phân tích mã cổ phiểu HPG - kinh doanh chứng khoán 1 PDF

Title phân tích mã cổ phiểu HPG - kinh doanh chứng khoán 1
Course Thị trường tài chính
Institution Học viện Tài chính
Pages 34
File Size 1.1 MB
File Type PDF
Total Downloads 135
Total Views 581

Summary

HỌC VIỆN TÀI CHÍNHKHOA NGÂN HÀNG – BẢO HIỂMMÔN: ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP BẢO HIỂMĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH MÃ CỔ PHIẾU HPG CỦATẬP ĐOÀN HÒA PHÁTHÀ NỘI, ngày 09-09-MỤC LỤC ĐẾN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN: .......................................................... I. TÌNH HÌNH THẾ GIỚI, TRONG NƯỚC VÀ SỰ ẢNH HƯ...


Description

HỌC VIỆN TÀI CHÍNH KHOA NGÂN HÀNG – BẢO HIỂM

MÔN: ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM

ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH MÃ CỔ PHIẾU HPG CỦA TẬP ĐOÀN HÒA PHÁT HÀ NỘI, ngày 09-09-2021

1

MỤC LỤC I........TÌNH HÌNH THẾ GIỚI, TRONG NƯỚC VÀ SỰ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN:..........................................................3 II. PHÂN TÍCH NGÀNH CÔNG NGHIỆP THÉP TỪ NĂM 2016 ĐẾN 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2021...................................................................................5 1. Độ nhạy cảm của ngành thép với chu kỳ kinh doanh.........................5 1.1 Độ nhạy cảm của doanh thu....................................................................5 1.2 Đòn bẩy hoạt động (DOL).......................................................................8 2. Phân tích cạnh tranh trong ngành thép..............................................11 2.1 Mối đe dọa gia nhập ngành..............................................................11 2.2 Cạnh tranh giữa các hãng đang tồn tại ở mức cao:........................12 2.3 Sức ép từ những sản phẩm thay thế là rất ít.....................................13 2.4 Thế mặc cả của người mua ở mức trung bình đến cao....................13 2.5 Thế mặc cả của nhà cung cấp ở mức trung bình..............................14 III. PHÂN TÍCH CÔNG TY`........................................................................14 1. Giới thiệu đôi nét về công ty................................................................14 2. Quy trình sản xuất thép và lci thd cạnh tranh của Hea Phft...........15 1.1 Quy trình:.........................................................................................15 1.2 L@i thế cạnh tranh của HPG............................................................16 3. Sản lưcng và Thị phần thép của Hea Phft năm 2020.......................17 2.1 Về thép xây dựng...................................................................................17 2.2 Ống thép, tôn mạ và các sản phẩm liên quan.......................................19 4. Sản lưcng thép 6 thfng đầu năm 2021:..............................................20 5. Sức khỏe tài chính (cơ cấu tài sản)......................................................21 6. Kdt quả kinh doanh, hiệu quả kinh doanh và khả năng sinh lời......22 IV. BIẾN ĐỘNG GIÁ CỔ PHIẾU................................................................24 V. MỨC GIÁ SẴN SÀNG ĐỂ ĐẦU TƯ VÀO LÚC NÀY..........................27 1. Cơ hôix, điym mạnh và kỳ vzng trong tương lai.................................27 2. Thfch thức và điym ydu.......................................................................29

2

I.

