ĐG. 31191026885. PHẠM Khánh Trang.CL001 PDF

Title ĐG. 31191026885. PHẠM Khánh Trang.CL001
Author channie k
Course Quản trị chất lượng
Institution Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
Pages 13
File Size 350.2 KB
File Type PDF
Total Downloads 26
Total Views 333

Summary

Download ĐG. 31191026885. PHẠM Khánh Trang.CL001 PDF


Description

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC UEH - TRƯỜNG KINH DOANH UEH KHOA QUẢN TRỊ

Tiểu luận kết thúc học phần MÔN: ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG GVHD: Nguyễn Tấn Trung Sinh viên thực hiện: Phạm Khánh Trang MSSV: 31191026885 Lớp: CL001 - K45 Chuyên ngành: Quản trị chất lượng Thời gian thực hiện: 25/3/2022 - 8/4/2022

MỤC LỤC I.

TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP 3 Giới thiệu về tập đoàn Trung Nguyên Legend toàn cầu 3 Lịch sử hình thành 3 Lĩnh vực hoạt động 5 Sơ đồ tổ chức 6 Chức năng nhiệm vụ các phòng ban 6 Hệ thống quản lý chất lượng được áp dụng tại doanh nghiệp7

II.

XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH, KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG 9 1. Chương trình đánh giá hệ thống quản lý chất lượng 9 2. Kế hoạch đánh giá hệ thống quản lý chất lượng 10 2.1 Mục đích và yêu cầu 10 2.2 Nội dung đánh giá 10 2.3 Thành phần đánh giá 10 2.4 Tiêu chuẩn được dùng để tham chiếu cho đánh giá 11 2.5 Các phương pháp thu thập thông tin, dữ liệu 11 2.6 Trang thiết bị, cơ sở vật chất, nguồn lực cần thiết cho đánh giá 11 2.7 Những kết quả dự kiến cần đạt 11 2.8 Các báo cáo đánh giá cần được thực hiện và sẽ phân phối đến cá nhân và đơn vị 12

III.

DANH MỤC CÁC CÂU HỎI ĐÁNH GIÁ

12

2

I.

TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP 1. Giới thiệu về tập đoàn Trung Nguyên Legend toàn cầu Tập đoàn Trung Nguyên Legend toàn cầu là một doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực sản xuất, chế biến, kinh doanh cà phê; nhượng quyền thương hiệu; dịch vụ phân phối, bán lẻ hiện đại và du lịch. Cà phê Trung Nguyên là một trong những thương hiệu nổi tiếng hàng đầu tại Việt Nam và đang có mặt tại hơn 60 quốc gia trên thế giới. Trong suốt chặng đường sáng tạo và phát triển, Trung Nguyên được biết đến như một tập đoàn dẫn đầu của ngành cà phê Việt Nam, có tầm ảnh hưởng không những tại thị trường trong nước mà còn tại sân chơi quốc tế. Điều đó đã được minh chứng rõ nét bởi sự yêu chuộng của người tiêu dùng đối với thương hiệu G7, cũng như những sản phẩm cà phê Trung Nguyên trứ danh được chọn làm quà tặng ngoại giao của Việt Nam với bạn bè quốc tế tại các hội nghị mang tầm vóc quốc gia, quốc tế. Tuy nhiên, tầm nhìn của Trung Nguyên không chỉ dừng lại ở đó mà là khát vọng “Tập đoàn số 1, thống ngự toàn diện và trên toàn cầu”. Tầm nhìn: tổ chức vĩ đại bằng phụng sự cộng đồng nhân loại Sứ mạng: xây dựng một cộng động nhân loại hợp nhất theo một hệ giá trị của lối sống tỉnh thức đem đến thành công và hạnh phúc thực sự 2. Lịch sử hình thành Ngày 16/06/1996, Chủ tịch Đặng Lê Nguyên Vũ thành lập Trung Nguyên tại Buôn Ma Thuột – thủ phủ cà phê Việt Nam, với số vốn đầu tiên là chiếc xe đạp cọc cạch với niềm tin và ý chí mãnh liệt của tuổi trẻ cùng với khát vọng xây dựng một Thương hiệu cà phê nổi tiếng, đưa hương vị cà phê Việt Nam lan tỏa khắp thế giới. Ngày 20/08/1998, cửa hàng đầu tiên của Trung Nguyên khai trương tại thành phố Hồ Chí Minh ở 587 Nguyễn Kiệm. Việc thành lập quán cà phê đầu tiên tại Thành phố Hồ Chí Minh là bước khởi đầu cho việc hình thành hệ thống quán Trung Nguyên tại các tỉnh thành Việt Nam và các quốc gia trên thế giới. Năm 2001, Nhượng quyền thành công tại Nhật Bản, Singapore. Công bố 3

