Tiểu luận môn Kinh doanh quốc tế - Vinamilk tại thị trường Úc (9 điểm) PDF

Title Tiểu luận môn Kinh doanh quốc tế - Vinamilk tại thị trường Úc (9 điểm)
Author Blue Berry
Course Kinh doanh quốc tế
Institution Trường Đại học Thăng Long
Pages 31
File Size 652.6 KB
File Type PDF
Total Downloads 373
Total Views 515

Summary

Download Tiểu luận môn Kinh doanh quốc tế - Vinamilk tại thị trường Úc (9 điểm) PDF


Description

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG ---o0o---

BÀI TIỂU LUẬN

LẬP KẾ HOẠCH KINH DOANH QUỐC TẾ CHO VINAMILK

Giáo viên hướng dẫn

: Lê Thị Hạnh

HÀ NỘI - 2021

Danh sách thành viên nhóm MSV

Họ tên

SDT

Đóng góp

Mục lục PHẦN 1.

BỐI CẢNH TỔ CHỨC............................................................................1

1.1. Giới thiệu chung về doanh nghiệp.................................................................1 1.1.1.

Giới thiệu về công ty cổ phần Sữa Việt Nam....................................1

1.1.2.

Lịch sử hình thành và phát triển......................................................2

1.1.3.

Tình hình kinh doanh quốc tế của Vinamilk...................................4

1.2. Các yếu tố môi trường chính tác động đến hoạt động kinh doanh quốc tế5 1.2.1.

Phân tích môi trường vĩ mô của New Zealand................................5

1.2.2.

Phân tích thị trường ngành sữa tại New Zealand.........................10

PHẦN 2. MỤC TIÊU CHIẾN LƯỢC CỦA CÔNG TY VÀ MỤC TIÊU CỤ THỂ KHI KINH DOANH QUỐC TẾ......................................................................11 2.1. Viễn cảnh của Vinamilk..................................................................................11 2.2. Tầm nhìn của Vinamilk..................................................................................11 2.3. Mục tiêu chiến lược của công ty.....................................................................11 2.4. Mục tiêu kinh doanh quốc tế của công ty......................................................12 PHẦN 3.

PHƯƠNG THỨC THỰC HIỆN KINH DOANH QUỐC TẾ.............13

3.1. Phân tích SWOT Vinamilk..........................................................................13 3.2. Phân tích chiến lược kinh đoanh quốc tế của Vinamilk tại thị trường New Zealand................................................................................................................... 14 3.2.1.

Lý do lựa chọn New Zealand..........................................................14

3.2.2.

Phương thức thâm nhập thị trường...............................................15

3.2.3.

Ưu nhược điểm của việc thâm nhập thị trường New Zealand bằng

liên doanh .........................................................................................................16 PHẦN 4.

CẤU TRÚC TỔ CHỨC.........................................................................17

4.1. Cơ sở lý thuyết về cấu trúc tổ chức.............................................................17 4.2. Đề xuất cấu trúc tổ chức cho Vinamilk.......................................................18 PHẦN 5. DỰ TOÁN KINH PHÍ........................................................................22

Danh mục hình ảnh, bảng biểu, sơ đô Bảng 1. Phân tích SWOT Vinamilk..............................................................................13 Bảng 2. Ưu, nhược điểm của phân ban quốc tế...........................................................18 Bảng 3. Bảng dự toán kinh phí của Vinamilk...............................................................22 Hình 1. Logo Vinamilk...................................................................................................1 Hình 2. Sữa tươi Vinamilk..............................................................................................5 Hình 3. Phân ban quốc tế............................................................................................18

Lời cảm ơn Trước hết em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến giáo viên hướng dẫn bộ môn Kinh doanh quốc tế ThS. Lê Thị Hạnh đã tận tình hướng dẫn, truyền đạt những kiến thức, kinh nghiệm cho em trong suốt quá trình thực hiện đề tài tiểu luận này. Xin gửi lời cảm ơn đến quý thầy cô Khoa Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Thăng Long, những người đã truyền đạt kiến thức quý báu cho em suốt trong thời gian học tập vừa qua cũng như đã giúp đỡ và hỗ trợ em trong suốt quá trình học tập tại trường. Em xin chân thành cảm ơn các thầy, cô!

