Tiểu luận quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh của Meat Deli PDF

Title Tiểu luận quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh của Meat Deli
Author Ngọc Mai Huỳnh
Course Kinh te doi ngoai
Institution Trường Đại học Ngoại thương
Pages 29
File Size 417.4 KB
File Type PDF
Total Downloads 326
Total Views 918

Summary

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINHDOANH HÀNG TIÊU DÙNG VÀ GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY MASAN1. Rủi ro và rủi ro trong kinh doanh1.1. Khái niệm rủi ro Rủi ro là một khái niệm phổ biến, hầu như ai cũng có thể biết đến phạm trù này. Tuy nhiên lại không có một quan điểm thống nhất nào về rủ...


Description

1 CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH HÀNG TIÊU DÙNG VÀ GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY MASAN 1.1. Rủi ro và rủi ro trong kinh doanh 1.1.1. Khái niệm rủi ro - Rủi ro là một khái niệm phổ biến, hầu như ai cũng có thể biết đến phạm trù này. Tuy nhiên lại không có một quan điểm thống nhất nào về rủi ro. Những trường phái khác nhau, các tác giả khác nhau đưa ra những định nghĩa rủi ro khác nhau. - Theo trường phái truyền thống: rủi ro được coi là sự không may, tổn thất, mất mát, nguy hiểm, hoặc các yếu tố liên quan đến nguy hiểm, khó khăn, hoặc điều không chắc chắn có thể xảy ra cho con người. - Theo trường phái trung hòa: rủi ro là sự bất trắc có thể đo lường được. Rủi ro có tính 2 mặt: tích cực, tiêu cực. => Rủi ro là khả năng xảy ra biến cố bất thường có hậu quả thiệt hại hoặc mang lại kết quả không mong đợi. 1.1.2. Khái niệm về rủi ro trong kinh doanh - Rủi ro kinh doanh là sự thiệt hại có thể đã lường trước hoặc phần lớn là do không lường trước được của một doanh nghiệp nào đó. - Rủi ro kinh doanh có thể đến từ sự thất bại về kế hoạch kinh doanh hoặc hỗn loạn nhân sự gây ảnh hưởng đến kinh tế của doanh nghiệp. Nói chung, Rủi ro trong kinh doanh của doanh nghiệp là toàn bộ những hoạt động, sự kiện xảy ra trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có khả năng hoặc thực tế đã gây nhiều thiệt hại về mặt lợi ích cho doanh nghiệp.

1.2. Phân loại rủi ro trong kinh doanh 1.2.1. Rủi ro từ môi trường bên trong của doanh nghiệp Xét đến môi trường bên trong của doanh nghiệp, ta có thể chia rủi ro thành 3 loại chính: rủi ro trong quá trình quản trị, rủi ro trong hoạt động marketing và rủi ro trong các hoạt động khác (tài chính, hoạt động đầu vào, sản xuất, hoạt động đầu ra, hoạt động dịch vụ...)

2 -

Rủi ro xuất phát trong quá trình quản trị bao gồm các hoạt động: hoạch định, tổ chức, thúc đẩy, nhân sự và kiểm soát. Nếu trong quá trình quản trị doanh nghiệp không tốt, lựa chọn những phương thức, hướng đi và thực hiện sai dễ xảy ra những mất mát nghiêm trọng, thiệt hại lớn đến doanh nghiệp.

-

Rủi ro trong quá trình marketing bao gồm các hoạt động nghiên cứu thị trường, sản phẩm/ dịch vụ, giá cả, phân phối, quảng cáo và tiếp thị. Rủi ro có thể xảy ra khi mà thực hiện sai hoặc không phù hợp trong các hoạt động trên, dẫn tới quá trình marketing không hiệu quả, doanh nghiệp không thu lại được lợi ích từ nguồn vốn đã đầu tư, gây tổn thất nghiêm trọng.

