Phương pháp dạy học Toán PDF

Title Phương pháp dạy học Toán
Author Tran Linh
Course tâm lí học giáo dục
Institution Đại học Sư phạm Hà Nội
Pages 11
File Size 174.5 KB
File Type PDF
Total Downloads 128
Total Views 698

Summary

Download Phương pháp dạy học Toán PDF


Description

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN

Tên đề tài: Người thực hiện: Mã học viên: Lớp:

I.MỤC LỤC II. LỜI MỞ ĐẦU III. NỘI DUNG 1. Cơ sở lý luận 1.1 Hình thức tổ chức dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh 1.2 Phương pháp dạy học toán theo định hướng phát triển năng lực học sinh 1.3 Cấu trúc của kế hoạch bài dạy theo định hướng phát triển năng lực học sinh 2. Thực trạng dạy học môn Toán theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh ở trường tiểu học Bùi Thị Xuân –Vũng Tàu 2.1 Giới thiệu về trường tiểu học Bùi Thị Xuân – Vũng Tàu 2.2 Thực trạng dạy học môn Toán theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh ở trường tiểu học Bùi Thị Xuân –Vũng Tàu 2.3 Đánh giá phương pháp dạy học môn Toán theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh ở trường tiểu học Bùi Thị Xuân –Vũng Tàu 2.4 Phương hướng phát triển phương pháp dạy học môn Toán theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh ở trường tiểu học Bùi Thị Xuân –Vũng Tàu Phần 2: III. KẾT LUẬN IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. ĐẶT VẤN ĐỀ Theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 nêu rõ "Giáo dục Toán học hình thành và phát triển cho học sinh những phẩm chất chủ yếu, năng lực chung và năng lực toán học với các thành tố cốt lõi: Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình học toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng các công cụ và phương tiện học toán; phát triển kiến thức, kĩ năng then chốt và tạo cơ hội để học sinh được trải nghiệm, áp dụng toán học vào đời sống thực tiễn, giáo dục toán học tạo dựng sự kết nối giữa các ý tưởng toán học, giữa toán học với các môn học khác và giữa toán học với đời sống thực tiễn''. Từ triển triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018, hiên nay dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh vô cùng quan trọng .Học sinh của trường …. dần cải thiện tình hình học tập theo hướng phát triển năng lực bản thân, biết vận dụng linh hoạt các kiến thức của giáo viên dạy trên lớp để áp dụng làm bài tập, đồng thời học sinh bước đầu xác định được năng lực, sở trường của bản thân nhằm định hướng và lựa chọn nghề nghiêp,b rèn luyện nhân cách. Chính vì vậy trường tiểu học Bùi Thị Xuân –Vũng Tàu đã đưa ra những phương án phát triển việc dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh. Từ đó hướng tới kết quả hình thành và phát triển năng lực học Toán cho học sinh

tiểu học, vai trò giáo viên sẽ chuyển từ dạy học lấy học sinh làm trung tâm sang dạy học lấy hoạt động học của học sinh làm trung tâm. Để nghiên cứu sâu hơn về vấn đề này, em đã tìm hiểu chủ đề: “Thực trạng dạy học môn Toán theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh ở trường tiểu học Bùi Thị Xuân –Vũng Tàu ”

II. NỘI DUNG 1. Cơ sở lý luận 1.1 Hình thức tổ chức dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh a) Hình thức dạy học cá nhân/trên lớp Hình thức dạy học cá nhân có những đặc điểm sau :  Ngoài nghệ thuật phối hợp, điều hành hợp lý các hoạt động của lớp, không thể thiếu sự đóng góp, hỗ trợ từ tài liệu, giáo án, phương tiện dạy học, đặc biệt là phiếu học tập.  Giáo viên nói vừa đủ để hai học sinh nghe, luôn khuyến khích học sinh trình bày ý kiến của mình  Thời gian hướng dẫn một cá nhân không kéo dài(chỉ từ 3-5 phút) để có điều kiện dạy học cho số đông cả lớp Ưu điểm của hình thức dạy học cá nhân đó là :  Giáo viên có thể giúp đỡ học sinh kém.  Tạo sự bình đẳng cho học sinh để phát triển năng lực và sở trường.  Học sinh tích cực hoạt động, tự mình phát hiện ra tri thức.