LỜI MỞ ĐẦU Xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế đang phát triển vô cùng mạnh mẽ. Chính vì vậy, các doanh nghiệp đang đẩy nhanh hoạt động kinh doanh quốc tế nhằm tìm kiếm các thị trường mới với nhiều tiềm năng. Thương mại quốc tế đã mở ra nhiều cơ hội và thách thức cho các quốc gia hội nhập, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển. Mỗi quốc gia đều tìm cách thâm nhập vào thị trường nước ngoài nhằm tận dụng lợi thế so sánh để mở rộng hoạt động kinh doanh và phát triển kinh tế. Thực tế cho thấy, sự thành công ít hay nhiều trong kinh doanh quốc tế phụ thuộc rất lớn vào sự nhận thức và hiểu biết của các doanh nghiệp về môi trường kinh doanh quốc tế và chiến lược kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Là một tập đoàn có nguồn gốc từ Việt Nam, với nhiệm vụ ban đầu là đẩy lùi ”nạn đói trắng”, giờ đây Vinamilk đã trở thành một trong những thương hiệu sữa hàng đầu tại Việt Nam. Với những chiến lược kinh doanh đúng đắn, hiện nay Vinamilk đã và đang từng bước khẳng định sức mạnh của mình trên thị trường quốc tế. Vinamilk có những nỗ lực không ngừng nghỉ nhằm phát triển sang các quốc gia mới có tiềm năng lớn mạnh góp phần vào sự thành công của ngành sữa Việt Nam cũng như Thế giới. Xu hướng này đã mở ra hàng loạt các hoạt động kinh doanh quốc tế của Vinamilk, và một trong những thị trường có thể gọi là khó tính nhất đối với sữa Thế giới – New Zealand sẽ là điểm đến hôm nay trong bài tiểu luận của em. Bài tiểu luận của em có tên là: “LẬP KẾ HOẠCH KINH DOANH QUỐC TẾ CHO VINAMILK”.

PHẦN 1.

BỐI CẢNH TỔ CHỨC

1.1. Giới thiệu chung về doanh nghiệp 1.1.1. Giới thiệu về công ty cổ phần Sữa Việt Nam Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam được thành lập trên cơ sở quyết định số 155/2003QĐBCN ngày 01 tháng 10 năm 2003 của Bộ Công nghiệp về việc chuyển Doanh nghiệp Nhà nước Công ty Sữa Việt Nam thành Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam. Giấy Chứng nhận đăng ký kinh doanh Công ty số 4103001932 do Sở Kế hoạch và Đầu tư TP Hồ Chí Minh cấp ngày 20/11/2003. Trước ngày 1 tháng 12 năm 2003, Công ty là doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Bộ Công nghiệp. Sau đây là một vài thông tin thêm về Vinamilk -

Tên công ty: Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam

-

Tên viết tắt: VINAMILK

-

Trụ sở chính: 36 - 38 Ngô Đức Kế, Quận 1, Tp Hồ Chí Minh

-

Điện thoại: (08) 9300 358 / Fax: (08) 9305 206

-

Website: www.vinamilk.com.vn

-

Mã chứng khoán (sàn HOSE): VNM Hình 1. Logo Vinamilk

-

Tầm nhìn: “Trở thành biểu tượng niềm tin số một Việt Nam về sản phẩm dinh dưỡng và sức khỏe phục vụ cuộc sống con người”

-

Sứ mệnh: “Vinamilk cam kết mang đến cho cộng đồng nguồn dinh dưỡng tốt nhất, chất lượng nhất bằng chính sự trân trọng, tình yêu và trách nhiệm của mình với cuộc sống con người và xã hội”.

