Tiểu luận Triết học - Grade: 9 PDF

Title Tiểu luận Triết học - Grade: 9
Author Lê Nhật Quyên
Course Triết học
Institution Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
Pages 30
File Size 459 KB
File Type PDF
Total Downloads 626
Total Views 818

Summary

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TPỒ CHÍ MINHKHOA KHOA HỌC XÃ HỘI--  --ĐỀ TÀI KIỂM TRAMÔN TRIẾT HỌC MÁC-LÊNINLÝ LUẬN KẾT HỢP CÁC MẶT ĐỐI LẬP VÀ VẬN DỤNGVÀO VIỆC GIẢI QUYẾT MÂU THUẪN NẢY SINHGV: TSần Nguyên KýSVTH : Lê Nhật QuyênLớp: DH46MRCMSSV: 31201025783Hồ Chí Minh, ngày 18 th...


Description

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH

KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI ---ĐỀ TÀI KIỂM TRA MÔN TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN LÝ LUẬN KẾT HỢP CÁC MẶT ĐỐI LẬP VÀ VẬN DỤNG VÀO VIỆC GIẢI QUYẾT MÂU THUẪN NẢY SINH

GV:

TS.Trần Nguyên Ký

SVTH : Lê Nhật Quyên Lớp:

DH46MRC02

MSSV: 31201025783 Hồ Chí Minh, ngày 18 tháng 4 năm 2021

1

2

LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến thầy TS.Trần Nguyên Ký -giảng viên môn Triết học Mác-Lênin của lớp MRC02. Cảm ơn UEH đã giúp em có cơ hội được học tập bởi một giảng viên tâm huyết và yêu nghề như thầy. Trong quá trình học tập và tìm hiểu bộ môn này, em đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ, hướng dẫn tận tình của thầy và được thầy truyền cảm hứng rất nhiều qua từng bài giảng. Qua từng buổi học, thầy đã giúp em tích lũy thêm nhiều kiến thức và có cái nhìn đa chiều hơn về môn học này cũng như có cái nhìn sâu sắc và hoàn thiện hơn trong cuộc sống. Từ những kiến thức quý báu và sâu rộng mà thầy truyền đạt, em đã dần trả lời được những câu hỏi của cuộc sống theo quan niệm Triết Học Mác – Lênin . Thông qua bài tập này, em xin trình bày phần trả lời cho câu hỏi: “ Bạn hiểu thế nào về kết hợp các mặt đối lập. Vận dụng lý luận này vào việc giải quyết mâu thuẫn nảy sinh” gửi đến thầy. Có lẽ kiến thức là vô hạn mà sự tiếp nhận kiến thức của mỗi con người là hữu hạn, luôn tồn tại những hạn chế nhất định. Do đó, trong quá trình làm bài tập này có lẽ em sẽ khó tránh khỏi sự thiếu sót. Bản thân em rất mong được nhận những góp ý từ thầy để bài tập của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn thầy Trần Nguyên Ký và cuốn sách: “SỰ KẾT HỢP CÁC MẶT ĐỐI LẬP TRONG THỜI KÌ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY”. Đây là nguồn tài liệu tham khảo vô cùng quý giá, là tiền đề để em hoàn thành được bài tập và có cái nhìn rõ nét hơn về sự thống nhất của các mặt đối lập nói riêng và về môn Triết học nói chung. Đây là cuốn sách có giá trị sâu sắc, nhân văn về mọi mặt và chứa đựng trong đó những ý nghĩa thực tiễn lớn lao. Và nó có được như vậy là nhờ sự tài giỏi và tâm huyết của tác giả Trần Nguyên Ký. Cuối lời, em xin kính chúc thầy luôn nhiều sức khỏe, hạnh phúc, thành công trong cuộc sống và sự nghiệp giảng dạy. 3

