Tâm lý học trẻ tiểu học và vấn đề giạo dục đạo đức học sinh tiểu học PDF

Title Tâm lý học trẻ tiểu học và vấn đề giạo dục đạo đức học sinh tiểu học
Author Nguyên Bùi
Course Tâm lý
Institution Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh
Pages 25
File Size 699.4 KB
File Type PDF
Total Downloads 155
Total Views 661

Summary

ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINHKHOA TÂM LÝ HỌCTIỂU LUẬNĐỜI SỐNG TÌNH CẢM CỦA TRẺ TIỂU HỌC VÀ THỰC TRẠNGGIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH TIỂU HỌC HIỆN NAYHỌC PHẦN: PSYC176005 – Tâm lý học phát triển 1Thành Phố Hồ Chí Minh, ngày 19 tháng 12 năm 2021ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINHKHOA TÂM L...


Description

ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA TÂM LÝ HỌC 

TIỂU LUẬN

ĐỜI SỐNG TÌNH CẢM CỦA TRẺ TIỂU HỌC VÀ THỰC TRẠNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH TIỂU HỌC HIỆN NAY

HỌC PHẦN: PSYC176005 – Tâm lý học phát triển 1

Thành Phố Hồ Chí Minh, ngày 19 tháng 12 năm 2021

ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA TÂM LÝ HỌC 

TIỂU LUẬN

ĐỜI SỐNG TÌNH CẢM CỦA TRẺ TIỂU HỌC VÀ THỰC TRẠNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH TIỂU HỌC HIỆN NAY

HỌC PHẦN: PSYC176005 – Tâm lý học phát triển 1

Sinh viên thực hiện

:

Mã số sinh viên

:

Bùi Nguyễn Quốc Nguyên 46.01.614.072

Lớp Học phần

:

PSYC176005

Giảng viên hướng dẫn

:

ThS. Chung Vĩnh Cao

Thành Phố Hồ Chí Minh, ngày 19 tháng 12 năm 2021

MỤC LỤC MỞ ĐẦU................................................................................................................................ 1 NỘI DUNG ............................................................................................................................ 3 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN .............................................................................................. 3 I. Đời sống tình cảm ................................................................................................................ 3 1. Khái niệm xúc cảm, tình cảm ........................................................................................... 3 2. Đặc điểm của đời sống tình cảm ....................................................................................... 3 2.1 Đối tượng gây xúc cảm cho học sinh tiểu học ............................................................... 3 2.2 Trẻ tiểu học dễ xúc động và khó kìm hãm xúc cảm của mình ....................................... 4 2.3 Tình cảm của học sinh tiểu học còn chưa bền vững ...................................................... 4 3. Sự phát triển các tình cảm cấp cao ở trẻ ........................................................................... 6 II. Sự phát triển đạo đức của trẻ tiểu học................................................................................. 7 1. Khái niệm đạo đức........................................................................................................... 7 2. Sự phát triển xúc cảm và tình cảm đạo đức của trẻ tiểu học .............................................. 7 2.1 Sự phát triển lòng vị tha ............................................................................................. 7 2.2 Tính hiếu chiến .......................................................................................................... 8 3. Sự phát triển nhận thức đạo đức của lứa tuổi tiểu học....................................................... 9 4. Sự hình thành các hành vi đạo đức ................................................................................. 11 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ PHƯƠNG PHÁP GDĐĐ HIỆU QUẢ ................................ 13 I. Thực trạng GDĐĐ ............................................................................................................. 13 1. Về nhận thức tầm quan trọng của GDĐĐ của học sinh.................................................... 13 2. Thực trạng về thực hiện nội dung của hoạt động GDĐĐ cho học sinh tiểu học. ................ 13 3. Thực trạng về hình thức tổ chức GDĐĐ ......................................................................... 14 4. Thực trạng về phương pháp GDĐĐ cho học sinh ............................................................ 15 II. Một vài biện pháp nâng cao GDĐĐ ở học sinh tiểu học...................................................... 16 1. Nâng cao chất lượng về xây dựng kế hoạch GDĐĐ học sinh ............................................ 16 2. Tổ chức bộ máy, sắp xếp nhân sự thực hiện kế hoạch GDĐĐ chặt chẽ, khoa học .............. 17 3. Tổ chức GDĐĐ thông qua phương thức tích hợp vào các môn học khác. ......................... 17 2.1 Về nguyên tắc........................................................................................................... 18 2.2 Quy trình tổ chức GDĐĐ theo định hướng tích hợp ................................................... 18 KẾT LUẬN .......................................................................................................................... 21

