bài luận cuối học phần Kinh-te PDF

Title bài luận cuối học phần Kinh-te
Author DUONG VO PHAM THUY
Course Kinh Tế Vĩ Mô
Institution Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
Pages 20
File Size 618.2 KB
File Type PDF
Total Downloads 1
Total Views 29

Summary

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINHKHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNGĐề tài:LÃNH ĐẠO ĐÁNG TIN CẬYSinh viên: Nguyễn Đồng PhươngNguyên.Lớp: FNC TP. Hồ Chí Minh, năm MỞ ĐẦU Từ trước đến nay lãnh đạo luôn đóng vai trò rất quan trọng trong khoa học về tổ chức - nhân sự, nhà lãnh đạo là người gây ảnh hưởng và ...


Description

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG

Đề tài:

LÃNH ĐẠO ĐÁNG TIN CẬY

Nguyên.

Sinh viên: Nguyễn Đồng Phương Lớp: FNC06

TP. Hồ Chí Minh, năm 2020

MỤC LỤC

Mở đầu........................................................................... 3 Nội dung.............................................................4

I. Cơ sở lý luận.....................................................4 1. Lãnh đạo.....................................................................4 1.1. Khái niệm lãnh đạo...................................................4 1.2. Đặc điểm lãnh đạo và nhà lãnh đạo.........................5 2. Lãnh đạo đáng tin cậy.................................................6 2.1.Khái niệm lãnh đạo đáng tin cậy...............................6 2.2 Các yếu tố cấu thành nên nhà lãnh đạo đáng tin cậy 6 II. Xu hướng lãnh đạo đáng tin cậy năm 2020........8 1.Lãnh đạo đnasg tin cậy năm 2020...............................8 2. Hạn chế của lãnh đạo 2020………………………. 9

đáng

tin

cậy

năm

3. Cách khắc phục những hạn chế của lãnh đạo đáng tin cậy…………. 12 Kết thúc..............................................................15 TÀI LIỆU THAM KHẢO

MỞ ĐẦU

Từ trước đến nay lãnh đạo luôn đóng vai trò rất quan trọng trong khoa học về tổ chức - nhân sự, nhà lãnh đạo là người gây ảnh hưởng và dẫn đắt hành vi của cá nhân hay nhóm người nhằm đạt được mục tiêu của tổ chức. Trong điều kiện môi trường thay đổi nhanh hiện nay, lãnh đạo trở thành một chủ đề được quan tâm đặc biệt.Sự thành công của tổ chức đòi hỏi những người đứng đầu các tổ chức phải giỏi cả quản lý lẫn lãnh đạo. Đối tượng của sự lãnh đạo chính là con người, do đó, một người lãnh đạo giỏi chính là người có hiểu biết sâu sắc về con người, từ đó có thể thu hút, dẫn dắt họ đi đến một mục tiêu chung. Có nhiều cách tiếp cận, hay nói chính xác hơn là phong cách trong lãnh đạo và quản lý. Những phong cách này được hình thành dựa trên hệ thống những giả định và luận thuyết riêng. Mỗi người sẽ lựa chọn cho mình một phong cách lãnh đạo riêng dựa trên kết hợp các yếu tố bao gồm niềm tin, giá trị và những tiêu chuẩn cá nhân liên quan, ở cấp độ lớn hơn đó là những yếu tố về văn hóa doanh nghiệp và các chuẩn mực chung. Trong môi trường kinh tế toàn cầu và mang tính cạnh tranh khốc liệt như ngày nay, sự thành công của một doanh nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào phong cách lãnh đạo của nhà lãnh đạo chứ không chỉ phụ thuộc vào việc thay đổi kỹ thuật, công nghệ, đầu tư vốn…như trước kia. Vì vậy, bản thân mỗi nhà lãnh đạo phải xây dựng được cho mình một phong cách lãnh đạo phù hợp và phải biết vận dụng ưu thế của từng kiểu phong cách lãnh đạo trong từng hoàn cảnh cụ thể. Do đó, tôi chọn đề tài: “Lãnh đạo đáng tin cậy”.