TÌNH HÌNH THẾ GIỚI, TRONG NƯỚC VÀ SỰ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN: Khi dịch Covid -19 bùng phát trên toàn thế giới, WHO công bố đại dịch,

TTCK toàn cầu đã sụt giảm nhanh và mạnh. Chỉ trong một tuần từ 9/3 đến 16/3, TTCK Mỹ đã trải qua đợt giảm mạnh nhất kể từ năm 1987 và đã 3 lần phải kích hoạt cơ chế tạm dừng giao dịch “circuit breaker”. Trong ngày 12/3 có đến 10 quốc gia ngoài Mỹ kích hoạt cơ chế tạm dừng giao dịch, đặc biệt, Philippine ngày 17/3/2020 đã quyết định tạm ngừng TTCK để đối phó với dịch bệnh. Bước sang tháng 4, TTCK thế giới tăng trở lại nhờ dịch Covid-19 phần nào đã được kiểm soát trên toàn cầu. Xu thế tăng điểm tiếp tục trong tháng 5 và 6 khi nhiều quốc gia đã bắt đầu nới lỏng các quy định giãn cách xã hội nhằm tái khởi động nền kinh tế sau dịch và đưa ra các biện pháp nhằm kích thích nền kinh tế. Các chỉ số kinh tế vĩ mô tốt hơn cộng với kỳ vọng về một loại vắc-xin tiềm năng đối phó với Covid-19 cũng đã giúp TTCK nhiều quốc gia khởi sắc. Tính đến ngày 22/6, TTCK Mỹ tăng 2,5%, Anh tăng 2,8%, Pháp tăng 5,4%, Nhật Bản tăng 2,5%, Hàn Quốc tăng 4,8%, Trung Quốc tăng 4%, Thái Lan tăng 0,69%, Phillipine tăng 8,7% so với cuối tháng trước. Diễn biến thị trường chứng khoán Thế giới từ năm 2020 đến nay biến động rất mạnh, rất nhanh, do tác động trực tiếp của đại dịch Covid-19. Tương tự như tình hình TTCK trên thế giới, đại dịch Covid-19 cũng đã tác động mạnh đến TTCK Vệt Nam. Trong tháng 3, khi dịch có chiều hướng bùng phát tại Việt Nam và trên thế giới, TTCK Việt Nam liên tiếp chứng kiến các phiên giảm điểm mạnh (các phiên giao dịch ngày 09/03, 11/03 và 12/03/2020 với mức giảm tương ứng 6,28%, 3,12% và 5,19%). Mặc dù vậy, thanh khoản thị trường liên tiếp duy trì ở mức cao, trung bình khoảng 6.000 tỷ đồng/phiên.

3

Sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 31/03/2020 về thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19, đặc biệt việc thực hiện giãn cách xã hội trong vòng 15 ngày kể từ ngày 01/4/2020 đã giúp cho Việt Nam kiểm soát tốt dịch bệnh. Cùng với các biện pháp hỗ trợ nền kinh tế của Chính phủ đã giúp cho TTCK Việt Nam từ đầu tháng 4 đến nay có những phiên tăng điểm tích cực. Điển hình là phiên giao dịch ngày 06/04, VN-Index tăng 4,98%, đánh dấu phiên tăng điểm mạnh nhất từ tháng 8/2001 đến nay. Kết thúc phiên giao dịch ngày 22/6/2020, chỉ số VNIndex đạt 871,28 điểm, tăng 0,79% so với tháng trước, giảm 9,34% so với cuối năm 2019; chỉ số HNX-Index đóng cửa ở mức 114,72 điểm, tăng 4,47% so với tháng trước và tăng 11,91% so với cuối năm trước. Thanh khoản của thị trường cổ phiếu, chứng chỉ quỹ bình quân trong 6 tháng đầu năm (tính đến 11/6) đạt 5.439 tỷ đồng/phiên, tăng 6,8% so với bình quân năm 2019. Năm 2021, nền kinh tế VIỆT NAM và THẾ GIỚI gặp nhiều khó khăn do đại dịch covid-19, tổng cầu suy giảm nhưng tập đoàn Hòa Phát vẫn “lội ngược dòng” đạt được những kết quả ấn tượng với hàng loạt kỷ lục mới về sản xuất kinh doanh, đặc biệt trong lĩnh vực thép.

4

II.