PHẦN MỞ ĐẦU Mâu thuẫn là điều tất yếu trong đời sống của chúng ta. Ta có thể bắt gặp những mâu thuẫn trong mọi khía cạnh của cuộc sống: tự nhiên, xã hội và tư duy con người. Trong lĩnh vực kinh tế, mâu thuẫn được thể hiện như giữa cung và cầu, thu nhập và chi tiêu hoặc là trong cuộc sống hằng ngày như giữa yêu và ghét, vui và buồn…Mâu thuẫn mãi trường tồn theo thời gian tồn tại của sự vật. Qua nghiên cứu lý luận về mâu thuẫn biện chứng trong triết học cho thấy: Muốn phát hiện bản chất của mọi sự vận động và phát triển thì cần phải phân tích được mâu thuẫn vốn có của sự vật. Từ đó, giải quyết mâu thuẫn chính là giải quyết vấn đề động lực của sự phát triển, sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập là nguồn gốc của sự vận động và phát triển, làm cho cái cũ mất đi và cái mới ra đời thay thế. Điều đó đã được V.I.Lenin khẳng định rằng: “Sự phát triển là một cuộc đấu tranh giữa các mặt đối lập”. Chính vì vậy, việc nắm được sự kết hợp giữa các mặt đối lập để vận dụng vào cuộc sống đời thường, giải quyết các mâu thuẫn nảy sinh rất quan trọng. Quy luật mâu thuẫn là quy luật quan trọng nhất của phép biện chứng duy vật và là “hạt nhân” của phép biện chứng duy vật vì nó vạch ra nguồn gốc động lực của sự vận động phát triển của thế giới khách quan và nó là chìa khóa, là cơ sở giúp chúng ta nắm vững tính chất của tất cả các quy luật và phạm trù phép biện chứng duy vật.

4

PHẦN NỘI DUNG I. Nội dung về sự kết hợp các mặt đối lập 1. Quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập a. Định nghĩa về mặt đối lập - Theo từ điển Bách Khoa triết học cho rằng: “Đối lập là một trong hai nhân tố “đang đấu tranh với nhau” của một hệ thống nhất cụ thể, chúng là những mặt của một mâu thuẫn”. - Giáo trình Triết học Mác Lênin viết: “ Khi nói tới những nhân tố cấu thành mâu thuẫn biện chứng, “mặt đối lập” là phạm trù dùng để chỉ những mặt có những đặc điểm, những thuộc tính, những tính quy định có khuynh hướng biến đổi trái ngược nhau tồn tại một cách khách quan trong tự nhiên, xã hội và tư duy. Chính những mặt như vậy nằm trong sự liên hệ, tác động qua lại với nhau tạo thành mâu thuẫn biện chứng.” b. “Mặt đối lập” là những gì? Trong lịch sử triết học đã có nhiều nhà triết học đề cập tới mâu thuẫn của các sự vật, của thế giới như: - Thuyết Âm dương - Ngũ hành của Trung Hoa đã đề cập tới các mâu thuẫn Âm Dương, mâu thuẫn giữa các yếu tố bản nguyên Kim, Mộc, Thủy, Hỏa và Thổ. - Nhà triết học Hy Lạp cổ đại là Hêraclit cũng nhấn mạnh mâu thuẫn của các hiện tượng, quá trình khách quan. - Nhà triết học cổ Đức là Ikant cũng đề cập tới Antinômi (ông đã nêu ra 4 loại Antimoni) - Hêghen cũng đã đề cập tới mâu thuẫn của tư duy.

