ĐÁP ÁN THỤC TẬP SINH LÝ HỌC PDF

Title ĐÁP ÁN THỤC TẬP SINH LÝ HỌC
Course Sinh học Đại cương
Institution Trường Đại học Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội
Pages 10
File Size 203.8 KB
File Type PDF
Total Downloads 508
Total Views 977

Summary

Mail: ngammotthiaiot@gmailSchool: Khoa Y-Dược ĐHQG HàNộiĐÁP ÁN THỰC TẬP SINH LÝ BỆNHBài 1:RỐI LOẠN CHUYỂN HOÁ NƯỚC VÀĐIỆN GIẢI1. TN1: Một số yếu tố gây rối loạn cân bằng nước điện giải (thí nghiệm với con ếch A (tiêm dung dịch NaCl 6%) và con ếch B (tiêm dung dịch NaCl 20%) rồi ngâm vào bình chứa nư...


Description

Admin: Lazybeans Mail: [email protected] School: Khoa Y-Dược ĐHQG Hà Nội

ĐÁP ÁN THỰC TẬP SINH LÝ BỆNH

Bài 1:RỐI LOẠN CHUYỂN HOÁ NƯỚC VÀ ĐIỆN GIẢI 1. TN1: Một số yếu tố gây rối loạn cân bằng nước điện giải (thí nghiệm với con ếch A (tiêm dung dịch NaCl 6%) và con ếch B (tiêm dung dịch NaCl 20%) rồi ngâm vào bình chứa nước máy) và ếch C cho và bình chứa dung dịch NaCl 20% b. Cách tiến hành:  Chuẩn bị: ếch A và B trưởng thành, khỏe mạnh  Lau khô  Tiêm vào túi cùng bạch huyết (đưa kim xuyên qua cơ đùi vào túi cùng bạch huyết)  Với ếch A: 2ml dung dịch NaCl 6,5‰  Với ếch B: 2ml dung dịch NaCl 20%  Với ếch C: Không tiêm  Cân trọng lượng ếch  Cho mỗi ếch vào 1 bình thủy tinh chứa nước máy  Sau 15 phút( đối với ếch A và B) và 30 phút ( cả 3 con ếch ABC), lấy ếch ở mỗi bình ra lau khô và cân trọng lượng để theo dõi sự thay đổi c. Mô tả: - Trong lượng của ếch A sau 15 phút và 30 phút đều không thay đổi - Trong lượng ếch B:  Sau 15 phút, trọng lượng tăng nhanh so với ban đầu  Sau 30 phút, trọng lượng ếch giảm so với sau 15 phút - Trong lượng ếch C giảm, màu sắc nhợt nhạt, mất nhớt của da, nổi rõ mạch máu ở bụng. d. Giải thích - Ếch A: dung dịch NaCl 6‰ là đẳng trương đối với ếch, nên khi tiêm vào không gây ra sự thay đổi về áp lực thẩm thấu ngoại bào, trọng lượng ếch không thay đổi - Ếch B:  Dung dịch NaCl 20% là ưu trương đối với ếch, nên khi tiêm vào sẽ làm tăng áp lực thẩm thấu ngoại bào, gây kéo nước từ trong lòng các TB trong cơ thể ếch ra ngoại bào. Các TB bị thiếu nước, trong đó có các TB thuộc trung tâm khát ở nhân bụng giữa vùng dưới đồi, sẽ hưng phấn, phát xung động gây ra cảm giác khát nên ếch uống nước, làm trọng lượng ếch tăng

