Tiểu luận triết học mác lênin 1 PDF

Title Tiểu luận triết học mác lênin 1
Author Phương Võ
Course Triết học Mác Lênin
Institution Trường Đại học Ngoại thương
Pages 12
File Size 240.6 KB
File Type PDF
Total Downloads 359
Total Views 499

Summary

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG HÀ NỘIKHOA LÍ LUẬN CHÍNH TRỊTIỂU LUẬN TRIẾT HỌCVẬN DỤNG NGUYÊN TẮC TOÀN DIỆN CỦAPHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT TRONG HOẠTĐỘNG KINH TẾ ĐỐI NGOẠIHỌ VÀ TÊN : Nguyễn Thị Quỳnh Chi LỚP : TRI114. MSV : 2011820010 STT : 15 GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN : TS. Đào Thị TrangHà nội, tháng 4 - 2021M...


Description

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG HÀ NỘI KHOA LÍ LUẬN CHÍNH TRỊ

TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC

VẬN DỤNG NGUYÊN TẮC TOÀN DIỆN CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT TRONG HOẠT ĐỘNG KINH TẾ ĐỐI NGOẠI

HỌ VÀ TÊN

: Nguyễn Thị Quỳnh Chi

LỚP

: TRI114.10

MSV

: 2011820010

STT

: 15

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

: TS. Đào Thị Trang

Hà nội, tháng 4 - 2021

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU

Sau khi gia nhập WTO vào ngày 11-1-2007, Việt Nam đã dần bước vào thời kì hội nhập toàn cầu hóa. Sự kiện này đã mở ra cho Việt Nam nhiều cơ hội nhưng đồng thời cũng buộc nước ta phải đối mặt với những áp lực điều chỉnh cơ cấu kinh tế và cơ chế quản lý với những thách thức to lớn và tất yếu. Nền kinh tế, các doanh nghiệp, các ngành sản xuất hàng hóa, dịch vụ đều phải đương đầu với sức ép cạnh tranh rất gay gắt, trong đó có hoạt động kinh tế đối ngoại. Lợi ích kinh tế xã hội mà hoạt động này mang lại cho nước ta là vô cùng lớn như phát triển sản xuất, đổi mới cơ cấu kinh tế, tăng năng suất lao động… Tuy nhiên, hoạt động kinh tế đối ngoại ở nước ta còn nhiều hạn chế, đặc biệt trong thời đại công nghệ 4.0 đòi hỏi phải có những cải tiến hiện đại và giải pháp toàn diện kịp thời hiệu quả. Vì vậy, việc khắc phục những hạn chế còn tồn đọng trong hoạt động kinh tế đối ngoại là vấn đề mang tính cấp bách và cần thiết đối với nước ta trong giai đoạn hiện nay. Với chủ nghĩa

1

NỘI DUNG I. Cơ sở lý luận chung. 1. Cơ sở lý luận của quan điểm toàn diện là nguyên lí về mối liên hệ phổ biến. 1.1. Khái niệm mối liên hệ phổ biến. - Khái niệm mối liên hệ: dùng để chỉ sự quy định, sự tác động, và chuyển hóa giữa các sự vật, hiện tượng, hay giữa các mặt, các yếu tố của mỗi sự vật, hiện tượng trong thế giới. - Khái niệm mối liên hệ phổ biến: dùng để chỉ những mối liên hệ ở nhiều sự vật, hiện tượng của thế giới. Đây chính là đối tượng nghiên cứu phép biện chứng duy vật, là những mối liên hệ chung, phổ biến nhất của thế giới. 1.2. Các tính chất của mối liên hệ phổ biến. - Tính khách quan: tức là cái vốn có của các sự vật, hiện tượng, độc lập và không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người; con người có thể nhận thức và vận dụng trong thực tiễn. - Tính phổ biến: trong sự tồn tại của các sự vật, hiện tượng của thế giới không phải là sự tồn tại tách rời và cô lập lẫn nhau mà là một thể thống nhất. Trong thể thống nhất đó tạo thành những cấu trúc, những hệ thống và là một hệ thống mở bởi những mối liên hệ, tác động qua lại, ràng buộc và phụ thuộc… - Tính đa dạng phong phú: các sự vật, hiện tượng hay quá trình khác nhau đều có mối liên hệ cụ thể khác nhau, gắn liền với những điều kiện lịch sử nhất định. 1.3. Ý nghĩa phương pháp luận về những mối liên hệ phổ biến. 2

