Phương pháp dạy học sư phạm PDF

Title Phương pháp dạy học sư phạm
Author Nguyễn Uyên
Course Chủ Nghĩa xã hội Khoa học
Institution Học viện Tài chính
Pages 20
File Size 615 KB
File Type PDF
Total Downloads 376
Total Views 676

Summary

Họ và tênKhóa: chuyên ngành: GDTH1. THỰC TRẠNG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNGTRẢI NGHIỆM TRƯỜNG TIỂU HỌCKIM ĐỒNG.2. VÍ DỤ VỀ CÁC HÀNH ĐỘNG HỌC MÀHỌC SINH TIỂU HỌC PHẢI SỬ DỤNGTRONG QUÁ TRÌNH HỌC TẬP ĐỂ LĨNHHỘI KHÁI NIỆMTIỂU LUẬN TỐT NGHIỆPHỌC PHẦN TÂM LÍ - GIÁO DỤC TIỂU HỌCBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC VI...


Description

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

1. THỰC TRẠNG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM TRƯỜNG TIỂU HỌC KIM ĐỒNG. 2. VÍ DỤ VỀ CÁC HÀNH ĐỘNG HỌC MÀ HỌC SINH TIỂU HỌC PHẢI SỬ DỤNG TRONG QUÁ TRÌNH HỌC TẬP ĐỂ LĨNH HỘI KHÁI NIỆM TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP HỌC PHẦN TÂM LÍ - GIÁO DỤC TIỂU HỌC

Họ và tên Khóa:

chuyên ngành: GDTH

NGHỆ AN, 2021

2

MỤC LỤC 1.1. Các khái niệm cơ bản................................................................................3 1.1.1. Thực trạng..............................................................................................3 1.1.2. Tổ chức..................................................................................................4 1.1.4 Trường tiểu học.......................................................................................5 1.2. Vị trí, vai trò, tầm quan trọng của Hoạt động trải nghiệm ở trường tiểu học...............................................................................................................5 1.3. Nội dung Hoạt động trải nghiệm ở trường tiểu học...............................7 1.4. Hình thức tổ chức Hoạt động trải nghiệm ở trường tiểu học................7 1.5. Kiểm tra, đánh giá kết quả Hoạt động trải nghiệm ở trường tiểu học. 9 1.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến Hoạt động trải nghiệm ở trường tiểu học.11 1.6.1. Các yếu tố khách quan.........................................................................11 1.6.2. Các yếu tố chủ quan.............................................................................11 II. THỰC TRẠNG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC KIM ĐỒNG...................................................................................11 2.1. Đặc điểm nhà trường tiểu học Kim Đồng..............................................11 2.2. Thực trạng nhận thức về tầm quan trọng của Hoạt động trải nghiệm.......12 2.3. Thực trạng thực hiện các các nội dung của Hoạt động trải nghiệm...12 2.4. Thực trạng các hình thức tổ chức Hoạt động trải nghiệm...................13 2.5. Thực trạng kiểm tra đánh giá Hoạt động trải nghiệm.........................13 2.6. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng Hoạt động trải nghiệm...................14 2.6.1. Thực trạng yếu tố khách quan..............................................................14 2.6.2. Thực trạng yếu tố chủ quan.................................................................14 2.7. Kết luận về thực trạng.............................................................................14 3. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC KIM ĐỒNG..................15 3.1. Biện pháp 1:..............................................................................................15 3.2. Biện pháp 2:..............................................................................................15 3.3. Biện pháp 3:..............................................................................................16

3

3.4. Biện pháp 4:..............................................................................................16 3.5. Biện pháp 5:..............................................................................................16 CHỦ ĐỀ 2: Anh ( chị) hãy cho ví dụ về một khái niệm cụ thể trong chương trình môn Toán (hoặc Tiếng Việt hoặc Khoa học) của tiểu học và làm rõ các hành động học mà học sinh tiểu học phải sử dụng trong quá trình học tập để lĩnh hội khái niệm đó....................................................................................16 - Khái niệm hành động học của học sinh tiểu học:...........................................16 - Những hành động học mà học sinh tiểu học thường sử dụng:.......................17 - Kết luận sư phạm:...........................................................................................18 Danh mục tài liệu tham khảo............................................................................19

