Nghiên cứu khoa học môn Logic PDF

Title Nghiên cứu khoa học môn Logic
Author Tú Minh
Course Logic hoc
Institution Trường Đại học Ngoại thương
Pages 20
File Size 465.6 KB
File Type PDF
Total Downloads 813
Total Views 1,020

Summary

Download Nghiên cứu khoa học môn Logic PDF


Description

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

-----oOo-----

ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ĐỀ TÀI

KẾ HOẠCH ÁP DỤNG VIỆC GIÁO DỤC GIỚI TÍNH VÀO CẤP TRUNG HỌC CƠ SỞ TẠI QUẬN BÌNH THẠNH, TP HỒ CHÍ MINH Sinh viên thực hiện: 1. Trần Thị Minh Tú 2. Nguyễn Ngọc Thiên Kim 3. Nguyễn Trương Tú Anh 4. Nguyễn Yến Nhi 5. Nguyễn Thanh Xuân Giáo viên hướng dẫn: Lê Thị Xuân Sang

Mã lớp: TRIE201 TP HCM, tháng 10/2021

1

1. Tính cấp thiết của vấn đề: Giáo dục giới tính là một loại hình giáo dục đặc biệt, hướng đến việc truyền đạt kiến thức, thông tin cho con người về các vấn đề tâm sinh lý. Trong kỉ nguyên hội nhập, Việt Nam mở cửa và chào đón thêm nhiều luồng văn hóa mới. Việc phát triển giáo dục giới tính với quy mô chính quy và mở rộng ra toàn các cấp, các trường chính là việc cấp thiết để xây dựng nhân cách hoàn thiện của con người, tiếp nhận kiến thức mới. Giáo dục giới tính dù đã được đưa vào chương trình chính quy của cấp THCS thế nhưng đây vẫn là vấn đề khá “ nhạy cảm” đối với phụ huynh có con em đi học cũng như thầy cô-người dạy cho học sinh. Theo thống kê Việt Nam hiện nay (2012) chưa có nhận thức rõ ràng về tầm quan trọng của giáo dục giới tính, tỷ lệ giáo dục giới tính trong trường học tại Việt Nam là rất thấp (chỉ khoảng 0,3% trường Trung học phổ thông có đưa giáo dục giới tính vào giảng dạy cho học sinh). Bên cạnh đó việc thiếu hiểu biết trong vấn đề này có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng khi mà công nghệ phát triển, mạng xã hội đăng tải nhiều nguồn thông tin khác nhau, nếu không có kiến thức, không biết cách chọn lọc nguồn thông tin chính xác, chúng ta sẽ có hiểu biết sai lệch cũng như tiếp thu các kiến thức không chính quy, dẫn đến những hậu quả không thể cứu vãn được. Theo khảo sát (2021), tỷ lệ nạo phá thai ở độ tuổi vị thành niên ở Việt Nam cao nhất trong các nước Đông Nam Á. Ngoài ra, Việt Nam cũng là 1 trong 5 quốc gia có tỷ lệ nạo phá thai cao nhất thế giới. Tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương, ước tính số ca nạo phá thai trung bình 1 ngày khoảng 40 - 50 ca, 1 năm khoảng 5.000 ca, trong đó có khoảng 18-20% ở tuổi vị thành niên. Theo số liệu ghi nhận tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương, mỗi năm có khoảng 900 ca trẻ vị thành niên tới bệnh viện để nạo phá thai. Có những em đã phải trở thành bà mẹ "bất đắc dĩ" khi mới 10 tuổi và có những em 15 tuổi đã nạo phá thai 2 lần. Cá biệt, có những trường hợp phát hiện có thai thì đã quá to (trên 7 tháng) mới đến xin phá thai nhưng lúc đấy đã không thể bỏ thai được nữa... Còn theo báo cáo của Trung tâm Chăm sóc Sức khỏe Sinh sản Thành phố Hồ Chí Minh năm 2017, cứ 100 trường hợp trẻ sinh ra sống lại có 73 trường hợp phá thai, trong đó 2,4% là vị thành niên. Nhưng đây cũng chỉ là bề nổi của tảng băng chìm vì theo ghi nhận, tại các cơ sở công lập và các phòng khám tư có đăng ký nạo phá thai, tỷ lệ các ca nạo phá thai được ghi nhận trong năm 2017 lên đến gần 30.000 ca. Theo các chuyên gia y tế - dân số, với con số mang thai vị thành niên và phá thai được nêu trên đây không chỉ là một gánh nặng, thách thức lớn cho công tác dân số và phát triển nước ta, mà đáng lưu tâm hơn là nó để lại những hậu quả nghiêm trọng cho thế hệ trẻ - những chủ nhân tương lai của đất nước. Hiện nay ở Việt Nam chưa có chương trình giáo dục giới tính và tình dục cho trẻ em theo từng độ tuổi khác nhau. Sự thiếu vắng chương trình đào tạo làm cho các 2

