên tục mà không làm thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; d) Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trừ trường hợp Luật Quản lý thuế 12

có quy định khác. 2. Doanh nghiệp chỉ được giải thể khi bảo đảm thanh toán hết...


Similar Free PDFs