PHÂN TÍCH NGÀNH CÔNG NGHIỆP THÉP TỪ NĂM 2016 ĐẾN 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2021 Ngành thép Việt Nam là ngành sản xuất thép và những sản phẩm từ thép

từ những nguyên liệu đầu vào như quặng sắt và sắt phế liệu, than cốc, đá vôi, và khí oxy. Ngành thép Việt Nam bao gồm 2 phân ngành chính: thép dài và thép dẹt. Thép dài là các loại thép được sản xuất từ phôi vuông, dùng trong xây dựng. Thép dẹt là các loại thép đƣợc sản xuất từ phôi dẹt, bao gồm thép cuộn nóng (HRC), thép cuộn nguội (CRC), ống thép, tôn mạ kim loại và sơn phủ màu. 1. Độ nhạy cảm của ngành thép với chu kỳ kinh doanh Sản xuất và kinh doanh thép có quan hệ mật thiết đối với ngành xây dựng cơ bản, bất động sản và sản xuất máy móc công nghiệp, đóng tàu và công nghiệp quốc phòng. Sản phẩm của ngành gồm hai loại chính là thép xây dựng và thép công nghiệp. Nếu như sản xuất thép xây dựng có mối quan hệ mật thiết và phụ thuộc với các ngành xây dựng và bất động sản thì thép công nghiệp lại có sự tƣơng quan đến tốc độ phát triển ngành công nghiệp. Cũng chính vì những mối liên hệ đó, mà sự biến động của ngành thép gắn chặt với sự thay đổi của chu kỳ kinh doanh. Đặc tính nổi bật của ngành thép là nhạy cảm với chu kỳ kinh doanh của nền kinh tế vĩ mô. Khi nền kinh tế tăng trưởng, chính phủ đầu tư nhiều cho xây dựng cơ sở hạ tầng, doanh nghiệp và người dân có xu hướng bỏ tiền xây dựng nhà xưởng và nhà ở... Do đó, doanh số và lợi nhuận của ngành sẽ tăng cao. Ngược lại, tình hình sẽ tồi tệ khi nền kinh tế suy thoái, các công trình xây dựng sẽ bị trì trệ vì người dân không còn bỏ nhiều tiền ra để xây dựng nhà cửa, chính phủ không mở rộng đầu tư vào các công trình cơ sở hạ tầng như cầu cống, sân bay, bến cảng, trường học, bệnh viện... Điều này làm cho doanh số, lợi nhuận của ngành sụt giảm nhanh chóng. Các yếu tố xác định độ nhạy cảm của ngành đối với chu kỳ kinh doanh: 1.1 Độ nhạy cảm của doanh thu Đồ thị tăng trưởng doanh thu của ngành thép từ 2016 – 6/2021 5

Doanh thu ngành thép chịu ảnh hưởng chặt chẽ với chu kỳ kinh doanh, nó có sự biến động cùng chiều với từng giai đoạn trong chu kỳ: Báo cáo chung về ngành thép năm 2016, Hiệp hội thép Việt Nam (VSA) cho biết đây là năm ngành thép phải đối mặt với nhiều vụ kiện phòng vệ thương mại của các nước đối với các sản phẩm thép xuất khẩu của nước ta. Điển hình là các vụ điều tra gian lận C/O của Liên minh Châu Âu đối với sản phẩm tôn mạ màu xuất sang châu Âu (EU) từ năm 2013, điều tra chống lẩn tránh thuế chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp của Hoa Kỳ, Australia; điều tra chống bán phá giá của Malaysia, Thái Lan, Indonesia ... đối với tôn màu. Bên cạnh đó, năm 2016 cũng là năm Chính phủ đã áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại (tự vệ đối với phôi thép và thép dài, tôn màu và chống bán phá giá đối với tôn mạ và thép hình H) để bảo vệ ngành thép trong nước. Các biện pháp này đã có tác dụng tích cực đối với ngành thép, Ngành thép đã được những kết quả tốt. Đây là năm sản phẩm thép xây dựng có tốc độ tăng trưởng rất cao so với các năm trước. 6

