QUAN HỆ GIỮA XÃ HỘI VỚI TỰ NHIÊN VÀ VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY PDF

Title QUAN HỆ GIỮA XÃ HỘI VỚI TỰ NHIÊN VÀ VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
Course Triết học Mác Lênin
Institution Trường Đại học Ngoại thương
Pages 15
File Size 427.2 KB
File Type PDF
Total Downloads 814
Total Views 968

Summary

ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG HÀ NỘIVIỆN KINH TẾ & KINH DOANH QUỐC TẾTIỂU LUẬNTIỂU LUẬNĐỀ TÀI:QUAN HỆ GIỮA XÃ HỘI VỚI TỰ NHIÊNVÀ VẤN ĐỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAYSinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Nguyệt MinhLớp: TRI114.MSV: 2114510046 SBD: 45Giáo viên hướng dẫn: Th Nguyễn Thị Tùng LâmMỤC LỤ...


Description

ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG HÀ NỘI VIỆN KINH TẾ & KINH DOANH QUC TẾ

TIỂU LUẬN

TIỂU LUẬN Đ TI: QUAN HỆ GIỮA XÃ HỘI VỚI TỰ NHIÊN VÀ VẤN ĐỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Nguyệt Minh Lp: TRI114.8 MSV: 2114510046 SBD: 45 Giáo viên hưng dẫn: Th.S Nguyễn Thị Tùng Lâm

Hà Nội, 11/2021

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU

3

Lời mở đầu

3

NỘI DUNG

4

I. CƠ SỞ LÝ LUẬN

4

1. Khái niệm tự nhiên và xã hội

4

1.1 Tự nhiên

4

1.2 Xã hội

4

2. Mối quan hệ giữa tự nhiên và xã hội 2.1 Hệ thống tự nhiên – xã hội

5 5

2.1.1 Vai trò của tự nhiên trong hệ thống tự nhiên - xã hội

5

2.1.2 Vai trò của xã hội loài người trong hệ thống tự nhiên - xã hội

6

2.2 Những yếu tố tác động đến mối quan hệ giữa tự nhiên và xã hội

6

II. VẬN DỤNG CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀO THỰC TIỄN VẤN ĐỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

9

1.Thực trạng

9

2.Tác động của ô nhiễm môi trường

12

3. Phương hướng và giải pháp hạn chế

13

KẾT LUẬN

14

TÀI LIỆU THAM KHẢO

15

2

MỞ ĐẦU Lời mở đầu Khi loài người mi xuất hiện, thiên nhiên đã tạo ra những điều kiện sơ khai lý tưởng để con người chinh phục, khám phá thế gii cũng như chính mình. Do vậy, theo từng giai đoạn lịch sử phát triển của xã hội loài người mà tự nhiên cũng thay đổi. Nhưng những thay đổi này có cả hai mặt tích cực lẫn tiêu cực. Cùng vi những thành tựu kì diệu đã đạt được, con người cũng đã làm biến đổi bộ mặt của tự nhiên một cách ghê gm, mà tính tiêu cực tỏ ra lấn át tính tích cực. Đặc biệt, trong vài thập kỷ trở lại đây, khi sự phát triển không ngừng của công nghiệp khiến cho môi trường ngày càng bị phá hủy nghiêm trọng.Vi một nưc có nền kinh tế đang phát triển, trong quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nưc như Việt Nam, môi trường là yếu tố rất dễ bị bỏ qua, xem nhẹ. Trong khi, đó là vấn đề cấp thiết vi sự sống còn của con người, vi tương lai của thế gii. Nguyên nhân sâu xa vẫn nằm ở ý thức của con người. Dường như nhiều người đều xem môi trường như một thứ ngoài thân, không ảnh hưởng gì đến mình nên cứ mặc sức tàn phá nó, không quan tâm đến tình trạng tốt xấu của môi trường xung quanh. Do đó cần có một cái nhìn đầy đủ hơn và quan tâm hơn nữa đến vấn đề bảo vệ môi trường ở Việt Nam. Mục đích khi lựa chọn đề tài Quan hệ giữa xã hội với tự nhiên và vấn đề bảo vệ môi trường ở Việt Nam là xem xét những yếu tố tác động đến môi trường, mối quan hệ giữa tự nhiên và xã hội, tìm hiểu nguyên nhân và thực trạng ô nhiễm môi trường ở Việt Nam hiện nay, chỉ ra tác động tiêu cực của ô nhiễm môi trường lên con người và xã hội đồng thời góp phần đề ra phương hưng và giải pháp hạn chế. Bên cạnh đó nó cũng được hi vọng có thể thay đổi được nhận thức xã hội, tạo những thay đổi tích cực trong hành động cá nhân, góp phần vào công cuộc bảo vệ môi trường ở Việt Nam.