- Nguyên lí về mối liên hệ phổ biến là một trong những nội dung quan trọng của phép biện chứng duy vật. Đồng thời, đây cũng là cơ sở lí luận của quan điểm toàn diện, quan điểm lịch sử - cụ thể, là những quan điềm mang tính phương pháp luận khoa học trong nhận thức và thực tiễn. - Từ việc nghiên cứu về mối liên hệ phổ biến, nguyên lí này có ý nghĩa như sau: vì bất cứ sự vật, hiện tượng nào tồn tại trong thế giới đều tồn tại trong mối liên hệ với các sự vật, hiện tượng khác và mối liên hệ rất đa dạng, phức tạp, do đó, khi nhận thức về sự vật, hiện tượng tránh quan điểm phiến diện.

2. Quan điểm toàn diện của phép biện chứng duy vật. 2.1. Cơ sở lý luận của quan điểm toàn điện Từ nghiên cứu quan điểm duy vật biện chứng về mối liên hệ phổ biến và về sự phát triển rút ra phương pháp luận khoa học để nhận thức và cải tạo hiện thực. Đó chính là quan điểm toàn diện. 2.2. Nội dung của quan điểm toàn diện Với tư cách là một nguyên tắc phương pháp luận trong việc nhận thức các sự vật, hiện tượng, quan điểm toàn diện đòi hỏi để có được nhận thức đúng đắn về sự vật, hiện tượng. Một mặt, chúng ta phải xem xét nó trong mối liên hệ qua lại giữa các bộ phận, các yếu tố, các thuộc tính khác nhau của chính sự vật, hiện tượng đó, mặt khác chúng ta phải xem xét trong mối liên hệ giữa nó với các sự vật khác (kể cả trực tiếp và gián tiếp), đề cập đến hai nội dung này, V.I.Lênin viết “muốn thực sự hiểu được sự vật, cần phải nhìn bao quát và nghiên cứ tất cả các mặt, các mối liên hệ trực tiếp và gián tiếp của sự vật đó”.

3

Hơn thế nữa, quan điểm toàn diện đòi hỏi, để nhận thức được sự vật, cần phải xem xét nó trong mối liên hệ với nhu cầu thực tiễn của con người ứng với mỗi con người, mỗi thời đại và trong một hoàn cảnh lịch sử nhất định, con người bao giờ cũng chỉ phản ánh được một số lượng hữu hạn những mối liên hệ. Bởi vậy, tri thức đạt được về sự vật cũng chỉ là tương đối, không đầy đủ không trọn vẹn. Có ý thức được điều này, chúng ta mới tránh được việc tuyệt đối hóa những tri thức về sự vật và tránh xem đó là những chân lý bất biến, tuyệt đối không thể bổ sung, không thể phát triển. Để nhận thức được sự vật, cần phải nghiên cứu tất cả các mối liên hệ, “cần thiết phải xem xét tất cả mọi mặt đề phòng cho chúng ta khỏi phạm sai lầm và sự cứng nhắc”. Quan điểm toàn diện đối lập với quan điểm phiến diện không chỉ ở chỗ nó chú ý đến nhiều mặt, nhiều mối liên hệ. Việc chú ý tới nhiều mặt, nhiều mối lên hệ vẫn có thể là phiến diện nếu chúng ta đánh giá ngang nhau những thuộc tính, những quy định khác nhau của sự vật được thực hiện trong những mối liên hệ khác nhau đó. Quan điểm toàn diên chân thực đoi hỏi chúng ta phải đi từ tri thức về nhiều mặt, nhiều mối liên hệ của sự vật đến chỗ khái quát để rút ra cái bản chất chi phối sự tồn tại và phát triển của sự vật hay hiện tượng đó. Như vậy, quan điểm toàn diện cũng không đồng nhất với cách xem xét dàn trải, liệt kê những quy định khác nhau của sự vật, hiện tượng. Nó đòi hỏi phải làm nổi bật cái cơ bản, cái quan trọng nhất của sự vật, hiện tượng. Có thể kết luận, quá trình hình thành quan điểm toàn diện, đúng đắn với tư cách là nguyên tắc phương pháp luận để nhận thức sự vật sẽ phải trải qua các giai đoạn cơ bản là đi từ ý niệm ban đầu về cái toàn thể để nhận thức một mặt, một mối liên hệ nào đó của sự vật rồi đến nhận thức nhiều mặt, nhiều mối liên hệ của sự vật đó và cuối cùng, khái quát những tri thức phong phú đó để rút ra tri thức về bản chất của sự vật. 4

