ÔN TẬP MÔN QUẢN TRỊ HỌC LẦN 2 PDF

Title ÔN TẬP MÔN QUẢN TRỊ HỌC LẦN 2
Course Quản Trị Học
Institution Trường Đại học Kinh tế - Tài chính Thành phố Hồ Chí Minh
Pages 23
File Size 432.6 KB
File Type PDF
Total Downloads 715
Total Views 805

Summary

ÔN TẬP MÔN QUẢN TRỊ HỌCCHƯƠNG 1: ĐẠI CƯƠNG VỀ QUẢN TRỊ (NHỮNG VẤN ĐỀCHUNG VỀ QUẢN TRỊ) Các khái niệm khác nhau về quản trị nhưng có thể rút ra 4 điểm sau: Con người ( từ 2 người trở lên) Hướng về mục tiêu Sử dụng có hiệu quả nguồn lực Chịu tác động của môi trường Hiệu quả, hiệu suất trong quản trị. ...


Description

ÔN TẬP MÔN QUẢN TRỊ HỌC CHƯƠNG 1: ĐẠI CƯƠNG VỀ QUẢN TRỊ (NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUẢN TRỊ) 1. Các khái niệm khác nhau về quản trị nhưng có thể rút ra 4 điểm sau: - Con người ( từ 2 người trở lên) - Hướng về mục tiêu - Sử dụng có hiệu quả nguồn lực - Chịu tác động của môi trường 2. Hiệu quả, hiệu suất trong quản trị. Cần làm rõ: Hiệu quả là gì? Hiệu suất là gì? Sự khác nhau? Cái nào quan trọng hơn? - Để gia tăng hiệu suất phải làm gì? 3. Các chức năng của quản trị. Ở phần này cần làm rõ: - Nội dung của mỗi chức năng - Vai trò của mỗi chức năng - Mối quan hệ giữa các chức năng 4. Nhà quản trị. Ở nội dung này cần làm rõ: - Khái niệm thế nào là một tổ chức? Thế nào là một nhà quản trị? - Có những cấp bậc quản trị nào trong một tổ chức? Vai trò của nhà quản trị ở từng cấp bậc? - Mối quan hệ giữa khả năng chuyên môn và khả năng quản trị thay đổi theo cấp bậc quản trị như thế nào? - Phân bổ thời gian cho mỗi chức năng quản trị cũng khác nhau theo cấp bậc quản trị - Nhà quản trị có những kỹ năng gì? Tầm quan trọng của mỗi kỹ năng này thay đổi như thế nào với các cấp bậc quản trị khác nhau? - Vai trò của nhà quản trị (3 nhóm = 10 vai trò cụ thể) 5. Tính khoa học và nghệ thuật trong quản trị - Tại sao Quản trị là khoa học? - Tại sao quản trị là nghệ thuật? Một số câu hỏi trắc nghiệm 1. Đặc tính chung của tổ chức phải: A. Có mục đích B. Gồm nhiều thành viên C. Có cơ cấu tổ chức mang tính hệ thống

D. Các câu trên đều đúng 2. Một trong các chức năng của quản tri là: A. Tư duy B. Tổ chức C. Kỹ thuật D. Huấn luyện 3. Vai trò lãnh đạo trong quản tri: A. Tạo sự ảnh hưởng và đôn đốc cấp dưới hoàn thành mục tiêu B. Chỉ đạo và điều phối hoạt động những người dưới quyền C. Kiểm tra công việc cấp dưới D. Cả 3 câu đều đúng 4. Trong các công việc dưới đây, nhà quản trị cấp cao không thực hiện công việc nào? A. Xây dựng chiến lược để duy trì thị phần của công ty B. Xây dựng chiến lược để phát triển sản phẩm C. Xây dựng chiến lược để cắt giảm chi phí sản xuất D. Giải quyết các thủ tục để hỗ trợ cán bộ công nhân viên khi có hoàn cảnh đặc biệt 5. Hiệu quả quản trị là: A. Tỷ lệ thuận với kết quả đạt được và tỷ lệ nghịch với giá trị đầu ra B. Tỷ lệ thuận với giá trị đầu vào và tỷ lệ nghịch với giá trị đầu ra C. Tỷ lệ thuận với chi phí bỏ ra và tỷ lệ nghịch với kết quả đạt được D. Tỷ lệ thuận với kết quả đạt được và tỷ lệ nghịch với chi phí bỏ ra 6. Người ra quyết định quan trọng, hoạch định và thiết lập mục tiêu của tổ chức là: A. Người thừa hành B. Quản trị cấp cơ sở C. Quản trị cấp trung D. Quản trị cấp cao 7. Trong quản trị doanh nghiệp, quan trọng nhất là: A. Xác định đúng lĩnh vực hoạt động của tổ chức B. Xác định đúng quy mô của tổ chức C. Xác định đúng trình độ và số lượng đội ngũ nhân viên D. Xac định đúng chiến lược phát triển của doanh nghiệp 8. Nhà quản trị thực hiện vai trò gì khi đàm phán với đối tác về việc tăng đơn giá gia công trong quá trình thảo luận hợp đồng với họ A. Người liên lạc