-

Rủi ro trong các hoạt động khác như tài chính kế toán, sản xuất, hệ thống thông tin. Các hoạt động khác của doanh nghiệp cũng ảnh hưởng trực tiếp đến doanh nghiệp nên trong quá trình thực hiện và sau khi các hoạt động đều có thể sinh ra các rủi ro cho doanh nghiệp.

1.2.2. Rủi ro từ môi trường bên ngoài a. Môi trường vĩ mô -

Rủi ro từ môi trường kinh tế: xảy ra khi khủng hoảng kinh tế, suy thoái, lạm phát hay thay đổi tỷ giá hối đoái. Các yếu tố kinh tế trong và ngoài nước ảnh hưởng trực tiếp đến doanh nghiệp dù doanh nghiệp đó có thực hiện hoạt động kinh doanh quốc tế hay không. Ví dụ lạm phát ảnh hưởng đến tâm lý và mức tiêu dùng của người dân, tỉ giá hối đoái và lãi suất ảnh hưởng đến xuất nhập khẩu, ...

-

Rủi ro do môi trường chính trị do doanh nghiệp bị ảnh hưởng trực tiếp bởi chính trị trong nước khi kinh doanh trong nội địa và ảnh hưởng trực tiếp bởi chính trị trong nước và chính trị của nước đến kinh doanh. Hoạt động chính trị bất ổn định hoặc liên tục thay đổi chính quyền gây đảo lộn đến nhiều hoạt động của các doanh nghiệp, tổ chức.

-

Rủi ro luật pháp được thể hiện ở chỗ luật pháp có thể không phù hợp với sự phát triển của xã hội hay luật pháp thay đổi quá thường xuyên gây nhiều bất cập trong kinh doanh của doanh nghiệp; hoặc luật pháp khác nhau giữa các nước khác nhau gây ra nhiều rủi ro trong hoạt động kinh doanh quốc tế.

3 -

Rủi ro do môi trường văn hóa, xã hội có thể xảy ra khi doanh nghiệp thiếu hiểu biết về các phong tục, tập quán, tín ngưỡng, lối sống, có sự thay đổi các chuẩn mực giá trị, hành vi của con người, nghệ thuật, sự phát triển khoa học công nghệ … của từng vùng trong đất nước hoặc của từng dân tộc (với hoạt động kinh doanh quốc tế) mà dẫn tới những hành xứ không phù hợp, đưa ra những hướng đi không đúng đắn hay cách quản trị nhân lực không phù hợp dẫn đến những thiệt hại, mất mát, mất cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp.

-

Rủi ro xảy ra do môi trường thiên nhiên như các thiên tai, động đất, hạn hán, sương muối, … có thể ảnh hưởng trực tiếp đến tài sản, nhân lực của doanh nghiệp.

-

Rủi ro do môi trường công nghệ: sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, các ứng dụng công nghệ mới (dây chuyền sản xuất, máy móc hiện đại, ...) ảnh hưởng đến chất lượng và giá thành sản phẩm, rút ngắn vòng đời sản xuất và công nghệ, thay đổi nhu cầu về sản phẩm b. Môi trường ngành Xoay quanh một doanh nghiệp đang hoạt động ẩn chứa rất nhiều sự cạnh

tranh, rủi ro đến từ rất nhiều phía, như: -

Rủi ro từ nhà cung cấp: có thể xảy ra các trường hợp như hàng hóa không được giao đúng thời hạn, hoặc không đúng phẩm chất…

-

Rủi ro từ khách hàng: có thể xảy ra khi khách hàng cũ theo doanh nghiệp khác, khách hàng tạo áp lực về giá, thời hạn thanh toán, chất lượng, điều kiện giao hàng, ... lên doanh nghiệp.

-

Rủi ro từ đối thủ cạnh tranh: doanh nghiệp có thể gặp phải rủi ro cạnh tranh khi không bán được hàng hóa, khi các doanh nghiệp sẵn có hoặc các doanh nghiệp mới mở trên thị trường, đối thủ đưa ra các sản phẩm có chi phí thấp hơn, khiến cho quá trình buôn bán hàng hóa trở nên khó khăn hơn.