2.3. Vai trò của quan điểm toàn diện trong hoạt động của con người Nắm chắc quan điểm toàn diện xem xét sự vật, hiện tượng từ nhiều khía cạnh, từ mối liên hệ của nó với sự vật, hiện tượng sẽ giúp con người có nhận thức sâu sắc, toàn diện về sự vật, hiện tượng đó, tránh được quan điểm phiến diện về sự vật và hiện tượng chúng ta nghiên cứu. Từ đó, có thể quyết định về bản chất quy luật chung của chúng để đề ra những biện pháp kế hoạch có phương pháp tác động phù hợp nhằm đem lại hiệu quả cao nhất cho hoạt động của bản thân. Tuy nhiên, trong nhận thức và hành động, chúng ta cần lưu ý tới sự chuyển hóa lẫn nhau giữa các mối liên hệ trong điều kiện xác định.

3. Quan điểm toàn diện trong hoạt động kinh tế đối ngoại. 3.1. Khái niệm kinh tế đối ngoại và tính tất yếu khách quan của việc mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại. 3.1.1. Khái niệm: Kinh tế đối ngoại của một quốc gia là một bộ phận của kinh tế quốc tế, là tổng thể các quan hệ kinh tế, khoa học, kỹ thuật, công nghệ của một quốc gia nhất định với quốc gia khác còn lại hoặc với tổ chức kinh tế quốc tế khác, được thực hiện dưới nhiều hình thức, hình thành và cơ sở phát triển của lực lượng sản xuất và phân công lao động quốc tế. 3.1.2. Tính tất yếu khách quan của việc mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại. 3.1.2.1. Vai trò của hoạt động kinh tế đối ngoại.

5

- Nối liền hoạt động sản xuất và trao đổi trong nước với hoạt động sản xuất và trao đổi quốc tế, nối liền thị trường trong nước với thị trường thế giới và khu vực. - Thu hút các nguồn vốn, thu hút khoa học công nghệ, khai thác và ứng dụng kinh nghiệm xây dựng và quản lí nền kinh tế hiện đại ở nước ta. - Góp phần tích lũy vốn phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân. 3.1.2.2. Tính tất yếu của việc mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại. Mở rộng mối quan hệ kinh tế đối ngoại đã và đang là xu hướng tất yếu đối với hầu hết các nước. Tính khách quan và phổ biến của nó bắt đầu từ yêu cầu của quy luật về sự phân công và hợp tác quốc tế giữa các nước, từ sự phân bố tàinguyên thiên nhiên và sự phát triển không đồng đều về trình độ phát triển kinh tế - kỹ thuật giữa nước này với nước khác, dẫn đến nhu cầu sử dụng sao cho có hiệu quả nguồn lực mỗi quốc gia. Đặc biệt trong thời đại ngày nay, dưới sự tác động của cuộc cách mạng khoa học hiện đại, xu hướng mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại ngày càng trở nên sôi động.

