Bài tập Marketing căn bản PDF

Title Bài tập Marketing căn bản
Author Dương Trường
Course Principles of marketing
Institution Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
Pages 68
File Size 2.3 MB
File Type PDF
Total Downloads 131
Total Views 497

Summary

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MIINHKHOA KINH DOANH QUỐC TẾ - MARKETINGLỚP HP 20C1MARMôn: MARKETING CĂN BẢNBài tập LMSGVHD: TSKH. Ngô Công ThànhTên sinh viên: Dương Thái Quang TrườngMSSV: 31191024168Niên khóa: KĐịnh nghĩa về Marketing?Marketing thực tế trong cuộc sống tồn tại rất nhiều định...


Description

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MIINH KHOA KINH DOANH QUỐC TẾ - MARKETING LỚP HP 20C1MAR50300103

Môn:

MARKETING CĂN BẢN Bài tập LMS GVHD: TSKH. Ngô Công Thành Tên sinh viên: Dương Thái Quang Trường MSSV: 31191024168 Niên khóa: K45

Định nghĩa về Marketing? Marketing thực tế trong cuộc sống tồn tại rất nhiều định nghĩa. Thuật ngữ Marketing xuất hiện lần đầu tiên tại Mỹ và dần được lan truyền sang châu Á, châu Âu rồi đến Việt Nam vào những năm thập niên 80 của thế kỷ trước. Từ “Marketing” nguồn gốc đến từ “market” nghĩa là chợ, thị trường, nơi buôn bán. Chính vì thế mà marketing bị hiểu sai chỉ là tiếp thị. Có nhiều định nghĩa khác như: Marketing là toàn bộ tiến trình sáng tạo truyền thông và phân phối giá trị đến khách hàng và quản trị những mối quan hệ với khách hàng theo hướng có lợi cho tổ chức và cổ đông…. Theo Philip Kotler: “The science and art of exploring, creating, and delivering value to satisfy the needs of a target market at a profit” Marketing là một dạng hoạt động của con người nhằm thoả mãn những nhu cầu và mong muốn của họ thông qua trao đổi. Khái niệm này được hiểu dựa trên những giá trị cốt lõi và tư duy marketing bắt đầu từ những nhu cầu và mong muốn thực tế của con người như nước để uống, thức ăn, quần áo để mặc, nơi để ở và nghỉ ngơi, trường học để học hành,…và marketing chúng ta cần phải phân biệt rõ các khái niệm sau: Nhu cầu (Needs): là một cảm giác về sự thiếu hụt một cái gì đó mà con người cảm nhận được. Ví dụ: nhu cầu ăn, uống, đi lại, học hành, giải trí… Nhu cầu này không phải do xã hội hay người làm marketing tạo ra, Chúng tồn tại như một bộ phận cấu thành của con người. Mong muốn (Wants) là sự ao ước có được những thứ cụ thể để thoả mãn những nhu cầu sâu xa. Mong muốn của con người không ngừng phát triển và được định hình bởi các điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội… như trường học; nhà thờ, chùa chiền; gia đình, tập thể và các doanh nghiệp kinh doanh. Mong muốn đa dạng hơn nhu cầu rất nhiều. Một nhu cầu có thể có nhiều mong muốn. Các doanh nghiệp thông qua hoạt động marketing có thể đáp ứng các mong muốn của khách hàng để thực hiện mục tiêu của mình. Trao đổi là hành vi nhận từ một người hoặc một tổ chức nào đó thứ mà mình muốn và đưa lại cho người hoặc tổ chức một thứ gì đó. Trao đổi là quá trình, chỉ xảy ra khi có các điều kiện: Ít nhất phải có hai bên, mỗi bên phải có một thứ gì đó có thể có giá trị với bên kia và mỗi bên đều có khả năng giao dịch và chuyển giao hàng hoá, dịch vụ hoặc một thứ gì đó của mình.Mỗi bên đều mong muốn trao đổi và có quyền tự do chấp nhận hay khước từ đề nghị của bên kia, hai bên thoả thuận được những điều kiện trao đổi. “Marketing là quá trình xác định tham gia và sáng tạo ra nhu cầu mong muốn tiêu thụ sản phẩm và tổ chức tất cả nguồn lực của công ty nhằm làm hài lòng người tiêu dùng để đạt được lợi nhuận hiệu quả cho cả công ty và người tiêu dùng” (G. F. Goodrich ). Quả thực có rất nhiều định nghĩa nhưng Marketing là một tiến trình quản trị trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Marketing không phải là một chuyên môn chỉ áp dụng công thức là có