-

Rủi ro từ sản phẩm thay thế: gây áp lực cho các doanh nghiệp cạnh tranh hiện tại ở các khía cạnh như: giá cả, tính năng, công dụng, mẫu mã mới, xu hướng tiêu dùng mới, ...

4 -

Rủi ro từ đối thủ tiềm ẩn: là các doanh nghiệp chưa hoạt động trong 1 ngành sản xuất kinh doanh nhưng có thể tạo ra cạnh tranh nếu họ quyết định gia nhập ngành.

1.3. Quản trị rủi ro trong kinh doanh 1.3.1. Khái niệm quản trị rủi ro trong kinh doanh Quản trị rủi ro trong kinh doanh là quá trình xử lý các rủi ro thuần túy một cách có hệ thống, khoa học, toàn diện thông qua các hoạt động nhận diện và đánh giá rủi ro, xây dựng và thực thi các kế hoạch phòng ngừa, ngăn chặn rủi ro xảy ra, thực hiện việc kiểm soát, giảm thiểu những tổn thất gây ra cho doanh nghiệp một khi xảy ra rủi ro cũng như dự phòng về tài chính để bù đắp cho các tổn thất đó. 1.3.2. Mục đích và vai trò của quản trị rủi ro trong kinh doanh a. Mục đích Doanh nghiệp dùng các biện pháp quản trị rủi ro để có thể né tránh hoặc tối thiểu hóa tổn thất và hậu quả của rủi ro gây ra trong doanh nghiệp. b. Vai trò Quản trị rủi ro trong kinh doanh đối với một số doanh nghiệp có vai trò hết sức quan trọng. Quản trị rủi ro một cách đúng đắn có thể giúp doanh nghiệp tránh khỏi nguy cơ phá sản, đạt được mục tiêu tối đa hóa doanh thu, cũng như lợi nhuận của doanh nghiệp. Ngoài ra, áp dụng các biện pháp quản trị rủi ro có thể giúp doanh nghiệp tránh được những giảm sút về thu nhập hoặc thiệt hại về tài sản bằng cách ngăn chặn kịp thời các tổn thất. 1.3.3. Nội dung của quản trị rủi ro trong kinh doanh 1.3.3.1. Nhận dạng, phân tích và đo lường rủi ro a. Nhận dạng rủi ro: - Khái niệm: Nhận dạng rủi ro là quá trình xác định liên tục và có hệ thống các rủi ro nảy sinh trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. - Để phát hiện rủi ro, ta cần làm theo bốn bước: định hướng, phân tích tài liệu, phỏng vấn và khảo sát (rõ những thông tin còn thiếu), điều tra trực tiếp.

5 b. Phân tích rủi ro Khái niệm: Phân tích rủi ro là quá trình xác định nguyên nhân gây ra rủi ro cũng như các nhân tố làm gia tăng khả năng xảy ra rủi ro cho doanh nghiệp để tìm ra phương pháp phòng ngừa. Các công cụ phân tích rủi ro một cách hiệu quả có thể kể đến như: bảng hỏi phân tích rủi ro, danh mục các nguy cơ, danh mục các rủi ro được bảo hiểm và các hệ thống chuyên gia. c. Đo lường rủi ro Khái niệm: Đo lường rủi ro là quá trình thu thập số liệu, phân tích, đánh giá theo hai khía cạnh: tần suất xuất hiện rủi ro và mức độ nghiêm trọng của rủi ro, từ đó lập ma trận đo lường rủi ro, chia ra các nhóm theo mức độ nghiêm trọng của rủi ro. Ta có thể đo lường rủi ro bằng phương pháp định tính, định lượng, hoặc dùng cả hai phương pháp trên. Với phương pháp đo lường định lượng. người ta có thể sử dụng hai phương pháp cụ thể là thông qua xây dựng các mô hình tính xác suất xảy ra tổn thất trên cơ sở cá số liệu quá khứ về tổn thất đó hay sử dụng các mô hình giả lập để tích hợp cả những thay đổi của môi trường vào các phân phối xác suất cần xác định. Với phương pháp đo lường định tính thì dựa trên những đánh giá của các chuyên gia để từ đó xếp hạng các rủi ro và đưa ra một báo cáo tổng hợp, áp dụng đối với rủi ro khó lường. 1.3.3.2. Kiểm soát và phòng ngừa rủi ro Khái niệm: Kiểm soát và phòng ngừa rủi ro là việc sử dụng các chiến lược, các chương trình hành động, công cụ, kỹ thuật, ... nhằm ngăn ngừa, né tránh hoặc giảm thiểu những tổn thất, những ảnh hưởng không mong đợi của rủi ro đối với doanh nghiệp. Các biện pháp kiểm soát rủi ro có thể kể đến bao gồm:  Các biện pháp né tránh rủi ro: né tránh những hoạt động hoặc những nguyên nhân làm phát sinh tổn thất, mất mát.

