tiểu luận thực trạng ly hôn ở Việt Nam hiện nay PDF

Title tiểu luận thực trạng ly hôn ở Việt Nam hiện nay
Course Phap luat dai cuong
Institution Trường Đại học Giao thông vận tải Thành phố Hồ Chí Minh
Pages 21
File Size 272.5 KB
File Type PDF
Total Downloads 17
Total Views 165

Summary

MỤC LỤC MỞ ĐẦU............................................................................................................... ĐỀ MỤC Trang NỘI DUNG........................................................................................................... 1...............................................


Description

MỤC LỤC ĐỀ MỤC

Trang

MỞ ĐẦU...............................................................................................................1 NỘI DUNG...........................................................................................................4 1.............................................................................................................................4 1.1..........................................................................................................................2 1.2..........................................................................................................................4 1.3..........................................................................................................................5 1.4..........................................................................................................................7 2.............................................................................................................................8 KẾT LUẬN.........................................................................................................11 TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................12

MỞ ĐẦU Lí do chọn đề tài: Quá trình hội nhập đã thúc đẩy nền kinh tế – chính trị – xã hội phát triển một cách mạnh mẽ. Mọi mối quan hệ trong xã hội cũng có sự vận động thay đổi theo xu thế của nó. Gia đình là tế bào của xã hội nên cũng không nằm ngoài những quy luật đó. Xã hội càng phát triển, đời sống nâng cao cùng với sự du nhập những tư tưởng, cách sống mới làm cho mỗi người có một trình độ hiểu biết khác nhau, từ đó cách nhìn nhận, suy nghĩ các vấn đề khác nhau. Vì thế phải có suy nghĩ đúng đắn thì mới gìn giữ được hạnh phúc gia đình. Bác Hồ đã từng dạy: “Quan tâm đến gia đình là đúng và nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, xã hội tốt thì gia đình càng tốt. Gia đình tốt thì xã hội mới tốt. Hạt nhân của xã hội là gia đình”. Trước hết, trong mỗi chúng ta đều phải hiểu được ý nghĩa của gia đình. Gia đình là tập hợp những người quen thuộc, thân thương gần gũi với chúng ta, gia đình chính là một cách thức tổ chức sống nhỏ nhất trong xã hội, trong gia đình có mối liên kết với nhau từ quan hệ huyết thống hoặc nuôi dưỡng. Tại Luật hôn nhân và gia đình cũng có giải thích khái niệm về gia đình như sau: “Gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ giữa họ với nhau theo quy định”. Đó là cái nôi hình thành nhân cách, giáo dục phẩm chất, đạo đức ý chí, tính cách để giữ gìn trật tự, kỷ cương xã hội, tôn ty, gia phong. Sự hình thành văn hóa gia đình là sự kế thừa tiếp nối văn hóa truyền thống, mặt khác không chối bỏ các giá trị văn hóa hiện đại. Như đã được đề cập, con người luôn có trình độ hiểu biết, cách nhìn nhận và giải quyết vấn đề khác nhau, từ đó sinh ra những quan điểm khác nhau, thậm chí trái ngược nhau. Không phải gia đình nào cũng ấm êm, các cặp vợ chồng cũng có lúc “cơm không lành, canh không ngọt”. Khi hôn nhân không còn thể 1

duy trì được thì họ chọn phương án cuối cùng là ly hôn. Đây là vấn đề vô cùng phức tạp và nhạy cảm. Trên thực tế, tỉ lệ ly hôn ở nước ta đang ngày một tăng. Cuộc điều tra do Bộ Văn hoá Thể thao & Du lịch, phối hợp với Tổng cục Thống kê, với sự hỗ trợ của UNICEF cho thấy, số vụ ly hôn đang tăng nhanh với nhiều những mâu thuẫn khác nhau đã gây ảnh hưởng xấu cho xã hội, dẫn đến thực trạng suy giảm về đạo đức, lối sống, bạo lực trong gia đình ngày càng trở nên phổ biến. Trước thực trạng đáng lo ngại và những tác hại của ly hôn đối với xã hội. Với mong muốn tìm rõ hơn về nguyên nhân chủ quan và khách quan của các vụ ly hôn, từ đó tìm ra giải pháp để hạn chế, khắc phục tình trạng ly hôn đang diễn biến căng thẳng. Chúng em đã cùng nhau xây dựng đề tài: “Thực trạng ly hôn ở nước ta trong giai đoạn hiện nay – Thực trạng và giải pháp” để nghiên cứu, đưa ra tình huống và cách giải quyết vấn đề tối ưu nhất, góp phần xoa dịu vấn đề đang diễn biến rất căng thẳng này. Mục tiêu:  Nghiên cứu những vấn đề khái quát chung của ly hôn: khái niệm ly hôn, căn cứ ly hôn và  Nghiên cứu những vấn đề về căn cứ ly hôn, rút ra những nhận xét về căn cứ ly hôn, những ưu điểm và hạn chế của quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình Việt Nam.  Nghiên cứu phân tích thực trạng về việc thực hiện các căn cứ ly hôn của các quy định của pháp luật thông qua một số vụ án điển hình, đồng thời đưa ra những giải pháp. Đối tượng nghiên cứu: Luật hôn nhân và gia đình và các văn bản pháp luật có liên quan đến vấn đề ly hôn. Với việc nghiên cứu về các nguyên nhân theo thống kê của những 2

