40 Nông Khánh Toàn AF210694 Khoa học lãnh đạo PDF

Title 40 Nông Khánh Toàn AF210694 Khoa học lãnh đạo
Author Trinh Nguyễn Đình
Course Đông Nam Á học
Institution Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh
Pages 22
File Size 328.9 KB
File Type PDF
Total Downloads 376
Total Views 513

Summary

Download 40 Nông Khánh Toàn AF210694 Khoa học lãnh đạo PDF


Description

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH VIỆN KHOA HỌC LÃNH ĐẠO VÀ CHÍNH SÁCH CÔNG

BÀI THU HOẠCH MÔN KHOA HỌC LANH ĐẠO

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG ĐỐI VỚI CHÍNH SÁCH CÔNG Ở NƯỚC TA Học viên: NÔNG KHÁNH TOÀN Mã số học viên: AF210694 Lớp: Cao cấp lý luận chính trị K72.A12

HÀ NỘI, THÁNG 10 NĂM 2021

2

MỤC LỤC MỞ ĐẦU....................................................................................................................3 NỘI DUNG................................................................................................................4 I. Một số lý luận chung về chính sách công............................................................4 1. Khái niệm về chính sách công........................................................................4 2. Đặc trưng, chức năng của chính sách công...................................................5 3. Phân loại chính sách công.............................................................................8 4. Ý nghĩa của chính sách công..........................................................................9 II. Đặc điểm chính sách công ở Việt Nam.............................................................11 III. Nội dung lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam về chính sách công ở nước ta hiện nay.................................................................................................................12 1. Hoạch định và ban hành chính sách công....................................................12 2- Thực thi chính sách công..............................................................................14 3- Đánh giá hiệu quả chính sách công..............................................................16 IV. Một số giải pháp nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng đối với chính sách công ở nước ta hiện nay........................................................................................17 1- Nâng cao năng lực dự báo, phân tích, xây dựng và ngày càng hoàn thiện hệ thống quyết sách chính trị.................................................................................17 2- Nâng cao chất lượng thể chế hóa các quyết sách chính trị thông qua cơ quan nhà nước...........................................................................................................19 3- Làm tốt công tác cán bộ trong các cơ quan tham vấn, xây dựng và thực thi chính sách.........................................................................................................20 4- Thực hiện hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát “vòng đời” hệ thống chính sách của Đảng..................................................................................................21 KẾT LUẬN..............................................................................................................23 TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................24

3 MỞ ĐẦU Đảng Cộng sản Việt Nam là đảng duy nhất cầm quyền ở nước ta. Sự lãnh đạo biểu hiện rõ nhất ở việc Đảng lãnh đạo Nhà nước hiện thực hóa các quan điểm, đường lối, quyết sách chính trị thông qua hệ thống chính sách quốc gia, trong đó có chính sách công - công cụ quan trọng của Nhà nước trong quản lý vĩ mô. Những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã xác định đúng đắn vị trí, vai trò, ý nghĩa của việc hoạch định và thực thi chính sách; các cấp ủy Đảng, chính quyền đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị trong việc phối hợp triển khai thực hiện các chính sách của nhà nước và đạt được những kết quả tích cực. Tuy nhiên, quá trình từ hoạch định đến thực thi chính sách công ở Việt Nam hiện nay đang gặp phải những rào cản trong khâu hoạch định và ban hành chính sách, trong thực thi và đánh giá chính sách. Để khắc phục, cần: xây dựng và hoàn thiện thể chế hoạch định chính sách công theo hướng công khai, minh bạch; thiết lập quy trình xây dựng chính sách công với sự tham gia của tất cả các bên liên quan; tăng cường sự tham gia của người dân vào quá trình hoạch định chính sách; tăng cường đối thoại chính sách giữa Chính phủ và các nhóm lợi ích... Xuất phát từ những nhận thức trên, đồng thời trên cơ sở kiến thức được truyền thụ từ môn Khoa học lãnh đạo trong chương trình Hoàn thiện kiến thức về Cao cấp lý luận chính trị, tôi xin phép được chọn đề tài "Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng đối với chính sách công ở nước ta" làm bài thu hoạch hết môn Khoa học lãnh đạo.

