Giáo trình tâm lí tiểu học PDF

Title Giáo trình tâm lí tiểu học
Course giáo dục học đại cương
Institution Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
Pages 98
File Size 1.3 MB
File Type PDF
Total Downloads 334
Total Views 635

Summary

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2TẬP BÀI GIẢNGTÂM LÍ HỌC TIỂU HỌC (Lưu hành nội bộ)HÀ NỘI - NĂM 201 7TẬP BÀI GIẢNGTÂM LÍ HỌC TIỂU HỌC( Tài liệu dùng cho hệ cử nhân Giáo dục Tiểu học)HÀ NỘI - NĂM 201 7 3.1. Đặc điểm hoạt động học của học sinh tiểu học 3.1. Cấu trúc hoạt động học c...


Description

Bản thảo lưu hành nội bộ

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

TẬP BÀI GIẢNG TÂM LÍ HỌC TIỂU HỌC (Lưu hành nội bộ)

HÀ NỘI - NĂM 2017

Bản thảo lưu hành nội bộ

TẬP BÀI GIẢNG TÂM LÍ HỌC TIỂU HỌC ( Tài liệu dùng cho hệ cử nhân Giáo dục Tiểu học)

HÀ NỘI - NĂM 2017

Bản thảo lưu hành nội bộ

MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU .................................................................................................................. 1 CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ TÂM LÍ HỌC TIỂU HỌC ........................................... 3 1.1. Đối tượng và nhiệm vụ của Tâm lí học lứa tuổi tiểu học và Tâm lí học sư phạm .... 3 1.1.1. Đối tượng của Tâm lí học lứa tuổi tiểu học và Tâm lí học sư phạm ...................... 3 1.1.2. Nhiệm vụ của Tâm lí học lứa tuổi tiểu học và Tâm lí học sư phạm ...................... 3 1.1.3. Mối quan hệ giữa Tâm lí học lứa tuổi và Tâm lí học sư phạm .............................. 4 1.1.4. Ý nghĩa của Tâm lí học lứa tuổi tiểu học và Tâm lí học sư phạm tiểu học ............ 5 1.1.5. Phương pháp nghiên cứu Tâm lí học lứa tuổi tiểu học và Tâm lí học sư phạm tiểu học ......................................................................................................................... 5 1.2. Lí luận về sự phát triển tâm lí trẻ .............................................................................. 8 1.2.1. Quan niệm về trẻ em ............................................................................................... 8 1.2.2. Sự phát triển tâm lí trẻ em ...................................................................................... 9 1.2.3. Một số quy luật phát triển tâm lí của trẻ em ......................................................... 12 1.2.4. Sự phân chia giai đoạn phát triển tâm lí trẻ em theo lứa tuổi ............................... 13 1.3. Khái niệm học sinh tiểu học và tiền đề của sự phát triển tâm lí học sinh tiểu học . 15 1.3.1. Khái niệm học sinh tiểu học ................................................................................. 15 1.3.2. Tiền đề của sự phát triển tâm lí học sinh tiểu học ................................................ 17 CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM TÂM LÍ CỦA HỌC SINH TIỂU HỌC .............................. 21 2.1. Đặc điểm nhận thức của học sinh tiểu học .............................................................. 21 2.1.1. Chú ý của học sinh tiểu học .................................................................................. 21 2.1.2. Tri giác của học sinh tiểu học ............................................................................... 22 2.1.3. Trí nhớ của học sinh tiểu học ............................................................................... 23 2.1.4. Tư duy của học sinh tiểu học ................................................................................ 24 2.1.5. Tưởng tượng của học sinh tiểu học ...................................................................... 27 2.2. Đặc điểm nhân cách của học sinh tiểu học .............................................................. 27 2.2.1. Nhu cầu của học sinh tiểu học .............................................................................. 27 2.2.2. Tình cảm của học sinh tiểu học ............................................................................ 29 2.2.3. Tính cách của học sinh tiểu học .......................................................................... 30 2.2.4. Ý chí của học sinh tiểu học ................................................................................... 31 2.2.5. Tự đánh giá của học sinh tiểu học ........................................................................ 32 2.2.6. Năng khiếu của học sinh tiểu học ......................................................................... 33 CHƯƠNG 3: CÁC HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN CỦA HỌC SINH TIỂU HỌC ................ 36 3.1. Hoạt động học .......................................................................................................... 36 3.1.1. Khái niệm hoạt động học ...................................................................................... 36