thể thành công mà nó là một hoạt động vừa mang tính khoa học vừa mang tính nghệ thuật và nó đến từ cuộc sống hằng ngày của chúng ta.

Phân loại marketing Căn cứ vào lĩnh vực hoạt động Marketing sẽ được chia thành hai nhóm: Marketing kinh doanh và Marketing phi kinh doanh. Theo quy mô Marketing bao gồm: Marketing vi mô do các doanh nghiệp thực hiện và marketing vĩ mô do các cơ quan nhà nước thực hiện nhằm định hướng phát triển các ngành kinh tế. Dựa vào phạm vi hoạt động có Marketing trong nước các hoạt động marketing được thực hiện trong lãnh thổ 1 quốc gia; Marketing quốc tế là việc áp dụng các nguyên tắc marketing cơ bản để đáp ứng đa dạng các nhu cầu và mong muốn của những người cư trú xuyên biên giới quốc gia. Marketing truyền thống, Marketing chiến lược Marketing ngày nay với sự phát triển của khoa học công nghệ, sự phát triển của sản xuất cho đến các lĩnh vực xã hội mà trở nên rất đa dạng và nhiều thuật ngữ và khái niệm mới ra đời: Digital Marketing là hoạt động marketing mà việc quảng cáo được thực hiện bằng các thiết bị điện tử như máy vi tính, smart phone, tablet,..cùng với sự phát triển của internet mà marketing được phát triển hơn nữa với các mảng như: Online Marketing, Affiliate marketing, Mobile Marketing, Social Marketing, Email Marketing., Content Marketing

Marketing-Mix là gì? Mô hình Marketing 4P là mô hình marketing được nhiều người biết đến như là mô hình Marketing mix được E.J.McCarthy nói đến lần đầu vào năm 1960, nó được dùng rất phổ biến như một công cụ để chạy các chiến dịch marketing. Marketing mix là tập hợp các chiến thuật mà một doanh nghiệp sử dụng để quảng bá và bán sản phẩm của mình trên thị trường, phương pháp này thường được các doanh nghiệp sử dụng để tạo ra phản ứng tối ưu từ thị trường bằng cách phối hợp 4 yếu tố một cách hiệu quả nhất. 4P đó là: Product (sản phẩm) đó là thành phần cơ bản nhất bao gồm: các sản phẩm hữu hình công ty đưa ra thị trường, bao gồm nhiều yếu tố như chất lượng, hình dáng, nhãn hiệu,…; các sản phẩm vô hình như dịch vụ. Cần phải xác định nhu cầu mong đợi của khách hàng, xác định các đặc tính của sản phẩm cần phải cung cấp. Price (giá): là thành phần quan trọng không kém. Giá bán của sản phẩm sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến số lượng sản phẩm bán được trên thị trường. Để xác định giá bán của sản phẩm phải xem xét chi phí của sản phẩm (bao gồm chi phí cố định và chi phí biến đổi), khả năng cạnh tranh trên thị trường và giá bán phải tương xứng với giá trị nhận được của khách hàng. Place (phân phối): là những hoạt động làm cho sản phẩm được đưa đến khách hàng đúng nơi, đúng thời điểm. Doanh nghiệp phải hiểu rõ nơi nào khách hàng có thể tìm thấy sản phẩm; làm