bậc cha mẹ lúng túng khi phải trao đổi với con cái về lĩnh vực này. Đây cũng là nguyên nhân nhiều bậc cha mẹ lảng tránh rồi mặc kệ cho trẻ tự mình tìm hiểu kiến thức giới tính. Tình trạng yêu sớm khi chưa hiểu biết về mối quan hệ tình dục nên dễ phạm phải sai lầm trong tình yêu. Nhiều trẻ em ở lứa tuổi 14 -15, còn cắp sách đến trường, chưa có kinh nghiệm về cuộc sống gia đình nhưng đã phải làm cha làm mẹ do thiếu hiểu biết về tình dục và hạnh phúc. Đây là vấn đề nổi cộm và người ta thấy rằng nguyên nhân là do nền kinh tế thị trường, sự du nhập của nền văn hoá ngoại lai, chạy theo lối sống ăn chơi, suy đồi đạo đức. Người ta đổ lỗi cho nền kinh tế thị trường nhưng xét về mặt nào đó thì gia đình cũng có lỗi trong nội dung giáo dục này. Bên cạnh các phương pháp giáo dục giới tính trực tiếp qua trò chuyện, các bậc cha mẹ còn sử dụng các phương pháp gián tiếp. 22% số người được hỏi, trong đó có 20,5% bố và 24,2% mẹ cho rằng chỉ cần giáo dục giới tính, tình dục và sức khỏe sinh sản cho rằng mua sách báo cho chúng tự học, không cần trao đổi hay nói chuyện trực tiếp với chúng về các vấn đề trên. Trong khi đó, vấn đề giáo dục giới tính nói riêng và giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên nói chung hầu như chưa được các bậc cha mẹ quan tâm đúng mức. Không ít các bậc cha mẹ cho rằng giáo dục giới tính tình dục là vẽ đường cho hươu chạy, còn các nhà giáo dục lại cho rằng giới tính hiện nay chưa có một chương trình chính thức và chưa được các bậc cha mẹ quan tâm đúng mức. Về sự quan tâm của gia đình với vấn đề bạn bè của con hiện nay cũng còn nhiều ý kiến khác nhau. Đối với cha mẹ, con cái dù đã lớn nhưng trong ánh mắt họ thì lúc nào con cũng còn bé bỏng. Ở nhà trường của ta, việc dạy sức khỏe sinh sản, giáo dục giới tính cho học sinh, sinh viên vẫn chưa được chú trọng đúng mức, chỉ lồng ghép vào các môn học (Giáo dục công dân, Sinh học). Sách giáo khoa thì thiếu hấp dẫn, nhiều chữ với vài hình vẽ về giải phẫu. Một số trường cũng mời chuyên gia về nói chuyện về giới tính cho học sinh, sinh viên, nhưng cũng chỉ là “cưỡi ngựa, xem hoa”, càng gợi trí tò mò nguy hại vì thiếu hiểu biết đầy đủ. Kết quả là nhiều trẻ vị thành niên vẫn không thực sự hiểu về nguy cơ lây bệnh qua đường tình dục, tai biến sau nạo phá thai, cách phòng tránh thai hoặc thế nào là quan hệ tình dục an toàn… Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên thanh niên, nếu không được cung cấp kiến thức đầy đủ về lứa tuổi này sẽ dẫn đến nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến đạo đức, lối sống, việc học hành, có khả năng ảnh hưởng đến cả tương lai sự nghiệp của các em, đến chất lượng dân số của toàn xã hội. Tuy nhiên, trẻ em ngày nay, nhất là trẻ vị thành niên có điều kiện tiếp xúc rất sớm với thông tin trên các phương tiện truyền thông đại chúng và nhiều nguồn thông tin khác. Vì thế, dù người lớn có muốn hay không muốn thì các em cũng đã được cung cấp một số kiến thức nhất định về giới tính và sức khỏe sinh sản, tuy nhiên kiến thức này có thể chưa đầy đủ, chưa đúng đắn vì còn tùy thuộc vào chất lượng nguồn thông tin mà các em tiếp cận được. Trong thời gian gần đây, việc học online không còn gì là quá xa lạ đối với người người nhà nhà. Và bên cạnh đó cũng có những câu chuyện đáng để ta phải suy ngẫm 3