4

NỘI DUNG I. Một số lý luận chung về chính sách công. 1. Khái niệm về chính sách công. Chính sách công là một thuật ngữ được sử dụng khá phổ biến trong hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội. Tuy nhiên, cho đến nay, vẫn còn nhiều cách hiểu, nhiều cách định nghĩa khác nhau về chính sách công “Chính sách công là tập hợp các hoạt động của chính phủ, trực tiếp hoặc gián tiếp ảnh hường đến công dân”. Theo cách diễn giải chung này, chính sách công thường chỉ được hiểu là các can thiệp của nhà nước, có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến công dân và nó có nghĩa chung như là tập họp hướng dẫn “làm như thế nào” hay cung cấp dấu hiệu “không làm” cho các chủ thể khác trong xã hội. Ở Việt Nam, chính sách công là một môn học còn khả mới mẻ nhưng cũng có nhiều quan niệm khác nhau. Tài liệu của Học viện Hành chính quốc gia quan niệm rằng: “Chính sách công là hành động của nhà nước với các vấn đề phát sinh trong đời sống cộng đồng, được thể hiện băng nhiều hình thức khác nhau, nhằm thúc đẩy xã hội phát triển”. Hoặc có thể hiểu: “Chính sách công là quyết sách của Nhà nước nhằm giải quyết một vấn đề chín muồi đặt ra trong đời sống kinh tế - xã hội của đất nước thông qua hoạt động thực thi của các ngành, các cấp có liên quan trong bộ máy nhà nước”. Mặc dù còn nhiều quan niệm khác nhau về chính sách công nhưng đều có một số điểm chung đáng chú ý như sau: Một là, chủ thể ban hành và thực thi chính sách công là nhà nước. Nhà nước ở đây được hiểu là cơ quan có thẩm quyền trong bộ máy nhà nước. Ở Việt Nam, Nhà nước bao gồm 4 cấp (trung ương, tỉnh, huyện, xã); về lý thuyết, cả 4 cấp này có thể ban hành và thực thi chính sách công. Tuy nhiên, trên thực tế, chính sách công chủ yêu được ban hành bởi cấp trung ương và cấp tỉnh mà ít khi được ban hành bởi cấp huyện và cấp xã. Trong khi đó, cả 4 cấp đều là cấp thực thi chính sách công. Hai là, chính sách công được trải qua quá trình nghiên cứu, lựa chọn phương án tối ưu để giải quyết vấn đề công mà thực tiễn xã hội đang đặt ra hoặc sẽ đặt ra. Mặt khác, sự lựa chọn phuơng án chính sách công phản ánh bản chất chính trị của giai cấp cầm quyền trong xã hội.