4

I. CƠ SỞ LÍ LUẬN 1.1. Các khái niệm cơ bản 1.1.1. Thực trạng Thực trạng là một danh từ trong tiếng việt phản ánh đúng, phản ánh sự thật, là những hình ảnh, tin tức chân thực đang diễn ra và đã xảy ra ở thời điểm hiện tại. Khi nhắc đến thuật ngữ thực trạng để phản ánh một vấn gì đấy trong đời sống xã hội. Thông thường, thuật ngữ thực trạng trạng dùng để ám chỉ những gì đang xảy ra mang chiều hướng tiêu cực thay vì tích cực. Các vấn đề này có thể tồn tại đang hiện diện ở bất cứ một lĩnh vực nào. 1.1.2. Tổ chức Tổ chức tức là quy trình sắp xếp, lên kế hoạch và bố trí các công việc, giao quyền hạn và phân phối các nguồn lực của tổ chức sao cho chúng đóng góp một cách tích cực và đạt hiệu quả hoạt động. Để tổ chức một hoạt động cần phân công một cách hợp lý về nhân lực, vị trí, nhiệm vụ và có kế hoạch cụ thể rõ rang nhằm đảm bảo mang lại kết quả tốt nhất 1.1.3. Hoạt động trải nghiệm Hoạt động trải nghiệm coi trọng các hoạt động thực tiễn mang tính tự chủ của học sinh, về cơ bản là hoạt động mang tính tập thể trên tinh thần tự chủ cá nhân, với sự nỗ lực giáo dục giúp phát triển sáng tạo và cá tính riêng của mỗi cá nhân trong tập thể. Đây là những hoạt động giáo dục được tổ chức gắn liền với kinh nghiệm, cuộc sống để học sinh trải nghiệm và sáng tạo. Điều đó đòi hỏi các hình thức và phương pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm phải đa dạng, linh hoạt, học sinh tự hoạt động, trải nghiệm là chính. Nói một cách dễ hiểu hơn là học sinh vừa học tập kết hợp với trải nghiệm thực tế thông qua thực hành, thực nghiệm.

5

Thuyết học tập trải nghiệm ban đầu được đề xuất bởi nhà tâm lý học David Kolb, người đã nêu rõ tầm quan trọng của trải nghiệm đối với quá trình học tập. Kolb định nghĩa học tập trải nghiệm là “Quá trình mà kiến thức được tạo ra thông qua việc chuyển đổi kinh nghiệm. Kết quả của kiến thức là từ sự kết hợp của việc nắm bắt và chuyển đổi kinh nghiệm”. Chu trình học tập Kolb tập trung nhiều vào quy trình học và phong cách học. Theo chu trình học tập Kolb, quá trình học gồm bốn giai đoạn: trải nghiệm cụ thể, quan sát, đánh giá sự việc, khái quát các khái niệm và chủ động thử nghiệm. Trải nghiệm cụ thể giúp cung cấp các thông tin làm cơ sở cho sự đánh giá. Qua đánh giá, chúng ta đồng hoá thông tin thu thập thông qua trải nghiệm và phát triển các lý thuyết mới. Ông cũng lưu ý rằng, những người được coi là “người quan sát” hay còn gọi là người học thụ động thường chỉ tập trung vào việc quan sát, đánh giá sự việc, trong khi đó những “người hành động” tức là người trực tiếp trải nghiệm sẽ có xu hướng thích tham gia vào các hoạt động thử nghiệm một cách chủ động và sẽ nắm bắt bản chất vấn đề từ đó ghi nhớ lâu hơn. 1.1.4 Trường tiểu học Trường tiểu học là trường học mà trẻ em được giáo dục từ độ tuổi khoảng 6-11 tuổi, là bậc học sau mẫu giáo và trước trung học cơ sở. Giáo dục tiểu học là bậc học quan trọng đối với sự phát triển của trẻ em bởi đó là thời gian hình thành nhân cách và năng lực thể chất.Định hướng chính của giáo dục tiểu học tập trung chủ yếu về giá trị bản thân,gia đình,cộng đồng và những thói quen,nề nếp cần thiết trong sinh hoạt,học tập. 1.2. Vị trí, vai trò, tầm quan trọng của Hoạt động trải nghiệm ở trường tiểu học Theo bộ Giáo dục & Đào tạo, hoạt động trải nghiệm tạo cơ hội cho học sinh tiếp cận thực tế, thể hiện cảm xúc tích cực, khai thác những kinh nghiệm đã

