CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC KINH TẾ ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI PDF

Title CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC KINH TẾ ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
Author Đạt Nguyễn Tiến
Course Phương pháp nghiên cứu kinh tế
Institution Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội
Pages 15
File Size 339 KB
File Type PDF
Total Downloads 686
Total Views 943

Summary

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘIKHOA KINH TẾ CHÍNH TRỊĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU:CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌCTẬP CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC KINH TẾ ĐẠIHỌC QUỐC GIA HÀ NỘISinh viên thực hiện: NGUYỄN TIẾN ĐẠTMSSV: 20051026Lớp: 211_INE1016_Giảng viên hướng dẫn: Tiến sĩ Trần Thị Phương DịuHà...


Description

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA KINH TẾ CHÍNH TRỊ

ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU:

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC KINH TẾ ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

Sinh viên thực hiện: NGUYỄN TIẾN ĐẠT MSSV: 20051026 Lớp: 211_INE1016_5 Giảng viên hướng dẫn: Tiến sĩ Trần Thị Phương Dịu

Hà nội, tháng 12 năm 2021

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN BỘ MÔN:

ĐIỂM :

MỤC LỤC 1.

2.

3.

Tính cấp thiết của đề tài.........................................................................................................1 1.1

Ý nghĩa lý luận của đề tài...............................................................................................1

1.2

Ý nghĩa thực tiễn của đề tài............................................................................................1

Mục tiêu nghiên cứu...............................................................................................................2 2.1

Mục tiêu tổng quát..........................................................................................................2

2.2

Mục tiêu cụ thể................................................................................................................2

Đối tượng, phạm vi nghiên cứu.............................................................................................2 3.1

Đối tượng nghiên cứu......................................................................................................2

3.2

Khách thể nghiên cứu.....................................................................................................2

3.3

Đối tượng khảo sát..........................................................................................................2

3.4

Phạm vi nghiên cứu:.......................................................................................................2

4.

Câu hỏi nghiên cứu.................................................................................................................2

5.

Giả thuyết nghiên cứu............................................................................................................3

6.

Tổng quan nghiên cứu...........................................................................................................3

7.

Khung khái niệm....................................................................................................................7 7.1

Mô hình lý thuyết............................................................................................................7

7.2

Mô hình khái niệm..........................................................................................................9

8.

Phương pháp nghiên cứu.......................................................................................................9

9.

Cấu trúc dự kiến...................................................................................................................10

10. Danh mục tài liệu...................................................................................................................12

1. Tính cấp thiết của đề tài 1.1 Ý nghĩa lý luận của đề tài Giáo dục, đào tạo là nhân tố quyết định để phát huy tiềm năng trí tuệ, năng lực sáng tạo của con người. Trong giai đoạn hiện nay, sự giàu mạnh hoặc đói nghèo của một quốc gia phụ thuộc nhiều vào chất lượng của giáo dục đại học. Để nâng cao chất lượng giáo dục đại học thì không phải là vấn đề đơn giản, điều này phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố và một trong những yếu tố quyết định là sinh viên. Sinh viên là tài sản quan trọng nhất đối với bất kỳ tổ chức giáo dục nào. Sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước có mối liên kết trực tiếp đến kết quả học tập của sinh viên. Kết quả học tập đóng một vai trò quan trọng trong đánh giá chất lượng đầu ra của sinh viên, những người sẽ trở thành lãnh đạo xuất sắc, là nguồn nhân lực chịu trách nhiệm phát triển kinh tế và xã hội của đất nước Kết quả học tập có ảnh hưởng lớn đến nghề nghiệp tương lai của sinh viên. Nó là một trong những chỉ tiêu quan trọng để nhà tuyển dụng làm căn cứ để tuyển dụng lao động tại bất cứ tổ chức nào. Đặc biệt, khi mà Việt Nam đã hội nhập với thế giới thì nhà tuyển dụng càng yêu cầu cao về kết quả học tập của ứng viên. Hiểu được điều này, bài nghiên cứu này sẽ góp phần xem xét những yếu tố sẽ ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên UEB. 1.2 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài Thông qua bài nghiên cứu sẽ giúp cho mọi người được chủ động hơn và hình thành được nhũng phương pháp, tư duy mới. Từ đó sẽ giúp phát hiện ra vấn đề và giải quyết một cách tốt nhất. Đồng thời đây cũng là giai đoạn tiền đề tạo điều kiện để hoàn thành tốt những dự án, nghiên cứu tiếp theo. Nghiên cứu này tập trung đo lường sự tác động của hoạt động làm thêm đến kết quả học tập của sinh viên, nghiên cứu điển hình đối với sinh viên Đại học Kinh tế từ đó đề xuất giải pháp 1

