Phân tích triết lý kinh doanh của KFC PDF

Title Phân tích triết lý kinh doanh của KFC
Author Blue Berry
Course văn hoá kinh doanh
Institution Trường Đại học Thăng Long
Pages 37
File Size 708.1 KB
File Type PDF
Total Downloads 10
Total Views 148

Summary

ĐẠI HỌC THĂNG LONGKHOA KINH TẾ - QUẢN LÍBÀI TIỂU LUẬNMÔN: VĂN HÓA DOANH NGHIỆP VÀ ĐẠO ĐỨC KINH DOANHPHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TRIẾT LÝKINH DOANH CỦA KENTUCKY FRIEDCHICKEN CORPORATION**Sinh viên thực hiện: Nhóm Light Đinh Huệ Linh A** 2. Trần Thế Tùng A 3. Trần Thu Phương A 4. Đinh Trung Hiếu AGV chấm 1 G...


Description

ĐẠI HỌC THĂNG LONG KHOA KINH TẾ - QUẢN LÍ

BÀI TIỂU LUẬN MÔN: VĂN HÓA DOANH NGHIỆP VÀ ĐẠO ĐỨC KINH DOANH

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TRIẾT LÝ KINH DOANH CỦA KENTUCKY FRIED CHICKEN CORPORATION Sinh viên thực hiện: Nhóm Light 1. Đinh Huệ Linh

A31649

2. Trần Thế Tùng 3. Trần Thu Phương 4. Đinh Trung Hiếu

A31729 A31040 A29955

GV chấm 1

GV chấm 2

TS. Trương Đức Thao

TS. Lê Huyền Trang

Mục lục PHẦN 1.

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TRIẾT LÝ KINH DOANH.........................1

1.1. Khái niệm của triết lý kinh doanh................................................................1 1.2. Đặc điểm của triết lý kinh doanh..................................................................1 1.3. Vai trò của triết lý kinh doanh.......................................................................1 1.4. Nội dung của triết lý kinh doanh...................................................................4 1.4.1.

Sứ mệnh và tầm nhìn của doanh nghiệp: Bản tuyên bố lý do tồn tại

của doanh nghiệp................................................................................................4 1.4.2.

Hệ thống các mục tiêu cơ bản của doanh nghiệp:...............................5

1.4.3.

Hệ thống các giá trị của doanh nghiệp:...............................................6

PHẦN 2. THỰC TRẠNG TRIẾT LÝ KINH DOANH CỦA KENTUCKY FRIED CHICKEN CORPORATION (TẬP ĐOÀN KFC)......................................7 2.1. Giới thiệu về Tập đoàn KFC..........................................................................7 2.1.1.

Vài nét về người sáng lập - ông Harland Sanders...............................7

2.1.2.

Vài nét về Tập đoàn KFC......................................................................8

2.1.3.

Lịch sử hình thành của Tập đoàn KFC...............................................9

2.1.4.

Lịch sử hoạt động của thương hiệu KFC tại Việt Nam (Công ty liên

doanh TNHH KFC Việt Nam)............................................................................10 2.2. Thực trạng Triết lý kinh doanh của Tập đoàn KFC..................................10 2.2.1.

Sứ mệnh, tầm nhìn của tập đoàn KFC...............................................10

2.2.2.

Mục tiêu và mục đích của KFC..........................................................13

2.2.3.

Các giá trị cốt lõi của KFC.................................................................18

2.3. Đánh giá........................................................................................................20 2.3.1.

Những ưu điểm và những thành tựu đạt được sau khi áp dụng triết

ký kinh doanh của Tập đoàn KFC.....................................................................20 2.3.2. Một vài hạn chế sau khi đã áp dụng triết lý kinh doanh của Tập đoàn KFC…….............................................................................................................23 2.3.3. PHẦN 3.