năm gần đây. Từ đó đưa ra những tình huống thực tiễn và giải pháp để khắc phục tình trạng này. Phương pháp nghiên cứu: Để hoàn thành đề tài tiểu luận này tôi đã sử dụng một số phương pháp sau: • Phương pháp sưu tầm và tổng hợp tài liệu: Đây là phương pháp được vận dựng nhiều nhất khi thực hiện đề tài này và cũng tham khảo rất nhiều nguồn tài liệu như các loại sách có liên quan, các bài báo, bài viết trên tập chí và trên mạng internet. Từ các nguồn tài liệu tham khảo tác giả đã trích dẫn và tổng hợp thành một bài hoàn chỉnh. • Phương pháp luận vấn đề: Đây là một phương pháp vô cùng quan trọng trong nghiên cứu. Với đề tài này, từ việc nghiên cứu những quan điểm chung nhất của thực trạng ly hôn ở nước ta, qua đó hiểu rõ hơn về luật hôn nhân. • Phương pháp phân tích, phương pháp hệ thống và phương pháp so sánh. Kết cấu bài tiểu luận: Phần mở đầu 1. Cơ sở lý luận 1.1. Khái niệm ly hôn 1.2. Sơ lược lịch sử chế định ly hôn trong pháp luật Việt Nam qua các giai đoạn phát triển 2. Cơ sở thực tiễn 2.1. Thực trạng 2.2. Đánh giá về thực trạng 2.3. Nguyên nhân và giải pháp Kết luận

3

NỘI DUNG 1. Cơ sở lý luận: Khái niệm ly hôn: Ly hôn (hay ly dị) là chấm dứt quan hệ hôn nhân do Tòa án quyết định theo yêu cầu của vợ hoặc của chồng hoặc cả hai vợ chồng, hủy bỏ các trách nhiệm pháp lý và trách nhiệm của hôn nhân và các ràng buộc dân sự khác. Tòa án là cơ quan duy nhất có trách nhiệm ra phán quyết chấm dứt quan hệ hôn nhân của vợ chồng. Phán quyết ly hôn của Tòa án thể hiện dưới hai hình thức: bản án hoặc quyết định. Nếu hai bên vợ chồng thuận tình ly hôn thỏa thuận với nhau giải quyết được tất cả các nội dung quan hệ vợ chồng khi ly hôn thì toà án công nhận ra phán quyết dưới hình thức là quyết định. Nếu vợ chồng có mâu thuẫn, tranh chấp thì Tòa án ra phán quyết dưới dạng bản án ly hôn. 1.2. Sơ lược lịch sử chế định ly hôn trong pháp luật Việt Nam qua các giai đoạn phát triển 1.2.1. Quan điểm về ly hôn và căn cứ ly hôn trong thời kỳ phong kiến ở Việt Nam Xã hội phong kiến ở Việt Nam trải dài hàng ngàn năm. Trong các quan hệ xã hội, đặc biệt đối với các quan hệ hôn nhân và gia đình, tư tưởng nho giáo với những lễ giáo được thể chế trở thành pháp luật.Những phong tục, truyền thống, đạo đức tốt đ…p được lưu truyền thì định kiến phong kiến “ trọng nam, khinh nữ”- bản chất xã hô ‡i cũng được duy trì . Bộ luật Hồng Đức (Quốc triều hình luật thời Nhà Lê) và Bộ luật Gia Long (thời nhà Nguyễn) là hai đạo luật của xã hội phong kiến ở Việt Nam (được khảo cứu còn nguyên v…n cho đến ngày nay), khi quy định về căn cứ ly hôn đã dựa trên cơ sở lỗi của vợ, chồng. Theo quy định của điều 388 về “thất xuất” của Bộ luật Hồng Đức, người chồng buộc phải bỏ vợ(ly hôn) nếu không bỏ vợ thì pháp luât‡ cũng sẽ bắt buô ‡c họ phải bỏ vợ, khi 4