B. Người thương thuyết C. Người lãnh đạo D. Người đại diện 9. Cố vấn pháp lý riêng cho ban giám đốc thuộc cấp bậc quản trị nào của doanh nghiệp? A. Cấp cao B. Cấp trung C. Cấp thấp D. Không thuộc cấp nào 10. Hoạt động nào dưới đây thuộc về hoạt động tổ chức trong quản lý nhóm? A. Giải quyết xung đột giữa các thành viên trong nhóm B. Xác định rõ quyền hạn của nhóm C. Đảm bảo các thành viên hiểu rõ mục tiêu của nhóm D. Phân phối lợi nhuận giữa các thành viên trong nhóm CHƯƠNG 2: SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TƯ TƯỞNG QUẢN TRỊ 2.1 Học thuyết quản trị cổ điển - Lý thuyết quản trị khoa học (chuyên môn hóa lao động; tiêu chuẩn hóa công việc, lựa chọn công cụ lao động thích hợp) Tayllor) Tuy nhiên, - Con người kinh tế; Định mức theo người giỏi nhất… Tất cả là để tăng NSLĐ - Lý thuyết quản trị hành chính Henry Fayol) Hoạt động của bất kỳ tổ chức nào cũng có 6 nhóm (kỹ thuật, thương mại, tài chính, an ninh, hạch toán -thống kê và Quản lý hành chính) 14 nguyên tắc (chuyên môn hóa;quyền hạn đi đôi với trách nhiệm;tính kỷ luật cao;thống nhất chỉ huy; thống nhất lãnh đạo; lợi ích cá nhân phụ thuộc vào lợi ích của tổ chức; thù lao phải tương xứng với công việc; sự tập trung;trật tự thứ bậc; trật tự” vật nào chỗ ấy”, tính công bằng hợp lý; ổn định nhiệm vụ; sáng kiến và đoàn kết - Lý thuyết quản trị thư lại (Max Weber) 2.2 Học thuyết tâm lý xã hội (Mary Parker Follet - Chú ý đến đời sống - xã hội của người lao động - Phải năng động, phải có sự phối hợp - Đánh giá vai trò của nhà quản trị cấp cơ sở 2.3 Học thuyết quản trị định lương

- Bản chất (dùng mô hình toán để làm quyết định; xây dựng các chuẩn kinh tế, lượng hóa các chỉ tiêu về kinh tế, tài chính) - Ưu điểm (giải quyết vấn đề nhanh chóng, chớp được thời cơ) - Nhược điểm (phức tạp, phải có trình độ cao; cần máy điện toán; chỉ thich hợp với chức năng hoạch định và kiểm soát, còn chức năng tổ chức và điều khiển thì khó áp dụng) 2.4 Học thuyết quản trị theo hướng hội nhập - Quản trị theo quá trình - Quản trị theo hệ thống - Lý thuyết Z của Wiliam Ouchi 2.5 Trường phái quản trị hiện đại - Quản trị theo hướng tuyệt hảo - Trường phái quản trị sáng tạo - Tiếp cận theo yếu tố”7S” Một số câu hỏi trắc nghiệm 1. Trong cấu trúc tổ chức theo mô hình ma trận, nguyên tắc nào của quản trị hành chính không còn được áp dụng? A. Phân công lao động B. Quyền hạn và trách nhiệm C. Thống nhất chỉ huy D. Thống nhất lãnh đạo 2. Học thuyết tâm lý xã hội chú ý đến A. Đời sống tinh thần của người lao động B. Yếu tố kinh tế C. Tình cảm của người lao động D. Tất cả đều đúng 3. Quan điểm “ trọng tâm của quản trị là người thừa hành” là của nhà quả trị nào? A. Frederic W. Taylor B. Henry Fayol C. Elton Mayor D. Mary Parker Follet 4. Quan điểm “ trọng tâm quản trị là nhà quản trị” là của nhà quản trị nào? A. Frederic W. Taylor B. Henry Fayol C. Elton Mayor