 Tạo điều kiện cho các em học sinh giỏi học giỏi hơn nữa bằng cách gợi ý, hướng dẫn các bài tập phát triển, các bài tập nâng cao đáp ứng nhu cầu đào tạo. Nhược điểm duy nhất của hình thức dạy học cá nhân đó là :  Trong một số tiết học, khó có thể sử dụng nhiều thời gian cho hình thức dạy học này vì ảnh hưởng đến việc hoàn thành nội dung bài. b) Hình thức tổ chức nhóm Hình thức dạy học theo tổ chức nhóm là hình thức tổ chức dạy học hợp tác, qua đó học sinh được tổ chức để chia sẻ những hiểu biết của mình với bạn học.Hình thức tổ chức dạy học này khai thác trí tuệ của tập thể học sinh, đồng thời học sinh được rèn luyện thông qua hoạt động tập thể. Hình thức dạy học theo tổ chức nhóm có những đặc điểm sau :  Cách thức chia nhóm cho học sinh sao cho phù hợp và linh hoạt, sao cho vừa thuận tiện trong việc theo dõi tổ chức học tập theo nhóm, vừa giúp đỡ học sinh ở các trình độ học tập khác nhau.  Nhóm thường 3 -5 học sinh Ưu điểm của hình thức dạy học theo nhóm đó là :  Học sinh dễ học hỏi lẫn nhau, từng em có thể bộc lộ ý kiến của mình và nghe ý kiến của người khác để có thể hoàn thành nhiệm vụ và hạn chế sự tiếp nhận thụ động từ giáo viên.  Tạo điều kiện cho học sinh cách lắng nghe và học hỏi từ bạn bè để có thể bổ sung vốn kiến thức, làm phát triển vốn hiểu biết của bản thân.  Học sinh phát huy vai trò trách nhiệm trong học tập, điều đó làm phát triển kỹ năng giao tiếp và tích cách của học sinh, gồm việc hợp tác, phối hợp với các bạn khác.

 Khi học sinh làm việc theo nhóm, giáo viên có điều kiện tập trung để quan sát theo dõi hoạt động của từng học sinh, giúp các em giải quyết các khó khăn trong quá trình học tập, khiến hiệu quả dạy học được nâng cao. Nhược điểm duy nhất của hình thức dạy học theo nhóm đó là :  Áp dụng phương pháp này bị hạn chế bởi không gian chật hẹp của lớp học dễ gây ồn, ảnh hưởng tới các lớp học khác.  Do thời gian hạn chế của mỗi tiết học nên tổ chức không hợp lý sẽ làm mất thời gian, bài dạy khó hoàn thành 1.2 Phương pháp dạy học toán theo định hướng phát triển năng lực học sinh a) Phương pháp hỏi đáp Phương pháp hỏi đáp là phương pháp mà giáo viên tổ chức đối thoại giữa giáo viên và học sinh, giữa học sinh với nhau. Dựa trên hệ thống câu hỏi để đưa ra kết luận khoa học hoặc vận dụng vốn hiểu biết để tìm hiểu những vấn đề trong học tập. Phương pháp hỏi đáp có những đặc điểm sau :  Kết hợp kiểm tra bài củ, ôn tập, khai thác vốn hiểu biết  Kích thích suy nghĩ, tìm tòi sáng tạo của học sinh  Giáo viên hỏi học sinh nhằm dẫn dắt các em lĩnh hội tri thức Ưu điểm của phương pháp hỏi đáp :  Tạo nhu cầu nhận thức cho học sinh, các em được tham gia để giải quyết những vấn đề do bài học đặt ra.  Giáo viên nắm được năng lực học tập, trình độ nhận thức cho học sinh, từ đó điều chỉnh hoạt động để nâng cao hiệu quả dạy học.  Khi sử dụng phương pháp hỏi đáp, không khi lớp học sôi động hơn.