khẩu hiệu: “Khơi nguồn Sáng tạo” với sản phẩm được chắt lọc từ những hạt cà phê ngon nhất, công nghệ hiện đại, bí quyết Phương Đông độc đáo không thể sao chép hòa cùng những đam mê tột bậc đã đưa Trung Nguyên chinh phục người tiêu dùng trên khắp cả nước. Ngày 23/11/2003, Sản phẩm cà phê hòa tan G7 ra đời bằng sự kiện “Ngày hội cà phê hòa tan G7” tại dinh Thống Nhất vào ngày 23/11/2003 đã thu hút hàng nghìn lượt người tham gia và ghi dấu ấn bằng cuộc thử mù bình chọn trực tiếp sản phẩm cà phê hòa tan ưa thích nhất giữa G7 và Thương hiệu cà phê lớn trên thế giới. Kết quả có 89% người chọn G7 là sản phẩm ưa thích nhất. Đến 2010, sản phẩm cà phê Trung Nguyên được xuất khẩu đến hơn 60 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn cầu, tiêu biểu như Mỹ, Canada, Nga, Anh, Đức, Nhật Bản, Trung Quốc, Asean,... Năm 2012, thương hiệu cà phê được người tiêu dùng Việt Nam yêu thích nhất. Cà phê Trung Nguyên là Thương hiệu số 1 tại Việt Nam với số lượng người tiêu dùng cà phê lớn nhất. Có 11 triệu/17 triệu hộ gia đình Việt Nam mua các sản phẩm cà phê Trung Nguyên. Phát động Hành trình Lập Chí Vĩ Đại – Khởi Nghiệp Kiến Quốc với Ngày hội Sáng tạo Vì khát vọng Việt thu hút hơn 50.000 người tham gia. Năm 2013, G7 kỷ niệm 10 năm ra đời, đánh dấu mốc 3 năm dẫn đầu thị phần và được yêu thích nhất. Hành Trình Lập Chí Vĩ Đại – Khởi Nghiệp Kiến Quốc lan tỏa rộng khắp với cuộc thi Sáng tạo Tương lai và Ngày Hội Sáng Tạo Vì Khát Vọng Việt Lần 2 thu hút 100.000 người tham gia. Năm 2016, Kỷ niệm 20 năm Hành trình Phụng sự, công bố Danh xưng, Tầm nhìn, Sứ mạng mới. Ra mắt không gian Trung Nguyên Legend Café – The Energy Coffee That Changes Life, trở thành chuỗi quán cà phê lớn nhất Đông Nam Á. Trao tặng 2 triệu cuốn sách đổi đời trong Hành trình Lập Chí Vĩ Đại – Khởi Nghiệp Kiến Quốc cho Thanh niên Việt Năm 2017, Trung Nguyên Legend chính thức khai trương văn phòng đại diện tại Thượng Hải (Trung Quốc), một trong những trung tâm thương mại, tài chính bậc nhất thế giới. Ra mắt Mô hình E-Coffee: Hệ thống cà phê Chuyên biệt – Đặc biệt, Cà phê Năng lượng – Cà phê Đổi đời NĂm 2018, khánh thành Bảo tàng Thế Giới Cà Phê tại “Thủ phủ cà phê 4

toàn cầu” Buôn Ma Thuột. Ra mắt bộ tuyệt phẩm cà phê năng lượng Trung Nguyên Legend và Trung Nguyên Legend Capsule. Năm 2019, khởi động Hành trình Từ Trái Tim, Hành trình Lập Chí Vĩ Đại – Khởi Nghiệp Kiến Quốc đến với vùng núi cao và vùng biển đảo xa xôi nhất của tổ quốc. Năm 2020, ra mắt trải nghiệm 3 Nền Văn Minh Cà Phê: Ottoman, Roman, Thiển Năm 2021, kỷ niệm 25 năm thành lập Tập đoàn 1996 - 2021, dự án Thành phố Cà phê chính thức khánh thành nhà mẫu và các khu tiện ích