thế nào để sản phẩm có thể tiếp cận được khách hàng; cần phải tuyển dụng và liên kết với những ai để có thể cung cấp sản phẩm của bạn đến với khách hàng một cách hiệu quả nhất. Promotion (Xúc tiến): thành phần này bao gồm nhiều hoạt động thúc đẩy sản phẩm đến thị trường mục tiêu. Doanh nghiệp phải làm cho khách hàng biết về sản phẩm, có một ấn tượng tích cực như quảng cáo, khuyến mãi, PR,.. Cần phải chọn lựa phương pháp xúc tiến nào phù hợp với ngân sách của doanh nghiệp và khách hàng tiềm năng. COCA COLA được biết đến là một thương hiệu cung cấp nước giải khát hàng đầu thế giới, là một trong những thương hiệu có giá trị nhất thế giới. Đây là một ví dụ điển hình cho việc áp dụng thành công chiến lược Marketing-Mix rất thành công. Hiện nay COCA COLA cung cấp một hệ thống sản phẩm rất đa dạng với hơn 3500 sản phẩm được tung ra trên thị trường. COCA COLA có mặt ở khắp nơi trên thế giới với hệ thống phân phối toàn cầu và nhượng quyền khắp thế giới từ các thương hiệu nhà hàng, quán ăn từ lớn đến nhỏ. Tất cả các sản phẩm COCA COLA tung ra thị trường đều có chiến lược về giá cả cạnh tranh hết sức khôn ngoan khiến các đối thủ cạnh tranh như PEPSI phải dòm ngó. Các chiến lược quảng bá sản phẩm của COCA COLA trên thế giới đã có một kho tàng quảng cáo rất đa dạng và thành công vang dội đã để lại ấn tượng sâu trong lòng nhiều người đến độ mua nước giải khát có vị cola người ta vẫn luôn gọi món nước ấy với cái tên nước coca. COCA COLA đã chứng minh cho sự áp dụng chiến lược Marketing mix thành công. Đặt đúng sản phẩm vào đúng thời điểm với mức giá phù hợp cùng cách quảng cáo khôn ngoan và có hệ thống phân phối toàn cầu.

Marketing có thực sự là 4P? Tại sao? Một chiến dịch Marketing được thực hiện chặt chẽ đồng nghĩa với việc áp dụng thành công mô hình 4P của marketing: tung sản phẩm (product) với mức giá (Price) phù hợp giá trị mang lại cho khách hàng tại một địa điểm thích hợp (Place) với những chiến dịch quảng cáo, khuyến mãi,.. (Promotion) cực kỳ thu hút, để lại ấn tượng thật tích cực với khách hàng. Đó chỉ là lý thuyết được học từ một người giáo sư nhưng khi vào thực tế cuộc sống, nó chỉ có ý nghĩa khi chúng ta đã thực hiện thành công và tạo ra một kết quả. Nói đến một số mặc hàng xa xỉ phẩm thì liệu 4P có còn áp dụng đúng hay không? Xa xỉ phẩm chúng ta đều biết là những sản phẩm có giá cả rất đắt đỏ, người ta vẫn có thể mua một sản phẩm rẻ hơn để có thể đáp ứng nhu cầu của mình. Với mức giá cả đắt đỏ thì liệu các thương hiệu ấy có thể kinh doanh thành công sản phẩm của họ được. Marketing đã phát triển đến mức không chỉ có 4P mà đã có đến 8P có thể thấy ở các thương hiệu xa xỉ phẩm trên thế giới. Nó không chỉ gói gọn trong 4P mà McCarthy đã đưa ra mà còn có 8P khác. Đó là: Performance (Công năng) là khả năng mang đến trải nghiệp tuyệt hảo ở hai cấp độ – thứ nhất là cấp độ sản phẩm và thứ hai là cấp độ trải nghiệm. Ngoài ra Pedigree (Truyền thống) có nhiều hãng, thương hiệu có một bề dày lịch sử thương hiệu rất ấn tượng, hào quang lịch sử ấy đã tạo nên một giá trị riêng biệt của thương hiệu ấy. Điều đó được xây dựng nên qua thời gian dài gầy dựng nên bởi danh tiếng người sáng lập trong quá khứ, tạo nên một tính cách riêng biệt thương hiệu ấy.