3

NỘI DUNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN 1. Khái niệm tự nhiên và xã hội 1.1 Tự nhiên Là toàn bộ thế gii vật chất tồn tại khách quan. Nó là một trong những yếu tố cơ bản và cần thiết nhất cho sự sống, là điều kiện tất yếu và thường xuyên trong quá trình sản xuất ra của cải vật chất xã hội. Tự nhiên cung cấp cho con người nơi cư trú, cung cấp các điều kiện sống cần thiết như thức ăn, nưc, ánh sáng, không khí,... Đặc biệt, tự nhiên chứa đựng những nguyên vật liệu giúp con người tiến hành và duy trì hoạt động sản xuất nhằm duy trì sự sống và phát triển mọi vật chất, tăng cường ý thức, vốn hiểu biết cho con người. Đặc biệt, con người và xã hội loài người là bộ phận đặc thù của tự nhiên. Nguồn Gốc của con người là từ tự nhiên, bộ óc con người là sản phẩm cao nhất của vật chất, con người sống trong tự nhiên như một sinh vật. Chính tự nhiên là tiền đề cho sự tồn tại và phát triển của con người 1.2 Xã hội Xã hội là một bộ phận của tự nhiên, là hình thái vận động cao nhất của vật chất.Hình thái vận động này lấy mối quan hệ của con người và sự tác động lẫn nhau giữa người vi người làm nền tảng. “Xã hội không phải gồm các cá nhân mà xã hội biểu hiện tổng số những mối liên hệ và những quan hệ của những cá nhân đối với nhau” (C.Mac) Như vậy, xã hội được hình thành thông qua những hoạt động có ý thức của con người chứ không tự phát như tự nhiên. Qua quá trình hình thành và phát triển lâu dài, tự nhiên tự có những quy luật của riêng nó và xã hội cũng có lịch sử phát triển của mình, thể hiện ở sự vận động, biến đổi và phát triển không ngừng trong cơ cấu của xã hội.

2. Mối quan hệ giữa tự nhiên và xã hội 2.1 Hệ thống tự nhiên – xã hội Hệ thống tự nhiên – xã hội được hình thành trong quá trình tiến hóa của thế gii vật chất. Sự thống nhất của hệ thống tự nhiên – xã hội được xây dựng trên cơ sở cấu