So sánh với đối thủ cạnh tranh – Chuỗi đồ ăn nhanh Lotteria.........24 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT HUY TRIẾT LÝ KINH

DOANH CỦA CÁC CÔNG TY Ở VIỆT NAM QUA TÌNH HUỐNG CỦA KFC 26

3.1. Tăng cường nghiên cứu, giảng dạy về triết lý kinh doanh trong các trường Đại học.......................................................................................................26 3.2. Các doanh nghiệp đi trước trong ngành F&B nên khuyến khích các doanh nhân, doanh nghiệp mới xây dựng triết lý kinh doanh, triết lý doanh nghiệp và kiên trì vận dụng, phát huy nó vào trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp 26 3.3. Các doanh nghiệp cần xây dựng một đội ngũ doanh nhân có văn hóa, có trí tuệ, có đạo đức nhằm phát huy tích cực triết lí kinh doanh..........................28

Danh mục bảng biểu, hình ả Hình 2.1. Harland Sanders (1890 – 1980)......................................................................7 Hình 2.2. Cửa hàng đầu tiên của KFC tại Salt Lake City, Utah on August 12, 2002.....8 Hình 2.3. Logo KFC................................................................................................10 Y Đồ thị 2.1. Số người bình luận về thương hiệu...........................................................24 Đồ

thị

2.2.

Số

người

bình

chọn 2

về

đồ

ăn

tại

2

thương

hiệu

Bảng 2.1. Bảng doanh thu của KFC từ năm 2001 – 2008............................................23 Bảng 2.2. Đánh giá thái độ phục vụ của 2 thương hiệu................................................25

Lời mở đầu Kinh doanh là hoạt động cơ bản của con người, xuất hiện cùng với hàng hóa và thị trường. Càng ngày con người càng nhận ra rằng kinh doanh không phải chỉ có các yếu tố thuộc về kinh tế mà một bộ phận quan trọng nữa của nó đó là các yếu tố văn hóa: một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh lâu dài đâu phải chỉ nhờ việc cạnh tranh, cung cấp hàng hóa dịch vụ mà còn ở cách thức mà doanh nghiệp đó cung ứng tới khách hàng, cách mà doanh nghiệp tổ chức nên bộ máy nhân sự… Hai yếu tố kinh tế và văn hóa luôn tác động qua lại và bổ sung cho nhau tạo nên một doanh nghiệp hoàn chỉnh. Mục tiêu chính của một doanh nghiệp là kinh doanh để kiếm lời. Còn việc kinh doanh như thế nào, kinh doanh đem lại lợi ích và giá trị cho ai thì đó là vấn đề của văn hóa doanh nghiệp. Tư tưởng tinh thần văn hóa doanh nghiệp được thể hiện thông qua triết lý kinh doanh. Đó là một hệ thống các giá trị cốt lõi có vai trò như kim chỉ nam định hướng các hoạt động của mỗi doanh nghiệp. Triết lý kinh doanh quy chiếu trong mình những giá trị mang tính chiến lược trong hoạt động của doanh nghiệp mà trong quá trình thực hiện theo hệ triết lý này, cả khách hàng, đối tác và những cá nhân trong tổ chức sẽ nhận thức ra những “đặc sắc”, “độc đáo” và điều tạo nên sự khác biệt cho doanh nghiệp. Tập đoàn KFC kinh doanh lĩnh vực nhà hàng thức ăn nhanh hoạt động theo hình thức nhượng quyền thương mại. Bên cạnh những mục tiêu về con số thực tế, KFC xây dựng được cho mình hệ thống triết lí kinh doanh chuẩn mực để tạo nên thành công vang dội như ngày nay. Đây cũng là lí do vì sao nhóm tác giả chọn Tập đoàn KFC trong đề tài lần này. Bài tiểu luận được trình bày theo bố cục 3 phần rõ ràng:  Phần 1: Cơ sở lý thuyết về triết lý kinh doanh.  Phần 2: Thực trạng triết lý kinh doanh của Kentucky Fried Chicken Corporation (Tập đoàn KFC).  Phần 3: Một số giải pháp nhằm phát huy triết lý kinh doanh của các công ty ở Việt Nam qua tình huống của KFC.