nhằm cải thiện vấn đề này. Kết quả của đề tài là cơ sở cho các nghiên cứu tiếp theo về các vấn đề liên quan đến ảnh hưởng làm thêm tới kết quả học tập của sinh viên. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1Mục tiêu tổng quát Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên UEB, định hướng phương pháp học tập và đề xuất các giải pháp thích hợp nhằm nâng cao chất lượng học tập của sinh viên Đại học Kinh tế Đại học Quốc gia Hà Nội. 2.2Mục tiêu cụ thể - Đánh giá thực trạng và kết quả học tập của sinh viên UEB hiện nay - Tìm hiểu nguyên nhân và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên Đại học Kinh tế Đại học Quốc gia Hà Nội. - Đề xuất giải pháp thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả, kết quả học tập của sinh viên Đại học Kinh tế Đại học Quốc gia Hà Nội. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu: Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên 3.2 Khách thể nghiên cứu: Sinh viên trường Đại học Kinh tế- Đại học Quốc gia Hà Nội (Các sinh viên chưa ra trường). 3.3 Đối tượng khảo sát: 400 sinh viên đang theo học tại trường Đại học Kinh tế Đại học Quốc gia Hà Nội 3.4 Phạm vi nghiên cứu: - Về lĩnh vực nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên UEB. - Về không gian: Trường Đại học Kinh tế- Đại học Quốc gia Hà Nội. - Về thời gian: từ ngày 2/12/2021 đến ngày 10/2/2022. 4. Câu hỏi nghiên cứu 2

- Sự cạnh tranh giữa các sinh viên trong lớp có ảnh hưởng như thế nào đến kết quả học tập của sinh viên Đại học Kinh tế? - Thời gian tự học có tác động đến kết quả học tập của sinh viên hay không? - Ảnh hướng của bạn bè có tác động tích cực hay tiêu cực đối với kết quả học tập của sinh viên? - Các giải pháp nhằm nâng cao kết quả học tập của sinh viên? 5. Giả thuyết nghiên cứu Giả thuyết (H1): Tương tác trong lớp học có tác động thuận chiều đến kết quả học tập của sinh viên. Giả thuyết (H2): Tính kiên trì trong học tập có tác động thuận chiều đến kết quả học tập. Giả thuyết (H3): Phương pháp học tập có tác động thuận chiều đến kết quả học tập của sinh viên. Giả thuyết (H4): Thời gian đi chơi có tác động ngược chiều đến kết quả học tập của sinh viên. Giả thuyết (H5): Tích lũy kiến thức có ảnh hưởng thuận chiều đến kết quả học tập của sinh viên. Giả thuyết (H6): Có mối quan hệ tích cực giữa sự ảnh hưởng của bạn bè với kết quả học tập. Gỉa thuyết (H7): Áp lực từ phía gia đình có ảnh hưởng thuận chiều đến kết quả học tập của sinh viên. 6. Tổng quan nghiên cứu Kết quả học tập là kiến thức, kỹ năng thu nhận của sinh viên là mục tiêu quan trọng nhất của trường đại học cũng như của sinh viên (Võ Thị Tâm,2010). Kết quả 3