6  Các biện pháp ngăn ngừa tổn thất: cứu vớt những tài sản còn sử dụng được, chuyển nợ, xây dựng các kế hoạch phòng ngừa rủi ro, dự phòng máy móc, thiết bị và phân tán rủi ro.  Các biện pháp chuyển giao rủi ro: chuyển tài sản hoặc hoạt động có rủi ro cho người khác hoặc tổ chức khác, chuyển rủi ro thông qua con đường ký hợp đồng với tổ chức khác hay các biện pháp đa dạng hóa rủi ro.  Các biện pháp đa dạng hóa rủi ro bằng cách hoạt động nhiều lĩnh vực cùng một lúc. 1.4. Giới thiệu về nhãn hang thịt mát MEATDeli của Masan 1.4.1. Khái quát về mặt hàng thịt mát MEATDeli của tập đoàn Masan Vào ngày 23/12/2018, nhân dịp khánh thành tổ hợp chế biến thịt MNS Meat Hà Nam, tập đoàn Masan đồng thời giới thiệu ra thị trường thịt heo mát MEATDeli sản phẩm được chế biến tại đây. Sau một thời gian ngắn tung ra thị trường, thịt heo mát đã được người tiêu dùng Hà Nội chào đón tích cực. Theo báo cáo, thịt mát MEATDeli cháy hàng tại 37 siêu thị Vinmart và chuỗi các cửa hàng trong hệ thống của Masan ngay trong ngày đầu tiên ra mắt dù giá bán cao hơn 15% so với thịt thông thường, tổ hợp phải tăng ca để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng. Những đặc điểm nổi trội của thịt heo mát MEATDeli:  Thịt heo MEATDeli được chế biến, làm mát và đóng gói bằng công nghệ Oxy-Fresh ngay tại nhà máy của tổ hợp chế biến thịt Meat Hà Nam của Masan, nhằm phòng ngừa vi khuẩn xâm nhập.  Thịt heo sẽ luôn được bảo quản liên tục ở nhiệt độ 0-4 độ C từ nhà máy đến tận tay người tiêu dùng, nhằm giữ trọn dưỡng chất cùng độ tươi ngon tối ưu của thịt.  Sử dụng nguyên tắc “nhanh - sạch - lạnh” trong cả chuỗi nhằm đảm bảo người đầu tiên chạm vào miếng thịt và có thể chế biến ngay mà không cần sơ chế lại như các loại thịt nóng hay đông lạnh khác.