 Học sinh tích cực, hứng thú học tập hơn do đó phát triển tư duy độc lập, tích cực nhận thức và năng lực diễn đạt bằng lời của học sinh. Nhược điểm duy nhất của phương hỏi đáp  Việc hỏi đáp không thể thực hiện với tất cả với học sinh do hạn chế thời gian trong một tiết học Quy trình thực hiện phương pháp, trải qua hai bước chính :  Bước 1 : Chuẩn bị Giáo viên chuẩn bị hệ thống câu hỏi đàm thoại dựa trên yêu cầu giáo dục và phù hợp với nội dung bài học, lựa chọn câu hỏi phù hợp với khả năng của học sinh, chuẩn bị thời gian tiến hành, dự kiến phương án trả lời, đưa ra câu hỏi gợi ý  Bước 2 : Tiến hành đàm thoại Giáo viên nêu vấn đề cần đàm thoại cho học sinh lắng nghe và trả lời câu hỏi(giáo viên có thể gợi ý bằng một số câu hỏi để học sinh trả lời), cho học sinh nhận xét và bổ sung ý kiến. Giáo viên lắng nghe câu trả lời của sinh viên sau đó nhận xét và tổng kết lại. b) Phương pháp luyện tập – thực hành Phương pháp luyện tập-thực hành là phương pháp giúp củng cố, bổ sung, làm vững chắc thêm các kiến thức lí thuyết.Ví thế, trong dạy học, bên cạnh việc cho học sinh luyện tập một số chi tiết cụ thể, giáo viên cũng cần lưu ý cho học sinh thực hành phát triển các kỹ năng. Phương pháp luyện tập-thực hành bao gồm những đặc điểm sau :  Luyện tập phải nhằm mục đích, yêu cầu nhất định  Luyện tập phải tiến hành theo một trình tự chặt chẽ

 Phải nắm lý thuyết rồi mới luyện tập và qua luyện tập để hiểu sâu hơn lý thuyết  Luyện tấp phải đảm bảo mức độ khó khăn vừa sức đối với những hoàn cảnh khác nhau và theo nhiều phương án Ưu điểm của phương pháp luyện tập-thực hành  Đây là phương pháp có hiệu quả để mở rộng sự liên tưởng và phát triển các kĩ năng  Luyện tập và thực hành có hiệu quả trong việc củng cố trí nhớ, tinh lọc và trau chuốt các kĩ năng đã học, tạo cơ sở cho việc xây dựng kĩ năng nhận thức ở mức độ cao hơn.  Đây là phương pháp dễ thực hiện và được thực hiện trong hầu hết các giờ học như môn Toán, Thể dục, Âm nhạc,... Nhược điểm của phương pháp luyện tập-thực hành  Luyện tập có xu hướng làm cho HS nhàm chán nếu GV không nêu mục đích một cách rõ ràng và có khuyến khích cao. Dễ tạo tâm lí phụ thuộc vào mẫu, hạn chế sự sáng tạo.  Do bản chất của việc nhắc đi nhắc lại nên HS khó có thể đạt được sự lanh lợi và tập trung, dễ tạo nên sự học vẹt, đặc biệt là khi chưa xây dựng được sự hiểu biết ban đầu đầy đủ. Quy trình thực hiện phương pháp, trải qua năm bước chính : Bước 1 : Xác định tài liệu cho luyện tập và thực hành Bước này bao gồm việc tập trung chú ý của học sinh về một kĩ năng cụ thể hoặc những sự kiện cần luyện tập hoặc thực hành. Bước 2 : Giới thiệu mô hình luyện tập hoặc thực hành Khuôn mẫu để học sinh bắt chước hoặc làm theo được GV giới thiệu, có thể thông qua ví dụ cụ thể.

Bước 3 : Thực hành hoặc luyện tập sơ bộ Học sinh tìm hiểu về tài liệu để luyện tập hoặc thực hàng. Học sinh có thể tự thử kĩ năng của mình và có thể đặt câu hỏi về những kĩ năng đó. Việc nhắc lại sơ bộ có thể được tiến hành trong hoạt động của cả lớp với sự hướng dẫn của giảng viên. Nếu luyện tập hay thực hành một kĩ năng tự động thì mỗi bước cần có lời chỉ dẫn cụ thể. Bài tập loại này cần được tiếp tục cho tới khi nào học sinh biết chính xác phải làm gì và nhận rõ mức độ hoàn thành. Bước 4 : Thực hành đa dạng Giáo đưa ra các bài tập đòi hỏi học sinh phải sử dụng nhiều kiến thức, định lí, công thức, ... Các bài tập càng đa dạng thì học sinh càng có cơ hội rèn luyện kĩ năng, vận dụng các kiến thức khác nhau để giải quyết nhiệm vụ đặt ra. Bước 5 : Bài tập cá nhân Hócinh có thể luyện tập, thực hành những bài tập có trong SGK hoặc SBT hoặc các bài tập tham khảo khác nhằm phát triển kĩ năng giải quyết vấn đề và rèn luyện tư duy. 1.3 Cấu trúc của kế hoạch bài dạy theo định hướng phát triển năng lực học sinh Giáo án (kế hoạch bài học) được điều chỉnh cụ thể hơn so với truyền thống. Có thể có nhiều cấu trúc để thiết kế một giáo án. Dưới đây là một cấu trúc giáo án có các hoạt động và mục tiêu cụ thể đối với bài dạy theo hướng phát triển năng lực học sinh.  Mục tiêu bài học - Nêu rõ yêu cầu học sinh cần đạt về kiến thức, kinh nghiệm, thái độ - Các mục tiêu được biểu đạt bằng động từ cụ thể, có thể lượng hoá được.  Chuẩn bị về phương pháp và phương tiện