II. Cơ sở thực tiễn. 1. Thực trạng hoạt động kinh tế đối ngoại ở nước ta hiện nay. 1.1. Những thành tựu đã đạt được.

6

Trong 5 năm 2006 - 2010, tổng số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)thực hiện 45 tỉ USD, vượt 77,8% so với kế hoạch. Tổng số vốn FDI đăng ký mớivà bổ sung đạt 146 tỉ USD, gấp 7 lần so với giai đoạn 2001-2005. Hội nhập, đã phá được thế bao vây cấm vận, tạo được sự bình đẳng trong thương mại quốc tế. Hoạt động kinh tế đối ngoại trong đó nòng cốt là ngoại thương tiến bộ rõ rệt. Thị trường được rộng mở tới 149 nền kinh tế thành viên. Kim ngạch xuất khẩu liên tục tăng trưởng. Kim ngạch xuất khẩu bình quân theo đầu người năm 2010 đạt 914,4 USD/người trong khi năm 2006 là 559,2 USD/người. Theo đà diễn biến các tháng gần đây, đến thời điểm này đã khẳng định năm 2011 xuất khẩu sẽ vượt năm 2010 rất ngoạn mục. Đến năm 2010 đã có 19 thị trường Việt Nam xuất khẩu đạt từ 1 tỉ USD trở lên, trong đó đầu bảng là Hoa Kỳ, đạt 14,2 tỉ USD, tiếp đến là Nhật Bản và Trung Quốc.... Cũng trong số 19 thị trường nói trên có 6 tên tuổi thuộc khu vực ASEAN, lần lượt theo trị số kim ngạch từ lớn đến nhỏ là Singapore, Malaysia, Philippines, Campuchia, Indonesia, Thái Lan. Trên tổng thể cán cân thương mại của Việt Nam là nhập siêu, nhưng hiện có 6 thị trường ta xuất siêu là Hoa Kỳ, Thuỵ Sỹ, Campuchia, Anh, Hà Lan, Philippines, như một tin báo tiệp rằng sẽ cân bằng xuất - nhập.Ngành du lịch Việt Nam đã có bước phát triển đáng kể. Số khách du lịch quốc tế vào Việt Nam năm 2011 đã đạt mốc 6 triệu vào ngày 26/12 và hiện có hàng trăm ngàn lao động Việt Nam đang làm việc ở nước ngoài, đem lại nguồn thu nhập hàng tỷ USD hàng nam cho đất nước.Các doanh nghiệp trong nước đã được quyền bình đẳng với doanh nghiệp nước ngoài trong xuất khẩu, giảm thiểu sự phân biệt hoặc rào cản thương mại bất hợp lý. Điều đó thể hiện rõ đối với doanh nghiệp dệt may khi đón nhận cơ hội chuyển dịch sản xuất từ các nước phát triển sang những nước đang phát triển thông qua làn song chuyển giao công 7

nghệ, mẫu mã. Đặc biệt, vấn đề hạn ngạch – vốn là rào cản, gây khó khăn cho doanh nghiệp trong nhiều năm, được dỡ bỏ bên cạnh việc doanh nghiệp được bình đẳng về thuế quan với doanh nghiệp các nước. Một sân chơi mới, rộng lớn và song phẳng đã mở ra, tạo điều kiện cho cộng đồng doanh nghiệp huy động, sử dụng các nguồn lực một cách chủ động để phục vụ mục tiêu phát triển bền vững. Quá trình hiện đại hóa trang bị, dây truyền sản xuất đã diễn ra với tốc độ cao ở hầu hết doanh nghiệp. Doanh nghiệp đang kết hợp cả hoạt động gia công với việc tự sáng tạo mẫu mà, tự tìm thị trường xuất khẩu và cạnh tranh có hiệu quả. Tác dụng to lớn về mặt xã hội từ xuất khẩu hàng dệt may được xác nhận vì cứ một tỷ USD xuất khẩu bảo đảm cho 150 ngàn người có việc làm ổn định. Việt Nam đang đứng trong số 10 nước dẫn đầu về xuất khẩu dệt may, với tốc độ tăng trưởng bình quân 25%/ năm.

