[KINH TẾ LƯỢNG] [NHÓM 2] CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN NĂM NHẤT TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG CSII TẠI TPHCM PDF

Title [KINH TẾ LƯỢNG] [NHÓM 2] CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN NĂM NHẤT TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG CSII TẠI TPHCM
Course kinh tế lượng
Institution Trường Đại học Ngoại thương
Pages 28
File Size 1.1 MB
File Type PDF
Total Downloads 6
Total Views 78

Summary

Download [KINH TẾ LƯỢNG] [NHÓM 2] CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN NĂM NHẤT TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG CSII TẠI TPHCM PDF


Description

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG CƠ SỞ II TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TIỂU LUẬN Môn: KINH TẾ LƯỢNG

Đề tài: CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN NĂM NHẤT TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG CSII TẠI TPHCM GVHD: ThS. Trương Bích Phương STT

HỌ VÀ TÊN

MSSV

1

Trần Thùy Dung

1911115093

2

Hồ Thị Giang

1911115112

3

Trương Ngọc Hải

1911115130

4

Hoàng Thị Hằng

1911115135

5

Trần Thị Thu Nga

1911115295

1

MỤC LỤC Trang LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................................. 3 NỘI DUNG ..................................................................................................................... 6 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN .................................................................................... 6 1.1. Một số khái niệm ...................................................................................................... 6 1.2. Các lý thuyết ............................................................................................................ 6 1.3. Tổng quan tình hình nghiên cứu .............................................................................. 8 1.3.1. Các nghiên cứu trong nước ................................................................................... 8 1.3.2. Các nghiên cứu ngoài nước ................................................................................... 8 1.4. Đề xuất mô hình nghiên cứu .................................................................................. 10 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................... 11 2.1. Số liệu nghiên cứu .................................................................................................. 11 2.2. Mô hình nghiên cứu ............................................................................................... 11 2.2.1. Biến đo lường ...................................................................................................... 11 2.2.2. Ký hiệu ................................................................................................................ 12 2.2.3. Kỳ vọng dấu ........................................................................................................ 14 2.2.4. Dạng hàm ............................................................................................................ 15 2.3. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................ 15 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................................................................... 16 3.1. Xác định mô hình hồi quy và đọc ý nghĩa các hệ số .............................................. 16 3.2. Kiểm định giả thiết và đánh giá mức độ phù hợp của mô hình ............................. 17 3.2.1. Hệ số thu được từ hàm hồi quy có phù hợp với lý thuyết kinh tế không? .......... 17 3.2.2. Kiểm định sự phù hợp của mô hình .................................................................... 18 3.3. Kiểm định sự tồn tại của đa cộng tuyến ................................................................. 18 3.3.1. Nhận biết đa cộng tuyến ...................................................................................... 18 3.3.2. Biện pháp khắc phục ........................................................................................... 19 3.4. Phát hiện phương sai thay đổi ................................................................................ 20 3.4.1. Phát hiện phương sai thay đổi ............................................................................. 20

2

3.4.2. Khắc phục phương sai thay đổi ........................................................................... 21 CHƯƠNG 4: GỢI Ý CHÍNH SÁCH ............................................................................ 23 KẾT LUẬN ................................................................................................................... 24 HẠN CHẾ CỦA BÀI TIỂU LUẬN ............................................................................. 25 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................... 26