người vợ bị vô tử (không có con), đa ngôn (lắm lời), ghen tuông, gian dâm với kẻ khác (ngoại tình, không chung thủy), có hành vi trộm cắp, bất kính với cha, m… chồng, bị ác tật; trường hợp vợ cả, vợ lẽ phạm vào điều nghĩa tuyệt (thất xuất) mà người chồng giấu diếm, không bỏ (ly hôn) thì bị xử tội biếm, tùy theo mức đô ‡ nặng nh… mà xét xử. Đối với lỗi của người chồng, Bộ luật Hồng Đức quy định:” Phàm chồng đã bỏ lửng vợ 05 tháng không đi lại (vợ được trình quán sở tại và xã quan làm chứng) thì mất vợ. Nếu vợ đã có con, thì cho hạn một năm. Vì việc quan phải đi xa thì không theo luật này. Nếu đã bỏ vợ mà lại ngăn cấm người khác lấy vợ cũ thì phải tội biếm”. Quy định về nôi‡ dung căn cứ ly hôn của Bộ luật Hồng Đức phản ánh xã hội và quan điểm lập pháp của nhà nước phong kiến ở Việt Nam thời kỳ này: Phân biệt đối xử giữa vợ và chồng sâu sắc; thường chỉ có người chồng mới thực hiện được quyền ly hôn vợ, còn người vợ thường không thực hiện được quyền ly hôn của mình. Nội dung của căn cứ ly hôn thể hiện sự bất bình đẳng giữa vợ và chồng, bởi chỉ thừa nhân‡ quyền bỏ vợ đơn phương từ phía người chồng. 1.2.2. Quan điểm về ly hôn và căn cứ ly hôn trong thời đại hiê nF nay Việt Nam Căn cứ ly hôn là những tình tiết (hay điều kiện) được quy định trong pháp luật mà khi có đủ những tình tiết đó Toà án mới xử cho ly hôn Không phải bất kỳ tình tiết nào cũng được coi là căn cứ ly hôn mà phải được quy định trong văn bản pháp luật. Khi giải quyết ly hôn, để đánh giá đúng thực chất của sự việc, cần phân biệt căn cứ ly hôn theo luật với ly do, động cơ xin ly hôn của đương sự. Lý do ly hôn là cái cớ đương sự dựa vào đó để yêu cầu Toà án cho ly hôn. Động cơ xin ly hôn là trạng thái tâm lý bên trong thúc đẩy đương sự xin ly hôn.

5

Kế thừa và phát triển từ Luât‡ hôn nhân và gia đình năm 1959, Luât‡ hôn nhân và gia đình năm 1986, Luâ ‡t hôn nhân và gia đình năm 2000, thì luât‡ Hôn nhân và Gia đình năm 2014, ly hôn có trường hợp sau: Mô ‡t là: Thuân‡ tình ly hôn được quy định tại điều 55, điều này được giữ nguyên như điều 90 tại Luâ ‡t hôn nhân và gia đình năm 2000: “Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn; nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn.” Điều 56 đã được sửa đổi, bổ sung dựa trên cơ sở điều 91 Luât‡ hôn nhân và gia đình năm 2000. Theo đó,bổ sung quy định: mô ‡t trong hai người là vợ hoăc‡ chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải không thành tại Tòa án thì Tòa án sẽ xem xét căn cứ về viê ‡c nếu vợ hoăc‡ chồng có hành vi bạo lực gia đình hoă ‡c những hành vi vi phạm nghiêm trọng đến quyền và nghĩa vụ của vợ, chồng khiến cho đời sống hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng bế tắc, đời sống chung không thể tiếp tục kéo dài, không có nghĩa đơn thuần là tình yêu không còn nữa mà muốn nói đến một thực trạng trong gia đình khi mâu thuẫn giữa vợ chồng đã trở nên sâu sắc, nghiêm trọng đến mức không thể hàn gắn, cứu vãn được nữa. Tình trạng đó sẽ làm ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của gia đình và ảnh hưởng đến việc nuôi dưỡng giáo dục con cái. Trong trường hợp vợ hoăc‡ chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án sẽ giải quyết cho ly hôn. Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia. Mà điều 2 khoản 51 đã quy định: “Cha, m…, người thân thích khác có 6

quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.” Như vậy, trong quá trình xây dựng gia đình xuất hiện mâu thuẫn tư nhiều lý do khác nhau, làm cho mục đích hôn nhân không đạt được thì ly hôn là một giải pháp tích cực nhằm viê ‡c giải thoát cho vợ và chồng để mỗi bên tự đi tìm và xây dựng cho mình hạnh phúc mới Luâ ‡t hôn nhân và gia đình năm 2014 đã quy định rõ ràng, cụ thể hơn về căn cứ ly hôn: điều 55 là thuân‡ tình ly hôn, điều 56 là về ly hôn theo yêu cầu của mô ‡t bên. Pháp luâ ‡t đã quy định mô ‡t cách cụ thể, chi tiết về quyền và nghĩa vụ của các bên trước khi ly hôn cũng như các căn cứ để Tòa án xác định tình trạng hôn nhân để đưa tới quyết định ly hôn. Hơn thế nữa Luât‡ hôn nhân gia đình năm 2014 ( điều 55 và 56) đã quy định căn cứ ly hôn theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin. Luât‡ hôn nhân và gia đình trước nay không quy định những căn cứ ly hôn riêng biê ‡t mà quy định căn cứ ly hôn chung nhất, dựa vào bản chất của quan hê ‡ hôn nhân đã tan vỡ. Nhưng với Luâ ‡t hôn nhân và gia đình 2014 đã có sự lồng ghép, bổ sung quy định về căn cứ ly hôn vào quy định về thuân‡ tình ly hôn cũng như ly hôn theo yêu cầu của mô ‡t bên. Tóm lại, chúng ta có thể thấy được rằng pháp luât‡ hôn nhân gia đình nói chung và pháp luâ ‡t về các căn cứ ly hôn nói riêng, từ những năm 1945 đến hiên‡ nay, các căn cứ ly hôn đã được sửa đổi, cải biên, bổ sung để trở nên hoàn thiê ‡n hơn, phù hợp với từ thời kỳ lịch sử của đất nước. Căn cứ ly hôn được quy định trong Luâ ‡t hôn nhân và gia đình năm 2014 là tiến bô nhất, bởi vì các quy định về ‡ căn cứ ly hôn đã được quy định chi tiết rõ ràng hơn đối với từng trường hợp. 2. Cơ sở thực tiễn: 2.1.

Thực trạng: 7

Trong những năm gần đây, kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển, dân trí và mức sống của người dân ngày càng nâng cao. Song, nước ta cũng phải chịu nhiều ảnh hưởng của mặt trái xã hội. Tiêu biểu được nói trong bài này là tình trạng hôn nhân của nhiều cặp vợ chồng trở nên căng thẳng, gay gắt dẫn đến nhiều vụ ly hôn sau này. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, số vụ ly hôn đã xét xử phân theo địa phương và phân theo cấp xét xử từ năm 2013 đến năm 2018 có xu hướng tăng nhanh. Nếu năm 2013 chỉ có 18.308 vụ ly hôn thì đến năm 2018 đã tăng đến 28.076 vụ. Kết quả Tổng điều tra năm 2019 cho thấy, tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên đã ly hôn hoặc ly thân là 2,1%, tăng so với năm 2009 là 1,4%. Bất kì cặp vợ chồng nào tiến tới hôn nhân đều mong được hạnh phúc, nhưng khi những rạn nứt bắt đầu xuất hiện thì giải pháp mà họ chọn là ly hôn. Theo nghiên cứu của các nhà xã hội, có bốn nguyên nhân chính dẫn đến ly hôn: Mâu thuẫn về lối sống (28%), ngoại tình (25%), kinh tế (13%), bạo lực gia đình (7%). Lấy thống kê từ một thành phố đông dân - Thành phố Hồ Chí Minh, theo Trung tâm tư vấn đào tạo tâm lý thể chất chỉ ra rằng hiện nay cứ bình quân 2,7 cặp kết hôn thì có 1 cặp ly hôn. Độ tuổi ly hôn dưới 30 chiếm tỉ lệ cao và năm sau luôn tăng hơn năm trước. Theo Viện Nghiên cứu Gia đình và Giới, khu vực Tây Nam Bộ, giai đoạn 2009-2017, ở khu vực đô thị, phụ nữ có thể ly hôn ngay cả tuổi trung niên để bắt đầu cuộc sống mới và nhiều phụ nữ đô thị ly hôn ở độ tuổi rất cao (ly hôn ở tuổi 30 - 32 với tỷ lệ khoảng 6%). Ở nông thôn, phụ nữ càng trẻ tuổi càng có xu hướng ly hôn sớm hơn phụ nữ ở đô thị, nông thôn trở nên cởi mở và tự do hơn về hôn nhân và gia đình (ly hôn ở tuổi 26 - 30 với tỷ lệ khoảng 7% ). Nam giới ở đô thị cũng ly hôn ở độ tuổi cao nhiều hơn so với nam giới khu vực nông thôn, thể hiện chủ nghĩa cá nhân mạnh hơn ở khu vực đô thị. Tác động của hiện đại 8