Bản thảo lưu hành nội bộ

3.1.2. Đặc điểm hoạt động học của học sinh tiểu học .................................................... 37 3.1.3. Cấu trúc hoạt động học của học sinh tiểu học ...................................................... 39 3.1.4. Sự hình thành hoạt động học ................................................................................ 46 3.2. Giao tiếp của học sinh tiểu học................................................................................ 48 3.3. Hoạt động vui chơi của học sinh tiểu học ............................................................... 49 3.4. Hoạt động lao động ................................................................................................. 50 3.5. Hoạt động xã hội ..................................................................................................... 51 3.5. Hoạt động văn hóa - thể thao ................................................................................... 51 CHƯƠNG 4: TÂM LÍ HỌC DẠY HỌC TIỂU HỌC .................................................... 54 4.1. Khái niệm hoạt động dạy ......................................................................................... 54 4.2. Bản chất và các đặc điểm của hoạt động dạy ở tiểu học ......................................... 55 4.3. Sự thống nhất giữa hoạt động dạy và hoạt động học trong nhà trường tiểu học ..... 57 4.4. Dạy khái niệm cho học sinh tiểu học....................................................................... 58 4.4.1. Khái niệm về khát niệm ........................................................................................ 58 4.4.2. Bản chất tâm lí của quá trình lĩnh hội khái niệm.................................................. 58 4.4.3. Các nguyên tắc và các bước tổ chức học sinh tiếp thu khái niệm ........................ 59 4.5. Dạy kĩ năng và kĩ xảo cho học sinh tiểu học ........................................................... 62 4.5.1. Khái niệm kĩ năng ................................................................................................ 62 4.5.2. Khái niệm kĩ xảo .................................................................................................. 63 4.5.3. Một số kĩ năng và kĩ xảo cần hình thành cho học sinh tiểu học ........................... 63 4.5.4. Các giai đoạn hình thành kĩ năng và kĩ xảo ......................................................... 63 4.5.5. Một số yêu cầu đối với việc hình thành kĩ năng và kĩ xảo cho học sinh tiểu học 64 4.6. Dạy học và sự phát triển trí tuệ của học sinh tiểu học ............................................. 65 4.6.1. Khái niệm trí tuệ ................................................................................................... 65 4.6.2. Khái niệm phát triển trí tuệ ................................................................................... 66 4.6.3. Các chỉ số của sự phát triển trí tuệ ....................................................................... 67 4.6.4. Các giai đoạn phát triển trí tuệ ............................................................................. 68 4.6.5. Quan hệ giữa dạy học và phát triển trí tuệ............................................................ 69 CHƯƠNG 5: TÂM LÍ HỌC GIÁO DỤC TIỂU HỌC .................................................. 73 5.1. Khái niệm đạo đức và hành vi đạo đức ................................................................... 73 5.1.1. Khái niệm đạo đức ................................................................................................ 73 5.1.2. Khái niệm hành vi đạo đức .................................................................................. 73 5.3. Các con đường giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học ......................................... 75 5.3.1. Giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học trong hoạt động .................................... 75 5.3.2. Giáo dục đạo đức trong tập thể ............................................................................. 77

Bản thảo lưu hành nội bộ

5.3.4. Giáo dục gia đình.................................................................................................. 78 5.3.5. Tự giáo dục ........................................................................................................... 79 CHƯƠNG 6: TÂM LÍ HỌC NHÂN CÁCH NGƯỜI GIÁO VIÊN TIỂU HỌC .......... 81 6.1. Đặc điểm lao động sư phạm của người giáo viên tiểu học...................................... 81 6.2. Cấu trúc nhân cách của người giáo viên.................................................................. 82 6.3. Một số phẩm chất nhân cách của người giáo viên tiểu học ..................................... 82 6.4. Một số năng lực cơ bản của người giáo viên tiểu học ............................................. 83 6.4.1.Các năng lực dạy học............................................................................................. 83 6.4.2. Các năng lực giáo dục .......................................................................................... 86 6.5. Các con đường hình thành nhân cách của người giáo viên tiểu học ....................... 89 6.5.1. Hoạt động hướng nghiệp ở trường phổ thông ...................................................... 90 6.5.2. Hoạt động học tập và rèn luyện trong trường sư phạm ........................................ 90 6.5.3. Tự hoàn thiện nâng cao nhân cách trong hoạt động nghề nghiệp ........................ 91 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................. 93