3

LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài 1.1. Lí do chọn đề tài nghiên cứu Đất nước Việt Nam ta đang trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước nhưng một thực tế đáng buồn là mục tiêu hiện đại hóa đất nước vào năm 2020 đã thất bại. Theo như Bộ trưởng Công thương Trần Tuấn Anh “Chúng ta có rất nhiều thực tế đang tồn tại trong phát triển công nghiệp cũng như công nghiệp cơ khí của Việt Nam. Trước hết, điểm xuất phát chúng ta quá thấp so với mặt bằng chung của các nước, khi chúng ta đang phải hội nhập rất sâu rộng và cách mạng 4.0. Thực tế chúng ta đi chậm sau hơn các nước trong khu vực từ 2 đến 3 thế hệ của công nghệ trong công nghiệp hóa. Bản thân chúng ta cũng chưa xây dựng và thiết lập được hệ sinh thái khởi nghiệp cho các ngành sản xuất vật chất, trong đó có ngành công nghiệp…”. Trước tình hình đó, Việt Nam nỗ lực phấn đấu đến năm 2030 hoàn thành mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đất nước sẽ cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướ ng hiện đại; thuộc nhóm 3 nước dẫn đầu khu vực ASEAN về công nghiệp, trong đó một số ngành công nghiệp có sức cạnh tranh quốc tế và tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu. Để mục tiêu được thực hiện một cách dễ dàng thì cần đòi hỏi một lượng tri thức trẻ có đầy đủ chuyên môn và năng lực làm việc cao. Và những thế hệ sinh viên Việt Nam - chủ nhân tương lai của đất nước cần không ngừng nỗ lực học tập, trau dồi kiến thức, kỹ năng để có thể chủ động trong việc lựa chọn nghề nghiệp và hướng đi phù hợp nhất cho bản thân, góp phần vào xây dựng và làm giàu mạnh đất nước. Tuy nhiên, một thực tế hiện nay đang xảy ra với hầu hết các trường đại học trên cả nước: Như mọi người đã biết là môi trường đại học đòi hỏi một sự tự giác, chủ động cao trong học tập, biết tìm tòi những kiến thức mới và nỗ lực phấn đấu từ chính cá nhân, đặc biệt là hình thức đào tạo theo tín chỉ. Tuy nhiên, hiện nay khá nhiều sinh viên đạt được kết quả không như mong đợi, thậm chí rất nhiều sinh viên rất chăm chỉ học tập nhưng phương pháp học tập chưa thực sự đúng đắn dẫn đến kết quả học tập không như ý muốn. Phần lớn tình huống này rơi chủ yếu vào sinh viên năm nhất, đây là nhóm đối tượng dễ bị tác động bởi nhiều yếu tố xung quanh do sự thay đổi môi trường sinh sống

4

và học tập. Trong khi đó, trên góc độ thực tế mà nói, kiến thức năm nhất đại học là một nền tảng cho các kiến thức ở những năm kế tiếp, do đó, sinh viên muốn có tấm bằng đại học giỏi, xuất sắc để sau khi ra trường có một công việc ổn định, đúng trình độ chuyên môn, lương cao thì nắm vững kiến thức năm nhất đại học là một yếu tố khá quan trọng. Đứng trước thực tế đó, nhóm chúng em đã thảo luận và đưa ra đề tài nghiên cứu là “CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN NĂM NHẤT TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG CSII TẠI TPHCM” để có thể đưa ra những kết luận và giải pháp giúp nâng cao kết quả học tập, nói rõ hơn là điểm trung bình của sinh viên năm nhất sau mỗi kỳ học. 1.2. Ý nghĩa lí luận - Đề xuất và đẩy mạnh một số phương pháp nhằm khắc phục các yếu tố bất lợi và nâng cao, phát triển các yếu tố tác động tích cực đến kết quả học tập của sinh viên, đặc biệt là sinh viên năm nhất. - Đề xuất phương án giúp nâng cao những động lực học tập của sinh viên. 1.3. Ý nghĩa nghiên cứu - Kết quả khảo sát cho thấy mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến kết quả học tập của sinh viên năm nhất. - Kết quả nghiên cứu giúp sinh viên hiểu rõ những tác động của các yếu tố đem lại, từ đó điều chỉnh phương pháp học tập một cách phù hợp và hiệu quả nhất cho bản thân, giúp nâng cao điểm số và đạt được những kiến thức, kỹ năng cần thiết. 2. Mục đích và mục tiêu nghiên cứu Đề tài được nghiên cứu với mục đích: Thông qua việc xác định các yếu tố tác động đến kết quả học tập của sinh viên năm nhất Trường Đại học Ngoại Thương CSII tại TPHCM, từ đó đưa ra các giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao kết quả học tập của sinh viên năm nhất tại trường. Các mục tiêu nghiên cứu của đề tài bao gồm: - Đưa ra những luận cứ khoa học và thực tiễn để dự đoán các yếu tố tác động đến kết quả học tập của sinh viên năm nhất Trường Đại học Ngoại Thương CSII tại TPHCM.