7  Thịt heo mát MEATDeli có hạn sử dụng trong vòng 5 ngày, giúp người tiêu dùng có thể yên tâm bảo quản thịt tại nhà trong một vài ngày, không lo về chất lượng sản phẩm bị suy giảm. Quy trình sản suất thịt mát MEATDeli được dựa trên nền tảng 3F - từ trang trại đến bàn ăn:  Chữ “F” đầu tiên - Feed - đại diện cho thức ăn chăn nuôi đạt chuẩn chất lượng: công ty sử dụng sản phẩm cám với công nghệ Bio-zeem vừa góp phần nâng cao năng suất ngành thức ăn chăn nuôi vừa không chứa chất cấm gây hại đến sức khỏe người tiêu dùng.  Chữ “F” thứ hai - Farm - trang trại chăn nuôi heo công nghệ cao ở Nghệ An. Xây dựng từ cuối năm 2016, đây chính là trang trại chăn nuôi lợn công nghệ cao đầu tiên của cả nước đạt tiêu chuẩn Global GAP (Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt toàn cầu). Tại trang trại nuôi heo công nghệ cao của Masan, việc lựa chọn khắt khe nguồn heo khỏe và áp dụng công nghệ nuôi heo khép kín đáp ứng tiêu chuẩn thế giới đã giúp quá trình chăn nuôi hạn chế thấp nhất ảnh hưởng của điều kiện thời tiết lên đàn heo.  Chữ “F” thứ ba - Food - giúp doanh nghiệp hoàn thiện chuỗi giá trị đạm động vật dựa trên mô hình 3F. 1.4.2. Tình hình kinh doanh Sản phẩm thịt mát MEATDeli đã phục vụ cho hơn 700.000 người tiêu dùng thông qua hơn 125 điểm bán tại miền Bắc. Tháng 9/2019, MEATDeli sẽ có mặt tại thành phố Hồ Chí Minh. Các sản phẩm thịt chế biến cũng đã được ra mắt vào nửa cuối năm 2019. Thịt mát MEATDeli sẽ mang lại doanh thu từ 500-1.000 tỷ đồng trong năm 2019, và được kỳ vọng có hơn 500 điểm bán trong năm 2020. Hình 1: Tỷ lệ tăng trưởng MEATDeli trong năm 2019

8

Nguồn:MML CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHÃN HÀNG THỊT MÁT MEATDELI CỦA MASAN 2.1. Rủi ro về hàng hóa Thói quen tiêu dùng thực phẩm thịt của người Việt Nam chủ yếu là thịt nóng, được bày bán trực tiếp ngay sau khi giết mổ. Tuy nhiên theo xu thế tiêu dùng hiện đại, các sản phẩm “thịt mát” được chế biến đảm bảo an toàn vệ sinh dần nhận được sự ủng hộ nhiều hơn từ phía khách hàng. Nhận biết được tình hình đó, một số biện pháp quản lý rủi ro đối với sản phẩm của MEATDeli được thực hiện nhằm phòng tránh những tổn thất không đáng có trong quá trình xâm nhập ngành hàng thực phẩm thịt của nhãn hàng này. Những rủi ro có thể xảy ra đối với hàng hóa của nhãn hàng thịt mát được nhận dạng và phân tích dựa vào cơ chế quản lý rủi ro của chính doanh nghiệp. 2.1.1 Rủi ro về chất lượng hàng hóa Rủi ro về chất lượng của hàng hóa có thể kể đến như: hàng hóa bị ảnh hưởng chất lượng trong các quá trình chế biến, hàm lượng chất dinh dưỡng trong thịt bị giảm hoặc thịt chứa lượng chất bảo quản hoặc chế biến vượt quá quy định vệ sinh an toàn thực phẩm; quá trình đóng gói và vận chuyển từ nơi sản xuất đến nơi phân phối

9 và bảo quản trong quá trình tiêu thụ gặp sai sót ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm; việc xử lý hàng hóa tồn kho ảnh hưởng đến chất lượng hàng hóa mới… MEATDeli là sản phẩm thịt chế biến với tiêu chí là thực phẩm tươi, sạch thì nhãn hàng càng cần tập trung phòng tránh những rủi ro chất lượng vì nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến uy tín của nhãn hàng. Để đối phó với những trường hợp như thế này, MEATDeli thực hiện một quá trình sản xuất và kiểm duyệt nghiêm ngặt, nhằm giảm thiểu tối đa những tổn thất có thể xảy đến. Dưới đây là các biện pháp hạn chế rủi ro của nhãn hàng MEATDeli: 