4

trúc liên hoàn chặt chẽ của sinh quyển và được bảo đảm bởi cơ chế hoạt động của chu trình sinh học. Đó là chu trình trao đổi chất, năng lượng và thông tin giữa các hệ thống vật chất sống vi môi trường tồn tại của chúng trong tự nhiên. Hoạt động của chu trình đó tuân theo những quy luật chung vi nguyên tắc tự tổ chức, tự điều chỉnh, tự làm sạch, tự bảo vệ theo một trật tự, liên hoàn chặt chẽ, bảo đảm cho sự tồn tại và phát triển của cả hệ thống. Để đảm bảo sự thống nhất, tính chỉnh thể toàn vẹn của hệ thống, thì sự tác động qua lại giữa xã hội và tự nhiên phải phục tùng những quy luật và những nguyên tắc tổ chức chung đó. Trong sự tác động qua lại giữa xã hội và tự nhiên, yếu tố tự nhiên có ảnh hưởng to ln đến sự tồn tại và phát triển của xã hội, còn yếu tố xã hội ngày càng có vai trò quan trọng đối vi việc biến đổi và phát triển của tự nhiên. 2.1.1 Vai trò của tự nhiên trong hệ thống tự nhiên - xã hội Tự nhiên là điều kiện thường xuyên và tất yếu của quá trình sản xuất ra của cải vật chất, đồng thời là một trong những yếu tố cơ bản của những điều kiện sinh hoạt vật chất xã hội. Tự nhiên vừa là nhà ở, vừa là công xưởng và phòng thí nghiệm, vừa là bãi chứa chất thải khổng lồ của xã hội. Tự nhiên là môi trường sống của con người và xã hội loài người. Vai trò này của tự nhiên không có gì có thể thay thế được và không bao giờ bị mất đi, cho dù xã hội phát triển đến trình độ cao đến đâu chăng nữa. Chỉ có tự nhiên mi cung cấp được những thứ cần thiết cho sự sống của con người như nưc, ánh sáng, không khí, thức ăn… và những điều kiện cho sự tồn tại và phát triển của xã hội như các nguyên vật liệu, tài nguyên khoáng sản. Ngày nay, vi khoa học, kỹ thuật và công nghệ hiện đại, con người có thể sản xuất, chế tạo ra những vật liệu mi vốn không có sẵn trong tự nhiên, song suy đến cùng, những thành phần tạo nên chúng đều xuất phát từ tự nhiên. Vì vậy, tự nhiên luôn là tiền đề, là điều kiện tồn tại, phát triển của xã hội. Tự nhiên có thể tác động thuận lợi hoặc cản trở sản xuất, ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất lao động, do đó thúc đẩy hoặc làm chậm nhịp độ phát triển của xã hội. 2.1.2 Vai trò của xã hội loài người trong hệ thống tự nhiên - xã hội Xã hội loài người gắn bó vi tự nhiên nhờ có các dòng vật chất, năng lượng và thông tin, nhờ sự kết hợp giữa lao động vi thiên nhiên. Thông qua quá trình hoạt động thực tiễn, trưc hết là hoạt động lao động sản xuất, con người đã thu nhận các dòng vật chất, năng lượng và thông tin từ môi trường tự nhiên, biến đổi cho phù hợp vi nhu cầu sống và phát triển của mình và của xã hội. Nền sản xuất xã hội là phương thức trao đổi chất giữa xã hội và tự nhiên, thông 5