Admin: Lazybeans Mail: [email protected] School: Khoa Y-Dược ĐHQG Hà Nội  Tuy nhiên, nếu ngâm ếch thời gian dài hơn sẽ thấy trọng lượng ếch chỉ tăng có giới hạn, sau đó giảm dần để trở về bình thường. Cơ chế: khối lượng tuần hoàn tăng, nên tăng áp lưc thủy tĩnh ở mao mạch cầu thận, dẫn đến tăng lọc ở cầu thận, gây bài tiết nước và muối thừa (có sự tham gia của nội tiết). - Ếch C: Da ếch là một màng bán thấm.  Khối lượng giảm: dung dịch NaCL 20% là ưu trương đới với ếch, nên khi bỏ ếch vào bình, môi trường bên ngoài ếch ưu trương hơn kéo nước từ khoảng kẽ qua da qua môi trường ngoài => khoảng kẽ môi trường gian bào sẽ ưu trương hơn trong tế bào và lòng mạch => kéo nước từ tế bào và lòng mạch ra ngoài khoảng kẽ => sau đó nước ở khảng kẽ tiếp tục bị kéo ra ngoài môi trường => trọng lượng ếch giảm.  Mất độ căng bóng ( nhầy) của da: Do chất nhầy của da ếch có bản chất là Glycoprotein nên khi bỏ môi trường nước NaCl20% sẽ bị kết tủa và bong ra ngoài => mất nhớt, nhăn nheo  Mạch máu nổi rõ: do nước trong lòng mạch bị lấy ra ngoài=> máu bị cô đặc tập trong nhiều hồng cầu hơn=> nổi rõ mạch. 2. Thí nghiệm 2: Garo gốc đùi ếch a. Mô tả: - Buộc gốc đùi ếch bằng chỉ khâu, thả ếch trong bồn có ít nước - Sau 24 giờ, quan sát đùi ếch bên buộc garo thấy:  Kích thước: to hơn so với bên bình thường, da căng  Màu sắc da: tím đỏ, nhìn rõ mao mạch dưới da, có xuất hiện các nốt xuất huyết b. Giải thích: - Đùi ếch to hơn bình thường, da căng là vì hiện tượng phù cục bộ do ứ trệ, cơ chế:  Garo đùi ếch làm cản trở máu TM về tuần hoàn chung, trong khi máu ĐM vẫn phần nào xuống được phía dưới chỗ garo (do TM nằm nông hơn ĐM và 1 số nhánh ĐM nằm trong tủy xương không chịu tác động của garo), dẫn đến ứ máu tại phần chi phía dưới chỗ garo, gây phù do tăng áp lực thủy tĩnh trong lòng mạch phía dưới chỗ garo (đây là cơ chế quan trọng nhất)  Ngoài ra còn có vai trò của giãn mạch, tăng tính thấm thành mạch (do thiếu oxy gây chuyển hóa yếm khí, nhiễm toan tại chỗ, cùng với các sản phẩm chuyển hóa gây giãn mạch, thành mạch bị tổn thương), làm thoát protein huyết tương, dẫn đến giảm áp lực keo, góp phần gây phù - Tình trạng ứ máu TM, giãn mao mạch dưới da làm cho da có màu của máu TM: màu tím đỏ (do có nhiều Hb khử) - Xuất hiện các nốt xuất huyết do hồng cầu thoát mạch gây ra bởi hiện tượng giãn mạch, tăng tính thấm thành mạch. 3. Thí nghiệm 3. Thay thế huyết tương thỏ bằng dung dịch NaCl 9‰ a. Mô tả: Tràn dịch các khoang màng phổi, màng tim và khoang màng bụng ( nhiều dịch nhất) b. Giải thích:

Admin: Lazybeans Mail: [email protected] School: Khoa Y-Dược ĐHQG Hà Nội -

-

Do huyết tương của thỏ bị thay bằng nước muối sinh lý đẳng trương nên áp lực thẩm keo huyết tương giữ nước trong lòng mạch bị giảm trong khi đó áp suất thủy tĩnh trong mạch không đổi sẽ đẩy nước từ trong lòng mạch qua gian bào và vào các khoang như màng bụng, màng phổi và màng tim Khoang màng bụng chứa dịch nhiều nhất do:  Áp suất trong khoang màng bụng là áp suất âm.  Là một khoang lớn rất giàu mạch máu.