-

Giá trị cốt lõi: 1

 Chính trực - Liêm chính, trung thực trong ứng xử và trong tất cả các giao dịch.  Tôn trọng - Tôn trọng bản thân, tôn trọng đồng nghiệp, tôn trọng công ty, tôn trọng đối tác, hợp tác trong sự tôn trọng.  Công bằng - Công bằng với nhân viên, khách hàng, nhà cung cấp và các bên liên quan khác.  Tuân thủ - Tuân thủ pháp luật, bộ Quy tắc ứng xử và các quy chế, chính sách, quy định của công ty.  Đạo đức - Tôn trọng các tiêu chuẩn đã được thiết lập và hành động một cách đạo đức 1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển Vinamilk là tên gọi tắt của Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vietnam Dairy Products Joint Stock Company) một công ty sản xuất, kinh doanh sữa và các sản phẩm từ sữa cũng như thiết bị máy móc liên quan tại Việt Nam. Công ty là doanh nghiệp hàng đầu của ngành công nghiệp chế biến sữa, hiện chiếm lĩnh 75% thị phần sữa tại Việt Nam. Ngoài việc phân phối mạnh trong nước với mạng lưới 183 nhà phân phối và gần 94.000 điểm bán hàng phủ đều 63 tỉnh thành, sản phẩm Vinamilk còn được xuất khẩu sang nhiều nước Mỹ, Pháp, Canada, Ba Lan, Đức, khu vực Trung Đông, Đông Nam Á... Sau hơn 40 năm ra mắt người tiêu dùng, đến nay Vinamilk đã xây dựng được 8 nhà máy, 1 xí nghiệp và đang xây dựng thêm 3 nhà máy mới, với sự đa dạng về sản phẩm, Vinamilk hiện có trên 200 mặt hàng sữa tiệt trùng, thanh trùng và các sản phẩm được làm từ sữa. Năm 1976, tiền thân là Công ty Sữa, café Miền Nam, trực thuộc Tổng cục Công nghiệp thực phẩm với 02 đơn vị trực thuộc là Nhà máy sữa Thống Nhất và Nhà máy sữa Trường Thọ. Năm 1978, Công ty có thêm nhà máy bột Bích Chi, nhà máy bánh Lubico và nhà máy Café Biên Hòa. Công ty được chuyển cho Bộ Công nghiệp Thực phẩm quản lý và công ty được đổi tên thành Xí nghiệp liên hợp sữa café và bánh kẹo I. - Năm 1989, Nhà máy sữa bộ Dielac đi vào hoạt động và sản phẩm sữa bột và bột dinhdưỡng trẻ em lần đầu tiên ra mắt tại Việt Nam. Năm 1991, Cuộc “cách mạng trắng” khởi đầu hình thành chương trình xây dựng vùng nguyên liệu sữa tươi. Lần đầu tiên giới thiệu sản phẩm sữa UHT và sữa chua tại thị trường Việt Nam. 2

Năm 1992, chính thức đổi tên thành Công ty Sữa Việt Nam và thuộc sự quản lý trực tiếp của Bộ Công nghiệp nhẹ. - Năm 1996, Liên doanh với Công ty cổ phần đông lạnh Quy Nhơn để thành lập Xí nghiệp liên doanh sữa Bình Định, đưa nhà máy sữa Hà Nội đi vào hoạt động. Năm 2001, khánh thành và đưa nhà máy sữa Cần Thơ tại miền Tây đi vào hoạt động. Năm 2003, Chính thức chuyển đổi thành công ty cổ phần vào tháng 11 năm 2003 và đổi tên thành Công ty cổ phần Sữa Việt Nam cho phù hợp với hình thức hoạt động của Công ty. Năm 2004, Mua thâu tóm Công ty cổ phần sữa Sài gòn (nay là Nhà máy sữa Sài Gòn). Năm 2005, Thành lập nhà máy sữa Nghệ An. - Năm 2006, Vinamilk chính thức giao dịch trên thị trường chứng khoán TP. Hồ Chí Minh vào ngày 19.01.2006. Tháng 11 khởi động chương trình trang trại bò sữa bắt đầu từ việc mua trang trại bò sữa Tuyên Quang với khoảng 1400 con bò sữa, trang trại này đi vào hoạt động ngay sau đó. Năm 2007, Thành lập nhà máy sữa Lam Sơn. Năm 2008, khánh thành và đưa nhà máy sữa Tiên Sơn tại Hà Nội vào hoạt động. Năm 2009, khánh thành trang trại bò sữa Nghệ An. Đây là trang trại bò sữa hiện đại nhất Việt Nam với quy mô trang trại là 3000 con bò sữa. Năm 2010, Công ty thực hiện chiến lược đầu tư ra nước ngoài bằng việc liên doanh xây dựng một nhà máy chế biến sữa tại New Zealand với vốn góp 8.475 triệu USD, bằng 19.3% vốn điều lệ. Khánh thành và đưa nhà máy nước giải khát tại Bình Dương vào hoạt động. Năm 2012, Nhà máy sữa Đà Nẵng đi vào hoạt động và chính thức sản xuất thương mại. Tháng 5/2013, HĐQT Vinamilk tiến hành lựa chọn đại diện thương mại của Vinamilk tại thị trường Hoa Kỳ. Ngày 18/6/2013, HĐQT Vinamilk đã phê chuẩn tăng vốn đầu tư vào Công ty Miraka, đồng thời phê chuẩn đầu tư vào Công ty Sữa Driftwood sau khi Vinamilk được FDA (Cục Dược phẩm và Thực phẩm Hoa Kỳ) cấp số đăng kí được xuất hàng vào Mỹ. Đến tháng 5/2016, VNM đã tăng vốn đầu tư, mua trọn 100% cổ phần của Công ty Driftwood. Năm 2014 - Trang trại bò sữa Nghệ An - Trang trại đầu tiên tại Đông Nam Á đạt chuẩn Global G.A.P. và là 1 trong 3 trang trại đạt chuẩn quốc tế Global G.A.P. của Châu Á. Ngày 25/5/2016, Vinamilk đã khánh thành Nhà máy sữa Angkor tại Phnompenh, Vương quốc Campuchia sau 10 năm thâm nhập và tìm hiểu thị trường này. Đến tháng 3