5 Ba là, chính sách công phải dựa trên điều kiện cụ thể tình hình kinh tế - xã hội nhất định hay căn cứ vào tiềm lực có thể thực thi chính sách đó trong xã hội để đạt được mục tiêu đã đề ra. Bổn là, chính sách công là hoạt động có chủ đích nhằm giải quyết vấn đề công của chính quyền, hướng tới sự công bằng, hài hòa, dân chủ, ổn định để phát triển xã hội. Từ những điểm chung nêu trên, có thể hiểu về chính sách công như sau: Chính sách công là công cụ của Nhà nước, do Nhà nước xây dựng, ban hành và thực thỉ nhằm giải quyết vẩn để thuộc lợi ích công cộng theo mục tiêu đã lựa chọn. 2. Đặc trưng, chức năng của chính sách công 2.1. Đặc trưng chính sách công * Đặc trưng công cộng Chính sách công là do nhà nước ban hành để giải quyết các vấn đề công cộng trong xã hội nên bản thân chính sách công đã hàm chứa trong nó đặc trưng công cộng ngay từ trong quá trình hình thành. Chính sách công là đem lại lợi ích chung cho toàn xã hội hoặc một cộng đồng dưới sự điều hành, quản lý của nhà nước. Đó là đặc trưng căn bản nhất của chính sách công. Chính sách công khác biệt với “chính sách tư” là ở mục tiêu của nó. Chính sách tư là những quy định của các tổ chức, doanh nghiệp và chỉ có hiệu lực thực thi đối với các cá nhân chịu sự quản lý điều hành của tổ chức, doanh nghiệp đó. Chính sách tư không giải quyết được những vẩn đề chung của xã hội hoặc cộng đồng mà chỉ có thể giải quyết được những vấn đề trong phạm vi quản lý của tổ chức, doanh nghiệp. Chính sách công giải quyết những vấn đề lớn, có tầm ảnh hưởng rộng, mang tính bức xúc trong đời sống xã hội, vì vậy, chính sách công mang đậm đặc trưng công cộng. Ví dụ, chính sách tiêm vắcxin covid 19 cho toàn dân là một chính sách mang đặc trưng công cộng giải quyết vấn đề sức khỏe cho người dân chứ không phải vì mục tiêu lợi nhuận của tổ chức hay doanh nghiệp nào. * Đặc trưng chỉnh trị Chính sách công do nhà nước ban hành, thể hiện ý chí của nhà nước hay của giai cấp thống trị xã hội. Ở nước xã hội chủ nghĩa, dưới sự lãnh đạo của đảng

6 cộng sản, chính sách thể hiện ý chí, nguyền vọng, lợi ích của giai cấp công nhân và quần chúng nhân dân lao động. Ở nước ta, chính sách do Nhà nước ban hành dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam là yếu tố đảm bảo để chính sách hướng tới đáp ứng tốt nhất lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc. Nhà nước ban hành hệ thống các chính sách công nhằm hướng tới sự công bằng, dân chủ, ổn định và phát triển xã hội theo định hướng của Đảng. Đảng lãnh đạo Nhà nước và xã hội, xây dựng đất nước hướng đến mục tiêu: dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Chính vì vậy, chính sách công mang đặc trưng chính trị rõ nét. * Đặc trưng quyền uy, cưỡng chế Chính sách do nhà nước ban hành và được thể chế hóa thành các văn bản quy phạm pháp luật nên buộc cơ quan thực thi chính sách chấp hành nhằm đảm bảo quyền lợi, nghĩa vụ của đối tượng chính sách. Chính vì vậy, chính sách công có đặc trưng quyền uy và tính cưỡng chế thực hiện đối với cơ quan thực thi chính sách. * Đặc trưng giai đoạn Thông thường, chính sách ra đời là để giải quyết vấn đề xã hội phát sinh trong quá trinh vận động và phát triển hoặc để quản lý, điều hành xã hội theo ý chí của Nhà nước, đáp ứng nguyện vọng của quần chúng nhân dân. Do vậy, ngay từ khởi nguồn, chính sách đã mang trong nó tính thời điểm lịch sử xã hội nhất định. * Đặc trưng lợi ích Bất kỳ chính sách nào cũng có tác động đến lợi ích của toàn xã hội hoặc một cộng đồng dân cư. Tùy từng chính sách, phạm vi ảnh hưởng có thể là lợi ích của toàn thể nhân dân hoặc một nhóm đối tượng xã hội nào đó. Ví dụ, nước ta trong thế kỷ XX trải qua nhiều cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại. Để tri ân, bù đắp phân nào những gia đình có người đã hy sinh hay thương tật vỉ bảo vệ nền độc lập, tự do của dân tộc, Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách nhằm bù đắp một phần đối với những người đã hy sinh, với thân nhân của liệt sĩ, thương binh, bệnh binh. Chính sách này đã tác động đến lọi ích của những gia đình thuộc đối tượng chính sách. Chính sách hỗ trự doanh nghiệp vừa và nhỏ của Nhà nước là nhằm giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ có điều kiện thuận lợi để tồn tại, phát triển, đem lại lợi ích cho người lao động về việc làm, thu nhập,... đồng thời đem lại nguồn thu thuế