học tập có thể hiểu đơn giản là điểm trung bình học kỳ, điểm trung bình cả năm, điểm trung bình tích lũy của sinh viên. Đã có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, KQHT của người học nói chung và sinh viên tại các trường đại học nói riêng luôn chịu tác động tích hợp của nhiều yếu tố khác nhau. Theo Farooq (2011), các yếu tố ảnh hưởng đến KQHT của sinh viên có thể được phân thành hai nhóm: nhóm yếu tố bên trong và nhóm yếu tố bên ngoài sinh viên. Những yếu tố bên trong chủ yếu liên quan đến bản thân sinh viên, còn yếu tố bên ngoài không thuộc khả năng kiểm soát của sinh viên, người học. Ali và cộng sự (2013) cho rằng, các yếu tố liên quan đến sinh viên bao gồm nỗ lực của sinh viên, tuổi, động cơ học tập, sở thích học tập, trình độ đầu vào và trường học ở bậc trước. Trong khi Elias (2005) thì cho rằng, KQHT có mối quan hệ chặt chẽ với những yếu tố liên quan đến sinh viên như phương pháp học tập và các đặc điểm về giới tính, độ tuổi, kinh nghiệm học tập, động cơ học tập. Ở trong nước, Nguyễn Thùy Dung và cộng sự (2017) đề cập đến sự ảnh hưởng của những nhân tố thuộc về đặc điểm sinh viên đối với KQHT của họ như giới tính, năm học, điểm thi đại học, ngành học và tần suất sử dụng dịch vụ thư viện và internet trong học tập. Nguyễn Thị Thu An và cộng sự (2016), tiếp cận phân tích các đặc điểm sinh viên như giới tính, nguyện vọng đầu vào của sinh viên, tham gia ban cán sự lớp, đoàn thể để xem xét mối liên hệ của chúng với KQHT. Kết quả học tập được phân biệt trên cơ sở những đặc điểm thuộc về bản thân sinh viên; sinh viên nữ có KQHT cao hơn sinh viên nam; những sinh viên trúng tuyển nguyện vọng hai có thành tích học tập tốt hơn so với những sinh viên trúng tuyển nguyện vọng một. Trong mô hình nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Thu An (2016) về “Những nhân tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên năm I-II trường Đại học Kỹ thuật- Công nghệ Cần Thơ”. Tác giả đã chỉ ra rằng kết quả học tập của sinh viên bị 4

ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố nhưng nhìn chung có hai nhân tố chính là bản thân sinh viên và giảng viên. Kiến thức thu nhận và động cơ học tập là hai nhân tố thuộc bản thân sinh viên có thể ảnh hưởng đến kết quả học tập. Mô hình nghiên cứu của tác giả như sau

Hình 1: Mô hình nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Thu An và các cộng sự Nhóm tác giả kết luận rằng có 2 nhân tố ảnh hưởng thuận chiều đến kết quả học tập của sinh viên là nhân tố thuộc bản thân sinh viên và nhân tố thuộc về giảng viên, trong đó nhân tố thuộc về bản thân sinh viên có vai trò quan trọng quyết định đến kết quả học tập. Trong mô hình nghiên cứu của Võ Thị Tâm (2010) về “Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên hệ chính quy Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh”. Tác giả đã xem xét vai trò của các biến kiểm soát có thể làm thay đổi tác động của các yếu tố: động cơ học tập, kiên định học tập, cạnh tranh học tập, ấn tượng trường học và phương pháp học tập ñến KQHT. Biến đó là giới tính và nơi cư trú (thành phố, tỉnh). Mô hình nghiên cứu như sau:

5

Hình 2: Mô hình nghiên cứu về biến kiểm soát giới tính của tác giả Võ Thị Tâm

Hình 3: Mô hình nghiên cứu với biến kiểm soát nơi cư trú của tác giả Võ Thị Tâm Tác giả đã kết luận mối quan hệ giữa tính kiên định học tập và KQHT của nhóm SV nam mạnh hơn nhóm SV nữ, SV nam ít siêng năng và học bài đều đặn hơn nên họ thường gặp khó khăn trong các kỳ thi. Mối quan hệ giữa phương pháp học tập và KQHT của nhóm SV nam yếu hơn nhiều so với nhóm 6

SV nữ. Do vậy, họ phải hành động tích cực để vượt qua các kỳ thi. Kết quả phân tích đa nhóm theo nhóm SV thành phố và nhóm SV tỉnh thì không có sự khác biệt trong mối quan hệ giữa các yếu tố và KQHT. điều này có nghĩa là các nỗ lực nhằm nâng cao phương pháp học tập, tính kiên định học tập và ấn tượng trường học không cần phải điều chỉnh theo sự khác biệt giữa SV thành phố và SV tỉnh.  Đánh giá ưu điểm của các nghiên cứu trước +) Đưa ra được những định nghĩa chuẩn xác về học tập và kết quả học tập +) Chỉ được ra và được nhiều những yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên UEB +) Các nghiên cứu đa dạng các mô hình ứng dụng, có phạm vi rộng rãi, tính ứng dụng vào thực tiễn cao  Khoảng trống nghiên cứu +) Các nghiên cứu chưa đánh giá được cụ thế mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố tác động đến kết quả học tập của sinh viên +) Các tác giả mới chỉ chỉ ra các giải pháp chứ chưa thực sự cụ thể về việc cân bằng những yếu tố ảnh hưởng đó với học tập của sinh viên +) Các tác giả chưa xét đến những yếu tố như áp lực từ gia đình hay sự khác nhau về mức độ giàu sang của từng gia đình sinh viên 7. Khung khái niệm 7.1Mô hình lý thuyết