3. Lĩnh vực hoạt động Tập đoàn Trung Nguyên Legend toàn cầu hoạt động chính trong lĩnh vực sản xuất, chế biến kinh doanh cà phê và nhượng quyền thương hiệu cà phê Trung Nguyên. Về lĩnh vực sản xuất, chế biến và kinh doanh cà phê, Tập đoàn có những sản phẩm tiêu biểu như: cà phê Trung nguyên cao cấp (cà phê chồn Weasel, cà phê chồn Legendee, sáng tạo 8), cà phê rang xay, cà phê hạt nguyên chất, cà phê hòa tan G7, cà phê tươi. Đến nay, sản phẩm của Trung Nguyên đã được xuất khẩu đến hơn 60 quốc gia trên toàn cầu, tiêu biểu như: Mỹ, Canada, Nga, Anh, Đức, Nhật Bản… Về lĩnh vực nhượng quyền thương hiệu, Công ty CP Trung Nguyên Franchising đã được thành lập năm 2011 để quản lý chuỗi không gian cà phê Trung Nguyên. Đến nay, Tập đoàn đã nhượng quyền thành công hai thị trường vô cùng phát triển là Nhật Bản và Singapore. Về quy mô sản xuất, Tập đoàn hiện có 3 nhà máy: 1 nhà máy cà phê tại Sài Gòn, 2 nhà máy cà phê hòa tan Trung Nguyên tại Bình Dương và Bắc Giang cùng với đó là trang thiết bị máy móc hiện đại có thể cung cấp ra thị trường những sản phẩm cà phê chất lượng nhất, thơm ngon nhất, xứng danh thương hiệu cà phê của người Việt.

5

4. Sơ đồ tổ chức

Hình 1. Sơ đồ tổ chức của Trung Nguyên 5. Chức năng nhiệm vụ các phòng ban Phòng hành chính - nhân sự: nghiên cứu, soạn thảo các nội quy, quy chế về tổ chức lao động trong nội bộ công ty: -

Giải quyết các thủ tục về hợp đồng lao động, tuyển dụng, điều động, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cho thôi việc đối với cán bộ công nhân

-

Tham mưu cho Giám đốc trong việc giải quyết chính sách, chế độ đối với người lao động. Theo dõi, giải quyết các chế độ chính sách về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, tai nạn lao động, hưu trí.

-

Xây dựng các phương án về quy hoạch đội ngũ cán bộ, lực lượng công nhân kỹ thuật của doanh nghiệp

-

Lập kế hoạch, chương trình đào tạo cán bộ hàng năm và phân phối với các phòng ban nghiệp vụ thực hiện

-

Xây dựng định mức đơn giá về lao động

-

Tổ chức khám sức khỏe hàng năm 6

-

Quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị của doanh nghiệp. Lập kế hoạch mua sắm trang thiết bị và trình lên Giám đốc. Thực hiện công tác kiểm tra và kiểm kê tài sản