Persona (Cá nhân hóa) Sự cá nhân hóa của một thương hiệu hàng hiệu đến trước tiên là từ chất lượng phục vụ đặc biệt và nhất quán tại tất cả các giai đoạn tiếp xúc với khách hàng; và sau đó là từ sự giao tiếp thương hiệu thông qua các quảng cáo. Đặc trưng nhận dạng của các thương hiệu hàng hiệu là một yếu tố tương đối ổn định, quảng cáo thương hiệu hàng hiệu lại là một nhân tố linh động và đa diện hơn rất nhiều. Quảng cáo thương hiệu thì cần đòi hỏi phải tạo được cảm xúc và sự thông điệp đặc trưng để phân biệt với các thương hiệu khác, tạo sự khác biệt lớn cho sản phẩm, tạo ra hào quang riêng gắn liền với thương hiệu ấy. P tiếp theo chính là Public Figures (Hình tượng công chúng). Ngày nay trên các mặt quảng cáo, chúng ta thường thấy những ngôi sao điện ảnh, siêu sao thể thao hay bản thân các nhà thiết kế danh tiếng làm đại diện hình. Placement (Điểm bán hàng) Không gian bán lẻ của các thương hiệu hàng hiệu luôn nhằm hướng tới nâng cao trải nghiệm thương hiệu của khách hàng và phát triển hào quang của thương hiệu. Do vậy, không gian bán hàng phải là nơi hỗ trợ cho “sức sống” của thương hiệu, bằng cách phối hợp nhịp nhàng các chi tiết và quá trình giúp khách hàng cảm nhận bằng tất cả các giác quan của mình. Kế đến là PR (Quan hệ công chúng) đây là hoạt động đóng vai trò rất quan trọng trong việc tạo nên hình ảnh trong thương hiệu và định hình nhận thức của xã hội về thương hiệu. Cuối cùng là Pricing (Định giá) đóng vai trò khá quan trọng trong việc hình thành cảm nhận khách hàng. Khách hàng thường vô thức xem một khoảng giá đối với các loại hàng hóa được coi là hàng hiệu. Vì thế việc định giá sản phẩm rất quan trọng, nó phải phù hợp với kỳ vọng của khách hàng. Nếu quá cao khách hàng sẽ không bị thuyết phục để mua, quá thấp thì sẽ làm giảm giá trị thương hiệu. Tóm lại, marketing thật sự là một hoạt động vừa mang tính thực tiễn gần gũi cuộc sống, vừa có tính khoa học vừa có tính nghệ thuật. Vì thế Marketing không chỉ đòi hỏi sự hiểu biết, am hiểu cuộc sống con người trong nhiều lĩnh vực mà còn phải có sự linh động trong công việc. Marketing có 4P cũng không sai nhưng nó sẽ không áp dụng đúng trong nhiều trường hợp. Vì thế muốn tạo ra sự thành công trong chiến dịch thì đòi hỏi người khai triển chiến dịch phải có C (Creative)- sáng tạo và nhiều yếu tố khác có thể tạo ra trong một chiến dịch marketing.

Mã vạch và các dãy số. Mã vạch (Barcode): Là hình ảnh tập hợp ký hiệu các vạch (đậm, nhạt, dài, ngắn) thành nhóm vạch và định dạng khác nhau để các máy đọc gắn đầu Laser (như máy quét Scanner) nhận và đọc được các ký hiệu đó. Bằng công nghệ thông tin, các mã vạch này được chuyển hóa và lưu trữ vào ngân hàng Server. Mã vạch sẽ được trình bày kèm theo mã số và tập hợp thành những hình ảnh và ký tự số tạo nên thang số được gọi MS-MV hàng hóa. Cấu trúc mã vạch: Mã vạch EAN-13 hoặc mã vạch EAN-8 là những vạch tiêu chuẩn có độ cao từ 26,26 mm đến 21,64 mm và độ dài từ 37,29 mm đến 26,73 mm.