hóa đang tăng lên cả ở nông thôn và đô thị khi xem xét tuổi ly hôn của phụ nữ và nam giới. Ở Bạc Liêu, tại Tòa án Nhân dân thị xã Giá Rai, có 661 vụ ly hôn/1.296 vụ án. Ở các huyện nông thôn, tỷ lệ này cũng ngày càng gia tăng. Đa số vụ ly hôn trong các gia đình trẻ tăng nhanh chóng, trên 60% số vụ ly hôn thuộc về các cặp vợ chồng dưới 30 tuổi, nhiều vụ ly hôn khi mới kết hôn từ 1 đến dưới 5 năm. Nhiều cặp vợ chồng trẻ đưa nhau ra tòa ly hôn một cách rất vui vẻ, xem như kết thúc một mối quan hệ trên mức bạn bè và đường ai nấy đi. Ta thấy, số vụ ly hôn ngày càng trẻ hóa. Một nghiên cứu riêng của Viện Khoa học và Xã hội Việt Nam cho biết thêm rằng 60% số vụ ly hôn là của các cặp vợ chồng trẻ có độ tuổi từ 23 đến 30 tuổi trong khi 70% số cặp ly hôn có cuộc sống hôn nhân từ 1 đến 2,7 năm. Việc hôn nhân tan vỡ không chỉ làm ảnh hưởng đến cuộc sống của gia đình, người thân mà còn gây nhiều hệ lụy cho xã hội. Sau những cuộc hôn nhân không thành là những đứa trẻ phải chịu thiệt thòi, sống trong cảnh thiếu tình thương và sự chăm sóc, nuôi dưỡng của cha, m…. 2.2.

Đánh giá về thực trạng:

Tháng 10/2015 2015 bà Lê Hoàng Diệp Thảo gửi đơn ly hôn ra tòa do thời gian dài vợ chồng xảy ra nhiều mâu thuẫn. Sau nhiều năm thụ lý giải quyết, đến ngày 20/02/2019, TAND cấp cao tại TP.HCM mở phiên xử sơ thẩm nhưng bị ông bà kháng cáo. Ngày 5/4 bà Thảo nộp đơn kháng cáo. Theo đó, bà kháng cáo toàn bộ bản án và bày tỏ nguyện vọng đoàn tụ với ông Vũ, dù bà là người đứng nguyên đơn trong vụ ly hôn. Ngày 5/12/2019 TAND cấp cao TP.HCM mở phiên tòa xét xử phúc thẩm vụ án tranh chấp hôn nhân gia đình của vợ chồng vua cà phê Trung Nguyên giữa ông Đặng Lê Nguyên Vũ và bà Lê Hoàng Diệp Thảo. Bản án tuyên xử công nhận thuận tình ly hôn giữa bà Thảo và ông Vũ. Về cấp dưỡng, bà Thảo được quyền nuôi bốn người con, ông Vũ cấp dưỡng nuôi các con chung 10 tỷ/năm từ năm 2013 đến khi học xong đại học. 9

