Trường Đại học Sài Gòn PDF

Title Trường Đại học Sài Gòn
Author Hùng Lê
Course Tiến trình lịch sử Việt Nam
Institution Trường Đại học Sài Gòn
Pages 15
File Size 358.7 KB
File Type PDF
Total Downloads 487
Total Views 595

Summary

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒNKHOA LUẬTMÔN: Luật Dân sự 3 – Nghĩa vụ và hợp đồng, trách nhiệm bồithường thiệt hại ngoài hợp đồngTIỂU LUẬN: Phân tích quy định của BLDS 2015 về các điều kiệnlàm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhà cửa, côngtrình xây dựng khác gây ra. Xây dựng một tình huống tranh...


Description

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN KHOA LUẬT

MÔN: Luật Dân sự 3 – Nghĩa vụ và hợp đồng, trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng TIỂU LUẬN: Phân tích quy định của BLDS 2015 về các điều kiện làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra. Xây dựng một tình huống tranh chấp có liên quan và đưa ra cách giải quyết theo quan điểm cá nhân. Họ và tên: Trần Thu Phương Mã số sinh viên: 3120430130 Lớp: DLU1201 Phòng thi: 004

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 1 năm 2022.

MỤC LỤC CHƯƠNG 1 ........................................................................................................................ 1 PHÂN TÍCH QUY ĐỊNH CỦA BLDS 2015 VỀ CÁC ĐIỀU KIỆN PHÁT SINH TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO NHÀ CỬA, CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG KHÁC GÂY RA ................................................................................................... 1 1.1. Các điều kiện làm phát sinh và chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt ...... 1 hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra ....................................................... 1 1.2. Các trường hợp chủ thể của nhà cửa, công trình xây dựng gây thiệt hại ......... 3 không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại ..................................................... 3 CHƯƠNG 2 ........................................................................................................................ 6 MỘT SỐ VẤN ĐỀ VƯỚNG MẮC VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN.......................... 6 2.1. Một số vấn đề vướng mắc ....................................................................................... 6 2.2. Một số kiến nghị hoàn thiện từ các vấn đề vướng mắc ....................................... 7 CHƯƠNG 3 ...................................................................................................................... 10 XÂY DỰNG TÌNH HUỐNG TRANH CHẤP CÓ LIÊN QUAN VÀ ĐƯA RA CÁCH GIẢI QUYẾT THEO QUAN ĐIỂM CÁ NHÂN .......................................................... 10 3.1. Tình huống tranh chấp có liên quan ................................................................... 10 3.2. Giải quyết tình huống theo quan điểm cá nhân ................................................. 11 PHỤ LỤC ......................................................................................................................... 13

CHƯƠNG 1 PHÂN TÍCH QUY ĐỊNH CỦA BLDS 2015 VỀ CÁC ĐIỀU KIỆN PHÁT SINH TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO NHÀ CỬA, CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG KHÁC GÂY RA 1.1. Các điều kiện làm phát sinh và chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra Theo quy định tại Điều 605 Bộ Luật dân sự 2015: “Chủ sở hữu, người chiếm hữu, người được giao quản lý, sử dụng nhà cửa, công trình xây dựng khác phải bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác đó gây thiệt hại cho người khác; Khi người thi công có lỗi trong việc để nhà cửa, công trình xây dựng khác gây thiệt hại thì phải bồi thường” thì: - Các điều kiện làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra là nhà cửa, công trình xây dựng khác đó bị sụt lún, sụp đổ gây thiệt hại cho quyền, lợi ích hợp pháp của người khác và trong trường hợp xác định được là có lỗi của các chủ thể có nghĩa vụ bồi thường. Tuy yếu tố lỗi của các chủ thể quy định tại khoản 1 Điều 605 không được đề cập đến, nhưng có thể áp dụng các nguyên tắc chung được quy định tại khoản 2 Điều 584 rằng người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại để xác định rằng yếu tố lỗi cũng là cần có để xác định trách nhiệm bồi thường. Về các điều kiện làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra thì việc quan trọng là phải xác định được đó là lỗi của bên nào, nếu bên chủ thể là chủ sở hữu, người chiếm hữu, người được giao quản lý, sử dụng, người thi công nhà cửa, công trình xây dựng khác chứng minh được mình hoàn toàn không có lỗi trong việc gây ra thiệt hại bằng cách đưa ra các tài liệu, chứng cứ hợp pháp có liên quan thì sẽ không phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại và ngược lại nếu bên bị thiệt hại muốn được bồi thường thì phải chứng minh được là bên kia có lỗi, 1