Cấu trúc mã vạch cũng do các tổ chức quốc gia về EAN quản lý và phân cấp đối với các doanh nghiệp. Phân biệt các dãy số trên mã vạch ta sẽ đi qua ví dụ sau: Cấu trúc của EAN-13: Mã số EAN-13 là 1 dãy số gồm 13 chữ số nguyên (từ số 0 đến số 9), trong dãy số chia làm 4 nhóm, mỗi nhóm có ý nghĩa như sau (xem hình dưới ): Nhóm 1: Từ trái sang phải, ba chữ số đầu là mã số về quốc gia (vùng lãnh thổ) Nhóm 2: Tiếp theo gồm bốn chữ số là mã số về doanh nghiệp. Nhóm 3: Tiếp theo gồm năm chữ số là mã số về hàng hóa. Nhóm 4: Số cuối cùng (bên phải) là số về kiểm tra Ví dụ theo quy ước trên, số kiểm tra (C) có ý nghĩa về quản lý đối với việc đăng nhập, đăng xuất của các loại sản phẩm hàng hóa của từng loại doanh nghiệp.

Ví dụ: Mã số 8 9 3 3 4 8 1 0 0 1 0 6 - C: Bước 1 - Xác định nguồn gốc hàng hóa: 893 là mã số hàng hoá của quốc gia Việt Nam; 3481 là mã số doanh nghiệp thuộc quốc gia Việt Nam; 00106 là mã số hàng hoá của doanh nghiệp. Bước 2 - Xác định C. Cộng tổng giá trị của các số ở thứ tự lẻ bắt đầu được tính từ phải sang trái của dãy mã số (trừ số C), ta có : 6 + 1 + 0 + 8 + 3 + 9 = 27 (1) Nhân tổng của (1) với 3, ta có: 27 x 3 = 81 (2) P -893 - nhõm 1. M -4602 - nhóm 2. I -00107 - nhóm 3. C -8 - nhóm 4.

Cộng tổng giá trị của các số ở thứ tự chẵn còn lại, ta có : 0 + 0 + 1 + 4 + 3 + 8 = 16 (3) Cộng giá trị (2) với (3), ta có : 81 + 16 = 97 (4) Lấy giá trị của (4) làm tròn theo bội số của 10 (tức là 100) sát nhất với giá trị của (4) trừ đi giá trị của (4) ta có: 100 - 97 = 3. Như vậy C = 3. Trong trường hợp này mã số EAN - VN 13 có MSHH đầy đủ là: 893 3481 00106 3 Cấu trúc của EAN - 8: Về bản chất tương tự như EAN-13 chỉ khác là EAN-8 gồm 8 chữ số nguyên, tuỳ theo sắp xếp và lựa chọn các chữ số từ số 0 đến số 9 được chia làm 3 nhóm: Mã số quốc gia: Gồm 3 chữ số đầu tiên (bên trái) Mã số hàng hóa: Gồm 4 chữ số tiếp theo. Mã số kiểm tra: Gồm 1 chữ số đứng cuối cùng. Nhận dạng số C cũng được tính từ 7 số đứng trước nó và cách tính cũng tương tự như EAN-13. Cần lưu ý rằng, việc sử dụng EAN-13 hay EAN-8 là do Tổ chức EAN thế giới phân định. Sau khi EAN Việt Nam được cấp mã số, các doanh nghiệp của Việt Nam muốn sử dụng mã số EANVN thì phải có đơn đệ trình là thành viên EAN-VN, sau đó đăng ký xin EAN-VN cấp cho MS cho đồng loại hàng hóa. Việc cấp đăng ký mã số cho sản phẩm hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam do các tổ chức EAN-VN có thẩm quyền cấp và được EAN thế giới công nhận, được lưu trữ trong ngân hàng dữ liệu EAN thế giới.