Năm 2017, ngành thép tăng trưởng xấp xỉ 24,34% so với năm 2016. Nhưng ngay cả khi thị trường thép thế giới phục hồi trở lại, ngành thép Việt Nam vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức hơn khi các hiệp định thương mại tự do Việt Nam ký kết bắt đầu có hiệu lực, đặc biệt là các FTAs với các cường quốc thép như ACFTA với Trung Quốc, FTA Việt Nam – liên minh kinh tế Á – Âu trong đó có Nga. Tuy nhiên, ngành thép Việt Nam cũng đã được chính phủ hỗ trợ nhờ bằng việc áp thuế chống bán phá giá lên các sản phẩm thép từ Trung Quốc và Hàn Quốc, những nước chiếm tỷ trọng lớn trong lượng thép nhập khẩu về Việt Nam (19-38% đối với tôn mạ màu, khoảng 20% đối với thép thanh và phôi thép). Đồng thời việc áp dụng thuế bảo hộ lên sản phẩm từ Trung Quốc cũng có tác động tương đối tích cực tới tình hình chung của toàn ngành. Do đó có thể thấy rõ do gặp được các thuận lợi trong các năm qua, ngành thép Việt Nam đã đẩy mạnh gia tăng công suất nhằm tận dụng những lợi thế có được. Có được sự tăng trưởng tốt trong năm 2018 chủ yếu là do kinh tế trong nước tiếp tục duy trì ổn định, nhiều dự án hạ tầng, xây dựng, bất động sản được triển khai trong năm 2018, đặc biệt việc giải ngân vốn đầu tư công đã được Chính phủ chú trọng, triển khai ngay từ những tháng đầu năm tạo tiền đề tốt cho tăng trưởng của ngành. Thị trường thép trong nước năm 2019 có mức tăng trưởng sản xuất và bán hàng khá khiêm tốn, lần lượt đạt 4,4% và 6,4% so với năm 2018. Năm 2020, ngành thép Việt Nam vẫn ghi nhận những con số khả quan trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 vẫn đang ảnh hưởng tới nhiều lĩnh vực kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Nhu cầu thép đang được thúc đẩy nhờ sự hồi sinh trong sản xuất công nghiệp trên toàn cầu, đặc biệt tại Trung Quốc, nơi sản xuất và tiêu thụ thép lớn nhất thế giới. Xuất khẩu thép sang Trung Quốc là điểm nhấn trong năm khi tăng đột biến cả về lượng và trị giá xuất khẩu. Doanh thu ngành thép nửa đầu năm 20201 vẫn tăng so với cùng kỳ năm ngoái là do nhu cầu tiêu thụ thép tăng lên nhanh chóng khi nền kinh tế phục hồi khỏi 7

dịch COVID19 cùng kích thích đầu tư công thế giới trong bối cảnh nhiều nhà máy thép chưa hoạt động trở lại đã góp phần đẩy giá thép lên tăng nhanh. Những phân tích trên đây cho ta thấy mọi diễn biến tăng giảm doanh thu của ngành thép đều phụ thuộc chặt chẽ vào chu kỳ tăng tr ƣởng hay suy thoái của nền kinh tế. Một lần nữa khẳng định ngành thép là ngành có tính chu kỳ và chu kỳ của nó luôn gắn chặt với sự thay đổi của chu kỳ kinh doanh. 1.2 Đòn bẩy hoạt động (DOL) ĐÒN BẨY HOẠT ĐỘNG CỦA NGÀNH THÉP QUA CÁC NĂM Đơn vị: triệu đồng

2016

2017

2018

2019

2020

14.063.244

11.898.770

9.293.674

18.495.117

Năm Ch ỉ Tiêu 13.167.048 Lợi nhuận trước thuế và lãi vay Doanh thu

138.211.227 178.000.604 214.362.241 218.277.790 229.654.565

Thay 0 đổi lợi nhuận (%)

6,8%

-15,4%

-21,9%

99%

Thay đổi doanh thu (%)