5

- Lựa chọn các biến thích hợp từ đó tiến hành xây dựng mô hình nghiên cứu các yếu tố tác động đến kết quả học tập của sinh viên năm nhất Trường Đại học Ngoại Thương CSII tại TPHCM. - Kiểm định mô hình và có sự điều chỉnh cần thiết để kết luận các yếu tố có tác động thực sự đến kết quả học tập của sinh viên năm nhất Trường Đại học Ngoại Thương CSII tại TPHCM. - Dựa trên kết quả nghiên cứu định lượng, đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao kết quả học tập của sinh viên năm nhất Trường Đại học Ngoại Thương CSII tại TPHCM. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Kết quả học tập của sinh viên năm nhất Trường Đại học Ngoại Thương CSII tại TPHCM cùng với các yếu tố tác động đến kết quả học tập của sinh viên năm nhất tại trường. - Phạm vi nghiên cứu:  Về không gian: Kết quả học tập của sinh viên năm nhất Trường Đại học Ngoại Thương CSII tại TPHCM cùng với các yếu tố tác động đến kết quả học tập của sinh viên năm nhất tại trường được nghiên cứu trong phạm vi Trường Đại học Ngoại Thương CSII tại TPHCM.  Về thời gian: Năm học 2019 – 2020. 4. Bố cục của đề tài Ngoài lời mở đầu và kết luận, hạn chế của bài tiểu luận, danh mục tài liệu tham khảo, đề tài được kết cấu thành 4 mục như sau: Chương 1: Cơ sở lý thuyết Chương 2: Tổng quan về phương pháp nghiên cứu Chương 3: Kết quả nghiên cứu Chương 4: Gợi ý chính sách

6

NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1. Một số khái niệm 1.1.1. Kết quả học tập Kết quả học tập là mức độ đạt được kiến thức, kỹ năng hay nhận thức của người học trong một lĩnh vực nào đó. 1.1.2. Đánh giá kết quả học tập Đánh giá kết quả học tập là quá trình thu thập thông tin, phân tích và xử lý thông tin, giải thích thực trạng việc đạt mục tiêu giáo dục, tìm hiểu nguyên nhân, ra những quyết định sư phạm giúp sinh viên học tập ngày càng tiến bộ. 1.1.3. Tự học Tự học là quá trình con người tự giác, tích cực tiếp thu hệ thống tri thức, những kinh nghiệm từ môi trường xung quanh bằng các thao tác trí tuệ, nhằm hình thành cấu trúc tâm lý mới để biến đổi nhân cách của mình theo hướng ngày càng hoàn thiện. 1.1.4. Năng lực cạnh tranh trong học tập Năng lực cạnh tranh trong học tập là năng lực của sinh viên sẵn sàng đối đầu với các sinh viên khác để giành lấy quyền lợi, chinh phục những điểm số cao, thành tích nổi bật trong trường, lớp. 1.2. Các lý thuyết Kết quả học tập là mức độ đạt được kiến thức, kỹ năng hay nhận thức của người học trong một lĩnh vực nào đó. Hay, theo PGS.TS. Trần Kiều (2005), dù hiểu theo nghĩa nào thì kết quả học tập cũng đều thể hiện ở mức độ đạt được các mục tiêu của dạy học, trong đó bao gồm 3 mục tiêu lớn là: nhận thức, hành động, xúc cảm. Với từng môn học thì các mục tiêu trên được cụ thể hóa thành các mục tiêu về kiến thức, kỹ năng, thái độ. Trên thực tế, có nhiều quan điểm đánh giá kết quả học tập của sinh viên tại các trường cao đẳng, đại học. Kết quả học tập có thể thông qua điểm tích lũy GPA. Hay kết quả học tập cũng có thể do sinh viên tự đánh giá sau quá trình học tập và kết quả tìm kiếm việc làm. Trong nghiên cứu này, kết quả học tập được định nghĩa là đánh giá tổng quát của