1

MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Học sinh tiểu học là mầm non của đất nước chúng ta, sự phát triển của các em cũng quan trọng như sự nghiệp phát triển đất nước. Ngày nay đời sống ngày càng hiện đại, thế giới tiếp nhận sự bùng nổ của khoa học – công nghệ, các em cũng chịu không ít ảnh hưởng về đời sống tâm lý, tình cảm của mình. Vì vậy phần lớn các trẻ em ngày nay đều được đi học, được tiếp cận với nền giáo dục hiện đại tuy vậy một phần lớn phụ huynh và giáo viên vẫn chưa thực sự hiểu được về sự phát triển tâm lý của trẻ dẫn đến nhiều vấn đề sai sót trong việc giáo dục. Ở độ tuổi tiểu học, trong đó vấn đề đạo đức con người là một trong những vấn đề cần được quan tâm hàng đầu. Đầu tiên, để đánh giá đạo đức của một con người nói chung, một đứa trẻ nói riêng ta cần xem xét về hành vi và lời nói của trẻ mà hành vi của trẻ lại xuất phát phần nhiều đến từ đời sống tình cảm cùng với sự phát triển nhân cách của trẻ. Điều này sẽ thể hiện nhiều trong việc ứng xử qua các mối quan hệ hằng ngày của trẻ với bố mẹ, ông bà, thầy cô và bạn bè. Đó cũng là nền tảng, là cơ sở cho việc hình thành nhân cách, nguyên tắc và chuẩn mực hành vi đạo đức. Việc GDĐĐ ( GDĐĐ ) giúp các em đánh giá đâu là đúng, đâu là sai. Do đó, ngoài việc dạy các môn văn hóa và tìm hiểu kiến thức khoa học, học sinh cũng cần rèn luyện và phát triển đạo đức, kỹ năng sống,... Trẻ ngày càng có xu hướng nói bậy, văng tục trong trường học, vô lễ với thầy cô,. Ngoài ra có những gia đình cha mẹ bận đi làm, kiếm tiền mà không quan tâm đến trẻ dẫn đến sự suy yếu về mặt đời s ống tình cảm từ đó ảnh hưởng đến các quá trình phát triển nhân cách và hành vi đạo đức của trẻ. Trước thực trạng đó GDĐĐ càng trở nên cấp thiết và quan trọng. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng từng nói rằng: “ “Hiền dữ phải đâu là tính sẵn. Phần nhiều do giáo dục mà nên”. Vì vậy đề tài “ đời sống tình cảm của trẻ tiểu học và vấn đề giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học hiện nay “ được tiến hành nhằm nâng cao kiến thức về tâm lý trẻ tiểu học. Qua đó, ứng dụng và đưa ra những biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục hành vi đạo đức của trẻ.

2

2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu về đời sống tình cảm của trẻ tiểu học. Bên cạnh đó, tìm hiểu về sự phát triển đạo đức của trẻ. Đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao việc GDĐĐ cho học sinh tiểu học ở Việt Nam hiện nay. 3. Đối tượng nghiên cứu Đời sống tình cảm của trẻ tiểu học và giáo dục đạo đức của trẻ tiểu học. 4. Phạm vi nghiên cứu * Phạm vi không gian Phạm vi nghiên cứu chủ yếu diễn ra trên lãnh thổ Việt Nam tại Thành Phố Hồ Chí Minh. * Phạm vi thời gian Đề tài được thực hiện bắt đầu từ ngày 19/12/2021 cho đến ngày 30/12/2021. 5. Phương pháp nghiên cứu Các phương pháp được sử dụng trong việc nghiên cứu đề tài bao gồm:  Phương pháp nghiên cứu định tính  Phương pháp nghiên cứu và phân tích tài liệu  Phương pháp quan sát 6. Kết cấu của đề tài Bài tiểu luận bao gồm 20 trang, 1 hình ảnh, 3 bảng khảo sát. Ngoài ra còn có phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và được kết cấu thành 2 chương như sau:  Chương 1: Cơ sở lý luận.  Chương 2: Thực trạng và phương pháp GDĐĐ hiệu quả.