Một số mã vạch các nước thường gặp: 000 - 019 GS1 Mỹ (United States) USA 030 - 039 GS1 Mỹ (United States) 050 - 059 Coupons 060 - 139 GS1 Mỹ (United States) 300 - 379 GS1 Pháp (France) 400 - 440 GS1 Đức (Germany) 450 - 459 và 490 - 499 GS1 Nhật Bản 690 - 695 GS1 Trung Quốc 760 - 769 GS1 Thụy Sĩ

880 GS1 Hàn Quốc 885 GS1 Thái Lan (Thailand) 893 GS1 Việt Nam 930 - 939 GS1 Úc (Australia)

Sự ra đời của Marketing và PR? Sau khi thế giới loài người xuất hiện những mâu thuẫn về nhu cầu cung và cầu của thị trường hoàng hóa thì định nghĩa của Marketing cũng được ra đời kể từ đó. Mặc dù hành vi Marketing xuất hiện đã từ lâu nhưng nó chỉ thực sự rõ nét từ sau khi nền đại công nghiệp cơ khí phát triển. Lý do là vì với sự phát triển của nền đại công nghiệp cơ khí, sức sản xuất của các nền kinh tế tư bản chủ nghĩa đã tăng nhanh và làm cho cung sản phẩm có chiều hướng vượt cầu. Điều này buộc các nhà kinh doanh phải tìm các giải pháp hiệu quả để tiêu thụ sản phẩm. Đây chính là lý do khiến hoạt động Marketing ngày càng phát triển và trên cơ sở đó, hình thành môn khoa học hoàn chỉnh về Marketing. Những lý thuyết về Marketing đầu tiên xuất hiện tại Mỹ và dần dần được đưa vào chương trình giảng dạy tại các trường đại học vào những năm đầu của thế kỷ 20 sau đó lan truyền sang các nước khác và đến Việt Nam vào những năm thập niên 80 thế kỷ trước. Khi nghiên cứu marketing chúng ta sẽ thường nghe nhiều đến từ PR (Public relations). Vào năm 1807 Thomas Jefferson là người đầu tiên kết hợp chữ “Public” và chữ “Relations” thành cụm từ “Public relations”. Những người khác thì cho rằng cụm từ này được luật sư Dorman Eaton sử dụng vào năm 1882. Bất chấp những ý kiến trái ngược như thế, cụm từ “Public Relations” được sử dụng với ý nghĩa như hiện nay đã bắt đầu từ năm 1897, khi nó xuất hiện trong cuốn “Niên Giám Bài Văn Hay Của Ngành Đường Sắt” thuộc Hiệp Hội Ngành Đường Sắt Mỹ. Thành công thực sự của từ này có thể nói là thuộc về Ông Edward L.Berneys, mà Irwin Ross gọi là “Cha đẻ của ngành PR”… Bernays chính là người đầu tiên gọi mình là “Chuyên viên tư vấn PR” vào 1921. Hai năm sau, ông viết quyển sách đầu tiên về đề tài “Kết Tinh Quan Niệm Công Chúng”, và giảng dạy khoá học đầu tiên về PR tại đại học New York. Như vậy, vào đầu thế kỷ 20 thì PR đã trở thành cụm từ chính thức, và được xem là một nghề cần được đào tạo một cách bài bản. Mặc dù được giới nghiên cứu công nhận vào thế kỷ 20 nhưng thực chất việc kỹ thuật PR đã khởi sinh từ nền văn minh Ai Cập cách đây 3500 năm.

Công thức C-C-D-C của Philip Kotler Theo Philip Kotler (2008): "The process of creating value for customers and build strong customer relationships in order to capture value from customers in return." - tiến trình doanh nghiệp tạo ra giá trị cho khách hàng và xây dựng mạnh mẽ những mối quan hệ với khách hàng nhằm đạt được giá trị từ những phản ứng của khách hàng. Vậy công thức C-C-D-C có nghĩa là:

C (creating) – C (communicating) – D (delivering) – C (capturing) Createting: đó là một quá trình sáng tạo để tạo ra được giá trị mang lại cho khách hàng Communicating hay gọi là giao tiếp để xây dựng, duy trì mối quan hệ với khách hàng. Delivering: cung cấp đúng những gì khách hàng cần thiết vào đúng thời điểm và đúng giá trị khách hàng mong muốn hoặc hơn thế nữa. Capturing: sau khi xây dựng mối quan hệ với khách hàng, mang lại giá trị mà khách hàng cần thì chúng ta đạt được giá trị từ phản ứng của khách hàng.