7

chính sinh viên về kiến thức và kỹ năng họ thu nhận được trong quá trình học tập các môn học cụ thể tại trườ ng. Tại trường Đại học Ngoại Thương Cơ sở II tại TPHCM, điểm các học phần sẽ tính theo thang điểm 10 và thang điểm 4 (điểm GPA): Thang điểm 10: Ngoài điểm thi giữa kỳ (GK) và cuối kỳ (CK), còn xuất hiện thêm điểm chuyên cần (CC) với cách tính như sau: Điểm học phần = Điểm CC*trọng số CC + Điểm GK*trọng số GK + Điểm CK*trọng số CK. (trọng số là % điểm đó chiếm trong điểm học phần) Điểm chuyên cần (chiếm 10%) được đánh giá dựa trên mức độ đi học đầy đủ của sinh viên thông qua điểm danh của thầy cô trên lớp. Điểm chuyên cần tuy chỉ chiếm 10% nhưng rất quan trọng đó, nếu vắng mặt điểm danh quá 3 buổi, sinh viên sẽ không được làm bài thi cuối kì và đồng nghĩa với việc sẽ phải học lại môn này. Điểm giữa kỳ là điểm bài thi trong giai đoạn giữa của học phần, thường là trên giấy hoặc thuyết trình nhóm. Với điểm thi giữa kỳ, sinh viên phải đạt trên 4 điểm mới đủ điều kiện để làm bài thi cuối kỳ kết thúc học phần. Điểm cuối kỳ là điểm bài thi kết thúc học phần, là điểm rất quan trọng vì thường chiếm đến 60-70%. Thi cuối kì có thể là bài viết trên giấy, vấn đáp hoặc kết hợp. Điểm GPA (thang điểm 4): GPA có thể hiểu đơn giản là điểm trung bình các môn học với điểm tối đa là 4.0, là tiêu chí để đánh giá và xếp loại bằng của sinh viên khi tốt nghiệp. Cách quy đổi từ thang điểm 10 sang điểm GPA ở FTU 0.0-3.9đ (hệ 10.0) = điểm F = 0đ (hệ 4.0) 4.0-5.4đ (hệ 10.0) = điểm D = 1đ (hệ 4.0) 5.5-6.9đ (hệ 10.0) = điểm C = 2đ (hệ 4.0) 7.0-8.4đ (hệ 10.0) = điểm B = 3đ (hệ 4.0) 8.5-10đ (hệ 10.0) = điểm A = 4đ (hệ 4.0) Với điểm D sinh viên có thể lựa chọn học cải thiện để nâng cao điểm số của mình còn với các môn điểm F, sinh viên sẽ bắt buộc phải học lại môn này.