D. Mart Parker Follet 5. Năng suất lao động được chú ý để nâng cao hiệu quả quản trị là đặc trưng của: A. Học thuyết cổ điển B. Học thuyết tâm lý xã hội C. Học thuyết định lượng D. Học thuyết cổ điển và học thuyết tâm lý xã hội 6. Chế độ thâu dụng suốt đời và thâm niên là đặc trưng cung cách quản lý của: A. các doanh nghiệp Nhật Bản trước đây B. Các doanh nghiệp Tây Âu C. Các doanh nghiệp Bắc Mỹ D. Các doanh nghiệp Đông Á 7. Quan điểm “ con người kinh tế”được đưa ra bởi: A. Federick W Taylor B. Henry Fayol C. Elton Mayo D. Max Weber 8. Đặc trưng của học thuyết định lượng là: A. Tăng năng suất lao động B. Chú ý đến tâm lý tình cảm của người lao động C. Chú ý đến môi trường bên ngoài của tổ chức D. Liên quan đến máy tính và mô hình toán học 9. Lý thuyết nào dưới đây đề cập đến 4 chức năng của quản tri? A. Lý thuyết hệ thống B. Lý thuyết quản trị theo quá trình C. Trường phái quản trị sáng tạo D. Khảo hướng “Quản trị tuyệt hảo” 10. Trong mô hình quản trị tiếp cận theo yếu tố “7S”, 3 yếu tố cứng là: A. Phong cách, kỹ năng và chia sẻ giá trị B. Chiến lược, nhân viên và phong cách C. Kỹ năng , cơ cấu và nhân viên D. Chiến lược, cơ cấu và hệ thống CHƯƠNG 3: MÔI TRƯỜNG HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC ( MÔI TRƯỜNG QUẢN TRI)

3.1 Phân loại môi trường (theo phạm vi và cấp độ; theo mức độ phức tạp và mức độ biến động của môi trường) 3.1.1 Theo phạm vi và cấp độ 3.1.1. 1 Môi trường bên ngoài - Môi trường toàn cầu - Môi trường tổng quát ( Môi trường vĩ mô) - Môi trường ngành ( Môi trường vi mô) 3.1.1.2 Môi trường bên trong ( Môi trường nội bộ) Chú ý: Tránh sự lầm lẫn giữa: - Môi trường toàn cầu với môi trường tổng quát - Môi trường vĩ mô với môi trường vi mô -Môi trường vi mô với môi trường nội bộ - Môi trường bên ngoài với môi trường bên trong 3.1.2 Theo mức độ phức tạp và mức độ biến động của môi trường 3.2 Kỹ thuật phân tích ma trận SWOT 3.3 Quản trị bất trắc cuẩ môi trường (dùng đệm,san bằng,tiên đoán,cấp hạn chế, hợp đồng;kết nạp, liên kết, qua trung gian và quảng cáo Một số câu hỏi trắc nghiệm 1. Yếu tố nào sau đây không thuộc môi trường bên trong của tổ chức ? A. Cách thức trả lương của tổ chức B. Quy định của Chính phủ về mức lương tối thiểu mà tổ chức phải áp dụng C. Cách thức sử dụng quỹ phúc lợi của tổ chức D. Quy mô nguồn vốn của tổ chức 2. Thể hiện mặt mạnh, mặt yếu mà doanh nghiệp có thể kiểm soát được là đặc điểm của: A. Môi trường toàn cầu B. Môi trường tổng quát C. Môi trường vi mô D. Môi trường nội bộ 3. Chiến lược S/T là chiến lược: A. Sử dụng những điểm mạnh để khắc phục những điểm yếu B. Sử dụng những điểm mạnh để tận dụng cơ hội C. Sử dụng những điểm mạnh để ngăn chặn nguy cơ D. Tận dụng cơ hội để phát huy điểm mạnh