6

có và huy động tổng hợp kiến thức, kĩ năng của các môn học để thể hiện những nhiệm vụ được giao hoặc giải quyết những vấn đề của thực tiễn đời sống nhà trường, gia đình, xã hội phù hợp với lứa tuổi. Thông qua đó, chuyển hoá những kinh nghiệm đã trải qua thành tri thức mới, hiểu biết mới, kĩ năng mới góp phần phát huy tiềm năng sáng tạo và khả năng thích ứng với cuộc sống, môi trường và nghề nghiệp tương lai. Trong quá trình thực hành hoạt động trải nghiệm, các em có thể bộc lộ được năng khiếu và cả khuyết điểm. Từ đó , thầy cô ghi nhận và tập trung phát huy, bồi dưỡng cho các em, giúp các em phát huy điểm mạnh và cải thiện dần những mặt còn hạn chế.

Ghi nhớ và hiểu được các khái niệm luôn là điều không dễ dàng với bất kỳ học sinh nào, nhất là đối với học sinh tiểu học, ở độ tuổi này,các em còn chưa biết cách xây dựng phương pháp học tập hiệu quả, cần đến sự phối hợp kèm cặp tận

7

tình của thầy cô giáo và các bậc phụ huynh. Thông qua học tập trải nghiệm, học sinh có cơ hội áp dụng các kiến thức và ý tưởng vào các tình huống thực tế, trong đó học sinh đóng vai trò chủ thể. Đó là một trong những cách hiệu quả nhất để hiểu được bản chất của khái niệm. Ngoài ra, nhiều hoạt động trải nghiệm giúp các học sinh có cơ hội làm việc, học tập cùng nhau, xây dựng tinh thần đoàn kết ham học hỏi.

1.3. Nội dung Hoạt động trải nghiệm ở trường tiểu học Đối với bậc tiểu học, nội dung hoạt động trải nghiệm sang tạo luôn gắn với cuộc sống, tập trung nhiều hơn vào các hoạt động phát triển bản thân, các kỹ năng sống, kỹ năng quan hệ với bạn bè, thầy cô và những người thân trong gia đình. Bên cạnh đó, các hoạt động lao động, hoạt động xã hội và làm quen với một số nghề gần gũi với học sinh cũng được tổ chức thực hiện. Nội dung cơ bản của chương trình Hoạt động trải nghiệm xoay quanh các mối quan hệ giữa cá nhân học sinh với thân ( khám phá bản thân); giữa học sinh với

8

người khác, cộng đồng và xã hội; giữa học sinh với môi trường; giữa học sinh với nghề nghiệp 1.4. Hình thức tổ chức Hoạt động trải nghiệm ở trường tiểu học Nội dung hoạt động trải nghiệm sáng tạo được triển khai qua 4 nhóm hoạt động chính: - Hoạt động phát triển cá nhân; - Hoạt động lao động; - Hoạt động xã hội và phục vụ cộng đồng; - Hoạt động hướng nghiệp. Có nhiều hình thức tổ chức khác nhau chẳng hạn như : hoạt động câu lạc bộ, tổ chức trò chơi tham quan dã ngoại, hoạt động nhân đạo, tổ chức các cuộc thi…. Với mỗi hình thức lại đem đến hiệu quả hoạt động khác nhau : Bảng khảo sát 1: Kết quả khảo sát hiệu quả thực hiện các hình thức của HĐTN ở trường tiểu học Mức độ hiệu quả