PHẦN 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TRIẾT LÝ KINH DOANH 1.1. Khái niệm của triết lý kinh doanh Triết lý kinh doanh là tư tưởng triết học phản ánh thực tiễn kinh doanh thông qua con đường trải nghiệm, suy ngẫm, khái quát hóa của chủ thể kinh doanh và chỉ dẫn cho hoạt động kinh doanh. Có thể hiểu một cách đơn giản hơn, triết lý kinh doanh là “trái tim” của một doanh nghiệp, là tất cả những “lí lẽ”, những giá trị mà một doanh nghiệp cần giữ lấy, cần đạt được để duy trì “sự sống” trên thương trường khắc nghiệp ngày nay. Một triết lý kinh doanh tốt hiện nay cũng luôn phác thảo ra những giá trị của doanh nghiệp đối với sự phát triển của xã hội hiện nay. Và là một chủ doanh nghiệp, bạn cần phải tự tìm ra con đường cho riêng doanh nghiệp của mình. 1.2. Đặc điểm của triết lý kinh doanh Triết lý kinh doanh là những tư tưởng chỉ đạo, định hướng dẫn dắt hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nó được hình thành từ thực tiễn kinh doanh và khả năng khái quát hóa, sự suy ngẫm, trải nghiệm của chủ thể kinh doanh và là hạt nhân của văn hóa doanh nghiệp, nằm trong tầng sâu nhất, cốt lõi nhất của văn hóa doanh nghiệp. Dựa theo quy mô của chủ thể kinh doanh, triết lý kinh doanh có thể phân ra thành hai loại là:  Triết lý kinh doanh áp dụng cho cá nhân: Là các triết lý được rút ra từ kinh nghiệm, bài học thành công và thất bại trong quá trình kinh doanh, có ích cho các cá thể kinh doanh.  Triết lý kinh doanh áp dụng cho tổ chức, doanh nghiệp: Là triết lý kinh doanh chung của tất cả các thành viên của một doanh nghiệp cụ thể. Khi một chủ thể kinh doanh trở thành người lãnh đạo doanh nghiệp, họ sẽ cố gắng vận dụng các tư tưởng triết học về kinh doanh và tổ chức quản lý của họ, phát triển nó thành triết lý chung của doanh nghiệp đó. Nó là lý tưởng, là phương châm hành động, là hệ giá trị và mục tiêu chung của doanh nghiệp chỉ dẫn cho hoạt động nhằm làm cho doanh nghiệp đạt hiệu quả cao trong kinh doanh. Trong bài tiểu luận, nhóm tác giả chỉ tập trung và sử dụng triết lý kinh doanh áp dụng cho tổ chức, doanh nghiệp để phân tích và làm rõ cho đề tài cần nghiên cứu lần này, bỏ qua loại triết lý kinh doanh áp dụng cho cá nhân. 1.3. Vai trò của triết lý kinh doanh Vai trò của triết lý kinh doanh trong quản lý và phát triển doanh nghiệp: 1

 Triết lý kinh doanh là cốt lõi của văn hóa doanh nghiệp, tạo ra phương thức phải triển bền vững cho doanh nghiệp: Có nhiệm vụ xác định sứ mệnh, các giá trị cốt lõi và phương châm hoạt động, quản lý của doanh nghiệp nên triết lý kinh doanh trở thành yếu tố quan trọng nhất trong 5 nhân tố cấu thành văn hóa doanh nghiệp. Muốn tồn tại và phát triển mỗi tổ chức đều phải xây dựng cho mình mục tiêu mà mình muốn vươn tới cũng như con đường riêng để đi đến mục tiêu đó như thế nào, và từ đó hình thành nên hệ thống chiến lược của tổ chức. Sứ mệnh và giá trị cốt lõi có ý nghĩa định hướng sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, hướng mọi thành viên trong doanh nghiệp tới một mục đích chung. Triết lý doanh nghiệp là cái ổn định, rất khó thay đổi, nó phản ánh cái tinh thần – ý thức của doanh nghiệp ở trình độ bản chất, có tính khái quát, cô đọng và hệ thống hơn so với các yếu tố ý thức đời thường và tâm lý xã hội. Một khi đã phát huy được tác dụng thì triết lý doanh nghiệp trở thành ý thức lý luận và hệ tư tưởng chung của doanh nghiệp, bất kể có sự thay đổi về lãnh đạo. Do đó triết lý doanh nghiệp là cơ sở bảo tồn phong thái và bản sắc văn hóa của doanh nghiệp. Akio Morita, cựu chủ tịch công ty Sony nhận xét: “Vì công nhân viên làm việc với công ty trong một thời gian dài cho nên họ thường kiên trì giữ vững quan điểm của họ. Lý tưởng của công ty không hề thay đổi. Khi tôi rời công ty để về nghỉ, triết lý của công ty Sony vẫn tiếp tục tồn tại”. Vì vậy, triết lý kinh doanh trở thành nền tảng của văn hóa doanh nghiệp. Triết lý doanh nghiệp ít hiện hữu với xã hội bên ngoài; nó là tài sản tinh thần của doanh nghiệp, là cái tinh thần “thấm sâu vào toàn thể doanh nghiệp, từ đó hình thành một sức mạnh thống nhất” tạo ra một hợp lực hướng tâm chung. Không phải ngẫu nhiên mà ở Nhật Bản, khoảng 200 ngàn thành viên của hãng Matsushita Electric vẫn đọc và hát về triết lý của công ty vào mỗi ngày làm việc; họ cảm nhận được lý tưởng của công ty thấm sâu vào tim óc họ, làm cho họ làm việc nhiệt tình phấn khích vì những mục tiêu cao cả. Do vậy, triết lý doanh nghiệp là công cụ tốt nhất của doanh nghiệp để thống nhất hành động của người lao động trong một sự hiểu biết chung về mục đích và giá trị. Triết lý doanh nghiệp là cốt lõi của phong cách – phong thái của doanh nghiệp. Triết lý doanh nghiệp góp phần tạo lập nên văn hóa doanh nghiệp, là yếu tố có vai trò quyết định trong việc thúc đẩy và bảo tồn nền văn hóa này. Qua đó, nó góp phần tạo nên một nguồn nội lực mạnh mẽ từ doanh nghiệp.