7 cho Nhà nước. Chính sách đó đem lại lợi ích cho cả người lao động trong doanh nghiệp, lợi ích phát triển của doanh nghiệp và lợi ích gia tăng nguồn thu thuế để Chính phủ xây dựng, tái đầu tư phát triển đất nước. 2.2

Chức năng của chính sách công

Một là, chức năng tạo lập khuôn khổ thể chế. Chính sách công thực hiện chức năng tạo lập khuôn khổ thể chế cho xã hội vận hành theo quy luật, phù hợp với từng giai đoạn phát triển cụ thể nào đó. Ví dụ, thời kỳ xây dựng và phát triển xã hội theo mô hình quan liêu, bao cấp, chúng ta đã xây dựng và hoàn thiện hệ chính sách tạo khuôn khổ thể chế để xã hội vận hành và phát triển theo mô thức đó. Tuy nhiên, quá trình đổi mới kinh tế - xã hội, chuyển sang kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, chúng ta đã và đang xây dựng hệ chính sách tương thích với cơ chế vận hành mới để kinh tế, xã hội vận động và phát triển phù họp với mô hình phát triển kinh tế thị trường. Trong quá trình riàỹ, chính sách là công cụ rất đắc lực để góp phần định hình khuôn khổ thể chế tương thích cho các quy luật của kinh tế trị trường vận hành và đem lại kết quả tốt đẹp cho kinh tế - xã hội phát triển. Hai là, chức năng định hướng và kích thích phát triển. Đê định hướng một ngành, một lĩnh vực hay một địa phương phát triển, Nhà nước có thể đề ra những chính sách, đặt ra những quy định để hướng dẫn hành vi, hoạt động của các chủ thể trong xã hội. Sự định hướng thường được thể hiện bằng các quy định về những hành vi được phép hoặc không được phép làm, những hành vi được khuyến khích hoặc không được khuyến khích đối với các chủ thể trong xã hội. Ngoài ra, sự định hướng còn được thực hiện thông qua việc Nhà nước hướng dẫn phân bổ và sử dụng ngân sách cùng các nguồn lực công sẵn có khác trong thẳm quyền quản lý của Nhà nước. Ba là, chức năng điều tiết các thất bại của thị trường. Do những khiếm khuyết, bất cập của thị trường và những hạn chế nằm ngay trong bộ máy nhà nước mà luôn tồn tại nhiều thách thức trong quá trình phát triển. Điều này dẫn đến tình trạng hoạt động thiếu hiệu quả, thiếu công bằng và bất bình đẳng, tiềm ẩn các nguy cơ về xung đột lợi ích và bất ổn xã hội, dung dưỡng những nguy cơ phát triển thiếu bền vững. Điều tiết là chức năng cơ bản của nhà nước, cho phép nhà nước chủ động giải quyết các thách thức nói trên, kiên trì theo đuổi mục tiêu phát triển của mình. Nhờ độc quyền sử dụng quyền lực chính trị và pháp lý, nên sự điều tiết bằng chính