5

Về cơ bản các quan niệm đều đã mô tả mâu thuẫn khách quan nhưng chưa làm rõ được sự chuyển hóa biện chứng của các mặt đối lập, do vậy khái niệm mâu thuẫn còn nặng về hình thức mà chưa đi sâu vào nội dung biện chứng của các mặt đối lập. Đến triết học Mác-Lênin quan niệm về mâu thuẫn mới thể hiện rõ nội dung biện chứng.“Mặt đối lập” khi thì được xác định như là những thuộc tính, khuynh hướng vận động trái ngược nhau( ví dụ: lương thiện và độc ác, bóc lột và bị bóc lột); khi thì được xem như là những mặt trong đó có những thuộc tính, những khuynh hướng đối lập( ví dụ: mặt phải và mặt trái trong kinh tế thị trường); có khi còn được xem như là những yếu tố, bộ phận nằm trong một sự vật, hiện tượng hay trong các sự vật, hiện tượng khác nhau( giai cấp vô sản và giai cấp tư sản); thậm chí có khi bản thân các sự vật, hiện tượng, hệ thống cũng được xem là những mặt đối lập (ví dụ hệ thống xã hội chủ nghĩa và hệ thống tư bản chủ nghĩa). Trong nhiều trường hợp, các mặt đối lập là những thuộc tính vừa bài trừ lẫn nhau, vừa gắn bó tồn tại, xâm nhập lẫn nhau trong một sự vật. Chẳng hạn, hai thuộc tính giá trị và giá trị sử dụng tồn tại trong một hàng hóa; cái đúng và cái sai, cái tốt và cái xấu, cái thiện và cái ác,v.v… có thể tồn tại và đấu tranh với nhau trong cùng một con người. Trong trường hợp này, mặt đối lập chỉ có thể hiểu là những thuộc tính, khuynh hướng đối lập, chứ không phải là những bộ phận hay sự vật đối lập. Ngoài ra, những yếu tố, bộ phận, sự vật, quá trình, hệ thống,v.v.. đều có thể được xem là những mặt đối lập.Tuy nhiên, dù thế nào đi nữa thì bản chất của sự đối lập bao giờ cũng được quy định bởi những thuộc tính và khuynh hướng đối lập. Hai thuộc tính chỉ được xem là hai mặt đối lập khi chúng có sự tác động ngược chiều nhau: bài trừ, gạt bỏ, chống đối lẫn nhau; điều đó có nghĩa là chúng được xét trong quan hệ tác động lẫn nhau.

6

Khi xem xét mặt đối lập là những bộ phận, những sự vật, những hệ thống, có một số điều cần lưu ý: + Một là, tất cả những đối lập dù đó là đối lập giữa những bộ phận giữa những sự vật hay giữa những hệ thống v.v... đều xuất phát từ sự đối lập giữa những thuộc tính nhất định. Bản chất của một mâu thuẫn được quy định bởi sự đối lập của những thuộc tính tất nhiên, cơ bản ở các mặt hợp thành mâu thuẫn ấy. Ví dụ, sự đối lập giữa giai cấp tư sản và giai cấp vô sản là sự đối lập giữa các thuộc tính: chiếm hữu tư liệu sản xuất và không có tư liệu sản xuất, làm chủ và làm thuế, bóc lột và bị bóc lột, áp bức và bị áp bức, thống trị và bị thống trị. Sự đối lập giữa hai hệ thống xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa trước đây là sự đối lập giữa các thuộc tính: xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa,v.v… Tất nhiên những thuộc tính này sở dĩ đối lập nhau vì chúng gắn liền với những khuynh hướng vận động trái ngược nhau, bài trừ nhau, chống đối nhau. + Hai là, không phải toàn bộ, mà chỉ có một số thuộc tính trong các bộ phận, sự vật, hệ thống đó đối lập với nhau. Ví dụ, khi nói tới mâu thuẫn giữa hai giai cấp hay hai nhà nước không có nghĩa là tất cả những gì trong hai giai cấp hay hai nhà nước đó đều đối lập với nhau. + Ba là, sự đối lập giữa hai bộ phận, hai sự vật, hai hệ thống có thể là sự đối lập giữa các thuộc tính cơ bản, cũng có thể là sự đối lập giữa các thuộc tính không cơ bản. Chẳng hạn, người ta căn cứ vào sự đối lập giữa lợi ích cơ bản hay không cơ bản của các giai cấp, các lực lượng xã hội để xác định mâu thuẫn đối kháng. + Bốn là, đối lập giữa hai bộ phận, hai sự vật, hai hệ thống có thể là sự đối lập giữa các thuộc tính tất nhiên, cũng có thể là sự đối lập giữa một số dấu hiệu không tất nhiên. Nhiều khi một mâu thuẫn nhất định có thể vừa có khía cạnh tất yếu, vừa có khía cạnh không tất yếu. 2. Sự thống nhất giữa các mặt đối lập 7