 Triết lý kinh doanh là công cụ định hướng và cở sở quản lý chiến lược, làm nên thành công của doanh nghiệp: 2

Theo Peter và Waterman, chính triết lý kinh doanh (các ông gọi là hệ thống giá trị) mang tính định tính làm cho các công ty thành công hơn về tài chính so với những mục tiêu định lượng (lợi nhuận, thu nhập trên mỗi cổ phiếu, chỉ tiêu tăng trưởng), nó bù đắp cho chỗ yếu, chỗ bất lực của cơ cấu tổ chức, của kế hoạch trước những cơ hội xuất hiện tình cờ, khó đoán trước và không thể dự đoán chính xác. “Một khi triết lý sống của công ty đã thâm nhập vào toàn bộ công nhân viên chức thì lúc đó công ty có một sức mạnh lớn và sự mềm dẻo hơn trong kinh doanh” (Morita). Tính định tính, sự trừu tượng của triết lý kinh doanh cho phép doanh nghiệp có sự linh hoạt nhiều hơn trong việc thích nghi với môi trường đang thay đổi và các hoạt động bên trong. Nó tạo ra sự linh động trong việc thực hiện, sự mềm dẻo trong kinh doanh. Nó chính là một hệ thống các nguyên tắc tạo nên cái “dĩ bất biến ứng vạn biến” của doanh nghiệp. Triết lý kinh doanh có vai trò định hướng, là một công cụ để hướng dẫn cách thức kinh doanh phù hợp với văn hóa của doanh nghiệp. Nếu thiếu một triết lý doanh nghiệp có giá trị thì chẳng những tương lai lâu dài của doanh nghiệp có độ bất định cao mà ngay cả trong việc lập các kế hoạch chiến lược và dự án kinh doanh của nó cũng rất khó khăn vì thiếu một quan điểm chung về phát triển giữa các tầng lớp, bộ phận của tổ chức doanh nghiệp. Sự trung thành với triết lý kinh doanh còn làm cho nó thích ứng với những nền văn hóa khác nhau ở các quốc gia khác nhau đem lại thành công cho các doanh nghiệp. Đối với tầng lớp cán bộ quản trị, triết lý doanh nghiệp là một văn bản pháp lý và cơ sở văn hóa để họ có thể đưa ra các quyết định quản lý quan trọng, có tính chiến lược, trong những tình huống mà sự phân tích kinh tế lỗ - lãi vẫn chưa giải quyết được vấn đề. Vì vậy, trong các công ty xuất sắc của Mỹ như IBM, Intel… các nhà quản trị đều có thói quen đối chiếu triết lý doanh nghiệp với các dự định hành động cũng như các kế hoạch chiến lược trong giai đoạn xây dựng. Họ nhận thức được rằng nếu làm trái với sứ mệnh và giá trị của công ty thì kế hoạch sẽ bị thất bại và họ sẽ bị xử lý kỷ luật rất nặng. Ví dụ như ở HP: các cán bộ quản lý thường dựa vào triết lý kinh doanh để phân tích, lựa chọn các khả năng trước khi đưa ra một quyết định kinh doanh. Tại công ty Sony, vào thời kỳ mới ra đời, Ibika đã chế tạo thành công chiếc radio thu song ngắn. Sản phẩm bán chạy, nhiều người đề nghị ông mở rộng sản xuất mặt hàng này nhưng ông kiên quyết từ chối, vì ông tuân thủ triết lý kinh doanh của công ty là “tìm kiếm những điều mới lạ chưa từng thấy để phục vụ toàn thế giới” nên để thực hiện lý tưởng cao đẹp này, “chúng tôi không chỉ nhằm vào sản xuất radio không thôi”. Việc sáng chế ra những sản phẩm mới sau đó như máy thu thanh bỏ túi, tivi bán dẫn, đèn hình màu triniton, máy Walkman… đã chứng tỏ giới quản lý Sony đã trung thành với triết lý của mình và đã thành công với nó. 3