0

28,8%

20,43%

1,83%

5,2%

DOL

0

0,24%

-0,75%

-12%

19,04%

8

Khi nền kinh tế ổn định vào năm 2017 ngành thép tiếp tục tăng trưởng so với năm 2016, doanh thu ngành thép tăng 28,8% so với cùng kỳ năm 2016, lợi nhuận tăng 6,8% so với năm 2016. Kể từ 3/2016, bộ Công thương đã ra quyết định áp thuế tự về thép Việt Nam trước sức ép tới từ đối thủ Trung Quốc, đồng thời sau đó vào năm 2017. Kể từ sau các quyết định này, cùng với việc thị trường bất động sản bùng nổ và giá thép thế giới hồi phục mạnh, các doanh nghiệp thép đã có một năm kinh doanh đầy ấn tượng và kéo dài cho hết năm 2017. Năm 2018, là một năm đầy thách thức với ngành thép Việt Nam, bởi doanh thu tăng nhưng lợi nhuận lại giảm 20,43% so với năm 2017. Nguyên nhân là nhiều doanh nghiệp có lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh không thể đủ bù đắp các chi phí ( đặc biệt là chi chí lãi vay ngân hàng) và giá nguyên vật liệu ngành thép đang tăng cao khiến giá vốn hàng bán đội lên. Việc áp thuế của Mỹ với mức thuế 25% đối với thép nhập khẩu trong ngắn hạn gây ra sự phân hóa giữa những doanh nghiệp thép. Những tập đoàn (như HPG, HSG) vẫn tăng trưởng tốt nhưng không thể bù đắp cho những doanh nghiệp còn lại nên lợi nhuận toàn ngành giảm 20,43% so với năm 2017. Năm 2019 tiếp tục là một thách thức đối với ngành thép Việt Nam, bởi giá thép 2019 tiếp tục không thuận lợi trong bối cảnh ngành Thép Trung Quốc bị tác động mạnh bởi Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung. Doanh thu chỉ có Hòa Phát tăng trưởng, còn các doanh nghiệp còn lại đa phần sụt giảm, nên doanh thu ngành chỉ tăng nhẹ 1,83% so với cùng kỳ năm ngoái. Nhu cầu thép giảm kéo giá của các sản phẩm thép đi xuống do lo ngại về tăng trưởng toàn cầu. Ngành thép tăng trưởng chậm so với năm trước do ảnh hưởng từ ngành bất động sản, chính sách tiền tệ tiếp tục thắt chặt với mục tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2019 có thể chỉ giao động quanh mức 14-15%. Vì vậy lợi nhuận ngành thép giảm sâu 21,9% so với năm 2018. Giá thép sau quãng thời gian tăng tốc đang cho tín hiệu hụt hơi 9

và có tiếp tục chịu áp lực. Rủi ro từ cuộc chiến tranh thương mại và các hàng rào thuế quan tiếp tục là lý do khiến cho ngành thép gặp bất lợi. Nhưng ngành thép là một ngành rất nhạy với thị trường khi trong năm có DOL hoạt động mạnh do đó khi nền kinh tế trở nên ổn định hơn sau giai đoạn thắt chặt chính sách tiền tệ này, kỳ vọng nhóm thép có thể sẽ tăng trưởng trở lại từ năm 2020. Năm 2020, là một năm thế giới lâm vào khủng hoảng do dịch COVID19, ngành thép cũng không nằm ngoài xu thế ấy. Tiêu thụ thép dài đối mặt với nhiều khó khăn trong 7 tháng đầu năm, tuy nhiên đã có những chuyển biến tích cực ở các tháng sau đó. đến tháng 8/2020 nhu cầu thép dài trong nước cho thấy sự phục hồi khi: 1) Hoạt động xây dựng được trở lại bình thường, 2) Hoạt động đẩy nhanh giải ngân đầu tư công từ Chính phủ , 3) Việc tăng nhanh giá thép trong khu vực và Việt Nam kích thích việc mua hàng và dự trữ từ các đại lý Còn về giá bán của các sản phẩm thép: Theo cung cầu, giá bán trong nửa đầu năm tiếp tục đà suy giảm từ năm 2019 đến tháng 07/2020. Tuy nhiên đã trở lại xu hướng tăng tốt trong các tháng sau đó, sự cải thiện giá bán theo chúng tôi đến từ các yếu tố trọng yếu: 1) Sự tăng giá chi phí các nguyên liệu đầu vào: quặng sắt và thép phế . 2) Nhu cầu thép tại Trung Quốc tăng nhanh làm tăng giá mặt bằng chung khu vực Châu Á 3) Nhu cầu thép dài trong nước hồi phục. 4) Nhu cầu đầu tư mạnh mẽ các ngành xây dựng và sản xuất ô tô tại hai quốc gia Trung Quốc & Ấn Độ ở thời điểm hiện tại