3

NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN I. Đời sống tình cảm 1. Khái niệm xúc cảm, tình cảm Theo giáo trình Tâm Lý học đại cương – Huỳnh Văn Sơn, xúc cảm là những rung động của con người đối với từng sự vật, hiện tượng riêng lẻ có liên quan đến nhu cầu, động cơ của người đó trong những tình huống nhất định. Còn tình cảm là những rung động nhưng nó biểu thị thái độ của con người đối với một loạt sự vật, hiện tượng có liên quan đến nhu cầu, động cơ của chủ thể. 2. Đặc điểm của đời sống tình cảm 2.1 Đối tượng gây xúc cảm cho học sinh tiểu học Phần lớn xúc cảm của trẻ dễ bị tác động bởi những hình ảnh, sự vật cụ thể và mang tính sinh động. Ở tuổi tiểu học, hệ thống tín hiệu thứ nhất ( sự vật, hiện tượng và các thuộc tính của nó ) có phần nổi trội hơn so với hệ thống tín hiệu thứ hai ( ngôn ngữ, chữ viết ). Chẳng hạn, ta không thể giảng cho trẻ những lý luận sâu sắc như tư tưởng của chủ tịch Hồ Chí Minh hay các học thuyết khoa học cao siêu, trẻ cũng khó thể hiện cảm xúc mãnh liệt trước những câu ca dao, tục ngữ hay các tác phẩm văn học có chiều sâu. Trẻ dễ bị thu hút bởi hình ảnh cụ thể, đặc biệt là mang tính sinh động cao. Ví dụ, các em nữ thường bị thu hút bởi những con búp bê, gấu hoặc những đồ chơi có sự nữ tính, thẩm mỹ cao. Các em nam thì có thể thích siêu nhân, những con thú thể hiện sự mạnh mẽ. Ngay cả việc tiếp thu các tri thức, các em không chỉ dựa vào lý trí mà còn dựa vào cảm tính, chứa đầy màu sắc tình cảm. Nhà văn người Nga K.D.Ushinsky nói rằng: “ Trẻ em tư duy bằng hình thù, màu sắc, âm thanh và bằng cảm xúc nói chung “. Ở độ tuổi này, các em dễ bị lây những cảm xúc từ người khác. Chẳng hạn, ở tiểu học khi các em chơi chung một nhóm mà thấy bạn mình đang buồn vì bị cô giáo trách mắng, các em cũng thể hiện nỗi buồn và sự đồng cảm.

4

2.2 Trẻ tiểu học dễ xúc động và khó kìm hãm xúc cảm của mình Tính dễ xúc cảm của trẻ trước hết thể hiện ở chỗ xúc cảm thâm nhập vào mọi quá trình tâm lý của các em. Trước hết chính là các quá trình nhận thức như tri giác, tư duy, tưởng tượng. Vì vậy, các hoạt động mang tính trí tuệ ở các em đều thắm đượm màu sắc tình cảm. Như Ushinsky đã nói các em tư duy bằng “ hình thức “ và “ âm thanh “. Do đó, trong quá trình học tập ta thường nét mặt các em sẽ vui vẻ, phấn khởi khi hoàn thành được những nhiệm vụ được giao nhưng cũng có lúc nhăn mặt, cau có khi gặp phải vấn đề không giải quyết được. Tóm lại, cảm xúc và màu sắc cảm xúc đều chi phối mạnh mẽ các quá trình nhận thức và hoạt động của các em. Ngoài việc các em dễ xúc cảm, trẻ tiểu học cũng dễ xúc động. Vì thế, sự quan tâm của các em đối với những sự vật như vật nuôi, cây cối, cảnh vật… đều mang tính chân thực. Một đặc điểm dễ nhận dạng hơn là trong các bài làm văn, các em sử dụng nhiều biện pháp nhân hóa cho những thứ mà các em yêu quý. Cảm xúc vui, buồn của các em phần lớn được thể hiện trên nét mặt như vui khi được khen hoặc buồn khi bị la mắng. Các em chưa có khả năng “ giấu “ cảm xúc như ở người lớn. Trong quá trình dạy học, giáo viên nên trau dồi kỹ năng giảng dạy, kể chuyện truyền cảm, điều này có thể dễ dàng tạo sự thích thú đến mức các em phải lắng nghe chăm chú, vỗ tay thán phục… Cũng vì các em dễ xúc cảm, xúc động nên năng lực kiềm chế cảm xúc ở các em vẫn còn kém. Trẻ bộc lộ cảm xúc của mình một cách hồn nhiên mà không quan tâm mình phải thể hiện nó như thế nào hay cảm xúc này mình có cần phải biểu l ộ hay không. Đây cũng chính là đặc điểm khiến phần lớn các em thường hay ồn và mất trật tự trong giờ học. Các em cũng dễ khóc, có thể là do bị cô giáo mắng, có thể do bạn bè trêu ghẹo hoặc do bố mẹ không mua đồ chơi. Vì vậy nên tuổi này các em hay bị trêu là “ mít ướt “. Sở dĩ có hiện tượng này là do quá trình hưng phấn của học sinh diễn ra mạnh hơn ức chế, chức năng của vỏ não chưa đủ mạnh để điều hòa các hoạt động của vỏ não một cách thường xuyên. Mặt khác, về mặt tâm lý, ý thức và năng lực phẩm chất của ý chí không thể kiểm soát, điều tiết được cảm xúc của các bé. 2.3 Tình cảm của học sinh tiểu học còn chưa bền vững