Trong phép biện chứng duy vật, khái niệm mặt đối lập là sự khái quát những thuộc tính, những khuynh hướng ngược chiều nhau tồn tại trong cùng một sự vật hiện tượng, tạo nên sự vật hiện tượng đó. Trong cùng một thời điểm ở mỗi sự vật hiện tượng cá thể cùng tồn tại nhiều mặt đối lập. Chỉ có những mặt đối lập là tồn tại thống nhất trong cùng một sự vật như một chỉnh thể, nhưng có khuynh hướng phát triển ngược chiều nhau, bài trừ, phủ định và chuyển hóa lẫn nhau gọi là hai mặt đối lập mâu thuẫn “thống nhất”. Hai mặt đối lập được hiểu với ý nghĩa không phải chung đứng cạnh nhau mà nương tựa vào nhau, tạo ra sự phù hợp cân bằng như liên hệ phụ thuộc, quy định và ràng buộc lẫn nhau. Mặt đối lập này lấy mặt đối lập kia làm tiền đề cho sự tồn tại của mình và ngược lại. Nếu thiếu một trong hai mặt đối lập chính tạo thành sự vật thì nhất định không có sự tồn tại của sự vật. Bởi vậy sự thống nhất của các mặt đối lập là điều kiện không thể thiếu được cho sự tồn tại của bất kỳ sự vật nào. - Thứ nhất, đó phải là một khái niệm chung nhất được khái quát từ các mặt phù hợp khác nhau phản ánh được bản chất của sự phù hợp của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất. - Thứ hai, đó phải là một khái niệm “động” phản ánh được trạng thái biến đổi thường xuyên của sự vận động, phát triển trong quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất. - Thứ ba, đó phải là một khái niệm có ý nghĩa thực tiễn. Ngoài ý nghĩa nhận thức, khái niệm về sự phù hợp của quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất được coi là thỏa đáng phải có tác dụng định hướng, chỉ dẫn cho việc xây dựng quan hệ sản xuất, sao cho những quan hệ sản xuất có khả năng phù hợp cao nhất với lực lượng sản xuất. Tuy nhiên, khái niệm thống nhất này chỉ mang tính tương đối, bản thân nội dung khái niệm cũng đã nói lên tính chất tương đối của nó; Thống nhất của cái đối lập, trong thống nhất đã bao hàm và chứa đựng trong nó sự đối lập. 8

Sự thống nhất của các mặt đối lập trong cùng một sự vật không tách rời sự đấu tranh chuyển hóa giữa chúng. Tính thống nhất của các mặt đối lập là các mặt đối lập khẳng định nhau, nương tựa vào nhau, thâm nhập lẫn nhau, tồn tại không tách rời nhau (mặt đối lập này lấy mặt đối lập kia làm điều kiện, tiền đề cho sự tồn tại của mình); là các mặt đối lập đồng nhất nhau, tức trong chúng chứa những yếu tố giống nhau và cho phép chúng đồng tồn tại trong sự vật; là các mặt đối lập tác động ngang nhau, tức sự thay đổi trong mặt đối lập này tất yếu sẽ kéo theo sự thay đổi trong mặt đối lập kia và ngược lại. 3.Sự đấu tranh giữa các măt đối lập Đấu tranh giữa các mặt đối lập dù tồn tại trong sự thống nhất, song các mặt đối lập luôn đấu tranh với nhau, tức chúng luôn tác động qua lại theo xu hướng phủ định, bài trừ hay loại bỏ lẫn nhau. Hình thức và mức độ đấu tranh của các mặt đối lập rất đa dạng trong đó thủ tiêu lẫn nhau là một hình thức đấu tranh đặc biệt của các mặt đối lập. 4.Ý nghĩa phương pháp luận của quy luật- Nguyên tắc phân tích mâu thuẫn (phân đôi cái thống nhất) Trong hoạt động nhận thức, để hiểu đúng sự vật, thấy được nguồn gốc vận động, phát triển (tức mâu thuẫn) của nó: - Phân đôi sự vật thành các cặp mặt đối lập, khảo sát sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập để phát hiện ra các mâu thuẫn biện chứng đang chi phối sự vật đó. - Phân loại và xác định đúng vai trò, giai đoạn tồn tại của từng mâu thuẫn biện chứng( đặc biệt là mâu thuẫn cơ bản, mâu thuẫn chủ yếu, mâu thuẫn bên trong,…) đang chi phối vận động, phát triển của bản thân sự vật. 9