TT Các hình thức của HĐTN

Không hiệu quả Số phiế u

Tỉ lệ %

Hiệu quả thấp Số phiế u

Hiệu quả trung bình

Hiệu quả cao

Hiệu quả rất cao

ĐT B

Tỉ lệ %

Số phiế u

Tỉ lệ %

Số phiế u

Tỉ lệ %

Số phiế u

Tỉ lệ %

5

2,4

2,67

7,3

3,2

1

Hoạt động các câu lạc bộ

15

7,3 65

31, 7

102

49, 7

18

8,9

2

Tổ chức trò chơi

5

2,4 30

14, 6

105

51, 2

50

24,4 15

9

3

Tổ chức diễn 15 đàn

7,3 75

36, 6

95

46, 3

17

8,3

4

Tham quan dã ngoại

12

5,9 43

21

77

37, 5

55

5

Tổ chức các hội thi,cuộc thi

9

4,4 52

25, 4

77

37, 5

6

Hoạt động nhân đạo

17

8,3 78

38

83

40, 5

3

1.5

2,6

26,8 18

8,8

3,12

46

22,4 21

10,2 3,09

18

8,8

4,4

9

2,63

1.5. Kiểm tra, đánh giá kết quả Hoạt động trải nghiệm ở trường tiểu học Bảng khảo sát 2. Nhận thức của các bộ giáo viên về mức độ phù hợp của các nội dung hoạt động trải nghiệm (HĐTN) ở trường tiểu học. TT Các nội dung khảo sát

Mức độ đánh giá

ĐTB

Rất không Không phù hợp phù hợp

Trung bình

Phù hợp

Rất phù hợp

Số Tỉ phiếu lệ

Số Tỉ phiếu lệ

Số Tỉ phiếu lệ

%

%

%

Số Tỉ phiế lệ u %

Số Tỉ phiế lệ u %

1

Các hoạt động phát triển bản thân

0

0

0

0

31

15, 1

155

75, 6

19

9,3

3,94

2

Các HĐTN về kĩ năng sống

0

0

5

2, 4

45

21, 9

147

71, 7

8

4

3,77

3

Các HĐTN với 0 mối quan hệ bạn bè,thầy cô,người thân gia đình

0

3

1, 5

37

18, 1

152

51, 2

13

6,2

3,85

4

Trải nghiệm các

7,

21

10

41

20

117

57,

11

5,3

3,43

15

10

hđ gắn với lao động sản xuất 5

Trải nghiệm các HĐ xã hội

3 10

4, 9

,3 12

5, 9

1 35

17, 1

121

59

27

13, 1

-Nhận xét: kết quả đánh giá cho thấy, đa số các nội dung dự kiến triển khai hoạt động trải nghiệm cho học sinh tiểu học là phù hợp,với tỉ lệ đánh giá cao nghiêng về các hoạt động phát triển bản thân (TB 3,94), các hoạt động kĩ năng sống ( TB 3,77), các hoạt động với mối quan hệ bạn bè,thầy cô,người thân gia đình (TB 3,85) *Hạn chế Nhận thấy việc thực hiện công tác quản lí lập kế hoạch tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên được diễn ra ngày một nhiều hơn. Tuy nhiên nhà trường chưa xây dựng cụ thể kế hoạch cho từng năm, chưa xác định mục tiêu một cách rõ ràng để xây dựng những hoạt động phù hợp, một số hoạt động còn chưa được hưởng ứng nhiệt tình, học sinh chưa có tinh thần chủ động tham gia và chưa đem lại hiệu quả cao. Theo tạp chí khoa học số 41/2020, kết quả thực hiện công tác kiểm tra, đánh giá việc tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh ở hầu hết các trường tiểu học theo định hướng phát triển năng lực học sinh được đánh giá ở mức trung bình (điểm trung bình từ 2.38 đến 2.42), tuỳ điều kiện ở từng trường, từng khu vực mà mức độ hiệu quả cũng khác nhau. Với mức sống trung bình tại địa phương, việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm cơ bản còn gặp nhiều khó khăn về phương thức tổ chức và kinh phí.