10

5) Giá nguyên liệu than mỡ luyện cốc nội địa Trung Quốc trong nước từ việc cấm nhập khẩu than mỡ từ Úc do vấn đề căng thẳng thương mại giữa hai quốc gia. Dẫn đến đẩy giá thép mặt bằng chung khu vực Châu Á. Đòng thời, điều này cũng là nguyên nhân hạn chế nguồn cung trong nước của Trung Quốc tác động kép tăng giá thép trong khu vực. Trong năm 2021 ngành thép được dự báo có tăng trưởng mạnh nhờ: Trong ngắn hạn H1/2021 trước nhu cầu thép tại Trung Quốc, Ấn Độ, Châu Âu và Mỹ được kỳ vọng tiếp tục ở mức cao từ việc tái hoạt động các ngành công nghiệp và và nhu cầu bất động sản tăng cao nhờ duy trì lãi suất thấp. Năm 2021 dự báo nhu cầu thép trong nước vẫn duy trì đà tăng trưởng tích cực từ động lực đầu tư công & sự phục hồi ngành bất động sản cả nước. 2. Phân tích cạnh tranh trong ngành thép 2.1 Mối đe dọa gia nhập ngành Ngành thép là ngành có rào cản gia nhập thị trường cao: Các doanh nghiệp muốn gia nhập ngành thép cần phải có một lượng vốn rất lớn để đầu tư: nhà máy, công nghệ, nguyên liệu đầu vào... Nhu cầu ngành Thép là khó dự đoán, phụ thuộc vào sức khỏe nền kinh tế. Khi kinh tế đi xuống, tình trạng dư thừa thép xảy ra. Ngành thép yêu cầu gắt gao về trình độ, công nghệ và không dễ để có hợp đồng tiêu thụ thép lớn nếu không có thâm niên lâu năm và các mối quan hệ đối tác trong nghề. Doanh nghiệp trong nước sẽ đối diện với nhiều trở ngại của hàng rào kỹ thuật. Đó là thiết bị, công nghệ của ngành thép còn hạn chế, các rào cản kỹ thuật có thể sẽ đẩy chi phí lên; những cản trở về giá cả, điều kiện vận chuyển; các nhà cung cấp muốn giữ công nghệ tốt nhất cho mình để làm lợi thế cạnh tranh... Với những trở ngại đó, nếu xây dựng các tiêu chuẩn kỹ thuật quá cao, quá khắt khe 11