2. Những vấn đề còn tồn đọng. Một là, năng lực cạnh tranh của hàng hóa nước ta ở cả 3 cấp quốc gia, ngành hàng, doanh nghiệp còn kém, thể hiện là giá thành còn cao, sản phẩm chất lượng thấp so với chuẩn quốc tế, chất lượng phục vụ thiếu chuyên nghiệp. Nguyên nhân của vấn đề này do chi phí sản xuất của ta nói chung còn cao so với các quốc gia trong khu vực: tuy chí phí lao động thấp nhưng giá các dịch vụ như liên lạc, viễn thông, hàng không, điện nước… đều cao, công nghệ được sử dụng trong các doanh nghiệp Việt Nam thì chưa được gọi là tiên tiến. Hai là, đồng tiền Việt Nam cho đến nay, chưa có thể chuyển đổi tự do. Buôn bán quốc tế lớn đến thế, mà đồng tiền không chuyển đổi tự do được, cónghĩa là các nhà kinh doanh xuất nhập khẩu của ta phải chịu các chi phí chuyểnđổi tiền với thủ tục phiền hà và tốn kém thời gian. Đã thế họ còn phải 8

chịu thiệt do quy định về kết hối ngoại tệ, tiền của họ thu được do xuất khẩu, khi nhập khẩu cần ngoại tệ lại phải xin phép ngân hàng cấp. Cung cấp tín dụng cho xuất khẩu là một trong các yếu tố quyết định sự thành công của xuất khẩu, thế nhưng ở nước ta việc cung cấp các tín dụng này, đặc biệt là cung cấp vốn lưu động cho các nhà xuất khẩu gặp nhiều trở ngại. Những trở ngại này liên quan tới những thủ tục vay vốn phiền hà, những quy chế phức tạp về thế chấp, nhất là trong điều kiện thị trường bất động sản hoạt động rất kém, sự phân biệt đối xử đối với các loại hình doanh nghiệp, và chưa có cơ chế tái chiết khấu các thương phiếu... Việc cung cấp tín dụng yếu kém đã tác động xấu cả tới việc thu hút vốn FDI và du lịch, vì các nhà đầu tư ít có cơ hội tiếp cận với các nguồn vốn trong nước để phát triển kinh doanh. Ba là, đội ngũ các doanh nghiệp hoạt động kinh tế đối ngoại đã tăng cả về số lượng và chất lượng nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay. Bốn là, chưa nhận thức thật đầy đủ và thống nhất về hội nhập, chưa coi đâylà yêu cầu tất yêu trong xu thế toàn cầu hóa, nước ta không thể đứng ngoài.Cũng có biểu hiện nóng vội có ngay sự trợ giúp của cộng đồng quốc tế về vốn và kĩ thuật công nghệ, quản lí tiên tiến để phát triển. Nhưng cũng có thiên hướng chỉ lo lắng về thách thức, hoang mang khi thị trường quốc tế rung động, lập tức Việt Nam gặp khó khăn, khác xa với thời nằm im trong vỏ bọc bao cấp quốc tế. Năm là, các doanh nghiệp thường ít khi phân tích, nghiên cứu dung lượngcủa thị trường, các giới hạn của thị trường và khả năng thâm nhập tối đa củahàng Việt Nam vào các thị trường đó. Điều này dẫn đến việc gia tăng quá mứcmột mặt hàng nào đó, hay không ứng phó kịp với sự biến động của thế giới.Thứ sáu, các vấn đề về tỷ giá, thuế quan, hải quan, những quy chế về đầu 9

tưnước ngoài, chính sách xuất nhập cảnh... còn nhiều phức tạp, nhiều thủ tục. Kinh tế đối ngoại và đối nội thực chất chỉ là hai mặt của một nền kinh tế, vì vậy những thay đổi về kinh tế đối ngoại đòi hỏi kinh tế đối nội phải thay đổi theo.Chính sự tiến triển không kịp của kinh tế đối nội sẽ cản trở kinh tế đối ngoại phát triển và ngược lại. Nước ta đang ở thời điểm kinh tế đối nội không phát triển kịp, cản trở kinh tế đối ngoại - luật pháp thay đổi chậm, các công ty chậm đổi mới và yếu kém, điều hành của bộ máy quản lý kém hiệu lực... Nguyên nhân sâu xa của những vấn đề còn tồn tại nêu trên là do kinh tế nước ta còn yếu kém, chưa thể hấp thụ, chưa thể chuyển hóa cơ hội thành hiện thực, bộ máy quản lí còn yêu kém, lao động Việt Nam tay nghề không cao, thể chế hành chính luật pháp không minh bạch. 3. Một số giải pháp.

10...


Similar Free PDFs