NỘI DUNG I. Cơ sở lý luận. 1. Lãnh đạo. 1.1. Khái niệm lãnh đạo. Theo Wikipedia, lãnh đạo là một quá trình ảnh hưởng mang tính xã hội trong đó lãnh đạo tìm kiếm sự tham gia tự nguyện của cấp dưới nhằm đạt mục tiêu của tổ chức. Lãnh đạo là quá trình sử dụng và phối hợp hoạt động của các cá nhân trong tổ chức bằng cách gây ảnh hưởng và dẫn đắt hành vi của cá nhân hay nhóm người nhằm hướng tới mục tiêu của tổ chức. Lãnh đạo được đinh nghĩa như là khả năng gây ảnh hưởng đến người khác nhằm đạt được mục tiêu. Định nghĩa này thể hiện ý tưởng của nhà lãnh đạo cần tham gia cùng với những người khác trong quá trình hoàn thành mục tiêu đề ra.[1] Lãnh đạo hiệu quả (tiếng Anh: Effective leadership) và mô hình lãnh đạo hiệu quả là những khái niệm khá quen thuộc ở trên thế giới nhưng khá mới ở Việt Nam. Lãnh đạo hiệu quả muốn nói đến kết quả cũng như hiệu quả lãnh đạo của công tác lãnh đạo của một nhà lãnh đạo. Hầu hết các học giả về lãnh đạo trên thế giới đánh giá hiệu quả lãnh đạo dựa trên kết quả cũng như hiệu quả cuối cùng mà các nhà lãnh đạo đạt được trong một giai đoạn hay thời kỳ nhất định. Kết quả và hiệu quả lãnh đạo là những khái niệm bao trùm, tổng quát phản ánh tổng hợp các hoạt động của một tổ chức, doanh nghiệp; bởi vậy, kết quả và hiệu quả của lãnh đạo được phản ánh dưới nhiều tiêu chí khác nhau. Hiện tại, các học giả về lãnh đạo đã đưa ra mô hình về lãnh đạo hiệu quả để xác định kết quả và hiệu quả của công tác lãnh đạo. Mỗi mô hình lãnh đạo hiệu quả khác nhau có một cách tiếp cận khác nhau. Tuy vậy, tất cả các mô hình đều có chung một điểm là kết quả và hiệu quả cuối cùng của lãnh đạo đều được phản ánh qua cùng một nhóm tiêu chí.

Có rất nhiều định nghĩa về lãnh đạo tuy nhiên các định nghĩa mang tính rút gọn và đơn giản thì đều không giúp cho các độc giả hiểu được lãnh đạo là gì mà càng khiến họ hoài nghi về vị trí lãnh đạo. Chính vì thế càng không thể phân biệt được người lãnh đạo với người quản lý. Sự khác nhau lớn nhất giữa người lãnh đạo và người quản lý được thể hiện qua hai đặc điểm sau: – Mục tiêu đạt được: + Mục tiêu của người lãnh đạo xây dựng và hoạch định chiến lược, tầm nhìn kế hoạch xa; + Mục tiêu của người quản lý họ sử dụng chiến thuật để thực hiện các chiến lược, kế hoạch của người lãnh đạo. – Tầm ảnh hưởng đối với thành viên: + Nhà lãnh đạo dùng ảnh hưởng của mình để lãnh đạo thành viên; + Nhà quản lý dùng kỷ luật, ảnh hưởng bởi quyền hạn, thẩm quyền để quản lý thành viên Cần chú ý phân biệt nhà lãnh đạo đối với các người quản lý cũng như người làm chủ doanh nghiệp để có thể trau dồi những kiến thức và kỹ năng để trở thành nhà lãnh đạo tốt nhất. 1.2. Đặc điểm của lãnh đạo và nhà lãnh đạo. Lãnh đạo mang đặc tính “tương tác hai chiều” và xuất hiện trong sự tương tác giữa những con người. Lãnh đạo là hoạt động của “con người”, đó là đặc điểm để làm cho nó khác biệt với công việc quản lý hành chính theo dạng “bàn giấy”, cũng như các hoạt động giải quyết vấn đề. Từ đó, đặc điểm của nhà lãnh đạo là: Thứ nhất, người lãnh đạo là người có tầm nhìn. Họ có tầm nhìn xa trông rộng hơn người bình thường về các chiến lược, kế hoạch cần phải thực hiện. Từ đó mới có thể tìm thấy mục tiêu cần làm và thực hiện để đạt kết quả thành công. Thứ hai, lãnh đạo là người truyền cảm hứng. Việc truyền cảm hứng cho các thành viên là điều cần thiết để có thể tối ưu hóa năng suất mà các thành viên có thể mang lại. Để đạt được kết quả thì tinh thần thực hiện là yếu tố góp phần không hề nhỏ.