Bản thảo lưu hành nội bộ

LỜI NÓI ĐẦU Tập bài giảng Tâm lí học tiểu học được biên soạn theo chương trình đào tạo cử nhân hệ đại học chính quy chuyên ngành Giáo dục tiểu học của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2. Tập bài giảng Tâm lí học tiểu học được biên soạn trên cơ sở kế thừa, tiếp nối những công trình nghiên cứu và Giáo trình Tâm lí học tiểu học trước đó. Đồng thời, tập bài giảng cập nhật các thành tựu nghiên cứu mới nhất của khoa học Giáo dục tiểu học thế giới, trong khu vực và trong nước nhằm góp phần đáp ứng yêu cầu đào tạo giáo viên hệ cử nhân đại học chuyên ngành Giáo dục tiểu học trong giai đoạn hiện nay. Nội dung của tài liệu được cấu trúc bởi sáu chương: Chương 1. Khái quát Tâm lí học tiểu học. Chương 2. Đặc điểm tâm lí của học sinh tiểu học. Chương 3. Các hoạt động cơ bản của học sinh tiểu học. Chương 4. Tâm lí học dạy học tiểu học. Chương 5. Tâm lí học giáo dục tiểu học. Chương 6. Tâm lí học người giáo viên tiểu học. Tập bài giảng Tâm lí học tiểu học được biên soạn lần đầu tiên. Vì vậy, mặc dù tác giả đã cố gắng rất nhiều, nhưng chắc chắn không thể tránh khỏi khiếm khuyết. Để tập bài giảng này được tiếp tục bổ sung và hoàn thiện, rất mong nhận được sự góp ý của các nhà khoa học, các giảng viên và sinh viên. Tác giả

1

Bản thảo lưu hành nội bộ

TÂM LÍ HỌC TIỂU HỌC MỤC TIÊU MÔN HỌC 1. Kiến thức Trình bày được những vấn đề lí luận chung về sự phát triển tâm lí học sinh tiểu học, những đặc điểm tâm lí cơ bản, các hoạt động cơ bản của học sinh tiểu học, những nội dung cơ bản về tâm lí học dạy học và giáo dục ở Tiểu học. 2. Kĩ năng Vận dụng được kiến thức Tâm lí học vào việc giải các bài tập thực hành, tìm hiểu tâm lí học sinh để đề ra các biện pháp tổ chức dạy học và giáo dục học sinh có kết quả. Vận dụng kiến thức Tâm lí học vào việc rèn luyện nghiệp vụ sư phạm; rèn luyện, tu dưỡng tay nghề sư phạm và nhân cách người giáo viên. 3. Thái độ Hứng thú và coi trọng học Tâm lí học tiểu học, tăng thêm lòng yêu trẻ, lòng yêu nghề dạy học, coi trọng việc hình thành và phát triển nhân cách người giáo viên tiểu học. GIỚI THIỆU MÔN HỌC Tên chương học

TT

Số tiết trên lớp (LT/TH)

Số tiết tự học

1

Khái quát về Tâm lí học tiểu học

6 (2/4)

12

2

Đặc điểm tâm lí của học sinh tiểu học

9 (3/6)

18

3

Các hoạt động cơ vản của học sinh tiểu học

8 (3/5)

16

4

Tâm lí học dạy học tiểu học

7 (2/5)

14

5

Tâm lí học giáo dục tiểu học

7 (2/5)

14

6

Tâm lí học người giáo viên tiểu học

8 (3/5)

16

45 (15/30)

90

Tổng cộng

ĐIỀU KIỆN CẦN THIẾT ĐỂ THỰC HIỆN MÔN HỌC Sinh viên đã học xong học phần Tâm lí học đại cương, Sinh lí học lứa tuổi học sinh tiểu học.