theo chuẩn quốc tế với những công nghệ hiện đại nhất, sẽ có ít doanh nghiệp trong nước đáp ứng được. Chính phủ xem xét đưa ra những chính sách bảo vệ và dành nhiều ưu đãi cho doanh nghiệp trong nước: Bộ công thương ban hành các quyết định nhằm chống bán phá giá, hay quyết đinh áp thuế tự vệ đối với sản phẩm phôi thép và thép dài nhập khẩu vào Việt Nam. Ngành thép lao đao vì thép giá rẻ Trung Quốc tràn vào ồ ạt bằng cả đường chính ngạch lẫn nhập lậu. Từ năm 2013, nhiều doanh nghiệp thép đã phải đóng cửa, sản xuất cầm chừng, do thép Trung Quốc lấn át. Sự cạnh tranh không cân sức khiến thị trường thép trầm lắng một thời gian dài. Hiện nay, Trung Quốc đang dư thừa nguồn cung, thép giá rẻ có khả năng tiếp tục tràn vào Việt Nam mạnh hơn. Nếu không có các biện pháp phòng vệ, liên kết tăng sức cạnh tranh, các doanh nghiệp thép trong nước sẽ gặp khó khăn, thậm chí phá sản. Đây cũng là rào cản trở ngại rất lớn đối với các doanh nghiệp muốn tham gia vào thị trường này. 2.2 Cạnh tranh giữa các hãng đang tồn tại ở mức cao: Dự báo trong năm 2021, cạnh tranh trong ngành sẽ ngày một khốc liệt, khi những doanh nghiệp sử dụng công nghệ lò điện lạc hậu đang dần bị thị trường loại bỏ, thị phần tiếp tục cô đặc hơn và tập trung về tay những doanh nghiệp lớn, có lợi thế về chi phí sản xuất. Ngành thép là ngành có chi phí cố định cao, do đó các doanh nghiệp có thể tăng lợi thế nhờ quy mô, doanh nghiệp có quy mô lớn sẽ giảm đ ƣợc chi phí cố định/sản phẩm, giảm giá bán, tạo lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ khác. Dù tiềm năng tăng trưởng ngành thép là tích cực song thị trường Việt Nam vẫn là một thị trường “nhỏ và chật” đối với những người chơi trong nước và quốc tế. Vài năm trở lại đây, thị trường đang thanh lọc các nhà sản xuất yếu 12

kém để lựa chọn những người chơi có sức cạnh tranh tốt và khả năng chống chịu với cú sốc dư cung từ Trung Quốc. Các doanh nghiệp gia công có công suất nhỏ, quy trình sản xuất ngắn đang dần bị đẩy lùi khỏi thị trường, nhường chỗ cho số ít những nhà sản xuất quy mô lớn. Trong năm 2020, trong ngành thép xây dựng Hòa Phát tiếp tục duy trì vị thế dẫn đầu với 32,02% thị phần, Vnsteel đuổi theo sau với 16,49%. Những vị trí còn lại trong nhóm dẫn đầu vẫn được giữ nguyên với Pomina (7,18%), Vinakyoei (7,46%), FSH (6,26%). Có thể thấy ngành thép đã phân hóa rõ nét dựa trên khả năng cạnh tranh của mỗi doanh nghiệp. Điển hình là HPG với ưu thế quy mô và công nghệ lò cao và đặt biệt khu liên hợp gang thép Dung Quất đưa vào khai thác (công suất 600.000 tấn/năm) được hưởng lợi khi giá quặng sắt giảm đã nhanh chóng chiếm được thị phần từ các doanh nghiệp nhỏ và kéo dãn khoảng cách trong ngành. Rào cản ra khỏi ngành cao do việc thanh lý máy móc của các doanh nghiệp ngành không mang lại nhiều giá trị kinh tế. Điều này làm cho nhiều doanh nghiệp buộc phải ở lại ngành mặc dù hoạt động không hiệu quả như trước, làm tăng tính cạnh tranh trong ngành. 2.3 Sức ép từ những sản phẩm thay thế là rất ít Sản phẩm thay thế cho sắt thép là sản phẩm làm từ nguyên liệu khác như nhựa, gỗ. Khả năng thay thế của các sản phẩm này không cao do thép có kết cấu vững chắc hơn nhiều và ngày càng được ưa chuộng. Thép được coi là lương thực của mọi ngành công nghiệp. Hiện nay ch ƣa có nhiều nguồn tài...


Similar Free PDFs