4. Môi trường tổng quát không chứa các yếu tố nào dưới đây? A. Tăng trưởng GDP hàng năm B. Biến động tỷ giá hối đoái C. Áp lực của nhà cung ứng D. Sự cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên 5. Môi trường nội bộ không chứa yếu tố nào dưới đây: A. Trình độ công nghệ của doanh nghiệp B. Nguồn nhân lực của doanh nghiệp C. Sản phẩm thay thế D. Tiềm lực tài chính của doanh nghiêp 6. Môi trường vi mô còn gọi là: A. Môi trường bên trong B. Môi trường bên ngoài C. Môi trường ngành D. a,b,c đều sai 7. Môi trường vĩ mô còn gọi là: A. Môi trường tổng quát B. Môi trường toàn cầu C. Môi trường cạnh tranh D. Môi trường ngành 8. Sức ép của nhà cung cấp càng tăng nếu: A. Chính phủ hạn chế thành lập các doanh nghiệp mới B. Sản phẩm mà nhà cung cấp có sản phẩm thay thế C. Hiện tại chỉ có một số ít nhà cung cấp trên thị trường D. Có nhiều nhà cung cấp trên thị trường về sản phẩm đó 9. Môi trường vĩ mô bao gồm 6 yếu tố là: A. Dân số, kinh tế, pháp luật, công nghệ , văn hóa-xã hội, tự nhiên B. Dân số, chính trị, văn hóa -xã hội , môi trường tự nhiên, pháp luật C. Chinh trị, kinh tế, xã hội, môi trường tự nhiên, văn hóa , công nghệ D. Chính trị, kinh tế , xã hội, công nghệ, luật pháp, môi trường 10. Yếu tố nào dười đây không thuộc về mồi trường Chinh tri-Luật pháp A. Những điều luật bảo vệ người tiêu dùng B. Chính sách thuế quan C. Các biện pháp chống bán phá giá D. Mức dộ hiện đại của máy móc, thiết bị

CHƯƠNG 4: QUYẾT ĐỊNH QUẢN TRỊ Không phải lựa chọn phương án là phần chính của ra quyết định - Là sản phẩm sáng tạo của nhà quản trị 4.1 Các yếu cầu đối với quyết định quản trị ( khoa học,pháp lý,thống nhất,cụ thể, thời gian, kịp thời và có địa chỉ rõ ràng) 4.2 Phân loại các quyết định quản trị - Theo tính chất của vấn đề ra quyết định - Theo thời gian -Theo phạm vi thực hiện - Theo chức năng - Theo phương pháp soạn thảo 4.3 Chức năng của quyết định quản trị (định hướng, bảo đảm, phối hợp, cưỡng bức) 4.4 Quá trình ra quyết định - Môi trường ra quyết định (ổn định, không chắc chắn, mơ hô) - Các bước ra quyết định (nhận ra và xác định tình huống, xây dựng tiêu chuẩn để đánh giá,tìm kiếm các phương án, đánh giá các phương án, chọn phương án tối ưu, quyết định) - Các mô hình ra quyết định ( cá nhân, tham vấn, tập thể) 5 phong cách ra quyết định 4.4 Các công cụ hỗ trợ cho việc ra quyết định - Các công cụ định lượng (ma trận kết quả kinh doanh, cây quyết định) - Các quyết định bán định lượng (Kỹ thuật Delphi, kỹ thuật tập thể danh nghĩa) - Các quyết định định tính (Phân tích 5 Why;S, phương pháp động não, sơ đồ xương cá, bảng mô tả vấn đề, phân tích SWOT của DN và của đối thủ cạnh tranh) 4.5 Nâng cao hiệu quả của quyết định quản trị - Những phẩm chất cá nhân (kinh nghiệm, khả năng xét đoán, óc sáng tạo, khả năng định lượng) -Nâng cao hiệu quả của việc thực hiện quyết định (triển khai quyết định bảo đảm điều kiện vật chất, giữ vững thông tin phản hồi,tổng kết và đánh giá kết quả) Một số câu hỏi trắc nghiệm 1. Câu nào không đúng trong các câu sau: A. Quyết định liên quan chặt chẽ với thông tin; Quyết định dựa trên cơ sở thu thập và xử lý thông tin