hoặc là lỗi hoàn toàn của bên kia. - Chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra là chủ sở hữu, người chiếm hữu, người được giao quản lý, sử dụng và người thi công nhà cửa, công trình khác đó. Về việc xác định chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra1: • Với chủ thể là người thi công có lỗi để nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra thiệt hại thì phải bồi thường liên đới thì đây là một chủ thể mới được bổ sung trong Bộ Luật dân sự 2015 mà trước đây trong Điều 627 Bộ luật dân sự 2005 hoàn toàn không được đề cập đến. Chủ thể này phải chịu trách nhiệm bồi thường liên đới bằng cách xác định được mức độ lỗi cụ thể do mình gây ra và sẽ phải bồi thường thiệt hại tương ứng với mức độ lỗi đó, nếu không xác định được mức độ lỗi cụ thể thì người thi công cùng với các chủ thể khác có liên quan sẽ có mức bồi thường bằng nhau theo quy định tại Điều 587 Bộ Luật dân sự 2015. Việc bổ sung thêm chủ thể là người thi công đã giúp cụ thể hơn, dễ dàng hơn trong việc xác định ai là chủ thể phải bồi thường. Nếu như trước đây chưa được áp dụng Bộ Luật dân sự 2015 thì nếu có xảy ra vấn đề gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu, người được giao quản lý, sử dụng nhà cửa, công trình khác đó sẽ phải chịu trách nhiệm. Vậy nếu trong trường hợp nếu người thi công có vấn đề trong việc bản vẽ, hay giám sát quá trình thi công, phân bố vật liệu thi công của nhà cửa, công trình thì chủ sở hữu, người chiếm hữu, người được giao quản lý, sử dụng có thể sẽ không biết hoặc không liên quan đến. Nếu trong trường hợp này chủ sở hữu, người chiếm hữu, người được giao quản lý, sử dụng chứng minh được mình hoàn toàn không có lỗi vậy thì sẽ không phải bồi thường, vậy ai sẽ là người bồi thường cho những tổn thất kia. Vậy nên, điểm

1

Tạp chí Tòa án nhân dân điện tử - Cơ quan của Tòa án nhân dân tối cao. Pháp luật về bồi thường thiệt

hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra và hướng hoàn thiện. .https://bitly.com.vn/22dg09

2

mới này sẽ giúp cho việc xác định ai mới là chủ thể bồi thường thiệt hại dễ dàng hơn, không gây tranh cãi. • Với chủ thể chủ sở hữu, người chiếm hữu, người được giao quản lý, sử dụng nhà cửa, công trình xây dựng khác thì sẽ được xác định cụ thể trong từng trường hợp dựa trên thực tế khi vụ việc xảy ra. Nếu trong trường hợp khi thiệt hại xảy ra chủ sở hữu không đồng thời là người khai thác, sử dụng nhà cửa, công trình xây dựng khác đó thì người khai thác, sử dụng phải thực hiện nghĩa vụ bồi thường. Nếu nhà cửa, công trình được giao cho người khác quản lý thì người trực tiếp thực hiện nhiệm vụ quản lý đó phải bồi thường vì đã không thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý của mình. Còn nếu như chủ sở hữu, người chiếm hữu trong lúc trực tiếp quản lý, khai thác, sử dụng mà để gây ra thiệt hại thì chính họ sẽ là người thực hiện nghĩa vụ bồi thường. Trường hợp chủ sở hữu không trực tiếp quản lý nhưng lại nhờ người khác trông hộ trong một khoảng thời gian nhất định thì chủ sở hữu cũng vẫn phải bồi thường mặc dù không trực tiếp quản lý, vì chủ sở hữu được hưởng lợi ích từ việc khai thác, sử dụng nhà cửa, công trình xây dựng khác đó. 1.2. Các trường hợp chủ thể của nhà cửa, công trình xây dựng gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại Áp dụng những quy định chung của căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thì trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, do hai bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định khác. Trường hợp nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng thì chủ thể gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Sự kiện bất khả kháng được quy định tại khoản 1 Điều 156 Bộ Luật dân sự 2015 là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho 3