8

GPA và xếp loại bằng: GPA từ 3.6-4.0 = bằng Xuất sắc GPA từ 3.2-3.59 = bằng Giỏi GPA từ 2.5-3.19 = bằng Khá GPA từ 2.2-2.49 = bằng Trung bình khá GPA từ 2.0-2.19 = bằng Trung bình 1.3. Tổng quan tình hình nghiên cứu 1.3.1. Tình hình nghiên cứu trong nước Nghiên cứu của Huỳnh Quang Minh (2002) khảo sát về các nhân tố tác động đến KQHT của sinh viên chính quy Trường đại học Nông lâm TP.HCM. K ết quả nghiên cứu (với mức ý nghĩa khoảng 10%) cho thấy điểm bình quân của giai đoạn 2 của sinh viên được xác định bởi mức độ tham khảo tài liệu, thời gian học ở lớp, thời gian tự học, điểm bình quân trong giai đoạn đầu, số lần uống rượu trong một tháng và điểm thi tuyển sinh. Nghiên cứu khác của Nguyễn Thị Mai Trang, Nguyễn Đình Thọ và Mai Lê Thúy Vân (2008) về các yếu tố chính tác động vào kiến thức thu nhận của sinh viên khối ngành kinh tế. Kết quả nghiên cứu cho thấy, động cơ học tập của sinh viên tác động mạnh vào kiến thức thu nhận được của họ, năng lực giảng viên tác động rất cao vào động cơ học tập và kiến thức thu nhận của sinh viên và cả hai yếu tố: động cơ học tập và năng lực giảng viên giải thích được 75% phương sai của kiến thức thu nhận. 1.3.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước Mô hình ứng dụng của Checchi & ctg Mô hình này được xác định bởi Checchi & ctg (2000) nhằm dự đoán về mối quan hệ giữa đầu tư cho giáo dục của cha mẹ và KQHT của con cái. Cơ sở của mô hình này là cha mẹ phải dành một phần thu nhập của mình đầu tư vào việc học tập của con cái. Nếu việc đầu tư vào việc học cho con cái tăng lên, tiêu dùng của cha mẹ sẽ giảm đi nhưng thu nhập tương lai của con cái sẽ tăng lên. P = P(A,E,S,Yf) Từ phương trình trên cho ta thấy mô hình này chỉ ra rằng cả điều kiện gia đình đại diện là thu nhập của gia đình (Y f), số tiền đầu tư cho giáo dục của người con (S) và

9

đặc điểm của SV đại diện là trí thông minh (A), mức độ cố gắng (E) tác động tích cực đến KQHT của SV. Ứng dụng vào trường hợp SV học đại học, cho dù SV hoàn toàn độc lập và có trách nhiệm về KQHT của họ nhưng nguồn lực gia ñình vẫn có ảnh hưở ng mạnh lên KQHT của SV. Mô hình ứng dụng của Bratti và Staffolani Theo Bratti và Staffolani (2002), KQHT của SV chủ yếu được xác định bởi thái độ học tập của SV bởi vì sự phân bổ thời gian cho việc học tùy thuộc vào quyết định của họ. Họ có thể quyết định thời gian tối ưu dành cho việc tự học và học ở lớp. Do đó, KQHT của SV phần lớn phụ thuộc vào thái độ học tập của họ. Gọi Gi là KQHT của SV, phụ thuộc vào thời gian dành cho việc tự học (Si), thời gian học ở lớp (ai) và năng lực của người đó (ei). Gi = G(si, ai)ei Mô hình Bratti và Staffolani đưa ra mối quan hệ giữa đặc điểm của SV (thời gian tự học Si, thời gian học ở lớp ai, năng lực của người đó ei) với KQHT (G i). Nó cho thấy ở mức độ hữu dụng nhất định, KQHT của SV tùy thuộc vào thời gian tự học, thời gian học ở lớp và năng lực của SV. Theo phương pháp này, giáo dục vừa là sự tiêu dùng vừa là sự đầu tư tốt. Trong khi SV dành thời gian cho giáo dục đại học, thì anh ta cũng tự ñầu tư vào nguồn vốn nhân lực của mình. Trong mô hình Bratt và Staffolani, đặc điểm của SV đóng vai trò chính là yếu tố duy nhất có mối quan hệ trực tiếp đến KQHT của SV. Đây là ưu điểm của mô hình bởi vì nó nhấn mạnh vai trò quan trọng của yếu tố tự học, điểm khác biệt chính giữa SV đại học và học sinh trung học. Tuy nhiên, hạn chế của mô hình là xem nhẹ vai trò của các yếu tố bên ngoài mà nó cũng có ảnh hưởng đến KQHT của SV. Mô hình ứng dụng của Dickie Dựa vào kết quả nghiên cứu của Dickie (1999) đã xác lập một mô hình nghiên cứu về tác yếu tố tác động đến KQHT như sau: A*= A* (F,S,K,α) Trong đó, đặc trưng gia đình (F), nguồn lực của nhà trường (S), đặc điểm của người học (K) và năng lực cá nhân (α) là các yếu tố tác động đến KQHT của người học.