8 sách khá hiệu quả và thực tế, nó được sử dụng rất phổ biến. Bổn là, chức năng kiềm chế. Kiềm chế sự gia tăng hay phát triển những yếu tố gây hại cho sự phát hiển xã hội, đi ngược lại truyền thống lịch sử văn hóa dân tộc, xâm phạm đến lợi ích quốc gia dân tộc... Để phát triển kinh tế - xã hội bền vững, chúng ta cần kiềm chế lạm phát tiền tệ, kiềm chế các tệ nạn xã hội gây nhiễu loạn các giá trị truyền thống vãn hóa tốt đẹp của dân tộc, kiềm chế sự gia tăng dân số khi gây bất lợi cho sự phát triển. Kiềm chế sự lây lan của dịch bệnh tạo ra sự bất ổn và thiệt hại kinh tế, tinh thần cho người dân và xã hội. 3. Phân loại chính sách công Trong quá trinh điều hành và quản lý đất nước, Nhà nước sử dụng rất nhiều các công cụ chính sách. Mỗi loại chính sách đều có những yêu cầu tính đặc thù, riêng biệt cho từng lĩnh vực của đời sống xã hội. Trong thực tế điều hành và quản lý đất nước cỏ rẩt nhiều cách phân loại chính sách, mỗi cách phân loại tùy thuộc vào một tiêu chí khác nhau: Theo lĩnh vực của đời sổng xã hội, chính sách công được phân thành chính sách kinh tế, văn hóa, y tế, giáo dục, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường... Cách phân loại này dựa trên sự xác định chức năng, nhiệm vụ, mục tiêu của từng lĩnh vực của đời sống xã hội trong quản lý nhà nước của chính phủ. Trên cơ sở đó, xuất hiện các nhu cầu về chính sách lĩnh vực để giúp chính phủ điều hành, quản lý nhà nước theo lĩnh vực. Theo cấp quản lý, chính sách công có thể phân thành chính sách do trung ương và chính sách do địa phương ban hành. Thực tế hiện nay ở nước ta, bên cạnh chính sách do Nhà nước ban hành để điều hành, quản lý đất nước nói chung, các địa phương cũng có thẩm quyền ban hành các chính sách để đạt được mục tiêu, nhiệm vụ chung do Chính phủ trung ương yêu cầu. Theo diện ảnh hưởng, chính sách công có thể phân thành chính sách vĩ mô và chính sách vi mô. Chính sách diện vĩ mô, thông thường là các chính sách do nhà nước trung ương ban hành được thể hiện ra trong các văn bản quy phạm pháp luật có ảnh hưởng đến mọi công dân trong xã hội. Chính sách diện vi mô là những chính sách mà phạm vi điều chỉnh thuộc phạm vi hạn hẹp hoặc chỉ thực hiện trên địa bàn lãnh thổ theo phân chia địa giới là tỉnh, thành phố.

9 Theo thời gian hiệu lực, chính sách công có thể chia thành chính sách ngắn hạn, trung hạn hoặc dài hạn. Thông thường, chính sách dự kiến thực hiện trong vòng 5 năm được xem là ngấn hạn; từ trên 5 năm đến 10 năm là trung hạn; từ trên 10 năm đen 20 năm hoặc lâu hơn nữa là dài hạn. 4. Ý nghĩa của chính sách công Ý nghĩa chính trị: Chính sách công là chính sách của nhà nước, phản ánh ý chí, quan điểm, thái độ, cách xử sự của nhà nước để phục vụ cho mục đích và lợi ích của nhà nước. Tính chính trị của chính sách công biểu hiện rõ nét qua bản chất của nó là công cụ quản trị, quản lý của nhà nước, phản ánh bản chất, tính chất của nhà nước và chế độ chính trị trong đó nhà nước tổn tại. Nếu chính trị của nhà nước thay đổi, tất yếu dẫn đến sự thay đổi về chính sách. Điều này khẳng định chính sách công mang tính chính trị hay ý nghĩa chính trị đậm nét. Ý nghĩa pháp lý: chính sách của nhà nước được ban hành trên cơ sở pháp luật, nhưng pháp luật là của nhà nước nên chính sách công đương nhiên có ý nghĩa hay tính pháp lý. Chính sách công dựa trên cơ sở của pháp luật cũng chính là dựa trên ý chí của nhà nước, chuyển tải ý chí của nhà nước thành chính sách, công cụ quan trọng để nhà nước thực hiện chức năng, nhiệm vụ của nhà nước. Ngược lại, chính sách công cũng có mối liên hệ và tác động trở lại với pháp luật, là nguồn khơi dậy sức sống của các quy phạm pháp luật. Các sáng kiến pháp luật đều xuất phát, bắt nguồn từ thực tiễn triển khai thực hiện chính sách công. Thực tiễn cho thấy chính sách công chỉ có thể được thực hiện hiệu quả khi được thể chế hóa thành những nội dung, quy định cụ thể, áp dụng cụ thể như áp dụng các quy định của pháp luật. Từ chính sách công có thể thể chế hóa thành các quy định của pháp luật và ngược lại, từ các quy định của pháp luật có thể cụ thể hóa thành các nguyên tắc, yêu cầu trong xây dựng chính sách công. Ý nghĩa xã hội: Chính sách công là chính sách của nhà nước ban hành để thực hiện chức năng xã hội của nhà nước, ngoài phục vụ lợi ích của nhà nước còn để phục vụ xã hội, phục vụ quảng đại quần chúng nhân dân, tạo điều kiện và định hướng cho xã hội phát triển. Chính sách công phản ánh rõ vai trò chức năng xã hội của nhà