phép. Vậy một sự kiện được xem là sự kiện bất khả kháng khi thỏa mãn được một số điều kiện2: sự kiện đó phải nằm ngoài sự kiểm soát của bên gây ra thiệt hại (sự kiện bão lũ, động đất, sóng thần), hậu quả của sự kiện không thể lường trước được trước khi thời điểm gây ra thiệt hại và hậu quả của sự kiện đó không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết mà có thể làm được. Từ những lý luận trên thì khi sự kiện bất khả kháng xảy ra là một sự kiện hoàn toàn khách quan không phụ thuộc vào hành vi cũng như ý chí của con người, con người có thể sẽ nhận thức được nhưng không thể ngăn chặn được hậu quả đó xảy ra. Vậy nên sự kiện xảy ra sẽ được xác định rằng hoàn toàn không phải là lỗi do bên gây thiệt hại, chủ thể gây thiệt hại không cần chứng minh mức độ lỗi của mình và sẽ đương nhiên được miễn trừ trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Trường hợp thiệt hại phát sinh là do lỗi hoàn toàn của bên bị thiệt hại thì người gây thiệt hại không phải bồi thường thiệt hại, theo đó có thể hiểu là nếu bên gây thiệt hại chứng minh được mình không có lỗi trong việc gây ra thiệt hại thì sẽ được miễn trừ trách nhiệm bồi thường. Nếu so sánh với Bộ Luật dân sự Pháp sẽ thấy có sự khác biệt3. Trong khi Bộ luật dân sự Việt Nam cho phép việc nếu chứng minh được không có lỗi thì sẽ được miễn trừ trách nhiệm bồi thường thì Điều 1386 Bộ Luật dân sự Pháp chỉ ra trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh khi thỏa mãn ba điều kiện: (1) có thiệt hại; (2) có sự tự thân tác động của nhà ở, công trình xây dựng; (3) có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại xảy ra (có thể là làm sụp đổ nhà ở, công trình xây dựng khác) với sự tự thân tác động của nhà ở, công trình lao động. Như vậy trong Bộ Luật dân sự Pháp, việc người bị thiệt hại chứng minh lỗi của người gây thiệt hại

2

Công ty luật Minh Khuê (MK LAW FIRM). Tình trạng bất khả kháng là gì? Quy định v ề tình trạng bất

khả kháng. https://bitly.com.vn/elgevq Truy cập ngày 25/12/2021. 3

Ths. Vũ Thị Lan Hương. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình khác gây ra-dưới góc

nhìn so sánh. Thông tin pháp luật dân sự. https://bitly.com.vn/4c6udq Truy cập ngày 25/12/2021.

4

là điều không cần thiết, và việc người gây thiệt hại cũng không cần chứng minh là mình không có lỗi vì chủ sở hữu cũng không thể được miễn trừ trách nhiệm bồi thường nếu chứng minh được bản thân không có lỗi. Những quy định này của Bộ Luật dân sự Pháp đã tạo điều kiện tối đa cho người bị hại trong việc yêu cầu bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra.

5

CHƯƠNG 2 MỘT SỐ VẤN ĐỀ VƯỚNG MẮC VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN 2.1. Một số vấn đề vướng mắc Thứ nhất, về việc chứng minh yếu tố lỗi trong việc bồi thường thiệt hại cho bên bị thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra. - Đoạn 1 trong Điều 605 Bộ Luật dân sự 2015 quy định khi xảy ra thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra thì chủ sở hữu, người chiếm hữu, người được giao quản lý, sử dụng nhà cửa, công trình đó phải bồi thường thiệt hại. Nghĩa là, hành vi gây ra thiệt hại là do nhà cửa, công trình xây dựng gây ra, nhưng chủ thể bồi thường lại là con người. Thực tế nhà ở, công trình xây dựng là do con người trông coi, quản lý và sử dụng. Nhưng có một số trường hợp, nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra thiệt hại mà không chứng minh được là lỗi của con người, tức là lỗi là ở bên trong nhà cửa, công trình xây dựng gây ra ví dụ nhà cửa, công trình xây dựng lâu nên bị xuống cấp, vật liệu xây dựng bị mục. Lỗi thường được gắn với những trạng thái tâm lý và nhận thức của chủ thể đối với hành vi và hậu quả do hành vi đó gây ra, nhưng nhà cửa, công trình xây dựng thì làm sao có trạng thái tâm lý, có nhận thức được. Vậy ở đây, lỗi không thể được xác định là của tài sản, cụ thể là nhà cửa, công trình xây dựng, cũng không xác định được là lỗi của bên gây thiệt hại thế thì bên gây thiệt hại được miễn trừ trách nhiệm bồi thường và phần tài sản bị thiệt hại của người bị thiệt hại kia sẽ do ai bồi thường, hay là phải tự gánh chịu hậu quả. - Đoạn 2 Điều 605 Bộ Luật dân sự 2015 quy định rằng khi người thi công có lỗi trong việc để nhà cửa, công trình xây dựng khác gây thiệt hại thì phải liên đới bồi thường. Vậy liên đới bồi thường tức là người thi công sẽ không có trường hợp nào phải hoàn toàn chịu trách nhiệm bồi thường. Mức độ lỗi ít thì bồi thường ít, mức độ lỗi nhiều thì bồi thường nhiều, không xác định được mức độ lỗi thì bồi thường một phần bằng với các chủ thể có liên quan. Vậy nếu đặt trong trường hợp, việc gây ra thiệt hại của nhà cửa, công trình xây dựng khác là do bản vẽ, hay do bị cắt xén vật 6