Thứ ba, lãnh đạo là người giỏi hoạch định chiến lược. Việc đưa ra kế hoạch cần phải biết cách thực hiện như thế nào để tốt nhất; phân bổ nguồn lực ra sao; chuyên môn phù hợp của từng bộ phận, đơn vị. Họ biết giải quyết các bài toán tốt nhất. Thứ tư, người lãnh đạo là người giỏi về đào tạo, huấn luyện. Người lãnh đạo có khả năng chiêu mộ xây dựng đội ngũ tốt bằng cách đào tạo và huấn luyện các thành viên. 2. Lãnh đạo đáng tin cậy Khái niệm lãnh đạo đã tiến hóa khi nhu cầu của tổ chức thay đổi. Tức là bối cảnh môi trường sẽ ảnh hưởng đến cách tiếp cận lãnh đạo hiệu quả của mỗi người. Công nghệ, kinh tế, lao động và các tập quán văn hóa xã hội hình thành cũng ảnh hưởng đến lãnh đạo. Với môi trường kinh tế bất ổn như hiện nay, xem xét khía cạnh lãnh đạo, có nhiều cách tiếp cận trong đó có lãnh đạo đáng tin cậy, một trong dạng lãnh đạo được gắn với phong cách lãnh đạo của nữ giới. 2.1. Khái niệm lãnh đạo đáng tin cậy. Lãnh đạo đáng tin cậy là đề cập đến những cá nhân biết và hiểu về bản thân họ, là những người tán thành và hành động phù hợp với những mức độ cao về giá trị đạo đức, là những người trao quyền và truyền cảm hứng cho người khác với thái độ cởi mở và đáng tin cậy. Để trở thành một nhà lãnh đạo đáng tin cậy cần thể hiện đúng thực chất, luôn trung thành với những giá trị và niềm tin, và hành động dựa trên sự trung thực, ngay thẳng và chính trực của bản thân thay vì ganh đua với những người khác làm. Một nhà lãnh đạo đáng tin cậy phải truyền được niềm tin và sự tận tụy của mình, tôn trọng ý kiến, quan điểm khác biệt từ cấp dưới, khuyến khích sự hợp tác, giúp đỡ người khác trong công việc, học tập và phát triển để trở thành những nhà lãnh đạo. 2.2. Các yếu tố cấu thành nên nhà lãnh đạo đáng tin cậy.

Các nhà lãnh đạo đáng tin cậy theo đuổi các mục tiêu với sự đam mê của mình: Khi người đạo thể hiện sự đam mê cao độ và cam kết thực hiện mục tiêu, họ sẽ truyền cảm hứng của mình để làm tấm gương cho người khác đi theo. Bên cạnh đó, các nhà lãnh đạo khi tiến hành dẫn dắt người khác phải có mục tiêu đúng đắn rõ ràng nếu không sẽ sa vào cạm bẫy của sự tham lam và những mong muốn ích kỷ. Các nhà lãnh đạo đáng tin cậy tiến hành các hoạt động dựa trên những giá trị bền vững: Mỗi nhà lãnh đạo đáng tin cậy có những giá trị được định hình dựa trên những niềm tin cá nhân, và họ luôn trung thành với những niềm tin đó dù có phải chịu rất nhiều áp lực. Điều đó làm mọi người biết rằng người lãnh đạo của họ đại diện cho ai và cho cái gì, từ đó thúc đẩy niềm tin của họ vào nhà lãnh đạo. Các nhà lãnh đạo đáng tin cậy dẫn dắt người khác với trái tim và khối óc: Mỗi nhà lãnh đạo sẽ có lúc phải đưa ra những sự lựa chọn khó khăn, những các nhà lãnh đạo đích thực luôn giữ vững tình cảm đối với mọi người cũng như khuyến khích họ đưa ra những quyết định đầy khó khăn. Các nhà lãnh đạo đáng tin cậy luôn hình thành những mối quan hệ liên hết: Các nhà lãnh đạo đáng tin cậy xây dựng những mối quan hệ tích cực và bền vững, làm cho những người