Sản phẩm thịt mát MEATDeli trải qua ba tuyến kiểm dịch từ khâu thu mua, kiểm nghiệm ngay tại nhà máy và đóng gói kín, luôn giữ ở nhiệt độ 0-4 độ C. o

Tuyến 1: chỉ thu mua lợn khỏe từ các trang trại đã qua kiểm nghiệm và hoàn toàn không nhiễm bệnh, có giấy chứng nhận của Chi cục Thú y.

o

Tuyến 2: phòng xét nghiệm với thiết bị châu Âu vận hành 24/7 ngay tại nhà máy nhằm rà soát và bảo đảm thêm một lần nữa không có lợn bệnh hoặc đang mang mầm bệnh đưa vào nhà máy.

o

Tuyến 3: thịt mát MEATDeli được đóng gói kín ngay tại nhà máy với công nghệ Oxy-Fresh bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm và giảm thiểu khả năng lây nhiễm. Hệ thống bảo quản, lưu thông và phân phối luôn giữ ổn định nhiệt độ thịt từ 0-4 độ C cho sản phẩm tươi ngon khi đến tay người tiêu dùng.



Sản phẩm thịt mát MEATDeli có hạn sử dụng là 5 ngày (kể từ khi cấp đông), điều này đồng nghĩa với việc nhãn hàng cần tính toán kênh phân phối và thị trường cung cấp để tránh việc tồn kho hàng hóa và quá trình xử lý phía sau cùng với việc có thể cung cấp cho người tiêu dùng hàng hóa mới và có hạn sử dụng lâu nhất. Trước bài toán này, MEATDeli nói riêng và Massan nói chung, từ việc nghiên cứu thị trường, có các biện pháp kể đến như: o Thị trường tiêu thụ sản phẩm được lựa chọn là các đô thị phía Bắc (gần với Hà Nam - vị trí nhà máy sản xuất thịt) o Các kênh phân phối là chuỗi cửa hàng thịt kết hợp với bán lẻ. Tuy nhiên thịt chỉ là một mặt hàng chiếm tỷ trọng nhỏ trong doanh số của các cửa hàng bán lẻ hiện đại có thương hiệu kiểu như VinMart, vì thế Massan đã mua lại chuỗi siêu thị và cửa hàng bán lẻ VinMart để đi tắt qua quá trình

10 xây dựng kênh phân phối của riêng mình. Động thái này giúp cho nhãn hàng thịt mát MEATDeli được phân phối nhanh nhất trên thị trường. 2.1.2 Rủi ro về bảo quản hàng hóa  Sử dụng các loại tủ đông, tủ mát đạt tiêu chuẩn chất lượng, đảm bảo nền nhiệt độ và không khí phù hợp cho việc bảo quản thịt.  Từng phần thịt được chia ra đặt trong các hộp sạch tiêu chuẩn có nắp đậy, tránh để thịt tiếp xúc trực tiếp với không khí, bảo đảm sự tươi ngon cho đến khi sử dụng.  Thời hạn sử dụng thịt là 5 ngày, qua thời gian đó thịt sẽ bị đem đi tiêu hủy, hộp thịt có thời hạn khác nhau cũng sẽ được phân loại để đảm bảo người tiêu dùng có thể yên tâm sử dụng sản phẩm. Những rủi ro kể trên có thể coi là tiêu biểu và được tập trung chú ý xử lý từ phía nhãn hàng. Bên cạnh đó, không thiếu những rủi ro phụ đối với hàng hóa (đã biết hoặc chưa biết có thể xảy đến trong quá trình kinh doanh. Việc xây dựng quy trình quản lý và đối phó rủi ro luôn cần được bổ sung, thay thế để phù hợp với quy trình sản xuất và kinh doanh của nhãn hàng.