7

- Với đề tài này, cá nhân em quyết định sử dụng mô hình hồi quy về các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên khối ngành kinh tế được phát triển bởi THS.Đinh Thị Hóa: KQHT= β0* TTTL+ β1* KTHT+ β2* PPHT+ β3* TGĐC+ β4* KT+ β5* BB + β6*GĐ+u Trong đó: +) KQHT là kết quả học tập, được đo lường bằng điểm trung bình học tập. +) TCCL là tương tác trong lớp học, được đo lường bằng số lần giơ tay phát biểu, xây dựng bài trên 1 buổi học. Gỉa thuyết là sinh viên giơ tay phát biểu càng nhiều thì kết quả học tập càng cao. +) KTHT là kiên trì trong học tập, được đo lường bằng số buổi đi học đầy đủ. Gỉa thuyết là sinh viên đi học càng đầy đủ thì kết quả học tập sẽ càng cao. +) PPHT là phương pháp học tập, PPHT= 1 nếu như phương pháp học tập phù hợp và ngược lại bằng 0. Gỉa thuyết là sinh viên với phương pháp học tập phù hợp sẽ có kết quả học tập cao hơn. +) TGĐC là thời gian đi chơi, được đo lường bằng số giờ dành ra để đi chơi trên một tuần. Gỉa thuyết là sinh viên đi chơi càng nhiều thì kết quả học tập càng kém. +) KT là kiến thức, được đo lường bằng số thời gian sinh viên đọc tài liệu trên một tuần. Gỉa thuyết là sinh viên tích lũy được càng nhiều kiến thức thì kết quả học tập càng cao. +) BB là mối quan hệ giữa bạn bè, BB=1 nếu như mối quan hệ với các bạn bè cùng trang lứa trở nên tốt đẹp, ngược lại bằng 0. Gỉa thuyết là bạn bè sẽ giúp đỡ nhau nhiều trong học tập, mối quan hệ càng tốt thì kết quả học tập sẽ càng cao.

8

+) GĐ là áp lực từ phía gia đình, GĐ = 1 nếu áp lực từ gia đình là nhiều, ngược lại bằng 0. Gỉa thuyết là áp lực từ gia đình càng cao thì kết quả học tập sẽ càng cao. 7.2Mô hình khái niệm

T ương tác trong lớp học Tính kiến trì trong học tập

Các yếếu tốế ảnh hưởng

Ph ương pháp học tập Th ời gian đi chơi

Kếết qu ả học tập

Kiếến thứ c tch lũy Mốếi quan h ệ với b ạn bè Áp l ực t ừ phía gia đình 8. Phương pháp nghiên cứu Với đề tài này, em sẽ quyết định sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp với nghiên cứu định lượng, cụ thể là: - Nghiên cứu định tính: Phương pháp nghiên cứu định tính được sử dụng trong giai đoạn nghiên cứu khám phá: nghiên cứu các tài liệu thứ cấp và thảo luận nhóm với đối tượng sinh viên đang theo học tại trường để khám phá các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập. Từ kết quả đó thiết kế bảng câu hỏi chính thức phục vụ cho nghiên cứu định lượng. 9

- Nghiên cứu định lượng: Phương pháp nghiên cứu định lượng được sử dụng để xem xét sự khác nhau về kết quả trả lời thông qua câu hỏi đã cho của 2 đối tượng sinh viên bao gồm sinh viên đạt học lực giỏi kì trước và sinh viên đạt học lực từ trung bình trở xuống của kì trước. Song song đó, nghiên cứu còn xem xét sự khác nhau giữa kết quả trả lời câu hỏi của nhóm đối tượng sinh viên có cải thiện về điểm trong học kỳ này và nhóm đối tượng chưa có cải thiện về điểm trong học kì này. Đồng thời xem xét những yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập, ví dụ như số giờ sinh viên dành cho việc đi chơi sẽ ảnh hưởng đến kết quả học tập như thế nào? Nghiên cứu này sẽ thu thập số liệu, chủ yếu sử dụng số liệu sơ cấp được thu thập bằng cách: - Phỏng vấn trực tiếp, ngẫu nhiên các sinh viên UEB trong đó bao gồm các sinh viên kì trước đạt học lực giỏi và sinh viên đạt học lực trung bình trở xuống qua bảng câu hỏi - Tạo ra một khảo sát online qua phiếu điều tra khuôn mẫu có sẵn 9. Cấu trúc dự kiến A- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài. 2. Mục đích nghiên cứu. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu. 4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu. 5. Phạm vi nghiên cứu. 6. Nội dung nghiên cứu. 7. Phương pháp nghiên cứu. B. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Chương 1: Cở sở lý luận của đề tài tác động của việc đi làm thêm đến kết quả học tập của sinh viên UEB. 1.1: Định nghĩa: 1.1.1: Định nghĩa hoạt động học tập 10