đi theo họ mong muốn được làm việc với nhà lãnh đạo một cách hết sức mình. Đồng thời, nhờ mối quan hệ tích cực và bền vững mà các nhà lãnh đạo còn có những người giỏi đi theo và tiến hành các hoạt động để giúp để giúp người khác tiến bộ và phát triển. Các nhà lãnh đạo đáng tin cậy thể hiện kỷ luật tự giác: Mức độ kỷ luật tự giác và tự kiểm soát sẽ hạn chế các hành động quá mức hay rủi ro về đạo đức có thể gây tổn hại đến người khác và tổ chức. Mặt khác, khi các nhà lãnh đạo phạm sai lầm, họ sẽ công khai thừa nhận chúng chứ không trốn tránh. Để làm nhân chứng cho một nhà lãnh đạo đáng tin cậy chính là Park Hang Seo – huấn luyện viên đội bóng đá quốc gia Việt Nam, là một huấn luyện viên đã đưa đội tuyển bóng đá Việt Nam gặt hái được nhiều thành công trong những năm qua. Ông là người đã truyền lửa cho đội tuyển, luôn đặt niềm tin vào những cầu thủ mình trong từng trận đấu: "Nhiệm vụ của một huấn luyện viên như tôi là đặt niềm tin vào đội tuyển, để họ tự tin tuyệt đối vào chính mình.". Nét đẹp trong phong cách lãnh đạo Park Hàng Seo là không yêu cầu sự hy sinh cá nhân mà chú trọng phát hiện và phát triển thế mạnh của từng cá nhân, mang lại sự phát triển cho mỗi người. Chính vì vậy mà phong cách lãnh đạo của ông có thể lôi kéo và thuyết phục người khác một cách tự nhiên. Ông vận hành tổ chức với tâm niệm thành công của tập thể cũng là thành công của chính mình. Quá trình đó sẽ tạo nên thành quả và càng làm tăng thêm mối tin tưởng trong đội ngũ. Khi vận hành đội bóng, Park Hang Seo cũng tạo ra một bầu không khí hòa đồng, chứ không phải đội bóng với chỉ 1-2 nhân tố nổi bật. Nhưng tùy từng trận đấu sẽ có cầu thủ này nổi bật hơn cầu thủ khác, thời gian trôi qua cũng sẽ có những cầu thủ phát triển và trưởng thành hơn các đồng đội khác. Điều đó tạo nên một tập thể linh hoạt, cởi mở và sôi nổi. Mỗi khi đội tuyển Việt Nam đạt được thành tích nào đó, ông thường nói với cả đội rằng: "Đây là thành quả của tất cả chúng ta". Điều đó là hoàn toàn đúng. Nhưng vai trò lớn nhất thuộc về người có thể tạo nên bầu không khí để tất cả thành viên trong đội đều làm tốt vai trò của mình, chính là Park Hang Seo. II. Xu hướng lãnh đạo đáng tin cậy năm 2020.