3/2017, VNM đã sở hữu 100% nhà máy sữa này. Liên tục trong cuối tháng 5/2016, Vinamilk đã tổ chức nhiều sự kiện tại Myanmar, Campuchia, Thái Lan... đánh dấu sự mở rộng đầu tư, mở rộng thị phần của Vinamilk tại nước ngoài, đặc biệt trong khu vực Asean. Ngày 12/5/2017 tại Bắc Kinh, Vinamilk đã đạt được bản ghi nhớ hợp tác cung cấp sản phẩm sữa của Vinamilk vào thị trường Trung Quốc - 1 thị trường rất lớn và tiềm năng với dân số cao nhất thế giới, tổng giá trị thị trường sữa lên đến khoảng 30 tỉ USD/năm. 2017 - Khánh thành trang trại bò sữa hữu cơ chuẩn Organic Châu Âu đầu tiên của Việt Nam tại Đà Lạt. Thành lập trung tâm sữa tươi nguyên liệu Củ Chi. Đầu tư nắm 65% công ty cổ phần Đường Việt Nam. Góp vốn đầu tư 25% vốn cổ phần công ty cổ phần chế bến Dừa Á Châu. 2018 - Nhập bò A2 thuần chủng và cho ra đời sản phẩm sữa tươi 100% A2 đầu tiên tại Việt Nam từ nguồn nguyên liệu A2 thuần khiết. Đầu tư năm giữ 51% cổ phần của Lao-Jargo Development Xiengkhouang co.,ltd. 2019 - Khánh thành “Resort” Bò sữa Vinamilk Tây Ninh, và chính thức được xác nhận sở hữu Hệ thống Trang trại chuẩn Global G.A.P. lớn nhất Châu Á về số lượng trang trại.Khởi công giai đoạn 1 trang trạng bò sữa tại Lào với quy mô diện tích 5.000ha và đàn bò 24.000 con. Tăng vốn đầu tư gấp đối vào Driftwood Dairy Holding Corporation từ 10 triệu USD lên 20 triệu USD. Hoàn tất mua 75% cổ phần của CTCP Sữa Mộc Châu với quy mô đàn bò 25.000 con. 1.1.3. Tình hình kinh doanh quốc tế của Vinamilk Có thể thấy, hoạt động kinh doanh quốc tế đầu tiên của Vinamilk chính là thị trường Trung Đông. Năm 1998, Vinamilk bắt đầu xuất khẩu những sản phẩm sữa bột đầu tiên vào khu vực Trung Đông, với thị trường chủ yếu là Iraq theo chương trình đổi dầu lấy lương thực của Liên Hợp Quốc. Đây là dấu mốc đánh dấu hoạt động đầu tiên trên thị trường thế giới của công ty. Từ đó đến nay, trải qua nhiều năm nỗ lực tìm kiếm thị trường, tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại, hiện sản phẩm của Vinamilk đã được xuất khẩu đến 43 nước trên thế giới với hàng loạt sản phẩm đa dạng, như: sữa bột, bột dinh dưỡng, sữa đặc, sữa nước, sữa đậu nành, yogurt, nước trái cây, kem… Các sản phẩm của Vinamilk hiện có mặt tại hàng loạt các quốc gia, như: Campuchia, Thái Lan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Nga, Canada, Mỹ, Australia... Ngoài ra, Công ty đang tiếp tục tìm kiếm và mở rộng thị trường sang châu Âu, châu Phi, Nam Mỹ.