liệu xây dựng mà chủ sở hữu, người chiếm hữu, người được giao quản lý hoàn toàn không được biết những điều này thì khi nhà cửa, công trình xây dựng gây ra thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu, người được giao quản lý hoàn toàn không có lỗi, vậy tại sao lại phải chịu trách nhiệm liên đới bồi thường cho người bị thiệt hại với người thi công, trong khi tài sản của chính họ cũng đang bị thiệt hại. Thứ hai, về chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng gây ra. Điều 605 quy định có năm chủ thể phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra là chủ sở hữu, người chiếm hữu, người được giao quản lý, người sử dụng và người thi công, nhưng hoàn toàn không đề cập đến thứ tự ưu tiên thanh toán của năm chủ thể này, cho thấy quy định này đơn thuần chỉ là mang tính liệt kê. Thứ ba, về các trường hợp loại trừ trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Các trường hợp được loại trừ trách nhiệm bồi thường không được quy định cụ thể trong Điều 605 mà phải áp dụng các quy định chung được quy định tại Điều 584 cho tất cả các trách nhiệm theo đó thủ thể sẽ được loại trừ trách nhiệm bồi thường khi việc gây ra thiệt hại là do sự kiện bất khả kháng, do lỗi của bên bị thiệt hại hoặc có thỏa thuận khác, luật có quy định khác. Vậy còn nếu trường hợp thiệt hại xảy ra là do lỗi của người thứ ba, mà người này không nằm trong năm chủ thể đã được liệt kê, không phải là người bị thiệt hại, không thuộc các trường hợp quy định tại Điều 584 thì ai sẽ là người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Thứ tư, và nếu như công trình xây dựng thuộc sở hữu Nhà nước gây thiệt hại thì sẽ do ai là người bồi thường, Nhà nước hay là người được giao nhiệm vụ quản lý công trình đó chịu trách nhiệm bồi thường. Nếu người đó được Nhà nước tuyển dụng vào và giao để quản lý công trình xây dựng mà trong lúc đó công trình xây dựng lại gây ra thiệt hại thì người được giao nhiệm vụ đó phải bồi thường hay Nhà nước phải bồi thường với tư cách là người làm công của mình gây thiệt hại. 2.2. Một số kiến nghị hoàn thiện từ các vấn đề vướng mắc 7

Thứ nhất, nên bỏ việc chứng minh yếu tố lỗi trong việc bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng gây ra. Vì việc xác định yếu tố lỗi thường liên quan đến ý chí chủ quan của con người mà trên thực tế thì để chứng minh được ý chí chủ quan thì hơi khó, trừ khi người đó tự nhận lỗi. Để đảm bảo quyền và lợi ích của người bị thiệt hại thì chỉ cần xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại dựa trên các yếu tố4: (1) có thiệt hại xảy ra trên thực tế; (2) xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khác; (3) có mối quan hệ nhân quả giữa sự tác động của tài sản và thiệt hại xảy ra. Bỏ bớt đi yếu tố lỗi sẽ tạo điều kiện tối đa cho người bị hại được yêu cầu bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra giống như Bộ Luật dân sự Pháp đã đề cập. Thứ hai, nên chủ động trong việc xác định thứ tự ưu tiên chủ thể có trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Theo đó là cần có văn bản hướng dẫn xác định cụ thể chủ thể có trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong từng trường hợp. Khi quy định rõ ràng hơn, thì vấn đề xác định chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại sẽ được nhanh chóng và thuận tiện hơn, không gây nhầm lẫn dẫn đến mất quyền, ích hợp pháp của các chủ thể liên quan khác. Giống như trong Bộ Luật của các nước như Pháp5 chỉ quy định một chủ thể duy nhất là chủ sở hữu, luôn là chủ sở hữu thực hiện việc bồi thường thiệt hại; hay là Nhật Bản6 quy định thứ tự rõ ràng người phải chịu trách nhiệm trước hết là người đang trực tiếp chiếm hữu nhà cửa, công trình xây dựng; nếu người này chứng minh được là mình không có lỗi thì khi đó chủ sở hữu phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Thứ ba, các trường hợp được miễn trừ trách nhiệm bồi thường nên được quy định

4

ThS. Vũ Thị Hồng Yến. Bàn về trách nhiệm bồi thường trong trường hợp tài sản gây ra thiệt hại.