rất nhiều. Vào ngày 28/06/2021 câu chuyện xảy ra trong một lớp học tại trường Đại học Công nghiệp TPHCM, có một nam sinh viên đang quan hệ tình dục khi đang học và đáng buồn hơn nữa là nam thanh niên này đang bật camera. Điều này có nghĩa là ai trong lớp cũng phải chứng kiến điều này. Một câu chuyện khác vào ngày 05/11/2021, trong một lớp học của trường THCS Huỳnh Thúc Kháng, một em học sinh lớp 9 đã có những lời lẽ rất khó nghe về vấn đề giới tính với cô giáo. Đó đúng là một hồi chuông cảnh tỉnh cho chúng ta. Chính vì thế, việc nghiên cứu, áp dụng giáo dục giới tính khi còn sớm là việc làm vô cùng cấp thiết. Do đó nhóm chúng tôi quyết định chọn đề tài “ Đưa việc giáo dục giới tính vào bậc trung học “. Đề tài này nghiên cứu về các vấn đề liên quan đến việc giáo dục giới tính, phân tích rủi ro khi có nhận thức lệch lạc về tâm sinh lý và đưa ra giải pháp thiết thực để giải quyết các vấn đề đối với tình trạng “trưởng thành” quá nhanh ở trẻ vị thành niên. 2. Mục đích nghiên cứu: Mục tiêu nhận thức: Nghiên cứu khoa học giúp phát triển sâu và rộng hơn về nhận thức của con người có liên quan tới thế giới, giúp phát hiện ra các quy luật liên quan tới thế giới và phát triển kho tàng tri thức của nhân loại. Nhìn nhận được tính cấp thiết của đề tài, bài nghiên cứu đặt mục tiêu tìm hiểu về: - Giúp nâng cao hiểu biết của học sinh về vấn đề giáo dục giới tính, từ đó giảm đi tỉ lệ nạo phá thai hay những trường hợp làm cha mẹ từ quá sớm khi chưa có nền tảng vững vàng. - Giúp trẻ hiểu hơn về giáo dục giới tính để có thể phòng tránh các nguy cơ gây hại cũng như giúp giảm % số trẻ bị xâm hại mỗi năm ở Việt Nam. - Cải thiện tư duy cũng như sự thấu hiểu con mình của các bậc phụ huynh từ đó tìm ra hướng khắc phục cũng như giúp con mình phục hồi tâm lý sau các sự việc ngoài mong muốn. - Góp phần nâng cao cái nhìn của xã hội đối với vấn đề giáo dục giới tính ở trẻ em, không chỉ các bé gái mà còn đối với các bé trai. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu: Khảo sát, phỏng vấn về mức độ nhận biết của các sinh viên về vấn đề giáo dục giới tính từ đó đưa ra giải pháp về việc áp dụng giáo dục giới tính vào cấp Trung học cơ sở Tạo bảng hỏi để thu thập các dữ liệu cũng như ý kiến của những người xung quanh về việc giáo dục giới tính cho trẻ em như thế nào, thời điểm nào thì thích hợp để tiến hành giáo dục và mức độ tiếp nhận giáo dục của các em ở những độ tuổi khảo sát. 4