3,7

11

Quan sát bảng khảo sát 1 ta dễ dàng nhận thấy được nhiên kết quả các hoạt động chưa đạt hiệu quả cao, chỉ dừng lại ở mức trung bình như ta thấy trên bảng số liệu. Các hình thức của HĐTN được đánh giá cần chủ động đổi mới phương pháp và cách thức tổ chức để mang lại kết quả cao hơn 1.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến Hoạt động trải nghiệm ở trường tiểu học 1.6.1. Các yếu tố khách quan - Cơ sở vật chất - Tính chất của hoạt động trải nghiệm - Môi trường giáo dục 1.6.2. Các yếu tố chủ quan - Năng lực giảng dạy, tổ chức hoạt động trải nghiệp của tổ chức giáo dục, giáo viên - Tính tích cực hưởng ứng hoạt động trải nghiệm của học sinh và phụ huynh học sinh -Yếu tố khác II. THỰC TRẠNG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC KIM ĐỒNG 2.1. Đặc điểm nhà trường tiểu học Kim Đồng Trường tiểu học Kim Đồng ( trước 30/4/1975 có tên Nguyễn Trường Tộ, sau này đổi tên thành Hạnh Thông 8 và hiện tại là tiểu học Kim Đồng ) gồm có 2 cơ sở. Cơ sở 1 ở 1A Quang Trung Phường 10 Gò Vấp. Cơ sở 2 ở 323 Quang Trung phường 10 Gò Vấp.

12

-Là tổ chức giảng dạy, học tập và hoạt động giáo dục đạt chất lượng theo mục tiêu, theo chương trình giáo dục của Bộ trưởng bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành - Cở sở vật chất đầy đủ, đội ngũ cán bộ giáo viên có chuyên môn và kinh nghiệm đào tạo 2.2. Thực trạng nhận thức về tầm quan trọng của Hoạt động trải nghiệm - Đa số các thầy cô( khoảng 90%) đều khẳng định việc tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh là vô cùng quan trọng. Các giáo viên coi trọng việc giáo dục trẻ bằng phương pháp cho trẻ tự trải nghiệm khám phá bản thân, giao lưu và thi đua cùng bạn bè đồng trang lứa. Vì vậy mà việc dạy học qua những hoạt động trải nghiệm luôn được các cán bộ giáo viên đưa vào trong quá trình giảng dạy. 2.3. Thực trạng thực hiện các các nội dung của Hoạt động trải nghiệm Trong những năm gần đây, các trường học trên cả nước nói chung và trường học tại địa bàn nói riêng đã tổ chức các hoạt động học tập trải nghiệm cho học sinh tiểu học và được các em học sinh cùng với cả các bậc phụ huynh đón nhận một cách nhanh chóng. *Nội dung 1: Trường tiểu học Kim Đồng đã tổ chức các hoạt động như : ‘‘xếp sách nghệ thuật’’, ‘‘rung chuông vàng’’, ‘‘kể chuyện sáng tạo’’, ‘‘công trình măng non’’v… v.