- Phân tích kết cấu và điều kiện tồn tại của sự vật để xác định đúng quy mô và phương thức giải quyết của từ mâu thuẫn biện chứng, dự đoán cái mới ra đời sẽ vận động dưới sự tác động của những mâu thuẫn biện chứng nào. Trong hoạt động thực tiễn, để đạt được hiệu quả phải: - Hiểu rõ nguồn gốc, động lực thúc đẩy sự vận động, phát triển của bản thân sự vật là những mâu thuẫn biện chứng; xác định đúng những mâu thuẫn biện chứng đang chi phối sự vật để từ đó xây dựng các đối sách thích hợp. -Tìm hiểu và sử dụng nhiều công cụ, phương tiện, biện pháp thích hợp( mà trước hết là những công cụ, phương tiện, biện pháp vật chất) để can thiệp đúng lúc, đúng chỗ ,đúng mức độ và tiến trình vận động, phát triển của bản thân sự vật để chèo lái nó theo đúng quy luật và hợp lợi ích của chúng ta: + Muốn sự vật thay đổi nhanh phải đẩy mạnh sự tác động( đấu tranh) của các mặt đối lập và tạo điều kiện thuận lợi để chúng nhanh chóng chuyển hóa lẫn nhau, để mâu thuẫn biện chứng sớm được giải quyết; ngược lại, muốn duy trì sự ổn định của sự vật phải dung hòa sự xung đột của các mặt đối lập trong phạm vi cho phép; + Khi điều kiện đã hội đủ và mâu thuẫn biện chứng đã chín muồi, phải cương quyết giải quyết nó, mà không nên chần chừ, do dự hay thỏa hiệp, tức phải giải quyết mâu thuẫn đúng lúc, đúng chỗ và đúng mức độ… 5.Kết hợp biện chứng giữa các mặt đối lập - Theo tư tưởng của Mác- Lênin về sự kết hợp giữa các mặt đối lập của sự vật được tác giả Trần Nguyên Ký phân tích rất sâu sắc trong cuốn: “Sự kết hợp các măt đối lập trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay” như sau :mâu thuẫn của sự vật, biểu hiện ở cuộc đấu tranh và thống nhất giữa các mặt đối lập, là nguồn gốc, động lực của sự phát triển sự vật đó. Trong tư tưởng biện chứng của C.Mác, Ph. Ăngghen, V.I.Lênin về mâu thuẫn, khi quan niệm nguồn gốc của mọi sự vạn động, phát triển của sự vật khách quan đều bắt nguồn từ mâu thuẫn bên 10