1. Lãnh đạo đáng tin cậy năm 2020 Trong điều kiện môi trường thay đổi nhanh hiện nay, lãnh đạo trở thành một chủ đề được quan tâm đặc biệt. Sự thành công của tổ chức đòi hỏi những người đứng đầu các tổ chức phải giỏi cả quản lý lẫn lãnh đạo. Đối tượng của sự lãnh đạo chính là con người, do đó, một người lãnh đạo giỏi chính là người có hiểu biết sâu sắc về con người, từ đó có thể thu hút, dẫn dắt họ đi đến một mục tiêu chung. Do đó, nhà lãnh đạo phải xây dựng được cho mình một phong cách lãnh đạo phù hợp và phải biết vận dụng ưu thế của từng kiểu phong cách lãnh đạo trong từng hoàn cảnh cụ thể, trong đó có lãnh đạo đáng tin cậy. Như John Dame, nhà sáng lập công ty xây dựng lãnh đạo – chiến lược quản trị Dame cho biết việc lấy được sự tin cậy từ một đội nhóm là do thái độ làm gương của một CEO. “Lãnh đạo thật sự - có lòng truyền cảm hứng đến với mọi người để kéo họ gần nhau và thu được kết quả tuyệt vời – để thực hiện được thì chỉ khi một ai đó thấy được hành động không hề tự lợi”, Dame đã viết trong Havard Bussiness Review. Nhà lãnh đạo đáng tin cậy phải lắng nghe ý kiến của tất cả các nhân viên, nhưng vẫn sẽ là người đưa ra quyết định cuối cùng làm sao cho thỏa đáng nhất để thúc đẩy được niềm tin của nhân viên đối với mình, Làm cho người lãnh đạo vừa được lòng các nhân viên, vừa có không gian để thể hiện vai trò lãnh đạo của mình. Nhà lãnh đạo phải thúc đẩy tầm nhìn, sứ mệnh nhất quán và tập hợp các giá trị cho các thành viên. Các nhà lãnh đạo hướng dẫn cấp dưới bằng cách cung cấp cho họ ý nghĩa và thách thức. Từ đóm họ sẽ làm việc nhiệt tình và lạc quan để thúc đẩy tinh thần làm việc nhóm và trách nhiệm. Nhà lãnh đạo cần khuyến khích cấp dưới sáng tạo và đổi mới. Họ khuyến khích những ý tưởng mới từ cấp dưới và không bao giờ chỉ trích công khai về những sai lầm mà cấp dưới mắc phải. Các nhà lãnh đạo tập trung vào bản chất vấn đề nhưng không coi trọng việc trách cứ người mắc lỗi. Họ không ngần ngại loại bỏ một thông lệ cũ do chính mình đặt ra nếu không hiệu quả.

Nhà lãnh đạo đóng vai trò là hình mẫu lí tưởng mà những cấp dưới muốn noi theo. Những nhà lãnh đạo như vậy luôn giành được sự tin tưởng và tôn trọng của cấp dưới thông qua hành động của họ. Nhà lãnh đạo thường đặt nhu cầu của tập thể lên trên nhu cầu cá nhân nhà lãnh đạo, hi sinh lợi ích cá nhân vì tập thể, và thể hiện tiêu chuẩn đạo đức cao. Các nhà lãnh đạo đóng vai trò là người cố vấn cho cấp dưới và thưởng cho họ vì những sáng tạo và đổi mới. Những cấp dưới được đối xử khác nhau tùy theo tài năng và kiến thức. Họ được trao quyền để ra quyết định và luôn được cung cấp sự hỗ trợ cần thiết để thực hiện các quyết định đó. Người lãnh đạo không đứng đằng sau để thúc đẩy hay thúc giục, họ đặt mình lên trước, động viên mọi người hoàn thành mục tiêu đã đề ra. Bất kể một người lãnh đạo lập kế hoạch, tổ chức và kiểm tra kết quả có tốt đến đâu người đó vẫn phải hỗ trợ những hoạt động đó bằng cách đưa ra những chỉ dẫn cho mọi người, thông tin đầy đủ và lãnh đạo tốt. Việc lãnh đạo phải

dựa trên sự hiểu biết và mục tiêu của chính mình để tránh sa vào những cạm bẫy, sai lầm.