qua chu trình trao đổi chất của sinh quyển. Sản xuất là sự liên hệ, sự thống nhất đặc trưng giữa xã hội và tự nhiên. Lao động là ranh gii phân biệt về chất giữa con người và con vật, giữa xã hội loài người và thế gii loài vật. Song cũng chính lao động là yếu tố đầu tiên, cơ bản và quan trọng nhất tạo nên sự thống nhất hữu cơ giữa xã hội và tự nhiên. Như các nhà kinh điển của nghĩa Mác đã khẳng định: Lao động trước hết là một quá trình diễn ra giữa con người và tự nhiên, một quá trình trong đó, bằng hoạt động của chính mình, con người làm trung gian, điều tiết và kiểm tra sự trao đổi chất giữa họ và tự nhiên. Nếu tự nhiên là nguồn cung cấp các tư liệu sinh hoạt và tư liệu sản xuất cho con người và xã hội, thì con người và xã hội là người tiêu thụ, người biến đổi tự nhiên mạnh mẽ nhất, nhanh chóng nhất so vi tất các các thành phần khác của chu trình sinh học. Trong chu trình trao đổi chất giữa xã hội và tự nhiên có nét nổi bật: -Thứ nhất: xã hội có thể sử dụng tất cả nguồn vật chất vốn có của sinh quyển, từ động vật, thực vật, đến vi sinh vật; từ cát sỏi, đất đá đến các loại khoáng sản, dầu mỏ, khí đốt,…; từ nguồn vật chất có hạn và tái tạo ti ánh sáng, nưc, không khí… -Thứ hai: là sự trao đổi chất của mắt khâu xã hội đạt hiệu quả thấp. Con người sử dụng lãng phí các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Do vậy, nếu trong chu trình này con người không kiểm tra, điều tiết quá trình khai thác các nguồn vật chất trong tự nhiên sẽ dẫn đến khủng hoảng sinh thái, sự thống nhất giữa tự nhiên và xã hội bị phá vỡ. Chính vì vậy mà yếu tố xã hội ngày càng giữ vị trí quan trọng trong sự tác động giữa tự nhiên và xã hội 2.2 Những yếu tố tác động đến mối quan hệ giữa tự nhiên và xã hội Có nhiều yếu tố tác động đến mối quan hệ giữa tự nhiên và xã hội trong đó quan trọng nhất là trình độ phát triển của xã hội và độ nhận thức, vận dụng quy luật tự nhiên,xã hội vào hoạt động thực tiễn của con người. -Quan hệ xã hội với tự nhiên phụ thuộc vào trình độ phát triển của xã hội: Lịch sử xã hội là sự tiếp tục của lịch sử tự nhiên. Từ khi xuất hiện con người và xã hội loài người, lịch sử của tự nhiên không chỉ phụ thuộc vào sự tác động của các yếu tố tự nhiên, mà còn chịu sự chi phối ngày càng mạnh mẽ của yếu tố xã hội. Ngược lại, sự phát triển của lịch sử xã hội không thể tách rời các yếu tố tự nhiên, bởi vì chỉ có trong mối quan hệ vi tự nhiên và quan hệ vi nhau, con người mi làm nên lịch sử của mình. 6

Sự gắn bó, quy định lẫn nhau giữa lịch sử xã hội và lịch sử tự nhiên biểu hiện thông qua mối quan hệ giữa con người và tự nhiên. Mối quan hệ đó luôn biến đổi theo quá trình lịch sử, được thực hiện trong sự phát triển và thay thế của các hình thái xã hội cụ thể. Nền sản xuất của xã hội là phương thức trao đổi chất giữa xã hội và tự nhiên, trong phạm vi của chu trình trao đổi chất của tự nhiên. Xét về mặt xã hội, đó đồng thời là quá trình con người đồng hóa các đối tượng của tự nhiên trong phạm vi của hình thái xã hội xác định. Sự đồng hóa, biến đổi các đối tượng tự nhiên đó đạt đến mức độ nào trưc hết phụ thuộc vào công cụ lao động và trình độ hiểu biết của con người, tức là phụ thuộc trực tiếp vào lực lượng sản xuất. Tính chất của mối quan hệ giữa xã hội và tự nhiên quy định bởi phương thức sản xuất, trưc hết là lực lượng sản xuất và phù hợp vi nó là quan hệ sản xuất, quan hệ xã hội nói chung. Mối quan hệ giữa con người và tự nhiên được thực hiện thông qua lực lượng sản xuất. Lực lượng sản xuất chính là biểu hiện sự chinh phục tự nhiên của con người. Lực lượng sản xuất luôn vận động, biến đổi, và trong bản thân nó đã từng diễn ra những cuộc cách mạng to ln, quyết định các bưc chuyển vĩ đại về chất của xã hội loài người từ mông muội, dã man, sang văn minh, vi các nền văn minh kế tiếp nhau: Nông nghiệp, công nghiệp và trí tuệ. Như C. Mác nhận định, sự phát triển đó là sự kế tiếp nhau của các hình thái kinh tế – xã hội, mà mỗi hình thái là một bậc cao hơn trong sự phát triển của xã hội. Mỗi nền văn minh, mỗi một hình thái kinh tế – xã hội đều được đặc trưng bởi một trình độ phát triển của công cụ sản xuất nhất định, chẳng hạn: – Nền văn minh nông nghiệp được đặc trưng bởi công cụ sản xuất bằng kim loại thủ cộng. – Nền văn minh công nghiệp được đặc trưng bằng công cụ sản xuất bằng máy móc, cơ khí. – Nền văn minh trí tuệ đã, đang và sẽ được đặc trưng bởi công nghệ trí tuệ như công nghệ AI, công nghệ 5G, điện thoại thông minh… Điều đó nói lên rằng, sự phát triển của lực lượng sản xuất, trưc hết là công cụ sản xuất, là nhân tố năng động và cốt lõi quyết định trình độ phát triển của xã hội. Nó quy định nội dung sự phát triển của phương thức sản xuất. Công cụ sản xuất biến đổi và phát triển, tức là sức chinh phục tự nhiên của con người tăng lên, làm thay đổi tính chất của mối quan hệ giữa con người và tự nhiên.