2

Bản thảo lưu hành nội bộ

CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT VỀ TÂM LÍ HỌC TIỂU HỌC Học phần Tâm lí học tiểu học được tích hợp từ hai chuyên ngành Tâm lí học lứa tuổi tiểu học và Tâm lí học sư phạm tiểu học. 1.1 Đối tượng và nhiệm vụ của Tâm lí học lứa tuổi tiểu học và Tâm lí học sư phạm Tâm lí học lứa tuổi và Tâm lí học sư phạm là hai lĩnh vực tâm lí học gắn bó chặt chẽ với nhau trong hoạt động sư phạm, hoạt động giáo dục. Đây là hai chuyên ngành cơ bản, phát triển sớm nhất của Tâm lí học. 1.1.1. Đối tượng của Tâm lí học lứa tuổi tiểu học và Tâm lí học sư phạm Đối tượng của Tâm lí học lứa tuổi tiểu học Tâm lí học lứa tuổi tiểu học là một ngành Tâm lí học nghiên cứu những đặc điểm tâm lí, các quy luật, các điều kiện, động lực phát triển tâm lí ở lứa tuổi tiểu học. Tâm lí học lứa tuổi tiểu học không chỉ chú ý nghiên cứu đặc điểm tâm lí của cá nhân ở lứa tuổi này, các đặc điểm khác biệt về tâm lí trẻ em trong pham vi cùng một lứa tuổi tiểu học mà còn nghiên cứu những khả năng lứa tuổi của việc lĩnh hội tri thức, phương thức hành động, các dạng hoạt động khác nhau của cá nhân đang được phát triển. Các dấu hiệu đặc trưng cho sự phát triển tâm lí của trẻ từ việc nảy sinh cái mới, sự chuyển biến từ những phản ứng đơn giản đến những hành động phức tạp; từ việc nắm ngôn ngữ đến việc hình thành ý thức, tự ý thức nhân cách của trẻ là những cứ liệu để từ đó rút ra những đặc điểm tâm lí của trẻ em ở các giai đoạn lứa tuổi này và rút ra những quy luật cơ bản về sự phát triển tâm lí học sinh tiểu học. Đối tượng của Tâm lí học sư phạm Tâm lí học sư phạm nghiên cứu các đặc điểm tâm lí, các qui luật tâm lí của việc dạy học và giáo dục, nghiên cứu cơ sở tâm lí của quá trinh lĩnh hội tri thức, kĩ năng, kĩ xảo, các phẩm chất trí tuệ và nhân cách người học, đồng thời Tâm lí học sư phạm cũng nghiên cứu các yếu tố tâm lí về phía người làm công tác giáo dục, những vấn đề tâm lí của mối quan hệ giữa giáo viên và học sinh cũng như mối quan hệ qua lại giữa học sinh với nhau. Việc vạch ra nội dung tâm lí, cơ sở tâm lí của quá trình dạy học và giáo dục tạo ra cơ sở khoa học cho việc xác định nguyên tắc, hệ thống phương pháp, biện pháp tiến hành điều khiển quá trình dạy học, giáo dục nhằm hình thành và phát triển trí tuệ, nhân cách người học tới mức cao nhất, đem lại hiệu quả trong dạy học và giáo dục. Trong các nội dung về tâm lí học sư phạm có các nội dung về tâm lí học của việc dạy học và giáo dục học sinh tiểu học. 1.1.2. Nhiệm vụ của Tâm lí học lứa tuổi tiểu học và Tâm lí học sư phạm Nhiệm vụ của Tâm lí học lứa tuổi tiểu học: 3

Bản thảo lưu hành nội bộ

- Tâm lí học lứa tuổi tiểu học chỉ ra các đặc điểm tâm lí của con người được hình thành và phát triển trong từng giai đoạn lứa tuổi và trong suốt cuộc đời, những quy luật hình thành và biểu hiện tâm lí trẻ em ở giai đoạn phát triển tâm lí tiểu học, chỉ ra các điều kiện, động lực của sự phát triển tâm lí ở lứa tuổi này. - Tâm lí học lứa tuổi tiểu học cung cấp sơ sở tâm lí lứa tuổi cho việc xây dựng các nguyên tắc, phương pháp, biện pháp dạy học và giáo dục phù hợp đặc điểm và quy luật tâm lí lứa tuổi tiểu học, tổ chức hợp lí quá trình sư phạm nhằm mục đích nâng cao hiệu quả của hoạt động dạy học và giáo dục ở Tiểu học. - Tâm lí học lứa tuổi tiểu học không những cung cấp cơ sở tâm lí cho giáo viên tiểu học trong hoạt động sư phạm của mình mà còn giúp giáo viên tiểu học, các nhà giáo dục ở cấp học này có phương pháp đối xử khéo léo sư phạm với giáo viên, học sinh và tự rèn luyện, tự hoàn thiện bản thân để làm tốt vai trò người giáo viên trong sự nghiệp trồng người. Nhiệm vụ chung của Tâm lí học sư phạm tiểu học là dựa trên những thành tựu Tâm lí học đại cương, tâm lí học lứa tuổi vạch ra cơ sở tâm lí học sư phạm của hoạt động dạy học, hoạt động giáo dục và việc rèn luyện các phẩm chất năng lực cần thiết của người giáo viên tiểu học. Cụ thể là: - Chỉ ra các quy luật tâm lí của việc dạy học và giáo dục ở cấp Tiểu học. - Nghiên cứu những vấn đề tâm lí học của việc hình thành tri thức khoa học, hình thành và phát triển kĩ năng, kĩ xảo, các phẩm chất đạo đức, nhân cách của học sinh tiểu học. - Chỉ ra cơ sở tâm lí của việc điều khiển quá trình dạy học, quá trình giáo dục, tổ chức hoạt động của học sinh trong dạy học và giáo dục ở nhà trường, ngoài học cũng như xây dựng mối quan hệ giữa giáo viên với học sinh, giữa học sinh với nhau, giữa nhà trường với gia đình và các lực lượng giáo dục khác. - Tâm lí học sư phạm tiểu học nghiên cứu đặc trưng lao động sư phạm của giáo viên, hệ thống phẩm chất năng lực của người giáo viên, việc tự rèn luyện và hoàn thiện nhân cách và năng lực nghề nghiệp của người thầy giáo. 1.1.3. Mối quan hệ giữa Tâm lí học lứa tuổi và Tâm lí học sư phạm Trong hệ thống các khoa học sư phạm, cùng với Tâm lí học đại cương, Tâm lí học lứa tuổi và Tâm lí học sư phạm trực tiếp hình thành quan điểm sư phạm và bồi dưỡng trình độ kĩ năng nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên các trường sư phạm. Tâm lí học lứa tuổi và Tâm lí học sư phạm gắn bó chặt chẽ với nhau, quy định lẫn nhau, bổ sung cho nhau một cách biện chứng. Mặc dù chúng có đối tượng nghiên cứu, nhiệm vụ nghiên cứu và xác định khác nhau, nhưng chúng đều có chung khách thể là con người trong sự phát triển tâm lí ở các giai đoạn phát triển. Tâm lí học lứa tuổi và Tâm lí học sư phạm đều nghiên cứu sự hình thành và phát triển tâm lí học sinh trong hoạt động sống, trong quá trình dạy học và giáo dục và cùng phục vụ đắc lực cho sự phát triển của con người. Vì thế, hai nghành tâm lí học 4