trong, các ông luôn chú trọng giải quyết những vấn đề liên quan đến mâu thuẫn, đó là vấn đề thống nhất, vấn đề đấu tranh và các vấn đề kết hợp các mặt đối lập. Trong đó vấn đề kết hợp các mặt đối lập được các ông xem xét với tính cách là một biểu hiện hoạt động của chủ thể con người trong việc giải quyết một số mâu thuẫn xã hội cụ thể nhất định, trên cơ sở nhận thức sự đấu tranh và thống nhất giữa các mặt đối lập trong mâu thuẫn này. - Khi đề cập tới vấn đề thống nhất giữa các mặt đối lập trong một mâu thuẫn biện chứng cần tiếp cận từ ba cấp độ: + Thứ nhất, xem xét sự thống nhất giữa các mặt đối lập từ góc độ bản thể luận, tức sự thống nhất khách quan vốn có của chúng. Ở góc độ này, mâu thuẫn của sự vật được biểu hiện ra với tư cách của một hệ thống nhất hoàn chỉnh. Đương nhiên, đó không phải là sự thống nhất có tính tuyệt đối, mà trái lại, là một sự thống nhất tương đối, thống nhất trong sự khác biệt, kể cả sự đối lập. + Thứ hai, xem xét sự thống nhất giữa các mặt đối lập từ góc độ nhận thức luận. Ở góc độ này, sự thống nhất giữa các mặt đối lập được xem xét như đối tượng nhận thức của con người. Nhiệm vụ của chủ thể ở đây là phải phát hiện, vạch ra những mặt đối lập đang tồn tại, ẩn nấu bên dưới cái vỏ thống nhất hoàn chỉnh. Điều này rõ ràng là một công việc không đơn giản, không chỉ tùy thuộc vào nhân tố chủ quan vào chủ thể mà còn phụ thuộc vào chính bản thân mâu thuẫn. Bởi vì, mâu thuẫn không tự bộc lộ ra mà nó tồn tại bên trong cái “vỏ bọc” thống nhất với những hình thức cụ thể của nó. + Thứ ba, xem xét sự thống nhất giữa các mặt đối lập từ góc độ thực tiễn. Ở góc độ này, trên cơ sở nhận thức sự thống nhất( và đương nhiên bao hàm cả sự đấu tranh) giữa các mặt đối lập giữa một mâu thuẫn nhất định, chủ thể có thể thực hiện việc kết hợp các mặt đối lập từ đó tạo điều kiện giải quyết mâu thuẫn được tốt. Dĩ nhiên,vì đây là biểu hiện hoạt động của chủ thể cho nên việc kết hợp các mặt lúc nào cũng xuất phát từ nhu cầu lợi ích của chủ thể. Có thể khẳng định sự kết hợp các mặt đối lập phản ánh mối quan hệ biện chứng giữa điều kiện khách quan, tính tất 11

yếu khách quan với nhân tố chủ quan. Một mặt, con người với tư cách chủ thể tiến hành hoạt động kết hợp các mặt đối lập nhằm giải quyết một mâu thuẫn xã hội cụ thể theo hướng có lợi cho bản thân, đáp ứng được nhu cầu, lợi ích của bản thân; song mặt khác, không phải là hoạt động chủ quan tùy tiện, mà phải trên cơ sở nhận thức đúng và tuân theo những yêu cầu khách quan, cũng như những điều kiện khách quan của việc giải quyết mâu thuẫn đó. - Việc kết hợp các mặt đối lập trong lĩnh vực xã hội không phải là hành động được tiến hành với bất kì yếu tố, mặt đối lập nào, trong bất kỳ điều kiện nào. Càng không nên hiểu việc kết hợp này là một hoạt động mang tính chủ quan thuần túy, thậm chí là tùy tiện vô nguyên tắc của chủ thể hành động. Việc kết hợp các mặt đối lập ở đây, với tư cách là một hoạt động tích cực của hoạt động chủ quan, phải được dựa trên cơ sở khách quan cụ thể, đó là những đòi hỏi tất yếu của việc kết hợp và ở cả những điều kiện khách quan cho phép để tiến hành việc kết hợp này. Đồng thời việc kết hợp các mặt đối lập trong đời sống xã hội cũng phải thể hiện được tính định hướng rõ ràng. Cụ thể là việc kết hợp này phải làm sao cho quá trình vừa thống nhất, vừa đấu tranh giữa các mặt đối lập trong một chỉnh thể mâu thuẫn xã hội cụ thể, mặt đối mặt đại diện cho sự tiến bộ sẽ dần dần chiến thắng được mặt đối lập đại diện cho sự lạc hậu. Có như vậy, việc giải quyết mâu thuẫn xã hội mới đem lại động lực thúc đẩy sự phát triển của xã hội, phù hợp với quy luật khách quan của xã hội. - Sở dĩ như vậy là vì trong thực tế xã hội, không giống như ở dưới tự nhiên, những mâu thuẫn xã hội thường được biểu hiện thông qua thái độ, nguyện vọng của các lực lượng xã hội. Các mặt đối lập trong chỉnh thể mâu thuẫn xã hội thường biểu hiện qua là một mặt đại diện cho cái cũ, là lực cản sự phát triển xã hội, còn mặt kia đại diện cho cái mới, cái thúc đẩy xã hội phát triển. Trong sự phát triển xã hội, cái mới và cái cũ không tách rời nhau mà gắn bó với nhau, đan xen nhau, vừa thống nhất, vừa đấu tranh với nhau. Vai trò của cái mới đối với sự phát triển xã hội chỉ được phát huy trên cơ sở phủ định biện chứng, biết kế thừa cái cũ. Bởi vì, bản thân 12