1.1.2: Định nghĩa kết quả học tập 1.2: Các nhân tố ảnh hưởng 1.2.1: Các yếu tố từ phía gia đình 1.2.2: Các yếu tố từ phía nhà trường 1.2.3: Các yếu tố từ bản thân sinh viên 1.3: Kinh nghiệm Chương 2: Thực trạng kết quả học tập của sinh viên Đại học Kinh tế 2.1: Thực trạng chung về kết quả học tập của sinh viên Đại học Kinh tế. 2.1.1: Tỷ lệ sinh viên Đại học Kinh tế đạt học lực giỏi trở lên 2.1.2: Tỷ lệ sinh viên Đại học Kinh tế đạt học lực trung bình trở xuống 2.1.3: Sự khác nhau giữa sinh viên học lực giỏi và sinh viên học lực trung bình 2.2: Đánh giá 2.2.1: Nghiên cứu định tính. 2.2.2: Nghiên cứu định lượng 2.3: Ưu điểm, nhược điểm, nguyên nhân. Chương 3: Giải pháp khắc phục những tác động ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên Đại học Kinh tế 3.1: Bối cảnh trong nước và ngoài nước 3.2 Định hướng để thực hiện giải pháp khắc phục những tác động ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên Đại học Kinh tế (định hướng theo ý kiến cá nhân) 3.3: Các giải pháp sau quá trình nghiên cưu C. Kết luận và Kiến nghị 1, Kết luận 2, Đề nghị (khuyến nghị) D. Tài liệu tham khảo E. Phụ lục

11

10. Danh mục tài liệu 1. Ali S., Zubair H., Fahad M., et al. (2013), Factors Contributing to the Students Academic Performance: A Case Study of Islamia University Sub-Campus, American Journal of Educational Research, 1(8), 283–289 2. Nguyễn Thị Thu An, Nguyễn Thị Ngọc Thứ, Đinh Thị Kiều Oanh và Nguyễn Văn Thành (2016), Những nhân tố ảnh hưởng kết quả học tập của sinh viên năm I– II Trường Đại học Kỹ thuật – Công nghệ Cần Thơ.Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, Phần C: Khoa học Xã hội, Nhân văn và Giáo dục (46), 82–89 3. Nguyễn Thùy Dung, Hoàng Thị Kim Oanh, Lê Đình Hải (2017), Thực trạng và các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên Khoa Kinh tế và Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Lâm nghiệp, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Lâm nghiệp, tháng 10/2017, 134-141. 4. Farooq M. S., Chaudhry A. H., Shafiq M., and Berhanu G. (2011), Factors affecting students’ quality of academic performance: A case of secondary school level, Journal of Quality and Technology Management, 7, 1–14. 5. Võ Thị Tâm (2010) CÁC YẾU TỐ TÁC ðỘNG ðẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN CHÍNH QUY TRƯỜNG ðẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 6. Đinh Thị Hóa (2018) PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN KHOA KINH TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI 7. 123doc, “CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN”, truy cập ngày 13/12: https://text.123docz.net/document/4381358-nghiencuu-cac-yeu-to-anh-huong-den-ket-qua-hoc-tap-cua-sinh-vien-khoa-tai-chinhngan-hang.htm 9. tapchicongthuong, “CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ HỨNG THÚ TRONG HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN”, truy cập ngày 13/12: https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/cac-nhan-to-tac-dong-den-su-hung-thu-tronghoc-tap-cua-sinh-vien-83564.htm 10.luanvan2s “Phương pháp định tính và định lượng”, truy cập vào ngày 14/12: https://luanvan2s.com/nghien-cuu-dinh-tinh-va-dinh-luong-bid202.html

12...


Similar Free PDFs