Về tài sản, tòa giao ông Vũ sở hữu các bất động sản và toàn bộ cổ phần tại các công ty trong Tập đoàn Trung Nguyên, gồm toàn bộ số cổ phần của ông bà trong công ty thuộc Tập đoàn Trung Nguyên, tương đương với hơn 5.700 tỉ đồng… Về bất động sản, tòa giao ông Vũ sở hữu toàn bộ sáu căn nhà và đất mà ông Vũ đang quản lý và sử dụng có giá trị 350 tỉ đồng tại TP.HCM, TP Nha Trang (Khánh Hòa) và TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk). Tòa giao bà Thảo sở hữu số bất động sản trị giá gần 376 tỉ đồng tại TP.HCM và TP Đà Nẵng, cùng số tài sản là tiền, vàng, các loại ngoại tệ đang gửi ngân hàng, tổng cộng là 1.764 tỉ đồng. Ông Vũ phải thanh toán chênh lệch tài sản cho bà Thảo gần 1.224 tỉ đồng. Tòa phúc thẩm ghi nhận sự tự nguyện của ông Vũ để lại tài sản của mình tại Công ty TNHH Trung Nguyên International - TNI tại Singapore cho bà Thảo. Tuy nhiên, theo đánh giá, bản án có một số sai sót và vi phạm thủ tục tố tụng: Thứ nhất, về quan hệ hôn nhân, vào ngày 05/04/2019, bà Thảo nộp đơn kháng cáo, muốn được đoàn tụ với ông Vũ nhưng ông Vũ không đồng ý. Do đó, bà Thảo và ông Vũ không còn là thuận tình ly hôn. Tòa án cấp phúc thẩm vẫn công nhận thuận tình ly hôn là sai. Thứ hai, các chứng thư và báo cáo kết quả thẩm định giá đối với Công ty cổ phần Tập đoàn Trung Nguyên phát hành ngày 25-6-2018, đến ngày xét xử sơ thẩm (ngày 20-2-2019) đã hết hiệu lực. Tòa phúc thẩm không định giá lại mà vẫn lấy kết quả thẩm định giá hết hiệu lực để chia tài sản. Thứ ba, trong các tài khoản tại Ngân hàng xuất nhập khẩu Việt Nam có tên ông Lê Hoàng Văn (anh bà Thảo) nhưng tòa án hai cấp không làm rõ nguồn gốc số tiền (1.400.269 GBD và 7.350.000 USD). Tòa hai cấp không làm rõ quá trình quản lý, sử dụng, tài sản hiện tại còn bao nhiêu, ai là người quản lý… mà vẫn xác định là tài sản chung của vợ chồng và chia cho bà Thảo số tiền này là không đúng. 10

Thứ tư, Việc tòa hai cấp xem xét việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung của vợ chồng là cổ phần trong Tập đoàn Trung Nguyên chia cho ông Vũ phần nhiều hơn, chia cho bà Thảo ít hơn ông Vũ 20% giá trị cổ phần trong tập đoàn là không đảm bảo quyền lợi của bà Thảo Thứ năm, Về tài sản là tiền, vàng gửi ngân hàng, đại diện của ông Vũ xác định tổng số tiền yêu cầu phản tố là 1.764 tỉ đồng. Tuy nhiên, tòa án không yêu cầu bị đơn cung cấp căn cứ để tính ra số tiền trên mà đã công nhận số tiền do bị đơn khai tại phiên tòa là chưa có căn cứ vững chắc. Từ tình huống trên, chúng ta có thể nhận thấy thực trạng ly hôn của nước ta hiện nay là vấn đề đáng báo động về số lượng ly hôn và cả những hậu quả tiêu cực mà nó mang lại. Và từ đâu mà việc ly hôn trở nên phổ biến như vậy. Từ đó chúng ta cần đặt ra yêu cầu cấp bách là cần nghiên cứu toàn diện các nguyên nhân để đề ra giải pháp hữu hiệu nhằm hạn chế tình trạng ly hôn ở giai đoạn hiện nay. Ai cũng hiểu rằng ly hôn đồng nghĩa với việc hai người không còn duy trì quan hệ vợ chồng, được tự do lựa chọn cuộc sống mới cho mình. Và những “hệ lụy” mà ly hôn đem lại cũng là điều dễ dàng nhận thấy. “Nạn nhân” đầu tiên và bị ảnh hưởng nặng nề nhất từ việc ly hôn chính là những đứa con. Dù ở bất cứ lứa tuổi nào, dù cha m… có chia tay nhau trong hoàn cảnh nào thì đứa trẻ cũng bị ảnh hưởng nhất định tới cuộc sống, tâm lý. Theo nghiên cứu của Tiến sĩ Nguyễn Minh Hòa (giảng viên trường đại học KHXH và NV thành phố HCM), trên 70% gia đình trẻ tan vỡ khi đã có con khiến cho mỗi năm có tới 50.000 trẻ em chịu cảnh...


Similar Free PDFs