Admin: Lazybeans Mail: [email protected] School: Khoa Y-Dược ĐHQG Hà Nội

Bài 2: RỐI LOẠN TUẦN HOÀN TẠI Ổ VIÊM 1. TN 1: Mô tả và giải thích hiện tượng xảy ra trên thí nghiệm gây viêm màng treo ruột ếch a. Mô tả: quan sát màng treo ruột ếch trên kính hiển vi quang học thấy các hiện tượng - Tốc độ dòng máu chậm dần - Hiện tượng dòng máu đong đưa, dòng máu có lúc chảy ngược - Ứ trệ tuần hoàn - Hiện tượng tập trung bạch cầu tại ổ viêm, bạch cầu bám mạch và xuyên mạch: mật độ bạch cầu ở 1 đoạn mạch và mô xung quanh càng về sau càng nhiều b. Giải thích - Nguyên nhân gây viêm màng treo ruột ếch: màng treo ruột ếch ở ngoài cơ thể tiếp xúc với không khí sẽ dần dần bị viêm (do khô) - Tốc độ dòng máu chậm dần, ứ trệ tuần hoàn:  Lúc đầu, trong giai đoạn sung huyết động mạch, các tiểu ĐM và mao mạch giãn rộng, khiến tốc độ tuần hoàn tăng. Hiện tượng sung huyết ĐM thoạt đầu do cơ chế thần kinh và sau đó được duy trì và phát triển bằng cơ chế thể dịch (giải phóng các chất trung gian gây giãn mạch)  Tiếp theo là giai đoạn sung huyết tĩnh mạch, tốc độ dòng máu giảm dần là do  Thần kinh vận mạch bị ức chế, các hóa chất trung gian gây giãn mạch ứ lại nhiều làm các mao TM giãn rộng  Tăng tính thấm thành mạch, thoát huyết tương khiến máu đặc quánh  Bạch cầu bám mạch, TB nội mạc phồng to, cản trở lưu thông máu - Ứ trệ tuần hoàn do  Tăng độ nhớt máu, tạo ma sát lớn  Bạch cầu bám vào thành mạch  TB nội mô hoạt hóa và phì đại, xuất hiện nhiều phân tử bám dính  Dịch tràn vào mô kẽ, gây phù, chèn ép vào thành mạch  Hình thành huyết khối gây tắc mạch - Hiện tượng dòng máu đong đưa:  Sự co giãn của thành mạch giảm, mạch máu dãn rộng  Sự co bóp theo nhịp của tim  Thần kinh vận mạch bị tê liệt  Ứ đọng các chất trong gian hoạt mạch của gây dãn mạch.  Dịch tràn ra khoảng kẽ gian bào.  - Hiện tượng tập trung bạch cầu tại ổ viêm, bạch cầu bám mạch và xuyên mạch:  Dòng máu chảy chậm, bạch cầu rời khỏi dòng trục giữa, dạt tới bề mặt nội mô thành mạch

Admin: Lazybeans Mail: [email protected] School: Khoa Y-Dược ĐHQG Hà Nội  Bạch cầu bám mạch và xuyên mạch nhờ các phân tử dính và thụ thể trên bề mặt bạch cầu và TB nội mô. Viêm làm xuất hiện thêm và hoạt hóa các phân tử liên kết này (bình thường chỉ có rất ít và chưa hoạt động)  Viêm giải phóng ra các chất hóa ứng động hấp dẫn bạch cầu tới ổ viêm  Hiện tượng tăng tính thấm mạch giúp cho quá trình xuyên mạch dễ dàng hơn 1. TN2: Mô tả và giải thích hiện tượng xảy ra trên thí nghiệm viêm da thỏ do nhiệt. Nêu ý nghĩa của thí nghiệm a. Mô tả: tại vị trí áp chai nước với nhiệt độ khoảng 60°C, sau 15 phút, ta thấy: - Sưng phù, da căng hơn so với bên kia - Màu sắc: có màu xanh của dung dịch xanh Evans, tạo thành 1 hình vành khăn (nếu áp nóng 1 lúc rồi mới tiêm dung dịch xanh Evans) hoặc tạo thành 1 hình tròn màu xanh (nếu tiêm trước rồi mới áp nóng). Làm nghiệm pháp căng da không mất chứng tỏ xanh Evans đã thoát mạch. - Nhiệt độ: nóng hơn bên kia (dù đã ngừng áp nóng 1 khoảng thời gian) b. Giải thích - Nguyên nhân gây viêm da thỏ: nhiệt độ cao làm biến tính protein, dẫn đến rối loạn chức năng enzym, tổn thương TB - Hiện tượng phù: do dịch viêm thoát ra từ mạch máu vào mô xung quanh, nguyên nhân là vì  Tăng áp lực thủy tĩnh trong lòng mạch do hiện tượng sung huyết  Tăng tính thấm thành mạch do ứ đọng các hóa chất trung gian có hoạt tính như ion H+, NO, histamin, PG, TNF...  Tăng áp lực thẩm thấu trong mô kẽ do tích lại các ion và các chất phân tử nhỏ  Giảm áp lực keo trong lòng mạch do protein huyết tương thoát mạch - Vành khăn màu xanh do:  Xanh Evans là 1 chất màu, khi vào máu sẽ gắn với albumin huyết tương  Do hiện tượng giãn mạch và tăng tính thấm thành mạch, albumin huyết tương (đã gắn với xanh Evans) thoát mạch để vào mô kẽ, làm màu xanh xuất hiện dưới da bên áp nóng  Vùng trung tâm vẫn có thể có màu trắng hồng là do sau khi áp nóng 1 lúc, quá trình viêm đã xảy ra, nên khi tiêm xanh Evans thì vùng trung tâm bị áp nóng đang ở giai đoạn ứ trệ tuần hoàn, các albumin gắn với xanh Evans không thể đến được vùng trung tâm nữa. (Nếu sử dụng nước sôi 100C thì vùng trung tâm có màu trắng và vùng rìa chỗ áp nóng sẽ có màu xanh do ở cùng trung tâm mạch máu bị cho đột ngột và máu không lưu thông qua được để đưa xanh evans đến) - Nhiệt độ cao hơn bình thường do:  1 phần nhiệt độ còn lại từ chai nước  Tăng chuyển hóa tại ổ viêm, trong đó có quá trình thoát mạch, di chuyển và thực bào của bạch cầu Ý nghĩa của thí nghiệm