B. Quyết định là sản phẩm sáng tạo của nhà quản trị C. Quyết định quản trị vừa mang tính khoa học, vừa mang tính sáng tạo và nghệ thuật D. Quyết định là sản phẩm của nhà quản trị cấp cao 2. Quy trình ra quyết định gồm: A. 4 bước B. 5 bước C. 6 bước D. 7 bước 3. Quyết định được lập trình trước và quyết định không được lập trình trước là phân loại quyết định theo tiêu thức: A. Tính chất và vấn đề ra quyết định B. Phạm vi thực hiện C.Thời gian thực hiện D.Phương pháp soạn thảo 4. Nhà quản trị trao đổi với tập thể. Quyết định cuối cùng là dựa vào ý kiến số đông của tập thể. Quyết định như vậy là theo phương pháp: A. Quyết có tham vấn B. Quyết định cá nhân C. Quyết định tập thể D. Quyết định tự do 5. Nhược điểm của phương pháp ra quyết định cá nhân là: A. Tốn nhiều thời gian B. Có khuynh hướng nhượng bộ, thỏa hiệp C. Độc đoán, duy ý chí D. Không biết quy trách nhiệm về ai 6. Một trong những yêu cầu đối với quyết định quản trị là: A. Phải chỉ ra được người thực thi quyết định B. Phải dựa trên những tiêu chuẩn đã được thiết kế sẵn C. Phải đáp ứng được yêu cầu của nhà quản trị cấp cao D. Phải đảm bảo tính pháp lý 7. Muốn việc ra quyết định có hiệu quả, nhà quản trị phải có những phẩm chất : A. Giàu kinh nghiệm B. Có khả năng xét đoán C. Có đầu óc sáng tạo D. Tất cả đều đúng

8. Loại quyết định nào dưới đây liên quan đến chức năng “điều khiển”? A. Mỗi nhà quản trị nên quản lý bao nhiêu nhân viên cấp dưới? B. Các mục tiêu ngắn hạn của doanh nghiệp là gì? C. Tại sao kế hoạch đặt ra không thực hiện được? D. Tại sao nhân viên làm việc không có động lực? 9. Trong trường hợp cấp bách, nhà quản trị nên chọn phương pháp: A. Ra quyết định cá nhân B. Ra quyết định có tham vấn C. Ra quyết định tập thể D. Ra quyết định tự do 10. Trên thực tế , khi ra quyết định nhà quản trị thường mắc sai lầm là: A. Quá tự tin khi ra quyết định B. Căn cứ vào kinh nghiệm đã xảy ra ở quá khứ C. Quá cầu toàn khi ra quyết định D. Tất cả đều đúng CHƯƠNG 5: CHÚC NĂNG HOẠCH ĐỊNH 5.1 Khái niệm và vai trò của hoạch định - Từ khái niệm phải chú ý: + Xác định mục tiêu + Biện pháp thực hiện mục tiêu đó + Trong điều kiện sử dụng có hiệu quả nguồn lực vốn có giới hạn + Hoạch định là chức năng quan trọng đầu tiên của một tổ chức là phải xác định mục đích, hướng đi của tổ chức . Sau này tất cả các chức năng khác của quản trị đều phải hướng tới mục tiêu chung này + Chức năng hoạch định không phải chỉ là công việc của các nhà quản trị cấp cao mà là của tất cả các nhà quản tri - Vai trò ( tác dụng ) của hoạch định: + Tạo ra tư duy hệ thống để tiên liệu các tình huống quản trị + Phối hợp mọi nỗ lực trong tổ chức để đạt được mục tiêu + Tập trung vào mục tiêu, tránh lãng phí + Tạo ra sự hợp tác giữa các cá nhân, các bộ phận trong tổ chức + Tăng độ linh hoạt và thích nghi của tổ chức với những thay đổi từ môi trường bên ngoài + Phát triển các tiêu chuẩn kiểm tra hữu hiệu 5.2 Phân loại hoạch định:( có 2 tiêu thức để phân loại)