Trường Đại Học Kiểm Soát Hà Nội. https://bitly.com.vn/cpifxr Truy cập ngày 25/12/2021. 5

Điều 1386 Bộ Luật dân sự Pháp

6

Điều 717 Bộ Luật dân sự Nhật Bản

8

rõ ràng trong điều luật, không áp dụng chung với các quy tắc chung, và có bổ sung thêm “thiệt hại xảy ra là do lỗi hoàn toàn của người thứ ba” để đảm bảo lợi ích cho người gây thiệt hại cũng như người bị thiệt hại vì trên thực tế thì nếu nhà cửa, công trình xây dựng mà gây ra thiệt hại thì chính bản thân nó cũng bị thiệt hại, cả hai bên chủ thể đều bị thiệt hại. Thứ tư, nên có văn bản hướng dẫn trong việc nếu nhà cửa, công trình xây dựng thuộc sở hữu Nhà nước gây thiệt hại thì ai sẽ là người bồi thường. Vì hiện tại Bộ luật chỉ quy định là Nhà nước bồi thường thiệt hại do người thi hành công vụ gây ra thì sẽ áp dụng Điều 1 về phạm vi điều chỉnh của Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017 xác định chủ thể có trách nhiệm bồi thường là Nhà nước chứ chưa có quy định chủ thể bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng gây ra. Do đó, khi bị thiệt hại do công trình, nhà cửa thuộc sở hữu Nhà nước gây ra thì không có căn cứ để yêu cầu bồi thường, sẽ làm mất quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.

9

CHƯƠNG 3 XÂY DỰNG TÌNH HUỐNG TRANH CHẤP CÓ LIÊN QUAN VÀ ĐƯA RA CÁCH GIẢI QUYẾT THEO QUAN ĐIỂM CÁ NHÂN 3.1. Tình huống tranh chấp có liên quan Ông Nguyễn Thanh A có một căn nhà được xây dựng từ năm 2015 và được sử dụng bình thường cho đến nay. Căn nhà không có dấu hiệu sụt lún, nứt, nghiêng, hay các dấu hiệu khác làm ảnh hưởng kết cấu của căn nhà. Tất cả các giấy tờ về việc cấp phép xây dựng và bản vẽ thi công, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận quyền sử dụng nhà ở đều hợp pháp. Từ năm 2020, bà Trịnh Thị T có đến phần đất tiếp giáp với nhà, đất của ông A để tiến hành thi công nhà ở. Các giấy tờ về chứng nhận quyền sử dụng đất, đăng ký xây dựng, việc thi công theo đúng bản vẽ đều hợp pháp, đúng quy định. Tuy nhiên bà T đã tự ý xây dựng hiên trên phần đất khoảng 5m2 của nhà ông A mà trước kia khi xây nhà ông A đã chừa ra để thông thoáng. Tuy nhiên, nhà bà T đang trong quá trình thi công thì ông A yêu cầu bà T dừng việc thi công vì ông phát hiện nhà mình có hiện tượng lún, nứt, nghiêng, gây ảnh hưởng trực tiếp đến nhà ở của ông A. Ông khẳng định là trước nay nhà ông vẫn đang sử dụng bình thường và không có các hiện tượng như trên. Ông có thỏa thuận với bà T về mức bồi thường do việc thi công nhà ở của bà T gây ra là 200.000.000 đồng. Nhưng bà B không đồng ý vì bà bảo rằng việc nhà bà thi công là hoàn toàn hợp pháp, đảm bảo quy trình xây dựng an toàn, đúng pháp luật. Do việc đi đến thỏa thuận không thành công, nên ông A và bà T đưa đơn kiện lên Tòa án. Trong đơn khởi kiện, ông A yêu cầu bà T phải bồi thường số tiền 200.000.000 đồng và trả lại phần đất 5m2 của mình. Ông A sau khi đưa đơn kiện thì có tiến hành việc giám định và thẩm định đối với nhà ở của ông để thẩm định xây dựng, xác định thiệt hại, nguyên nhân gây thiệt hại và lỗi của các bên. Theo đó, căn cứ vào Chứng thư giám định của Công ty cổ phần thẩm định – giám định Cửu Long đã xác định nguyên nhân nhà ông A có 10

hiện tượng lún, nứt, nghiêng là do quá trình thi công phần móng nhà của bà T gây ra và căn cứ theo Chứng thư thẩm định giá của Công ty TNHH định giá Châu Á thì nhà ông A có giá trị tài ...


Similar Free PDFs