Phân tích và đánh giá theo 2 hướng chủ quan và khách quan để tìm ra giải pháp phù hợp. Khảo sát, phỏng vấn để tổng hợp thái độ của học sinh, sinh viên khi nhắc đến vấn đề giáo dục giới tính. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng: các học sinh, sinh viên có độ tuổi từ 10 - 18 tại quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh. - Phạm vị : học sinh, sinh viên theo học tại 5 trường sau trong địa bàn quận Bình Thạnh , thành phố Hồ Chí Minh + Trường TH Ngô Thời Nhiệm + Trường THCS Điện Biên + Trường THPT Gia Định + Trường Đại học Hutech + Trường Đại học Ngoại thương cơ sở 2 5. Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp: nghiên cứu và phân tích các số liệu có sẵn liên quan đến đề tài từ các tài liệu được đăng trên báo chí - Phương pháp nghiên cứu định lượng: + Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi kết hợp cả hai dạng câu hỏi đóng và câu hỏi mở. Câu hỏi mở dùng để hỏi về cảm nhận của trẻ vị thành niên về vấn đề giới tính. Câu hỏi đóng dùng câu hỏi chọn 1 trong nhiều đáp án, câu hỏi dạng bậc thang về mức độ,tần suất... + Xử lý các dữ liệu thu thập được thông qua phần mềm SPSS. - Phương pháp nghiên cứu định tính: phỏng vấn bằng câu hỏi gợi ý trong bảng hỏi để phân tích, lý giải các số liệu thu thập được từ đó nêu ra kết luận về mối quan tâm của trẻ vị thành niên đối với các vấn đề như giới tính, tình dục và việc được giáo dục giới tính. 5

- Phương pháp quan sát khoa học: quan sát và nhìn nhận lại tình hình thực hiện việc giáo dục giới tính cho trẻ vị thành niên tại quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh - Phương pháp luận nghiên cứu khoa học: dựa trên cơ sở những kiến thức về tâm lý học, xã hội học để tiếp xúc và trao đổi với trẻ vị thành niên về các vấn đề trên theo cách gần gũi để trẻ thoải mái bày tỏ. Ngoài ra đề tài còn sử dụng một số phương pháp khác như: tổng hợp dữ liệu, phân tích tổng hợp kinh nghiệm,…. 6. Tổng quan các nghiên cứu về vấn đề “Áp dụng giáo dục giới tính vào bậc tiểu học” Theo IU.I.Kusniruk và A.P.Serbakov: “Chính việc thiếu kiến thức về những vấn đề này (giới tính) cũng giống như mọi tình trạng dốt nát khác, lại là điều nguy hiểm và có phương hại đến tâm lý đạo đức con người”[142,31]. Thời gian gần đây, nghiên cứu giáo dục giới tính được xã hội quan tâm và ngày càng được đánh giá một cách toàn diện và đúng đắn hơn. Theo A.G.Khrivcova, D.V.Kolexev: “Giáo dục giới tính là một quá trình hướng vào việc vạch ra những nét, những phẩm chất, những đặc trưng cũng như khuynh hướng phát triển của nhân cách, xác định thái độ xã hội cần thiết của con người đối với người khác” Trong Bách khoa toàn thư y học phương tây (1984) A.V.Petrovxki đã đưa ra định nghĩa về giáo dục giới tính là: “Hệ thống các biện pháp y khoa và sư phạm nhằm giáo dục cho thiếu nhi, thiếu niên và thanh niên có thái độ đúng đắn với các vấn đề giới tính”. GS. Trần Trọng Thủy, GS. Đặng Xuân Hoài cho rằng giáo dục giới tính có phạm vi và tác động rất lớn đến tâm lý, đạo đức con người: “là hình thành tiêu chuẩn đạo đức của hành vi có liên quan đến lĩnh vực thầm kín của đời sống con người, hình thành những quan niệm đạo đức lành mạnh giữa em trai và em gái, thanh nam và thanh nữ. Giáo dục những sự kiềm chế có đạo đức, sự thuần khiết và tươi mát trong tình cảm của các em”. Theo A.X. Makarenko: “Khi giáo dục cho đứa trẻ tính ngay thẳng, khả năng làm việc, tính chân thực, tôn trọng người khác, tôn trọng những cảm xúc và hứng thú của họ là chúng ta đã đồng thời giáo dục về quan hệ giới tính”. Nhiều tác giả, nhà nghiên cứu giáo dục, các chuyên gia đứng đầu ngành trong và ngoài nước đã thực hiện nhiều nghiên cứu về chủ đề giáo dục giới tính trong trường học, vai trò của nhà giáo dục trong việc nâng cao hiệu quả giáo dục như : 6