Phòng tài chính - kế toán: là phòng tham mưu, giúp việc cho Tổng Giám đốc trong việc tổ chức công tác kế toán, bộ máy kế toán đảm bảo đúng các quy định của pháp luật về công tác kế toán. Thực hiện công tác tổng hợp báo cáo quản trị nội booj, các báo cáo ra bên ngoài cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo chức năng nhiệm vụ được giao. Chịu trách nhiệm trước pháp luật, Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc về các hoạt động đó theo quy định của pháp luật. Phòng kinh doanh: là bộ phận tham mưu, giúp việc cho tổng giám đốc về công tác bán sản phẩm và dịch vụ của công ty (cho vay, bảo lãnh, các hình thức cấp tín dụng khác, huy động vốn trên thị trường, dịch vụ tư vấn tài chính, đầu tư góp vốn, liên doanh, liên kết), công tác nghiên cứu và phát triển sản phẩm, phát triển thị trường, công tác xây dựng mối quan hệ với khách hàng. 6. Hệ thống quản lý chất lượng được áp dụng tại doanh nghiệp Nằm trong kế hoạch chinh phục thị trường MỸ của Trung Nguyên, phủ sóng sản phẩm của Trung Nguyên tại tất cả các hệ thống siêu thị khắp các thành phố trên thế giới, ngày 28/6/2013, Công ty Cổ phần Tập đoàn Trung Nguyên cho biết, hệ thống quản lý an toàn thực phẩm của các nhà máy Trung Nguyên đã chính thức đạt được chứng nhận FSSC 22000 Trước đó, trong tháng 6/2013, Intertek Vietnam Ltd đã tiến hành đánh giá và chứng nhận hệ thống quản lý An toàn thực phẩm tại các nhà máy trong Tập Đoàn Trung Nguyên. Cụ thể, trong ngày 18/6 Intertek Vietnam Ltd đã đánh giá tại Nhà máy Cafe G7 Hòa Tan ở Dĩ An Bình Dương. Tiếp sau đó vào 21/6 Intertek đã đánh giá chất lượng tại Nhà máy cà phê Trung Nguyên Buôn Ma Thuột và Nhà máy cà phê Trung Nguyên Mỹ Phước II Bình Dương. Tổ chức Chứng nhận Hệ thống An toàn Thực phẩm 22000 (FSSC 22000) cung cấp một Chương trình chứng nhận hoàn chỉnh cho việc đánh giá và chứng nhận Hệ thống Quản lý An toàn Thực phẩm (FSMS) hoặc FSMS và 7

Hệ thống Quản lý Chất lượng FSSC (FSSC 22000 - Quality). FSSC 22000 dựa trên Tiêu chuẩn về Hệ thống Quản lý An toàn Thực phẩm được công nhận rộng rãi ISO 22000, Chương trình Tiên quyết (PRP) có liên quan trong ngành và các yêu cầu bổ sung được xác định bởi FSSC. Chứng nhận được áp dụng vào lĩnh vực sản xuất thực phẩm, thức ăn chăn nuôi và đóng gói cũng như các lĩnh vực lưu trữ và phân phối, phục vụ ăn uống và bán lẻ / bán buôn. Tổng quan về FSSC 22000 -

Kết hợp các tiêu chuẩn hiện có, ISO 22000 bao gồm HACCP, PRP theo ngành cụ thể và các yêu cầu bổ sung của FSSC (nhân dự, nguyên liệu được cung cấp, phòng vệ thực phẩm, phòng chống gian lận thực phẩm, quản lý chất gây dị ứng và ghi nhãn thực phẩm)

-

Hoàn thành chương trình chứng nhận trong một gói, giúp các tổ chức thuộc mọi quy mô có thể truy cập được

-

Thuộc sở hữu của một tổ chức phi lợi nhuận độc lập, hoàn toàn được phê duyệt và công nhận bởi Sáng kiến An toàn Thực phẩm Toàn cầu (GFSI)

-

Lợi ích chính: + Thừa nhận sự cam kết của doanh nghiệp: đạt được sự thừa nhận về sự cải tiến liên tục về hiệu suất và hệ thống an toàn thực phẩm + Hỗ trợ hoạt động đánh giá: vì FSSC 22000 dựa trên ISO, nó cũng cho phép chương trình được tích hợp với các tiêu chuẩn ISO khác thông qua các cuộc đánh giá tích hợp sẽ giúp giảm số lượng cuộc đánh giá + Tăng niềm tin cho khách hàng: FSSC 22000 được GFSI đánh giá, công nhận và chấp nhận bởi các thương hiệu và nhà bán lẻ lớn nhất giúp nâng cao danh tiếng của bạn mang lại cho khách hàng niềm tin vào hệ thống quản lý chuỗi cung ứng và sản xuất của bạn + Xem xét FSSC - Q: điều này kết hợp các yêu cầu của FSSC với các yêu cầu của ISO 9001: 2015 thành một cuộc đánh giá hệ thống quản lý tổng thể

8

II.

XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH, KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG

1. Chương trình đánh giá hệ thống quản lý chất lượng

Thời gian: ngày 26/05/2022 STT

Đánh giá viên

Lần: 01/ 202

Tiêu chuẩn: FSSC 22000

Vai trò trong đoàn đánh giá

1

Phạm Khánh Trang

Trưởng đoàn đánh giá

2

Ngô Nguyễn Thị Tuyết Trang

Chuyên viên đánh giá

3

Nguyễn Phú Hải

Chuyên viên đánh giá

4

Lê Anh Phi

Chuyên viên đánh giá

5

Nguyễn Lê Tuấn Kiệt

Chuyên viên đánh giá

6

Trần Ngọc Thảo Uyên

Chuyên viên đánh giá

7

Dương Văn Phước

Chuyên viên đánh giá

8

Nguyễn Đức Thịnh

Chuyên viên đánh giá

Bộ phận

Ngày

Phòng hành chính - nhân sự

26/05/2022

Phòng tài chính - kế toán

26/05/2022

Giờ

Nội dung đánh giá

7h30 - 8h30 - Hệ thống tài liệu - Các quá trình - Bối cảnh tổ chức và các nhu cầu mong đợi của các bên quan tâm - Phạm vi HTQLCL - Chính sách và MTCL - Hành động để giải quyết rủi ro và cơ hội - Hành động khắc phục và cải tiến - Các nội dung khác 9h - 10h

- Hệ thống tài liệu - Chính sách và MTCL - Kiểm soát thông tin dạng văn bản - Các quy trình TTHC

Đánh giá viên LA A1 A2 A3 A4

LA A5 A6 A7 9

- Hoạt động khắc phục và cải tiến Phòng kinh doanh

26/05/2022

14h - 15h

- Hệ thống tài liệu - Chính sách và mục tiêu chất lượng - Kiểm soát thông tin dạng văn bản - Các quá trình - Lấy ý kiến khách hàng

LA A1 A2 A3 A4 A5 A6 A7

2. Kế hoạch đánh giá hệ thống quản lý chất lượng 2.1 Mục đích và yêu cầu Mục đích: nhằm đánh giá thực trạng, tính hiệu lực, hiệu quả của việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn FSSC 22000 tại tập đoàn Trung Nguyên Legend toàn cầu; chỉ ra những tồn tại, hạn chế, thiếu sót trong quá trình áp dụng, những điểm chưa phù hợp hoặc không phù hợp nhằm kịp thời đưa ra giải pháp hành động khắc phục và cơ hội để cải tiến. Yêu cầu: tiến hành đánh giá tại các phòng ban, bộ phận chuyên môn thuộc phạm vi áp dụng hệ thống; đảm bảo nghiêm túc, hiệu quả thiết thực 2.2 Nội dung đánh giá Tập trung vào các văn bản và những quy trình đã được phê duyệt trong tài liệu Hệ thống quản lý Chất lượng FSSC 22000 -

Công tác chỉ đạo, triển khai thực hiện của các cơ quan, đơn vị

-

Việc xây dựng Mục tiêu chất lượng, Chính sách chất lượng của đơn vị

-

Việc thực hiện các quy trình chuyên môn của đơn vị

-

Việc nắm bắt của cán bộ, quản lý đối với chính sách, mục tiêu, quy trình của Hệ thống quản lý chất lượng

-

Kiểm soát tài liệu, hồ sơ và kiểm soát sự không phù hợp, hành động khắc phục

2.3 Thành phần đánh giá -

Thành viên đoàn đánh giá: 10

Phạm Khánh Trang - LA: trưởng đoàn đánh giá Ngô Nguyễn Thị Tuyết Trang - A1: chuyên viên đánh giá Nguyễn Phú Hải - A2: chuyên viên đánh giá Lê Anh Phi - A3: chuyên viên đánh giá Nguyễn Lê Tuấn Kiệt - A4: chuyên viên đánh giá Trần Ngọc Thảo Uyên - A5: chuyên viên đánh giá Dương Văn Phước - A6: chuyên viên đánh giá Nguyễn Đức Thịnh - A7: chuyên viên đánh giá -

Đơn vị được đánh giá: các phòng ban hành chính - nhân sự, phòng tài chính kế toán, phòng kinh doanh