Admin: Lazybeans Mail: [email protected] School: Khoa Y-Dược ĐHQG Hà Nội a. Chứng minh được những rối loạn tuần hoàn tại ổ viêm (rối loạn vận mạch, hình thành dịch viêm) b. Lâm sàng: dùng thuốc kháng sinh phải dùng ở giai đoạn sung huyết ĐM thì kháng sinh mới ngấm được đến ổ viêm và phát huy hiệu lực

Admin: Lazybeans Mail: [email protected] School: Khoa Y-Dược ĐHQG Hà Nội

Bài 3: MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HÔ HẤP 1. TN1: Quan sát được sự thay đổi hô hấp trên thỏ thí nghiệm khi cho ngửi NH3 đậm đặc, tiêm tĩnh mạch NaHCO3 và acid lactic. a. Thí nghiệm cho thỏ ngửi NH 3 đậm đặc * Mô tả - Lần 1: thỏ ngừng thở ngắn, sau đó tăng thông khí (tăng cả tần số và biên độ hô hấp) - Lần 2 (nhỏ Dicain vào niêm mạc mũi thỏ): thỏ không phản ứng giống lần 1, không có hiện tượng ngừng thở, hô hấp không thay đổi về tần số và biên độ *Giải thích - Lần 1:  Hiện tượng ngừng thở là do cơ chế thần kinh theo cung phản xạ: thỏ nhận biết được mùi amoniac (gây khó chịu) qua niêm mạc mũi → truyền v ề vỏ não → ức chế trung tâm hô hấp → gây ngừng thở  Sau ngừng thở, trong máu O2 giảm và CO2 tăng làm kích thích trung tâm hô hấp gây tăng thông khí - Lần 2: Dicain có tác dụng gây tê niêm mạc, làm thỏ không nhận biết được mùi, cắt đứt khâu nhận cảm của cung phản xạ, nên không gây ra được cung phản xạ, không có hiện tượng ngừng thở b. Thí nghiệm tiêm DD acid lactic * Mô tả - Hô hấp tăng cả tần số và biên độ - Huy ết áp tăng *Giải thích - Tiêm acid lactic gây hiện tượng nhi ễm acid cố định, các hệ đệm trong cơ thể sẽ phản ứng b ằng cách dùng mu ối kiềm để trung hòa đặc biệt là hệ đệm “đại diện” bicarbonat: CH3CHOHCOOH + NAHCO3 → CH3CHOHCOONa + H2CO3 H2CO3 → H2O + CO2 - Nồng độ CO2 trong máu tăng sẽ tác động lên các bộ phận nhận cảm (bản thân ion H+ cũng tác động lên bộ phận nhận cảm) gây tăng thông khí - Tuần hoàn tăng nhằm tăng đưa CO2 về phổi để thải ra ngoài nên huyết áp tăng c. Tiêm NaHCO3 *Mô tả - Thở chậm và nông * Giải thích: - Do NaHCO3 vào trong cơ thể làm cơ thể tăng dự trữ kiềm, trong thâ n€ : Na+ tăng đưa vào trong dịch kẽ. H+ tăng bài tiết vào ống thâ €n để bù lượng điê n€ tích. Lúc này H+ giảm. Mà trong cơ thể nồng đô € CO2 luôn song hành với nồng đô € H+ nên khi nồng đô € H+ giảm sẽ kéo theo nồng đô € CO2 giảm => ức chế trung tâm hô hấp => giảm thở => thở nông và châ €m