- Tác giả J. P. MASOLOVA (Tiệp Khắc) đã xem xét các vấn đề về giới rằng: ''Nhiều người trong chúng ta biết rằng không nên để con cái phải tự lần mò tìm hiểu lấy chuyện tình dục, song lại không biết hướng dẫn, tác động, không biết khi nào cần nói và nói như thế nào. Thế hệ trẻ ngày nay khác rất xa thế hệ chúng ta. Vì vậy phải dẫn dắt họ theo kiểu khác.”, “Mục đích của toàn bộ chương trình giáo dục tình dục từ tuổi ấu thơ tới tuổi trưởng thành không chỉ là trang bị kiến thức, xây dựng ý thức tình dục mà điều quan trọng là xây dựng những quan niệm đúng đắn về vai trò, trách nhiệm của người đàn ông và phụ nữ trong cuộc sống vợ chồng, trong gia đình và trong xã hội''.- Theo sách ''Giới tính tuổi hoa'' tr. 38,48. - Tác giả Nguyễn Quang Dương nhận định:'' Trở ngại lớn trong việc giáo dục giới tính trẻ vị thành niên là do thầy cô và cha mẹ thường chỉ chú trọng việc giáo dục bằng sức ép từ trên dội xuống và tác động một chiều, không cởi mở, thiếu lắng nghe. Điều đó càng tạo thêm hố sâu, khoảng cách giữa thầy cô, cha mẹ và con cái, làm giảm thiểu (có khi phản tác dụng) về hiệu quả giáo dục... Chính vì vậy, mà việc liên kết giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong vấn đề này là vô cùng quan trọng.”Tạp chí phát triển giáo dục số 165, tr. 56,57. - Tác giả Võ Hưng, tại hội thảo khoa học ''Đề xuất và thử nghiệm giải pháp đưa giáo dục giới tính vào trường trung học tại Tp. HCM''cho rằng:''Các bậc cha mẹ cần hiểu rõ mục đích giáo dục giới tính là giúp con em biết tự tin, tự trọng và tự bảo vệ để sau này trở thành người có trách nhiệm với xã hội, biết tôn trọng nhau trong quan hệ nam nữ, tạo điều kiện để xây dựng cuộc sống hạnh phúc''.- Báo Giáo dục và Thời đại số 37/2004, tr.41. - Theo tiến sĩ Gilbert Tordjman – Tổng thư ký hiệp hội giới tính học thế giới, giáo dục giới tính càng sớm càng tốt. Ông cho rằng: “Trong mọi phương diện của giáo dục, chúng ta phát triển tri thức của trẻ em một cách tuần tự như đặt từ viên gạch nền đến viên gạch mái. Trong tình dục cũng vậy, trẻ em cần biết tuần tự từ chuyện chửa, chuyện mang thai tới sự sinh đẻ, từ tình cảm giới tính cho tới giao hợp. Tất cả những chuyện đó đều cần biết như những hoạt động tự nhiên, tích cực của con người. Chúng ta cần dẫn dắt những vấn đề ấy tuần tự theo lứa tuổi và có thể cho chúng nghe lại một cách thoải mái khi có dịp”. - Theo dự án VIE/97/P12 nghiên cứu về giáo dục SKSS-VTN: ''Vị thành niên và thanh niên là một giai đoạn trong cuộc đời con người. Lớp thanh niên này được thông tin giáo dục về SKSS -VTN sẽ trưởng thành lên người lớn. Lại có một lớp VTN mới cần được thông tri giáo dục về SKSS - VTN. Và vì vậy, nhu cầu về thông tin giáo dục SKSS-VTN cho vị thành niên là một nhu cầu thường xuyên, liên tục'' tr.192.