Ví dụ: Một công ty thực phẩm lớn tại Hà Lan đã chọn hợp nhất với một công ty cùng ngành đến từ Mỹ. Sự thay đổi lớn không chỉ bao gồm việc danh mục sản phẩm trở nên lớn hơn mà còn là sự thay đổi ngôn ngữ từ tiếng Hà Lan sang tiếng Anh và nhân viên phải đi lại giữa hai bên nhiều hơn. Theo phong cách lãnh đạo chuyển giao truyền thống, việc đó sẽ được thông báo bởi ban quản lý, nhưng câu hỏi tiếp theo là liệu tất cả nhân viên có ủng hộ quyết định này hay không. Bằng cách áp dụng cách lãnh đạo trong tất cả các cấp bậc của tổ chức, sự thay đổi về mặt văn hoá cũng có thể được thực hiện. Tất cả các giám đốc điều hành sẽ gặp nhân viên của họ; đây không chỉ là cuộc trò chuyện riêng tư mà còn là buổi thảo luận nhóm dưới hình thức tham vấn. Điều này tạo nên mức độ tham gia cao và sự tin cậy lẫn nhau. Nhân viên có thể gây ảnh hưởng trực tiếp và tự chỉ ra họ nhìn thấy sự thay đổi chắc chắn như thế nào và tham gia vào các quyết định được đưa ra. Kết quả là sự trung thành của họ tăng lên. Ngoài ra, nhiệm vụ của nhà lãnh đạo là để nhân viên của họ hiểu được tầm quan trọng của việc viết và nói tiếng Anh tốt. Do đó, nhân viên sẽ được hỏi, họ muốn làm điều này như thế nào và họ muốn cải thiện bản thân như thế nào. Họ có thể được yêu cầu theo học một khóa tiếng Anh, nhưng nhìn từ quan điểm của nhân viên, đó là động lực để họ nâng cao kỹ năng và phát triển bản thân một cách chuyên nghiệp. Khi nhu cầu của họ phù hợp với các mục tiêu chung của công ty, họ sẽ tự xác định lại bản thân mình và cùng nhau hình thành văn hoá trong tổ chức mới. Nhiệm vụ của nhà lãnh đạo là chỉ đạo và đánh giá quá trình này. 2. Hạn chế của lãnh đạo đáng tin cậy năm 2020. a) Lãnh đạo có đời sống tình cảm phức tạp Mẫu lãnh đạo này sẽ phải lãng phí rất nhiều thời gian vàng bạc của mình vào việc xử lý những tranh chấp tình cảm và như thế, sẽ khó cho anh ta trong việc bình tĩnh vận hành đơn vị, doanh nghiệp. Ngoài ra, nếu như là một người đàn ông đã có gia đình, theo một lãnh đạo như vậy lâu dần, ít nhiều cũng sẽ bị ảnh hưởng, dẫn đến vợ chồng không vừa mắt nhau.

Nếu là phụ nữ, bất luận là bạn đã kết hôn hay chưa, bạn cũng sẽ bị tác động tiêu cực trong cách nhìn nhận về hạnh phúc. b) Lãnh đạo không có kinh nghiệm thành công Nếu như lãnh đạo lăn lộn trên thương trường nhiều năm, từng điều hành bốn, năm đơn vị mà chưa một lần thành công thực sự mà vẫn thường xuyên nói rằng: Tôi đã trải qua không biết bao nhiêu việc, người có thể ngã xuống mà vẫn có thể đứng lên như tôi thế này cũng không nhiều, dù sao tôi cũng có sự khác biệt của tôi… bạn nên xem lại lựa chọn của mình. Đúng, anh ta có sự độc đáo riêng biệt, có thể đứng lên sau rất nhiều thất bại không phải là việc dễ dàng nhưng liên tục nhiều lần mà chưa một lần thành công, hẳn anh ta đã có khuyết điểm gì đó rất lớn. Nếu như có một lãnh đạo như thế này, tìm hiểu kỹ nguyên nhân thất bại của anh ta là gì. Một lãnh đạo không có kinh nghiệm thành công làm sao có thể khẳng định lần này nhất định anh ta sẽ thành công? Trừ khi có thể thay anh ta đem vận may đến. c) Lãnh đạo việc gì cũng phải tự mình làm mới yên tâm Bất cứ một việc gì, nếu không qua tay tôi là nhất định sẽ gặp vấn đề - đây là câu nói cửa miệng của rất nhiều ông chủ và được họ xem như một việc đáng tự hào. Nếu như một lãnh đạo mà việc to việc nhỏ gì cũng phải qua tay mình thì làm sao anh ta có thể kỳ vọng cấp dưới của mình độc lập, trưởng thành. Cấp dưới không thể độc lập thì cơ hội phạm sai lầm lẽ tự nhiên sẽ ngày một lớn, đặc biệt là khi lãnh đạo không có mặt. Nếu như không muốn ở cả đời làm việc trong một công ty nhỏ không danh tiếng, vậy thì hãy chọn một lãnh đạo hiểu rõ quyền hạn và trách nhiệm của bản thân. Ngoài ra, một ông chủ việc gì cũng muốn can thiệp vào sẽ khó có thể giữ được nhân tài. Một người có trí sáng tạo, có tinh