Admin: Lazybeans Mail: [email protected] School: Khoa Y-Dược ĐHQG Hà Nội 2. Mô tả được 3 giai đoạn của ngạt trên thỏ thực nghiệm. a. Mô tả: trải qua 3 giai đoạn - GĐ1: Thỏ thở sâu và nhanh tăng nhịp tim, tăng huyết áp - GĐ2: Thở thở châm lại, có khi ngừng thở, cuối có co giật. Mở kẹp thỏ thở yếu dần phải hỗ trợ hô hấp mới bình phục. - GĐ3: Ngáp cá rồi chết. Mở kẹp thỏ không phục hồi kém, và có thể không phục hồi. b. Giải thích: - GĐ1 (Giai đoạn kích thích): Trung tâm hô hấp bị kích thích do tăng nồng độ CO2 và giảm nồng độ O2 => thỏ thở sâu và nhanh, tăng nhịp tim, tăng huyết áp - GĐ2 ( Giai đoạn ức chế): nồng độ CO2 tiếp tục tănglên nhiều, và O2 tiếp tục giảm đi nhiều ức chế trung tâm hô hấp => thỏ thở chậm lại, có khi ngừng thở GĐ3 (Giai đoạn suy sụp): Trung tâm hô hâấp bị tê liệt, tổn thương khó hôồi phục do ngộ độ c các châất sả n phẩ m củ a con đường chuyển hóa yêấm khí như pyruvic, lactc, … => các hiện tượng thở ngáp cá và chêất. 3. TN 3: Mô tả và giải thích hiện tượng xảy ra trên chuột trong mô hình lên cao thực nghiệm ( Không thi) a. Mô tả Khi giảm dần áp suất không khí trong bình (tương đương với áp suất không khí ở các độ cao tăng dần): - Quan sát ở mỗi chuột đều thấy  Hô hấp: ban đầu, nhịp thở tăng, nhưng sau đó giảm dần rồi ngừng thở.  Hành vi: lúc đầu chuột tìm cách để thoát ra ngoài, sau đó nằm yên để thở, cuối cùng là chết - Quan sát ở mỗi độ cao thấy  Chuột 1 (tiêm Cafein): luôn có nhịp thở cao nhất trong 3 chuột, và chết ở độ cao thấp nhất (khả năng cầm cự kém nhất)  Chuột 2 (tiêm Urethan): luôn có nhịp thở thấp nhất trong 3 chuột, và chết ở độ cao cao nhất (khả năng cầm cự tốt nhất)  Chuột 3 (không tiêm): ở mức trung gian giữa chuột 1 và 2 b. Giải thích - Thay đổi hô hấp theo độ cao:  Khi lên cao, tỷ lệ % các khí trong không khí không thay đổi nhưng áp suất không khí giảm và phân áp của mỗi chất khí cũng giảm đi tương ứng: 02 và CO2 đều giảm.  Ban đầu, phân áp O2 giảm, không đủ tạo ra hiệu số khuếch tán cần thiết để đưa O2 vào máu phù hợp với nhu cầu, sẽ gây kích thích trung tâm hô hấp, làm chuột thở nhanh.  Tuy nhiên, việc tăng thông khí làm tăng đào thải CO2, cùng với phân áp CO2 trong không khí giảm nên CO2 trong máu giảm nhanh, mất nguồn CO2 kích thích trung tâm hô hấp. Chuột chuyển sang thở chậm và dần dần đi vào hôn mê do não thiếu nuôi dưỡng, rồi chết - Khả năng cầm cự của các chuột khác nhau do: Ở chuột tiêm Cafein (có tác dụng gây hưng phấn thần kinh), có hiện tượng tăng chuyển hóa trong cơ thể, nên nhu cầu O2

Admin: Lazybeans Mail: [email protected] School: Khoa Y-Dược ĐHQG Hà Nội tăng, chuột sẽ càng nhanh thiếu O2. Ở chuột tiêm Urethan (gây ức chế thần kinh) thì ngược lại. Do đó khi đưa lên cao thì chuột tiêm Cafein chết trước, tiếp đến chuột không tiêm thuốc, và chuột tiêm Urethan chết sau cùng.

Admin: Lazybeans Mail: [email protected] School: Khoa Y-Dược ĐHQG Hà Nội

#Tổng hợp từ các nguôồn trên mạng và bài giảng giải thích của giáo viên trên lớp nên có thể có sai xót. M ọi ý kiêấn góp ý xin gởi vêồ mail: [email protected] mình sẽẽ côấ gắấp xẽm lại và sửa chữa. Râất mong nhận được sự góp ý của mọi người....


Similar Free PDFs