7

Tuy nhiên, xã hội đối xử với giới tự nhiên ra sao là tùy thuộc vào bản chất của chế độ xã hội, vào quan hệ sản xuất thống trị. Do vậy, cùng vi việc sử dụng các công cụ sản xuất bằng kim loại từ thủ công cho đến máy móc cơ gii, mà đỉnh cao là nền đại công nghiệp cơ khí tự động hóa, sự khác biệt giữa con người và tự nhiên ngày càng tăng lên và cuối cùng dẫn đến sự mâu thuẫn, đối lập gay gắt trong hệ thống tự nhiên – xã hội dưi chủ nghĩa tư bản. Trong giai đoạn này, con người không chỉ coi tự nhiên như môi trường sống, như kho tài nguyên, mà chủ yếu còn như đối tượng để khai thác, vơ vét nhằm thu lợi nhuận tối đa. Mối quan hệ “dã thú” của con người đối vi tự nhiên đã đưa lại những hậu quả không sao lường trưc được. Khủng hoảng sinh thái đang đe dọa nhân loại, đe dọa sự sống của cả hành tinh. Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa phải chịu trách nhiệm chính về sự phá hoại sinh thái đó. Để tiếp tục tồn tại và phát triển, con người không còn con đường nào khác là phải quay về sống hài hòa vi thiên nhiên, bằng cách thay đổi phương thức khai thác và sử dụng thiên nhiên… -Quan hệ giữa xã hội với tự nhiên phụ thuộc vào trình độ nhận thức và vận dụng các quy luật trong hoạt động thực tiễn: Hoạt động sản xuất vật chất của con người là hoạt động chinh phục tự nhiên. Hoạt động này có thể làm cho tự nhiên thay đổi theo hai hưng: -Một là, nếu con người tác động vào tự nhiên theo đúng quy luật của thì con người tạo ra “Thiên nhiên thứ hai” hài hoà vi sự phát triển của xã hội. -Hai là, nếu con người bất chấp quy luật, chỉ khai thác những cái sẵn có trong tự nhiên sẽ là nghèo tự nhiên và sự phá vỡ cân bằng giữa tự nhiên và xã hội là điều không thể tránh khỏi. Việc nhận thức quy luật tự nhiên và sử dụng những quy luật đó một cách hiệu quả để đảm bảo sự cân bằng của hệ thống tự nhiên - xã hội không thể tách rời việc nhận thức và vận dụng quy luật xã hội. Đó là tiền đề để từng bưc điều chỉnh một cách có ý thức mối quan hệ giữa tự nhiên và xã hội. Chỉ có nắm vững và vận dụng triệt để các quy luật xã hội mi xác định đúng đắn được mục đích của nền sản xuất, mi có ý thức tự giác để lựa chọn những công cụ, những phương tiện hợp lý để thực hiện mục đích đó, đảm bảo cho việc phát triển xã hội bền vững trong quan hệ hài hoà tự nhiên - xã hội. Tóm lại, tự nhiên và xã hội là hai yếu tố có quan hệ biện chứng vi nhau, trong