2.4 Tiêu chuẩn được dùng để tham chiếu cho đánh giá -

Hệ thống quản lý chất lượng FSSC 22000

-

Các quy chế, quy định hiện hành đang được sử dụng tại doanh nghiệp và các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành liên quan đến các hoạt động thuộc chức năng nhiệm vụ của các đơn vị

2.5 Các phương pháp thu thập thông tin, dữ liệu -

Quan sát thực tế các hoạt động của các phòng ban tại nơi làm việc

-

Lựa chọn mẫu, thu thập và xem xét các tài liệu liên quan đến các hoạt động của các đơn vị, phòng ban hay bộ phận được đánh giá

-

Phỏng vấn trực tiếp các thành viên trong các phòng ban và đối chiếu với các hoạt động thực tiễn và các tài liệu được ghi chép và lưu lại trước đó

2.6 Trang thiết bị, cơ sở vật chất, nguồn lực cần thiết cho đánh giá -

Cần chuẩn bị các thiết bị, cơ sở vật chất như sau: máy in, máy chiếu, máy tính, văn phòng phẩm, phòng để đánh giá, phòng họp, phòng nghỉ, máy lạnh, các tài liệu dạng văn bản

-

Nguồn lực: các thành viên trong ban đánh giá, bên được đánh giá, giám đốc, quản lý, trưởng bộ phận các phòng ban được đánh giá

2.7 Những kết quả dự kiến cần đạt -

Xác định hiệu quả, hiệu suất của các công việc ở các phòng ban, các hoạt động cần được duy trì và phát triển 11

-

Tình hình áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tại các phòng ban

-

Những vấn đề tồn tại

-

Tìm ra các lỗ hổng, rủi ro đang tồn tại

-

Các cơ hội có thể tận dụng

-

Đóng góp kế hoạch và phương pháp làm việc, cải thiện và phát triển hoạt động của các phòng ban

2.8 Các báo cáo đánh giá cần được thực hiện và sẽ phân phối đến cá nhân và đơn vị

III.

-

Báo cáo kết quả đánh giá

-

Báo cáo về quy trình truyền tải thông tin

-

Báo cáo của các đợt đánh giá trước

-

Báo cáo cách thức điều hành quản lý

-

Báo cáo tính hiệu lực trong ý tưởng phát triển công ty

-

Báo cáo đánh giá các quyết định đầu tư

-

Báo cáo kỹ năng lãnh đạo

DANH MỤC CÁC CÂU HỎI ĐÁNH GIÁ

STT Nội dung

Câu hỏi

1

Công ty đã kiểm soát các quá trình, sản phẩm hoặc dịch vụ của mình như thế nào?

Quản lý dịch vụ

Công ty đã kiểm soát các quá trình, sản phẩm hoặc dịch vụ do bên ngoài cung cấp như thế nào? Làm sao để công ty kiểm tra xác nhận về an toàn vệ sinh thực phẩm? Các tài liệu, hồ sơ liên quan? 2

Ghi nhãn sản phẩm

Công ty làm sao để đảm bảo xác định được được tất cả các yêu cầu an toàn thực phẩm thích hợp theo pháp luật? Làm thế nào để phổ biến? Các thông tin có liên quan đến các đặc tính của sản phẩm cuối cùng có được phân tích và lưu trữ không? 12

Có các phân tích về mối nguy của sản phẩm không? Các đặc tính và mối nguy có được mô tả không? 3

Giám sát môi trường

Công ty có thực hiện các chương trình giám sát môi trường không? Các chương trình này có thực hiện dựa trên rủi ro không? Các tài liệu liên quan? Công ty có những tài liệu, văn bản thể biện cho việc kiểm soát, ngăn ngừa nhiễm bẩn từ môi trường sản xuất hay không? Công ty có thực hiện việc phân tích các dữ liệu giám sát hay không?

4

Công thức sản phẩm

Công tích đã thực hiện việc phân tích công thức sản phẩm như thế nào? Các tài liệu dẫn chứng?

5

Vận chuyển

Công ty thực hiện việc vận chuyển, giao hàng và bảo quản như thế nào? Công ty có những giải pháp nào để giảm thiểu tối đa khả năng bị nhiễm bẩn?

13...


Similar Free PDFs