Bản thảo lưu hành nội bộ

này tạo thành một thể thống nhất khó tách bạch. Việc phân ranh giới giữa hai chuyên nghành này có tính tương đối, trong mối quan hệ đó Tâm lí học lứa tuổi là cơ sở không thể thiếu của Tâm lí học sư phạm. 1.1.4. Ý nghĩa của Tâm lí học lứa tuổi tiểu học và Tâm lí học sư phạm tiểu học Tâm lí học lứa tuổi và Tâm lí học sư phạm tiểu học có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về mặt lí luận, góp phần tích cực vào việc đấu tranh chống lại những quan điểm duy tâm, phản khoa học về sự nảy sinh phát triển tâm lí con người, về nguồn gốc, động lực, các điều kiện hình thành phát triển tâm lí, khẳng định quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử về phát triển tâm lí con người. - Tâm lí học lứa tuổi cung cấp cơ sở khoa học tâm lí cho tâm lí học sư phạm cũng như các ngành tâm lí học khác trong việc tổ chức quá trình dạy học, giáo dục, quá trình hoạt động phù hợp với các đặc điểm tâm lí lứa tuổi, tuân theo các quy luật hình thành, biểu hiện tâm lí, phát huy vai trò của yếu tố tâm lí cho phù hợp với mục đích, nội dung, phương pháp tổ chức hoạt động, đem lại hiệu quả về mặt công việc và về quan hệ con người. Trong lĩnh vực giáo dục tiểu học, Tâm lí học lứa tuổi và Tâm lí học sư phạm tiểu học có vai trò đặc biệt quan trọng. - Những hiểu biết về đặc điểm tâm lí lứa tuổi, về quy luật hình thành phát triển tâm lí trẻ em lứa tuổi tiểu học trong dạy học và giáo dục giúp cho học sinh, giáo viên có cơ sở trong việc khéo léo ứng xử, trong việc tự rèn luyện, tự hoàn thiện nhân cách, xây dựng tốt các mối quan hệ giao lưu, quan hệ nhân cách, quan hệ xã hội. Ngoài ra Tâm lí học lứa tuổi - sư phạm tiểu học còn có nhiều ý nghĩa thực tiễn đối với các mặt hoạt động khác của đời sống xã hội: trong y tế, chăm sóc giáo dục trẻ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, hoặc trẻ có năng khiếu, tài năng cần được phát hiện sớm để bồi dưỡng kịp thời, có hiệu quả. 1.1.5. Phương pháp nghiên cứu Tâm lí học lứa tuổi tiểu học và Tâm lí học sư phạm tiểu học Để nghiên cứu các đặc điểm tâm lí, sự phát triển tâm lí của học sinh tiểu học, trong dạy học và giáo dục cần phải sử dụng phối hợp nhiều phương pháp khác nhau của khoa học tâm lí. Các phương pháp trong Tâm lí học lứ...


Similar Free PDFs