 Triết lý kinh doanh là phương tiện để giáo dục, định hướng nguồn nhân lực Triết lý doanh nghiệp cung cấp các giá trị, chuẩn mực hành vi, nhằm tạo nên một phong cách làm việc, sinh hoạt chung của doanh nghiệp, đậm đà bản sắc văn hóa của nó. Công tác đào tạo, giáo dục và phát triển nguồn nhân lực có vai trò quyết định sự thành bại của doanh nghiệp. Với việc vạch ra lý tưởng và mục tiêu kinh doanh, triết lý kinh doanh giáo dục cho đội ngũ nhân lực đầy đủ về lý tưởng, về công việc và trong một môi trường văn hóa tốt nhân viên sẽ tự giác hoạt động, phấn đấy vươn lên, và có lòng trung thành, tinh thần hết mình vì doanh nghiệp. Ví dụ: Tại IBM, toàn thể công nhân viên được hướng dẫn một mục tiêu “Kính trọng đối với mọi người, phục vụ khách hàng tốt nhất, mọi nhân viên trong công ty đều phải có thành tích tối ưu”. Triết lý kinh doanh đề ra một hệ giá trị đạo đức chuẩn làm căn cứ đánh giá hành vi của mọi thành viên nên nó có vai trò điều chỉnh hành vi của nhân viên qua việc xác định bổn phận, nghĩa vụ của mỗi thành viên đối với doanh nghiệp, với thị trường khu vực và với xã hội nói chung. Các đức tính thường được nêu ra như trung thực, tính đồng đội và sẵn sàng hợp tác, tôn trọng cá nhân, tôn trọng kỷ luật… Nhờ có hệ thống giá trị được tôn trọng, triết lý doanh nghiệp còn có tác dụng bảo vệ nhân viên, tránh trường hợp lạm dụng chức quyền, phân xử không minh bạch của một bộ phận cán bộ trong doanh nghiệp. 1.4. Nội dung của triết lý kinh doanh 1.4.1. Sứ mệnh và tầm nhìn của doanh nghiệp: Bản tuyên bố lý do tồn tại của doanh nghiệp Sứ mệnh của doanh nghiệp là một khái niệm dùng để xác định các mục đích của doanh nghiệp, những lý do doanh nghiệp đó ra đời và căn cứ tồn tại, phát triển của nó. Sứ mệnh của doanh nghiệp chính là bản tuyên ngôn của doanh nghiệp đó đối với xã hội, nó chứng minh tính hữu ích và các ý nghĩa trong sự tồn tại của doanh nghiệp đối với xã hội. Thực chất bản tuyên bố về sứ mệnh của doanh nghiệp chỉ tập trung làm sáng tỏ một vấn đề hết sức quan trọng: "Công việc kinh doanh của doanh nghiệp nhằm mục đích gì?". Phạm vi của bản tuyên bố về sứ mệnh thường liên quan đến sản phẩm, thị trường khách hàng công nghệ và những triết lý khác mà công ty theo đuổi. Sứ mệnh của doanh nghiệp đề ra sẽ hướng tới thị trường thì vì vào sản phẩm. Các tuyên ngôn đều phải mang tính khả thi và cụ thể, không phóng đại.