- Theo cấp độ và phạm vi (chiến lược, chiến thuật và tác nghiệp) - Theo mức độ sử dụng (đơn lẻ và thường trực) 5.3 Các vấn đề liên quan đến mục tiêu (mục tiêu vừa là đối tượng vừa là kết quả của hoạch định) 5.3.1 Khái niệm về mục tiêu - Thế nào là sứ mạng? Thế nào là mục tiêu? + Sứ mạng là tuyên bố về lý do tồn tại của tổ chức + Mục tiêu là những cột mốc mà tổ chức muốn đạt được trong một khoảng thời gian nhất định + Mục tiêu tịnh tiến đến thực hiện sứ mạng + Tổ chức có thể có nhiều mục tiêu 5.3.2 Phân loại mục tiêu ( Theo 3 tiêu thức) - Theo cấp độ (chiến lược, chiến thuật, tác nghiệp) - Theo nội dung (tài chính, chiến lược) - Theo bản chất (tuyên bố, thật) 5.3.3 Tầm quan trọng (vai trò) của mục tiêu - Là phương tiện để đạt đến sứ mạng của tổ chức - Giúp nhận dạng các ưu tiên - Hướng dẫn hành động - Cở sở cho ra quyết định - Tiêu chuẩn cho việc thực hiện - Làm hấp dẫn các đối tượng hữu quan bên trong và bên ngoài tổ chức 5.3.4 Cách tiếp cận trong việc thiết lập mục tiêu - Kiểu truyền thống (từ trên xuống , từ cấp cao nhất) - Quản trị theo mục tiêu (MBO) + Sự hình thành và phát triển + 4 yếu tố cơ bản của MBO (Sự cam kết của nhà quản trị cấp cao; Sự hợp tác của các thành viên trong tổ chức; Sự tự nguyện, tự giác của các thành viên; Tổ chức kiểm tra định kỳ) + Quy trình hoạch định theo MBO ( 4 bước: thiết lập mục tiêu; Phát triển các kế hoạch hành động;Xem xét lại tiến trình; Đánh giá thực hiện) +Ưu nhược điểm của MBO 5.3.5 Các yêu cầu để thiết lập mục tiêu ( SMART) 5.4 Các mô hình tổ chức về hoạch định - Mô hình truyền thống - Mô hình hiện đại - Các khuynh hướng mới

5.5 Quá trình cơ bản của hoạch định (6 bước: Xác định sứ mạng; xác định mục tiêu;xác định tình thế hiện tại của tổ chức; xác định những thuận lợi và khó khăn của tổ chức; xây dựng kế hoạch; và thực hiện kế hoạch); Cũng có thể là 4 bước: xác định mục tiêu;các biện pháp; các nguồn lực và thực hiện kế hoạch 5.6 Những công cụ hỗ trợ cho việc hoạch định chiến lược -Ma trận SWOT - Ma trận BCG ( Ma trận của sự phát triển và tham gia thị trường) - Những khuôn mẫu của chu kỳ đời sống (phôi thai:phát triển ,trưởng thành, suy thoái) ; Hoặc (Thời kỳ tăng trưởng;Thời kỳ phát triển;Thời kỳ bão hòa; Thời kỳ suy thoái) Thời kỳ phôi thai: Phát triển cao, tham gia thị trường thấp; giống như ô Question Marks) Thời kỳ phát triển: Phát triển cao, tham gia thị trường cao; giống như ô Stars Thời kỳ trưởng thành: Phát triển thấp, tham gia thị trường cao, giống như ô Cash Cow Thời kỳ suy thoái:Phát triển thị trường thấp, tham gia thị trường thấp, giống ô Dogs - Những chiến lược tổng loại của Micheal Porter ( dẫn đầu về chi phí; chiến lược vượt trội; chiến lược tập trung) Một số câu hỏi trắc nghiệm 1. Yếu tố nào sau đây không thuộc về thành phần cấu thành để làm hoạch định? A. Các mục tiêu B. Dự báo về ngân sách C. Các nguồn lực D. Sự hợp tác của các nhóm áp lực xã hôi 2. Ma trận SWOT dựa trên cơ sở phân tích: A. Môi trường vĩ mô và môi trường vi mô B. Môi trường tổng quát và môi trường ngành C. Môi trường vi mô và môi trường nội bộ D. Môi trường bên trong và môi trường bên ngoài 3. Hoạch định là: A. Xác định mục tiêu và các biện pháp để thực hiện mục tiêu B. Xây dựng các kế hoạch dài hạn C. Xây dựng các kế hoạch hàng năm D. Tất cả đều đúng