4

Trong bài tiểu luận môn Kinh doanh quốc tế, em sẽ lựa chọn dòng sản phẩm Vinamilk sữa tươi cho hoạt động thâm nhập thị trường New Zealand. New Zealand là một trong những thị trường nổi tiếng về sữa bò, vì vậy nếu sản phẩm của Vinamilk được đón nhận tại New Zealand chứng tỏ các sản phẩm của Vinamilk có chất lượng thật sự tốt. Hình 2. Sữa tươi Vinamilk

1.2. Các yếu tố môi trường chính tác động đến hoạt động kinh doanh quốc tế 1.2.1. trường vĩ mô của New Zealand

Phân tích môi

Trước khi phân tích môi trường vĩ mô của New Zealand, dưới đây là một vài thông tin tóm lược của em về đất nước được mệnh danh là “thiên đường đáng sống nhất Thế giới”. -

Tên: New Zealand (Thủ đô: Wellington)

-

Diện tích: 268.680 km2

-

Khí hậu: New Zealand có khí hậu ôn đới (mùa đông lạnh, ấm còn mùa hè sẽ ấm và khô)

-

Lượng mưa trung bình: 400 – 5.000mm (/năm)

-

Dân cư: Phần lớn dân cư New Zealand là người gốc Châu Âu (70%, số liệu từ Cục dân cư NZ) 5

-

Ngôn ngữ: Tiếng Anh và Tiếng Maori (bản địa)

a) Môi trường văn hóa, xã hội Văn hóa New Zealand mang giá trị cao về sự công bằng, khéo léo, thiết thực, khiêm tốn, kiềm chế và phi chính thức. Những giá trị này vẫn còn nhất quán theo thời gian, còn duy trì ở cấu trúc xã hội và kinh tế của đất nước. New Zealand nằm ở Tây Nam Thái Bình Dương, diện tích tương đương với Nhật Bản và Vương quốc Anh, nhỏ hơn so với Việt Nam và nằm cách Australia khoảng 2.000 km về phía Đông-Nam (qua biển Ta-xman), gần với các quốc đảo Nam Thái Bình Dương như Phi-gi, Tông-ga và Niu Ca- lê-đô-ni-a. New Zeland gồm hai đảo chính: Bắc và Nam. Địa hình phần lớn là đồi núi, sông ngòi, hồ chứa nước và đồng bằng thấp. Khí hậu đa dạng, mang tính chất khí hậu biển, ôn đới và cận nhiệt đới,luôn thay đổi do vị trí địa lý Nam Bán cầu. New Zealand nằm trên vành đai đĩa Ấn Độ Dương và Ôx-trây-lia nên có nhiều động đất và núi lửa ở mức độ nhẹ. Nhiệt độ trung bình là 12⁰ C, có sự khác nhau rõ rệt giữa đảo Bắc và đảo Nam. Tài nguyên khoáng sản chủ yếu gồm: gỗ, khí thiên nhiên, than và một số mỏ dầu mới. Dân số 4,7 triệu người gồm nhiều dân tộc và văn hóa khác nhau. Có ba ngôn ngữ chính thức ở New Zealand, tiếng Anh phổ biến nhất, tiếng Maori và ngôn ngữ ký hiệu. Tuy nhiên, do sự đa dạng văn hóa rộng rãi có rất nhiều ngôn ngữ khác thường được dùng.Có sự ổn định xã hội cao và chính trị và hệ thống phúc lợi xã hội hiện đại, quyền được phổ cập giáo dục tiểu học và trung học và tiếp cận được trợ cấp với các dịch vụ y tế cho tất cả các cư dân. Dân số chủ yếu là châu Âu với khoảng 75%, 16% Māori, 8% là đảo Thái Bình Dương, 12% từ châu Á và 1% khác. Trong những năm gần đây đã có một mức độ ngày càng tăng của người nhập cư từ các nước châu Á. Người Maori làdân bản địa của Aotearoa (New Zealand) và lần đầu tiên đến đây trên những chiếc ca nô (hourua waka voyaging) từ quê hương của tổ tiên của họ về Hawaiki hơn 1000 năm trước. Ngày nay, người Maori chiếm hơn 14 phần trăm dân số. Ngôn ngữ và văn hóa của họ có ảnh hưởng lớn trên tất cả các khía cạnh của đời sống New Zealand.Các nhà lãnh đạo New Zealand đều công nhận và tôn trọng các tín ngưỡng cổ xưa của nền văn hóa Maori. Có sự khác biệt đáng kể giữa cộng đồng người Maori và Châu Âu (Pakeha) ở New Zealand, nên lưu tâm về sự khác biệt này.Khoảng ba phần tư dân số sống ở đảo Bắc và gần 2 triệu người sống tại bốn thành phố lớn của Auckland, Christchurch, Wellington và Hamilton. Thủ đô Wellington tọa lạc tại đảo Bắc. Trong khi đó, thành phố lớn nhất Auckland, nằm phía trên cùng của đảo Bắc là trung tâm thương mại chính của New Zealand. b) Môi trường kinh tế