4

Ví dụ: Sứ mệnh của Vingroup là “Vì một cuộc sống tốt đẹp hơn cho người Việt”; Sứ mệnh của Vinamilk là “Vinamilk cam kết mạng đến cho cộng đồng nguồn dinh dưỡng và chất lượng cao cấp hàng đầu bằng chính sự trân trọng, tình yêu và trách nhiệm cao của mình với cuộc sống con người và xã hội”… Tầm nhìn tập trung vào tương lai. Nó là nguồn cảm hứng và động lực. Nó thường không chỉ mô tả tương lai của doanh nghiệp mà còn mô tả tương lai của toàn ngành/ lĩnh vực doanh nghiệp đó đang kinh doanh. Nó thậm chí còn tạo ra xu thế ảnh hưởng tới sự phát triển chung của toàn xã hội. Để phân biệt rõ giữa sứ mệnh và tầm nhìn, nhóm tác giả đưa ra ví dụ về công ty CP Kinh Đô như sau: Tầm nhìn của Kinh Đô là “mang hương vị đến cho cuộc sống mọi nhà bằng những thực phẩm an toàn, dinh dưỡng, tiện lợi và độc đáo”. Sứ mệnh của họ “không ngừng sáng tạo mang lại những trải nghiệm mới lạ về hương vị cùng cam kết về chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm…” Cách xác định tầm nhìn và sứ mệnh của Kinh Đô là khá rõ ràng. Với việc đưa ra tầm nhìn của doanh nghiệp, họ đã thoát khỏi hình ảnh một công ty bánh kẹo, mà là một doanh nghiệp thực phẩm với việc nhấn mạnh vào chất lượng sản phẩm. Với những doanh nghiệp mới thành lập, đặt kế hoạch mới, chương trình mới để hoạch định dịch vụ của mình thì xây dựng tầm nhìn trước, vì nó sẽ dẫn dắt sứ mệnh và phần còn lại của kế hoạch chiến lược theo đó. Với những doanh nghiệp đã thành lập thì đã có sẵn sứ mệnh, thường thì khi đó sứ mệnh sẽ dẫn dắt tầm nhìn và phần còn lại của kế hoạch chiến lược cho tương lai. 1.4.2. Hệ thống các mục tiêu cơ bản của doanh nghiệp: Các mục tiêu cơ bản đề ra ngay từ đầu thường là các mục tiêu trung hạn và dài hạn của tổ chức. Phần này thể hiện những mong muốn cần đạt được trong kỳ hạn dài của những người sáng lập doanh nghiệp, nhà quản trị cấp cao cũng như các thành viên trong tổ chức. Mục tiêu lâu dài trong văn bản triết lý kinh doanh thường có vẻ gần gũi với nhiệm vụ của tổ chức hơn là những mục tiêu định lượng hoặc định tính thông thường trong các bản kế hoạch chiến lược hay kế hoạch tác nghiệp. Một số các mục tiêu dài hạn mà doanh nghiệp thường xem xét và đặt ra ngay từ đầu trong triết lý kinh doanh là:  Vị thế của doanh nghiệp trên thị trường;  Cải tiến và đổi mới, năng suất, khả năng sinh lời;  Các nguồn lực của doanh nghiệp;  Thành tích và thái độ của người lao động;  Trách nhiệm xã hội. 5

Tùy theo quy mô hoạt động và những khả năng tiềm tàng, mục tiêu trong triết lý kinh doanh cần thích ứng với vị thế của doanh nghiệp trên thị trường, điều này sẽ hạn chế tính phi thực tế trong triết lý kinh doanh. Ví dụ: Mục tiêu của tập đoàn Sony:  Phục vụ toàn thế giới;  Cố gắng làm cho mọi người có thể cống hiến hết khả năng của mình;  Là người đi tiên phong, khai phá con đường mới. 1.4.3. Hệ thống các giá trị của doanh nghiệp: Giá trị của doanh nghiệp là niềm tin căn bản của những người làm việc trong doanh nghiệp, xác định thái độ của doanh nghiệp với những đối tượng: người sở hữu, nhà quản trị, đội ngũ những người lao động, khách hàng và các đối tượng khác có liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp. Những giá trị này bao gồm:  Giá trị cốt lõi: Yếu tố quy định những chuẩn mực chung và có niềm tin lâu dài của một tổ chức  Các nguyên lý hướng dẫn hành động, định hướng hành vi của tổ chức, có vai trò rất quan trọng trong nội bộ tổ chức Giá trị cốt lõi thườn...


Similar Free PDFs