8

mối quan hệ đó tính chất môi trường xã hội quyết định tính chất môi trường tự nhiên. Khi nghiên cứu mối quan hệ giữa tự nhiên và xã hội cần phê phán một số quan điểm siêu hình như sau: + Tự nhiên và xã hội là hai thế gii hoàn toàn tách biệt song song tồn tại, giữa chúng không hề có mối quan hệ vi nhau. + Hoặc tự nhiên là “tồn tại tự nó”, là “huyền bí” con người không thể nhận thức được tự nhiên, càng không thể cải tạo tự nhiên. Họ cho rằng: đứng trưc tự nhiên con người thấy bất lực không thể giải thích được tự nhiên, từ đó họ không có năng lực cải tạo tự nhiên. Sự tác động của con người vào tự nhiên chỉ là sự tác động ngẫu nhiên, mù quáng, vô thức. Thực chất quan điểm trên là những quan điểm sai lầm, nó tác động ti tính năng động chủ quan của con người trong quá trình cải tạo tự nhiên, làm chủ tự nhiên

II. VẬN DỤNG CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀO THỰC TIỄN VẤN ĐỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Môi trường là nơi sinh sống và hoạt động của con người, là nơi tồn tại của xã hội. Nó bao gồm sinh quyển, thạch quyển, khí quyển, thủy quyển và năng lượng mặt trời giúp con người duy trì sự sống. Không chỉ đơn giản là môi trường địa lý, môi trường sống của con người là môi trường tự nhiên – xã hội. Bởi con người là một thực thể sinh học trong đó.

1.Thực trạng *Ô nhiễm môi trường nước Trong giai đoạn 2016 - 2020, vi sự nỗ lực quản lý và kiểm soát các nguồn gây ô nhiễm môi trường, chất lượng nưc trên các lưu vực sông ln như lưu vực sông Hồng - Thái Bình, lưu vực sông Mã, lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn và lưu vực sông Mê Công duy trì ở mức tốt. Tuy nhiên, cục bộ vẫn còn tồn tại một số khu vực chất lượng nưc ở mức kém. Bên cạnh đó, các điểm nóng về môi trường nưc trên lưu vực sông vẫn chưa được cải thiện rõ rệt, điển hình như ô nhiễm trên các sông nội thành Hà Nội (sông Tô Lịch, sông Kim Ngưu, sông Sét ) thuộc lưu vực sông Nhuệ; sông Ngũ… Hầu hết các lưu vực sông trên lãnh thổ Việt Nam đều có giá trị TSS và độ đục trong nưc khá cao, vượt ngưỡng A2 của QCVN 08 - MT : 2015/BTNMT (Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nưc mặt), nhiều khu vực vượt ngưỡng B1, đặc biệt là vào mùa lũ gây ảnh hưởng nhất định đối vi sử dụng nưc sông làm nguồn nưc cấp cho sinh hoạt. Mức “ ô nhiễm " ghi nhận phần lớn trên các đoạn sông chảy qua khu vực có hoạt động KT - XH phát triển, điển hình như đoạn qua nội thành Hà 9

Nội, nội thành Thành phố Hồ Chí Minh. Hiện nay, đối vi môi trường nưc mặt trên các lưu vực sông, ngoài vấn đề ô nhiễm hữu cơ, ô nhiễm dinh dưỡng trên các đoạn sông chảy qua khu vực đô thị, khu vực làng nghề … , tại khu vực cửa sông, tình trạng xâm nhập mặn vẫn tiếp diễn và có xu hưng gia tăng, điển hình là các cửa sông khu vực hạ lưu lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn và các sông ở Nam Bộ.