cái cũ, dù là nhân tố, về căn bản, kìm hãm sự phát triển, song không vì thế mà không còn chứa đựng những yếu tố có thể góp phần vào sự phát triển xã hội. Do đó, việc kết hợp các mặt đối lập- giữa cái cũ và cái mới- với tính cách là một hoạt động tích cực chủ quan nhằm giải quyết mâu thuẫn xã hội hội khách quan không thể không tiến hành và hơn nữa, không thể tiến hành một cách tùy tiện, vô nguyên tắc, không thu tuân theo quy luật khách quan. - Có thể nói, lý luận Mác Lênin về mối quan hệ biện chứng giữa điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan hoàn toàn xa lạ với quan điểm tả khuynh, nóng vội, chủ quan, duy ý chí cũng như sự bảo thủ, trì trệ, thụ động trong hoạt động thực tiễn. Ở đây, hoạt động con người là nguồn gốc của sự phát triển. Bởi sự sang tạo trong lao động, phát huy tinh thần học hỏi, đổi mới đã dẫn đến sự phát triển.

II. Sự vận dụng của Lê-nin về chính sách kinh tế mới (NEP) 1.Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 đã khai sinh ra chế độ xã hội chủ nghĩa đầu tiên và mở ra một thời đại mới - thời đại quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội (CNXH). V.I.Lê-nin đã nhận định về ý nghĩa thời đại của Cách mạng Tháng Mười Nga 1917:... “Chúng ta có quyền tự hào và quả thật chúng ta tự hào là đã có cái hân hạnh được bắt đầu việc xây dựng nhà nước Xô-viết và do đó, mở đầu một thời đại mới trong lịch sử thế giới…”. Sự nghiệp xây dựng CNXH ở nước Nga giai đoạn này diễn ra trong bối cảnh hết sức đặc biệt. Về bối cảnh chính trị, chính quyền Xô-viết trong những tháng năm đầu tiên, giữa vòng vây của chủ nghĩa đế quốc, phải liên tục đương đầu với những vụ nổi loạn, can thiệp của “thù trong, giặc ngoài”. Thêm vào đó, với những kinh nghiệm chính trị, cầm quyền còn ít ỏi, giai cấp công nhân và hệ thống chính trị Xôviết gặp rất nhiều khó khăn trong tổ chức và xây dựng chế độ mới. Chỉ trong một thời gian ngắn, V.I.Lê-nin đã nhận ra sự khác biệt căn bản là “giành chính quyền đã khó nhưng xây dựng chính quyền còn khó hơn nhiều” 13

Về bối cảnh kinh tế, nước ...


Similar Free PDFs