7

- Dự án VIE / 88 / P10 đã kiểm tra kiến thức y tế liên quan đến giới, đặc biệt là giáo dục về sức khỏe sinh sản ở thanh niên. - Một dự án nghiên cứu quy mô lớn về đời sống gia đình và giáo dục giới tính cho học sinh (gọi tắt là Giáo dục đời sống gia đình) được biết đến với tên gọi VIE / 88 / P09 (viết tắt là “Giáo dục đời sống gia đình”) từ năm 1988. Dự án P09 đã được Hội đồng Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo và Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam thông qua với nguồn vốn của UNFPA và UNESCO khu vực. Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của GS Trần Trọng Thủy và GS Đặng Xuân Hoài, đề tài được thực hiện rất công phu và khoa học, nghiên cứu sâu rộng về nhiều chủ đề như: quan niệm về tình bạn, tình yêu, hôn nhân, nhận thức tình dục và giáo dục giới tính. của Giáo viên, Học sinh, Phụ huynh học sinh ... trên nhiều miền đất nước để chuẩn bị triển khai giáo dục giới tính cho học sinh từ lớp 9 đến lớp 12 THPT. Ngoài ra, trong đề tài nghiên cứu “Giáo dục trẻ em trong các gia đình ở đô thị hiện nay”, chúng tôi đã điều tra 287 người trong các gia đình phỏng vấn sâu 10 trường hợp, cho thấy: có 61,6% gia đình bố mẹ thấy cần thiết phải trao đổi với con về vấn đề giới tính. Xét tương quan nam nữ có 56,6% ông bố và 64,3% bà mẹ cho rằng cần thiết phải trao đổi về vấn đề này. Như vậy có khoảng hơn một nửa bố mẹ nhận thức được tầm quan trọng của giáo dục giới tính thông qua hình thức trao đổi trực tiếp. Đây là cơ sở cho sự thông cảm giữa cha mẹ và con cái, từ đó họ là nơi tin cậy mà con cái có thể trao đổi. Số liệu điều tra xét tương quan giới cho thấy, mức độ nhận thức của bố và mẹ là tương đồng. Tuy tỷ lệ người mẹ trao đổi với con có cao hơn nhưng không nhiều. Còn gần một nửa bố mẹ không nhìn thấy sự cần thiết phải trao đổi với con về giới và giới tính; điều này cho thấy hiện nay quan niệm giáo dục giới tính trong gia đình còn nhiều hạn hẹp. *Tổng quan tình hình nghiên cứu trên thế giới về việc giáo dục giới tính: Liên xô và các nước Đông Âu: Lênin cho rằng cùng với việc xây dựng chủ nghĩa xã hội, vấn đề quan hệ giới tính, vấn đề hôn nhân gia đình được coi là vấn đề cấp bách. Các nhà khoa học, đặc biệt là các nhà khoa học về y học, giáo dục học, tâm lý học đã đưa ra nhiều quan điểm khoa học về việc giáo dục giới tính cho con người và coi đó là nội dung quan trọng cần phải giáo dục cho học sinh. Bên cạnh đó họ cũng đưa ra nhiều phương hướng quan trọng trong việc giáo dục giới tính ở Liên Xô. A.X Macarenco khẳng định vai trò cần thiết và quan trọng của giáo dục giới tính đồng thời đưa ra những nguyên tắc, nội dung, phương hướng giáo dục giới tính cho học sinh. Giáo dục giới tính được xem là một mặt của giáo dục nhân cách toàn diện cho học sinh, tuy nhiên giáo dục giới tính cũng chưa được chấp nhận rộng rãi. Vào những năm 30 của thế kỉ XX, giáo dục giới tính được nghiên cứu toàn diện hơn về nội dung, phương pháp và 8