Biểu đồ 1.1. Tỷ lệ chỉ số WQI theo các mức tại các điểm quan trắc thuộc các lưu vực sông giai đoạn 2016 - 2020 (Nguồn: Tổng hợp từ số liệu quan trắc của Tổng cục Môi trường) *Ô nhiễm môi trường không khí Trong giai đoạn 2016 - 2020, ô nhiễm môi trường không khí tiếp tục là một trong những vấn đề nóng, luôn nhận được sự quan tâm của rất nhiều quốc gia trên thế gii. Tại Việt Nam, ô nhiễm môi trường không khí chủ yếu là ô nhiễm bụi tại các thành phố, đô thị ln, các khu vực công nghiệp. Đặc biệt, tình trạng ô nhiễm bụi mịn ở một số đô thị lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh vẫn xảy ra thường xuyên. Ở khu vực miền Bắc, mức độ ô nhiễm có xu hưng tăng lên từ năm 2017 đến 2019 (cao nhất vào năm 2019) nhưng đến năm 2020 đã giảm hơn. Đối vi các độ thị vừa nhỏ và khu vực nông thôn, miền núi chất lượng môi trường không khí vẫn duy trì tương đối ổn định ở mức khá tốt và trung bình . Tuy nhiên, tại các đô thị ln miền Bắc như thủ đô Hà Nội, số ngày trong năm 2019 có giá trị AQI ở mức kém và xấu (tính trung bình các trạm) chiếm tỷ lệ 30,5 % tổng số ngày quan trắc trong năm, một số ngày chất lượng không khí suy giảm đến ngưỡng rất xấu (AQI = 201 - 300). Hà Nội là thành phố có mức độ ô nhiễm bụi và biến động qua các năm cao hơn so vi các đô thị khác. Giá trị trung bình năm của thông số bụi PM2,5 và PM10, tại tất cả các trạm quan trắc môi trường không khí tự động liên tục tại Hà Nội giai đoạn năm 2018 - 2020 đều vượt ngưỡng của QCVN 05:2013/BTNMT từ 1,1 đến 2,2 lần, cao nhất ghi nhận năm 2019. Đối vi thông số

10

tổng bụi lơ lửng (TSP) kết quả quan trắc trong giai đoạn 2015 - 2019 cho thấy tình trạng ô nhiễm vẫn diễn ra phổ biến tại hầu hết các đô thị (tại các trục giao thông và khu vực dân cư). Tương tự như thông số bụi mịn , giá trị thông số TSP giảm từ năm 2015 - 2017 và có xu hưng tăng trở lại từ năm 2018 - 2019, thể hiện rõ ở khu vực miền Bắc.

Biểu đồ 1.2 Diễn biến giá trị thông số TSP tại một số khu vực dân cư giai đoạn 2015 - 2019 (Nguồn: Tổng hợp từ số liệu quan trắc của Tổng cục Môi trường) *Ô nhiễm môi trường đất Diện tích đất nông nghiệp cả nưc ở giai đoạn này tăng từ 26,8 triệu ha (năm 2013) lên 27,29 triệu ha (năm 2018); tuy nhiên, trong cơ cấu đất nông nghiệp, diện tích đất trồng lúa từ 2014 - 2018 tiếp tục có xu hưng giảm, trung bình mỗi năm giảm 6.457 ha. Nguyên nhân giảm chủ yếu do chuyển từ đất trồng lúa kém hiệu quả, bị mặn hoá do BĐKH sang các đối tượng nông nghiệp khác (trồng rau màu, cây công nghiệp, cây ăn quả, nuôi trồng thủy sản...), một số diện tích đất này chuyển đổi vĩnh viễn sang các loại đất phi nông nghiệp (đô thị, dân cư nông thôn công nghiệp...) phục vụ phát triển KT - XH. Giai đoạn 2016 - 2020, chất lượng môi trường đất Việ...


Similar Free PDFs