6

Nền kinh tế dựa trên hệ thống doanh nghiệp tư nhân. Chính phủ, nhìn chung, hạn chế can thiệp vào hoạt động thương mại. Chính phủ New Zealand đã thực hiện tư nhân hóa một loạt các ngành công nghiệp, nhiều tài sản công bán ra là nguồn lợi ở lĩnh vực năng lượng, sân bay... Nền kinh tế dựa chính và thương mại,có thế mạnh xuất khẩu nông nghiệp,buôn bán với nhiều quốc gia và có FDI chủ yếu từ sản xuất, xây dựng và du lịch. Các chỉ số phát triển khi tế của New Zealand (2015): GDP 173,75 tỷ USD, tăng trường GDP 3,0 %, GDP bình quân đầu người US$ 34.762, Xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ NZ$ 69 tỷ, Nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ NZ$ 67 tỷ, Thặng dư thương mại NZ$ 2 tỷ. New Zealand là nền kinh tế nhỏ, có độ mở lớn, hoạt động trên nguyên tắc thị trường tự do, có nền tảng nông-công nghiệp phát triển, trong đó chăn nuôi giữ vai trò quan trọng. Về cơ cấu kinh tế, nông nghiệp chiếm (7,5%), công nghiệp- (27%), dịch vụ - (65,5%); 3/4 sản phẩm nông nghiệp hàng năm dành cho xuất khẩu. Thu nhập bình quân đầu người khoảng 35.800 USD (2016). Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm 3-4%. Năm 2015, GDP chỉ tăng 3% và giảm phát, dự báo trong thời gian tới GDP tăng trưởng ở mức 2,8%/năm. Nền kinh tế New Zealand gồm khu vực sản xuất khá lớn và ngành dịch vụ bổ trợ lớn, ngành nông nghiệp định hướng xuất khẩu có hiệu quả cao chiếm hơn một nửa tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa, xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ chiếm khoảng một phần ba GDP. Đất đai màu mỡ vàđiều kiện phát triển tuyệt vời kết hợp với phương pháp canh tác tinh vi và công nghệ nông nghiệp tiên tiến là môi trường lý tưởng cho các hoạt động thời vụ, lâm nghiệp và làm vườn. New Zealand là một trong năm nhà xuất khẩu sữa hàng đầu thế giới, chiếm 1/3 thương mại sữa toàn cầu. New Zealand có môi trường lạm phát thấp, với chính sách tiền tệ của Ngân hàng dự trữ, ngân hàng trung ương độc lập đó để đảm bảo duy trì sự ổn định tỷ giá. New Zealand có một tỷ giá hối đoái linh hoạt lâu dài, không kiểm soát ngoại hối hoặc hạn chế đưa vào hoặc chuyển giao vốn. Các mô hình cải cách kinh tế ở New Zealand trong nhiều năm qua dựa trên ba nguyên tắc cốt lõi: đa dạng hóa, tự do hóa và minh bạch. Về Thương mại và mở cửa thị trường. Thương mại đóng vai trò quan trọng đối với kinh tế New Zealand. Nhờ xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ, New Zealand nhập khẩu đa dạng hàng hóa và dịch vụ từ nước ngoài. Sự phát triển kinh tế truyền thống là dựa trên sản phẩm nông nghiệp. Sản phẩm nông nghiệp chiếm khoảng một nửa tổng xuất khẩu của New Zealand với kim ngạch xuất khẩu chủ lực gồm lâm sản, thủy sản, sản phẩm làm vườn, hàng chế tạo và sản phẩm kỹ thuật. Ngoại thương (xuất khẩu và nhập khẩu) chiếm 60% ...


Similar Free PDFs