việc tổ chức thực hiện. Đặc biệt đến năm 1981, hội đồng bộ trưởng Liên Xô (cũ) ra chỉ thị cho tất cả trường THCS trong cả nước thực hiện chương trình giáo dục giới tính được biên soạn rất cụ thể cho các cấp. Hơn nữa, nội dung chương trình giáo dục ở hai lớp cuối cấp II (lớp 8 và lớp 9) có thêm một môn học là đạo đức học và tâm lý học trong đời sống gia đình với những nội dung cũng khá phong phú và bổ ích. Việc thực hiện nội dung đề ra vẫn chưa thống nhất. Đến năm 1960, giáo dục giới tích mới được khẳng định và nghiên cứu rộng rãi Châu Âu: Chương trình giáo dục giới tính cho học sinh đã được Thuỵ Điển triển khai từ năm 1942. Một trong số đó là “Giáo dục phòng tránh thai” - chương trình giáo dục giới tính đầu tiên được công nhận tại một trường học. “Giáo dục phòng tránh thai” được đưa vào giảng dạy cho trẻ em từ 7 tuổi trở lên nhằm trang bị cho các em những kiến thức cơ bản về mang thai và sinh con. Khi lên bậc trung học, các học sinh sẽ được học về đặc tính sinh lý của nam và nữ. Năm 1966, Thụy Điển đã chính thức đưa “Giáo dục phòng tránh thai” và nhiều hoạt động khác về giáo dục giới tính lên truyền hình, phá vỡ sự ngại ngùng cho phụ huynh khi trò chuyện với con em về vấn đề này. “Giáo dục phòng tránh thai” cung cấp đầy đủ kiến thức về phòng tránh thai cho các em ngay từ khi còn nhỏ. Từ đó, các em sẽ biết cách tự bảo vệ mình để không bị lạm dụng về tình dục cũng như mang thai ngoài ý muốn. Còn ở Pháp, năm 1973, Fontanet với tư cách là Bộ trưởng Bộ Giáo dục đã đưa ra khuyến nghị về thông tin giới tính vào giáo dục trong trường học, bao gồm cả sinh sản. Các khuyến nghị hỗ trợ chính thức hơn đã không được đưa ra cho đến năm 1985 khi giáo dục đời sống được đưa vào chương trình giảng dạy tiểu học. Các trường học dự kiến sẽ cung cấp từ 30 đến 40 giờ giáo dục giới tính và phát bao cao su cho học sinh lớp 8 và 9 (từ 15–16 tuổi). Vào tháng 1 năm 2000, chính phủ Pháp đã phát động một chiến dịch thông tin về các biện pháp tránh thai trên các đài truyền hình và đài phát thanh và phân phát năm triệu tờ rơi về các biện pháp tránh thai cho học sinh trung học. Khoảng những năm 1970, 1980 việc giáo dục giới tính có nên được đưa vào trường học bắt đầu được thực sự quan t...


Similar Free PDFs