10 nước, phản ánh bản chất, tính ưu việt của nhà nước. Do đó, chính sách công luôn hàm chứa tính xã hội, ý nghĩa xã hội. Chính sách công còn ảnh hưởng đến sự phát triển của xã hội, nếu xã hội phản đối, chống lại chính sách của nhà nước, sẽ dẫn đến khủng hoảng, bất ổn định trong xã hội. Một khi xã hội bất ổn định thì hệ quả tất yếu, tác động trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của nhà nước. Vì vậy, khi nhà nước ban hành chính sách công phải đặc biệt chú ý đến yếu tố xã hội, tính chất và ý nghĩa xã hội của chính sách công. Ý nghĩa khoa học: thể hiện ở tính khách quan, công bằng tiến bộ và sát với thực tiễn. Nếu chính sách công mang tính chủ quan duy ý chí của nhà nước sẽ trở thành rào cản kìm hãm sự phát triển của xã hội. Điều này cũng có nghĩa là việc ban hành chính sách công của nhà nước bất thành, sẽ ảnh hưởng đến uy tín và vai trò của nhà nước. Nếu chính sách công nhà nước ban hành đảm bảo các yếu tố khách quan, công bằng và tiến bộ, phù hợp với lòng dân và xã hội, phù hợp với ý chí, nguyện vọng, quyền và lợi ích hợp pháp của người dân thì sẽ được người dân và xã hội ủng hộ, chính sách đó sẽ được thực hiện trong cuộc sống một cách nhanh chóng, hiệu quả uy tín và vai trò của nhà nước được đề cao. Tính khoa học của chính sách còn thể hiện ở ý nghĩa thực tiễn và tính thiết thực của chính sách, yêu cầu khi nhà nước ban hành chính sách phải phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh lịch sử cụ thể của đất nước, thực tại khách quan của chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước. Điều này cũng có nghĩa là khi ban hành chính sách công cần phải tính đến các điều kiện các nguồn lực để duy trì chính sách, các yếu tố ảnh hưởng đến việc tổ chức thực hiện chính sách vào thực tiễn cuộc sống. Để đảm bảo ý nghĩa thực tiễn hay tính sát thực, chính sách công không thể cao hơn hay thấp hơn trình độ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Trình độ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước đến đâu thì đề ra mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp, công cụ của chính sách công đến đó. II. Đặc điểm chính sách công ở Việt Nam Một là, Đảng Cộng sản Việt Nam có vai trò lãnh đạo trực tiếp, toàn diện và sâu sắc đối với chu trình chính sách.

11 Vai trò, sự tác động, chi phối của Đảng đối với “vòng đời” chính sách quốc gia (từ khi ban hành, thực hiện, có kết quả, rút ra bài học) trở nên thường trực, xuyên suốt, sâu sát vào những vấn đề quan trọng đối với các chính sách then chốt của quốc gia. Các hoạt động này diễn ra thường xuyên, thể hiện công khai, trực tiếp và toàn diện trong suốt quá trình lãnh đạo đất nước của Đảng. Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương Đảng bàn, ra nghị quyết về các quyết sách lớn của đất nước, căn cứ vào đó, Nhà nước có nhiệm vụ hiện thực hóa thành ...


Similar Free PDFs