2.2 Rủi ro từ phía nhà cung cấp Các sản phẩm thịt nóng (thịt tiêu dùng trực tiếp ngay sau giết mổ) Việt Nam chủ yếu được cung cấp bởi các hộ chăn nuôi cá thể (với hơn 3,5 triệu hộ) không đồng đều về số lượng và không đảm bảo nguồn cung cấp liên tục. Một trong số những rủi ro thường gặp ở nhà cung cấp này là họ không trung thành, dễ dàng thay đổi đối tác khi có sự chênh lệch trong giá mua. Điều này gây bất lợi lớn cho những nhà sản xuất quy mô lớn khi thị trường có sự biến động về giá hoặc đối thủ cạnh tranh có hành vi phá hoại ác ý. Đối phó với rủi ro này, Masan - tập đoàn sở hữu nhãn hàng MEATDeli - đưa ra phương án tự phát triển chuỗi cung ứng của mình, nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm. Masan đã xây dựng trang trại tại Nghệ An, để tự phát triển nguồn lợn giống cung cấp cho các hộ chăn nuôi lớn có hợp đồng nuôi gia công. Điều này giúp đảm bảo nguồn cung từ con giống - đảm bảo chất lượng đồng đều, và nguồn cung nguyên liệu liên tục - từ phía những nhà cung ứng được giao kết bằng hợp đồng.

11 Năm 2018, dịch Tả lợn châu Phi gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới thị trường thịt, đặc biệt là thịt lợn - sản phẩm tiêu thụ chính của thị trường Việt Nam. Nhà máy thuộc Tổ hợp chế biến thịt Hà Nam của Masan đặt tại Khu công nghiệp Đồng Văn IV, huyện Kim Bảng, cách xa 1,5km nơi phát hiện ổ dịch, nhưng do nằm trong "vùng bị dịch uy hiếp" theo quy định của Bộ Nông nghiệp nên Masan đã cho tạm ngừng cung cấp thịt heo kể từ ngày 12-4 cho đến khi được thông báo an toàn dịch bệnh tại địa phương. Masan cũng khẳng định kể từ khi Tổ hợp chế biến thịt Hà Nam đi vào hoạt động, Masan luôn áp dụng các biện pháp an toàn sinh học và vệ sinh an toàn thực phẩm cao nhất ngang tầm tiêu chuẩn Châu Âu, luôn cam kết thực hiện mục tiêu đặt sức khoẻ người tiêu dùng hàng đầu và không bao giờ mạo hiểm với các rủi ro tiềm tàng có thể ảnh hưởng tới sức khoẻ người tiêu dùng. Những rủi ro từ phía nhà cung cấp đã được hạn chế một cách tối đa dựa vào kinh nghiệm kinh doanh trong ngành, tuy ảnh hưởng từ yếu tố bên ngoài khiến cho việc cung cấp thị bị đình trệ, nhưng không thể phủ nhận những quyết định sáng suốt của MEATDeli trong việc đảm bảo nguồn cung sản phẩm luôn tươi sạch và chất lượng để đưa đến cho người tiêu dùng các mặt hàng đảm bảo nhất. 2.3. Rủi ro từ đối thủ cạnh tranh 

Đối thủ cạnh tranh ngoài nước: Trung Quốc, Phillipines...

Sức ép từ thịt heo nhập ngoại cũng là một thử thách đối với ngành chăn nuôi heo Việt Nam, bởi Việt Nam hiện nay đã là thành viên của Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) từ năm 2018. Với hiệp định này, thuế nhập khẩu tiến dần về bằng 0 vào năm thứ 10 đối với thịt lợn tươi và năm thứ 8 đối với thịt lợn đông lạnh. 

Đối thủ cạnh tranh trong nước: CPFoods House, Thịt Ngon Quốc Tế La Maison, Thịt heo VIETGAP của Vissan, Organic Foods Distributor, SagriFood, ... 2.3.1. Rủi ro do đối thủ cạnh tranh về giá

 Đứng trước mối lo ngại của người tiêu dùng về sự an toàn của nguồn thịt heo trong nước cũng như mức giá cả “leo thang” của thịt heo nhập khẩu, thương hiệu C.P. Việt Nam sẽ là một lựa chọn hàng đầu cho mọi người tiêu dùng Việt

12 trong việc đ...


Similar Free PDFs