4. Xây dựng mục tiêu theo kiểu truyền thống là những mục tiêu được xác định: A. Áp đặt từ cấp cao B. Từ khách hàng C. Từ nhu cầu thị trường D. Từ cấp dưới 5. Các kế hoạch tác nghiệp thuộc loại “kế hoạch đơn dụng” là: A. Dự án chương trình B. Chương trình, dự án, dự toán ngân sách C. Các quy định, thủ tục D. Các chính sách, quy tắc 6. Câu nào sai trong các câu sau? A. Hoạch định chiến lược là hoạch định hướng đến việc hoàn thành các mục tiêu bao quát B. Hoạch định chiến lược là công việc phải làm của nhà quản trị cấp cao C. Hoạch định chiến lược là một hoạch định thường trực D. Hoạch định chiến lược là tiến trình tìm hiểu các cơ hội dài hạn của tổ chức 7. Công việc nào sau đây là phải làm đầu tiên khi tiến hành hoạch định? A. Sử dụng công cụ nào : MBO, SWOT hay BCG? B. Xác định mục tiêu của tổ chức C. Đánh giá các phương án để thực hiện mục tiêu D. Điều chỉnh lại các sai lệch nếu có 8. Suất tăng trưởng thị trường thấp nhưng thị phần tương đối cao là đăc diểm của ô nào trong ma trận BCG? A. Questions Marks B. Cash Cow C. Dogs D. Stars 9. Theo “ Những khuôn mẫu chu kỳ đời sống”, thời kỳ tăng trưởng (hình thành) có đặc diểm là: A. Giá rẻ, bán số lượng nhiều B. Thu hồi được vốn nhanh C. Không cần bỏ thêm chi phí để hoàn thiện sản phẩm D. Sản phẩm làm ra chưa được nhiều người biết đến nên khối lượng tiêu thụ chậm

10. Quản đốc phân xưởng A thường thực hiện hoạch định nào? A. Chiến lược B. Chiến thuật C. Tác nghiệp D. Cả 3 loại hoạch định trên CHƯƠNG 6: CHỨC NĂNG TỔ CHỨC 6.1 Khái niệm,mục tiêu , vai trò của chức năng tổ chức: - Khái niệm: + Thành lập các bộ phận + Các cấp , các khâu + Nhiệm vụ, quyền hành, trách nhiệm của từng bộ phận + Mối quan hệ giữa các bộ phận - Mục tiêu: + Tạo ra môi trường nội bộ thuận lợi + Phát huy năng lực, nhiệt tình của mỗi thành viên - Vai trò của chức năng tổ chức: + Đảm bảo các mục tiêu và kế hoạch sẽ được triển khai trong thực tế +Tạo ra môi trường làm việc thích hợp cho mỗi cá nhân và cả tập thể + Tạo ra tính kỷ luật và trật tự + Góp phần sử dụng có hiệu quả nguồn lực, giảm thiểu những sai sót và lãng phí trong hoạt động quản trị 6.2 Những vấn đề khoa học trong công tác tổ chức - Tầm hạn quản trị + Khái niệm + Mối quan hệ giữa tầm hạn quản trị với khái niệm” tầng nấc trung gian” nhiều hay ít; “Bộ máy tổ chức” cao hay thấp? + Tầm hạn quản trị phụ thuộc vào: trình độ nhà quản rị; trình độ nhân viên; tính chất của công việc - Quyền hành trong quản trị + Theo Max Weber, quyền hành phải hội đủ 3 yếu tố (Sự hợp pháp; Cấp dưới thừa nhận ; Khả năng , đức tính của nhà quản trị khiến cấp dưới tin tưởng) + Quyền hành cũng bị giới hạn bởi :Luật pháp;Các quy định của nhà nước; Đạo đức xã hội ; Điều kiện sinh học của con người + Mối qua...


Similar Free PDFs