10

điều này có ý nghĩa KQHT của người học là kết quả của mối quan hệ hỗ tương của ba nhóm yếu tố ñại diện là gia đình, nhà trường và người học. Đây là mô hình thông dụng nhất vì nó bao hàm ảnh hưởng của ba nhóm yếu tố trên. 1.4. Đề xuất mô hình nghiên cứu Trong bài tiểu luận “CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN K ẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN NĂM NHẤT TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGO ẠI THƯƠNG CSII TẠ I TPHCM”, do khó khăn trong việc thu thập và xử lý số liệu nên nhóm sinh viên khó có thể áp dụng mô hình của Dickie (khảo sát ảnh hưởng của 3 tác nhân tác động đến KQHT của SV đó là gia đình, nhà trường và người học). Vì vậy, nhóm sẽ dựa trên mô hình ứng dụng của Checchi & ctg (khảo sát ảnh hưởng của chính bản thân sinh viên) để thực hiện nghiên cứu. Mô hình nghiên cứu đề xuất gồm 4 biến độc lập tác động đến biến phụ thuộc “KẾT QUẢ HỌC TẬP”:

THỜI GIAN TỰ HỌC

THỜI GIAN NGHE GIẢNG KẾT QUẢ HỌC TẬP THỜI GIAN DÙNG INTERNET GIẢI TRÍ

THỜI GIAN THAM GIA CLB, LÀM THÊM

11

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Số liệu nghiên cứu - Để thực hiện nghiên cứu “Các yếu tố tác động đến kết quả học tập của sinh viên năm nhất Trường Đại học Ngoại Thương CSII tại TPHCM”, nhóm đã tiến hành thu thập số liệu thông qua khảo sát online được tiến hành từ ngày 03/09/2020 - 06/09/2020. - Đối tượng thực hiện: sinh viên nam và sinh viên nữ đã hoàn thành chương trình năm 1 tại trường. - Kích thước mẫu: 40 sinh viên được chọn một cách ngẫu nhiên đến từ các chuyên ngành và các lớp khác nhau. Việc lựa chọn kích thước mẫu áp dụng theo yêu cầu phân tích nhân tố khám phá EFA(Exploratory Factor Analysis) và hồi quy đa biến: n=5*m; m: số lượng câu hỏi trong bài. Dựa theo nghiên cứu của Hair, Anderson, Tatham và Black (1998) cho tham khảo về kích thước mẫu dự kiến, kích thước mẫu tối thiểu là gấp 5 lần tổng số biến quan sát. Đây là cỡ mẫu phù hợp cho nghiên cứu có sử dụng phân tích nhân tố (Comrey, 1973; Roger, 2006). - Nội dung khảo sát bao gồm: kết quả học tập của sinh viên và các yếu tố tác động đến kết quả học tập của sinh viên. 2.2. Mô hình nghiên cứu 2.2.1. Biến đo lường Tham khảo và rút kinh nghiệm từ các nghiên cứu trong và ngoài nước tại các trường đại học từ trước, khảo sát đo lường các yếu tố tác động đến biến phụ thuộc là “kết quả học tập của sinh viên năm nhất tại trường Đại học Ngoại Thương” được tiến hành với các biến độc lập có ảnh hưởng nhất định đến kết quả nghiên cứu. Nhóm đã xem xét yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập chủ yếu trên phương diện: bản thân sinh viên. Cụ thể, bài khảo sát gồm có 4 biến định lượng: 

Thời gian tự học trung bình trong một ngày của sinh viên.



Tỉ lệ số buổi tập trung nghe giảng trên lớp trên một môn.



Thời gian trung bình tham gia các hoạt động khác (câu lạc bộ, thiện nguyện, làm thêm...) trong một ngày.

12



Thời gian trung bình sử dụng Internet cho mục đích giải trí trong một ngày.

2.2.2. Ký hiệu 

y: kết quả học tập của sinh viên năm nhất tại trường Đại học Ngoại Thương (Thang 4.0).



X1: Thời gian...


Similar Free PDFs