13

Đây là những hoạt động nhằm giáo dục cho học sinh ôn lại truyền thống 80 năm rèn luyện, cống hiến và trưởng thành của Tổ chức đội thiếu niên nhi đồng. Qua đó góp phần động viên, khích lệ tinh thần thi đua học tập,rèn luyện phấn đấu để trở thành con ngoan trò giỏi, đội viên ưu tú, cháu ngoan Bác Hồ. Điểm hạn chế là phong trào còn chưa được hưởng ứng tham gia nhiệt tình từ tất cả học sinh. Ngoài ra, nhà trường còn tổ chức ‘‘Ngày hội mỹ thuật’’, ‘‘Tết trồng cây’’, các hoạt động mang tính xã hội như quyên góp từ thiện …Nhà trường đã lên kế hoạch tổ chức các hoạt động một cách đa dạng, phù hợp với lứa tuổi học sinh tiểu học, chỉ đạo đảm bảo an toàn cho học sinh trong quá trình diễn ra các hoạt động. Ngoài ra nhà trường còn phát động phong trào quyên góp ủng hộ đồng bào miền Trung, tổ chức thu gom giấy, vỏ bìa cát tông để tái chế thành những sản phẩm nghệ thuật.

14

2.4. Thực trạng các hình thức tổ chức Hoạt động trải nghiệm Xét thấy các hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trường tiểu học Kim Đồng đa phần xoay quanh trường lớp và mang tính tập thể. Trường học chưa tổ chức nhiều hoạt động trải nghiệm mang tính cá nhân để phát triển năng lực riêng cho học sinh, thúc đẩy phát triển năng khiếu các em. Các hình thức tổ chức chưa thu hút được học sinh tích cực tham gia dẫn đến hiệu quả hoạt động chưa cao. 2.5. Thực trạng kiểm tra đánh giá Hoạt động trải nghiệm Hoạt động trải nghiệm của trường tiểu học Kim Đồng về cơ bản được tổ chức hoàn chỉnh và nhận được sự tham gia của các chi đội, các học sinh. Sau các hoạt động trải nghiệm, học sinh có tinh thần đoàn kết, được rèn luyện nề nếp... Tuy nhiên ta có thể nhận xét hoạt động vẫn chưa thực sự thành công vì các hoạt động chủ yếu mang tính tập thể nên chưa thể phát huy được năng lực của từng em. 2.6. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng Hoạt động trải nghiệm 2.6.1. Thực trạng yếu tố khách quan - Cơ sở vật chất của nhà trường và điều kiện của học sinh còn hạn chế trong nhiều hoạt động 2.6.2. Thực trạng yếu tố chủ quan - Đáng mừng là tất cả các chi đội, học sinh đều đoàn kết và cạnh tranh lành mạnh, các em tuân theo quy định của hoạt động, của cuộc thi - Hạn chế: học sinh chưa hiểu được tầm quan trọng của hoạt động trải nghiệm sáng tạo, chưa tích cực tham gia.

15

2.7. Kết luận về thực trạng Trường tiểu học Kim Đồng đã tiến bộ trong việc tổ chức nhiều hoạt động trải nghiệm cho học sinh. Tuy nhiên kết quả các hoạt động chưa đạt hiệu quả cao và chưa được nhiệt tình hưởng ứng. Đối với các trường tiểu học, việc đổi mới và đa dạng hoá các phương thức tổ chức hoạt động trải nghiệm nhằm tạo sự hấp dẫn, hứng thú cho học sinh, các em được trải nghiệm về kiến thức và rèn luyện các kĩ năng mềm. Thông qua đổi mới các hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm, phát triển môi trường học tập, giúp học sinh phát triển toàn diện nhân cách, trở thành thế hệ người trẻ hiểu biết, có trách nhiệm. 3. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC KIM ĐỒNG 3.1. Biện pháp 1: Tổ chức nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý nhà trường, giáo viên, cha mẹ học sinh về hoạt động trải nghiệm trong trường tiểu học theo định hướng phát triển năng lực nhằm giúp nâng cao hiểu biết sâu sắc của hoạt động trải nghiệm bao gồm nhận thức về khái niệm, ý nghĩa, nội dung, ...


Similar Free PDFs