Cờ của các nước và ý nghĩa của chúng như thế nào ? Cờ Mỹ: đối với người Mỹ quốc kỳ biểu thị cho sự tự do, sự hy sinh để giành lấy quyền độc lập. Trên cờ Mỹ có 50 ngôi sao đại diện cho 50 bang. 13 sọc bao gồm 7 sọc đỏ và 6 sọc trắng đại diện cho 13 bang đầu tiên được tuyên bố độc lập trên lãnh thổ Mỹ. Màu đỏ thể hiện sự dũng cảm, nhiệt huyết; màu xanh là hiện thân cho sự công lý, lòng trung thành; màu trắng đại diện cho hy vọng trong sáng, tinh khiết, tinh thần kỷ luật cao.

Cờ Vương quốc Anh: quốc kỳ Anh là hình ảnh lá cờ của 3 vùng đất Anh, Scotland và Ireland xếp chồng lên nhau. Trong lá cờ chính có chữ thập chồng chéo lên nhau, trong đó mỗi chữ đại diện cho 1 vị thánh trông nom, bảo vệ mỗi vùng đất trên. Chữ thập giữa lá cờ Anh là biểu tượng đại diện cho thánh Geogre; dấu chéo trắng nền xanh là cờ Scotland, biểu tượng đại diện cho thánh Andrew; dấu chéo màu đỏ là cờ Bắc Ireland, đại diện cho thánh Patrick.

Cờ Nhật Bản: cờ của Nhật Bản được thiết kế rất đơn giản với một vòng tròn màu đỏ trên nền trắng, lá cờ có tên là Nisshoki mang ý nghĩa “Ánh nắng mặt trời” và cũng được gọi là Hinomaru trong đó có nghĩa là “Vòng tròn của mặt trời”. Thiết kế của lá cờ với màu trắng tượng trưng cho sự thuần khiết và chính trực, màu đỏ tượng trưng cho sự chân thành và nhiệt tình như đức tính của người Nhật.

Cờ Đức được thiết kế đơn giản với ba sọc ngang với ba màu theo thứ tự đen đỏ và màu vàng (gold). Trên quốc kỳ Đức có đặc tả lại đồng phục của binh lính Đức trong những năm đầu 1800. Người lính mặc bộ đồ màu đen với viền đỏ và nút áo màu vàng.

Cờ Thụy Điển: Theo như một truyền thuyết, vào thế kỷ thứ 12, đức vua Eric the Holy của Thụy Điển đã trông thấy một chữ thập màu vàng trên nền trời xanh và từ đó thiết kế ra lá cờ cho riêng mình. Nhưng có người cũng cho rằng chữ thập lá Quốc kỳ của người Thụy Điển có thể chỉ là một bản khác của quốc kỳ Đan Mạch.

Cờ Pháp: đó là lá cờ tượng trưng cho quân lính cách mạng đội mũ xanh dương – đỏ - trắng vào năm 1789 khi dân quân mở cuộc tấn công phá ngục Bastille ở Paris

Cờ Việt Nam: Nền đỏ tượng trưng cho cách mạng, đồng thời cũng tượng trưng dòng máu đỏ, sự hi sinh của các anh hùng cho sự nghiệp thống nhất đất nước. Màu vàng là màu truyền thống tượng trưng cho dân tộc Việt Nam hay tượng trưng da vàng. Sao năm cánh tượng trưng cho sự đoàn kết các tầng lớp bao gồm sĩ, nông, công, thương, binh cùng đoàn kết.

Tiền của các nước trên thế giới? Một số đơn vị tiền tệ đan...


Similar Free PDFs