- Giáo viên chuẩn bị các thiết bị dạy học (tranh ảnh, mô hình, hiện vật, …), các phương tiện dạy học(máy chiếu, TV, đầu video, máy tính, máy projector…) và tài liệu dạy học cần thiết - Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài học (soạn bài, làm bài tập, chuẩn bị tài liệu và đồ dùng học tập cần thiết).  Tổ chức các hoạt động dạy học - Trình bày rõ cách thức triển khai các hoạt động dạy-học cụ thể. Với mỗi hoạt động cần chỉ rõ:Tên hoạt động ; Mục tiêu của hoạt động; Cách tiến hành hoạt động; Thời lượng để thực hiện hoạt động - Kết luận của giáo viên về: những kiến thức, kinh nghiệm, thái độ học sinh cần có sau hoạt động; những tình huống thực tiễn có thể vận dụng kiến thức, kinh nghiệm, thái độ đã học để giải quyết; những sai sót thường gặp; những hậu quả có thể xảy ra nếu không có cách giải quyết phù hợp; …  Hướng dẫn các hoạt động tiếp nối - Xác định những việc học sinh cần phải tiếp tục thực hiện sau giờ học để củng cố, khắc sâu, mở rộng bài cũ, hoạt động ứng dụng kết quả bài học vào cuộc sống (ở lớp, nhà, cộng đồng; có thể cùng bạn, …) hoặc để chuẩn bị cho việc học bài mới. 2. Thực trạng dạy học môn Toán theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh ở trường tiểu học Bùi Thị Xuân –Vũng Tàu 2.1 Giới thiệu về trường tiểu học Bùi Thị Xuân – Vũng Tàu Trường Tiểu Học Bùi Thị Xuân cũng là một trường tiểu học uy tín và chất lượng tại Vũng Tàu hiện nay. Được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo đến nay, nhà trường đã được đầu tư, xây dựng, sửa chữa nên trường học ngày càng khang trang, sạch đẹp với cac dãy phòng học thân thiện. Mỗi dãy có 2 – 3 tầng và ngay sau trường là khu phòng ăn bán trú rộng rãi, đáp ứng được nhu cầu học tập và rèn luyện của học sinh.

Bên cạnh đó, nhà trường còn được bổ sung thêm các trang thiết bị dạy học hiện đại như: máy tính kết nối mạng, máy chiếu và nhiều trang thiết bị khác.Trong công tác thư viện và thiết bị đồ dùng nhà trường luôn quan tâm đầu tư về số lượng sách, đồ dùng và các thiết bị dạy học hiện đại tạo điều kiện tốt nhất cho giáo viên trong quá trình giảng dạy, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Với đội ngũ và điều kiện cơ sở vật chất tốt, nhà trường không ngừng lớn mạnh về số lượng và nâng cao về chất lượng giảng dạy, học tâp.b 2.2 Thực trạng dạy học môn Toán theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh ở trường tiểu học Bùi Thị Xuân –Vũng Tàu 2.3 Đánh giá phương pháp dạy học môn Toán theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh ở trường tiểu học Bùi Thị Xuân –Vũng Tàu 2.4 Phương hướng phát triển phương pháp dạy học môn Toán theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh ở trường tiểu học Bùi Thị Xuân –Vũng Tàu

III. KẾT LUẬN IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO...


Similar Free PDFs