thần gánh vác tuyệt đối không hy vọng cấp trên thường xuyên thao túng, chỉ đạo từng ly từng tí. Mà một công ty không giữ được nhân tài, thì làm sao có thể kỳ vọng nó có thể tạo ra thành tích tốt được. 4. Lãnh đạo tham lam và kẹt xỉ Trên đời này không có gì là miễn phí, vừa muốn ngựa tốt là vừa muốn ngựa không ăn cỏ, mẫu lãnh đạo này chỉ có thể gọi là không biết điều. Một lãnh đạo thành công nên biết và hiểu thế nào là thả dây dài câu cá lớn, thả con săn sắt bắt con cá rô. Người muốn bắt gà nhưng tiếc không muốn mang gạo ra làm mồi nhử cuối cùng sẽ trắng tay mà thôi. Biết bỏ ra mới có nhận lại, đây là điều cơ bản mà mọi lãnh đạo thành công đều phải có. Nếu như lãnh đạo là người luôn sợ thiệt, sợ mất từ những cái nhỏ nhưng luôn ao ước thu về những cái lớn, đã đến lúc bạn nên suy nghĩ về việc có nên tiếp tục làm việc với anh ta nữa hay không.

d) Lãnh đạo có mới nới cũ Trừ khi là một doanh nghiệp đã có trăm năm lịch sử, nếu không, ở bất cứ công ty nào cũng sẽ dễ dàng chỉ ra vài vị "khai quốc công thần". Nếu như không phát hiện ra họ trong công ty, nhiều khả năng những "khai quốc công thần" này đã bị cho "ra rìa" sau khi "giang sơn" ổn định. Cộng sự với mẫu lãnh đạo này, thường sẽ có kỳ trăng mật vô cùng ngắn ngủi. Sau khi vào công ty, lãnh đạo thường xuyên nói những nhân viên nguồn kia không tốt chỗ này, không được chỗ kia. Đến đỉnh cao của kỳ trăng mật, công ty lại đón thêm người mới. Kiểu công ty này thường người ra, vào nhộn nhịp như đi

chợ. Và rồi lãnh đạo bắt đầu khen ngợi những người mới trước mặt bạn. Hết kỳ trăng mật, nếu kỳ trăng mật của bạn đủ dài, bạn sẽ thường xuyên nghe thấy lãnh đạo đề cập đến người này không thể dùng, người kia không phù hợp và cuối cùng, câu chuyện hệt như vậy sẽ xảy ra với bạn. Lãnh đạo thuộc nhóm này không thể đánh giá khách quan năng lực và hiệu quả làm việc của cấp dưới. Cho dù bạn làm tốt 99 việc, chỉ có việc thứ 100 là đổ bể, bạn sẽ khó tìm kiếm được cơ hội chứng minh bản thân, trừ khi bạn đảm bảo hiệu quả công việc sau này sẽ luôn lu...


Similar Free PDFs