5

Ở lứa tuổi tiểu học, các em thường dễ cảm thấy “ cả thèm chóng chán “. Có nghĩa là các em đang thể hiện sự quan tâm, thích thú với đối tượng này nhưng lại có đối tượng khác cuốn hút hơn, hấp dẫn hơn thì các em quên đi đối tượng cũ và tập trung vào đối tượng mới. Ví dụ, các em hay mua đồ chơi theo các nhân vật của một bộ phim siêu nhân hay hoạt hình nào đó, tuy nhiên khi các em xem được một bộ phim hoạt hình khác hấp dẫn hơn thì các em lại hướng sự chú ý của mình vào những món đồ chơi mang hình dáng của các nhân vật trong những bộ phim hoạt hình đó. Đặc điểm này còn thể hiện qua vấn đề kết bạn của các em. Các em kết bạn một cách nhanh chóng chỉ qua một vài hành động nhỏ như cho nhau mượn bút, thước, chia sẻ đồ ăn hay chỉ đơn giản là đi về nhà cùng nhau. Tuy nhiên, chỉ vài mâu thuẫn nhỏ cũng có thể khiến mối quan hệ này rạn nứt nhưng cũng lại nhanh chóng làm lành và bỏ qua cho nhau. Trong đặc điểm này, các em cũng dễ dàng có sự chuyển hóa cảm xúc. Đặc biệt là ở lớp 1 và lớp 2, các em có thể khóc vì một chuyện gì đó nhưng tâm trạng đó không kéo dài, các em sau đó rồi cũng cười vui vẻ trở lại. Hầu như các trạng thái cảm xúc của các em chưa thể kéo dài như đối với người lớn. “ Tình cảm của các em ở lứa tuổi này chưa thể sâu sắc, bền vững như người lớn là điều tất nhiên, bởi vì những ấn tượng do xúc cảm của các em đem lại còn phải được củng cố, liên kết với nhau, “ nhào luyện “, thể nghiệm trong quá trình sống của các em mới hình thành nên những tình cảm bền vững được “ – Theo cô Trần Thị Thu Mai, giảng viên Khoa Tâm lý trường Đại học Sư phạm TPHCM. Tuy nhiên, chúng ta không nên nghĩ rằng tất cả những ấn tượng về quãng thời gian này sẽ biến mất, ngược lại, chúng ta phải thấy rằng chính những cảm xúc mạnh mẽ đó đã để lại ấn tượng rất mạnh mẽ (dù tốt hay xấu) trong tâm hồn trong sáng của tr ẻ thơ. Đôi khi ta lớn lên, những ấn tượng này sẽ luôn sâu đậm hơn. Chúng ta có thể sử dụng đặc điểm này trong việc GDĐĐ cho trẻ qua việc xúc cảm của trẻ đối với một nhân vật hay sự việc nào đó được củng cố thường xuyên thông qua

6

những bài giảng, hoạt động, cuộc sống hằng ngày sẽ tạo nên những tình cảm sâu sắc như lòng yêu thương cha mẹ, thầy cô là tiền đề cho nét tính cách lễ phép. 3. Sự phát triển các tình cảm cấp cao ở trẻ * Tình cảm trí tuệ Ở lớp 3, lớp 4 các em bắt đầu thể hiện sự thích thú đối với các môn học và bắt đầu ham đọc sách. Các em cũng quan tâm hơn về điểm số và có sự ganh đua với các bạn. Thái độ, sự đánh giá của người lớn với điểm số của trẻ có ảnh hưởng sâu sắc đến sự cố gắng học tập của trẻ. Tính tò mò và ham hiểu biết là phát triển rõ nét nhất trong tình cảm trí tuệ của học sinh tiểu học. Các em dần có sự so sánh những kiến thức mình được học so với những điều mà thực tế đang diễn ra. Vì vậy, các em dần hình thành “ nhu cầu nhận thức “ muốn khám phá nhiều cái mới lạ. Đọc sách đã trở thành nhu cầu khám phá, tìm hiểu và bắt đầu trở thành hoạt động yêu thích của học sinh tiểu học. Niềm yêu thích đọc sách của học sinh lớp 1, lớp 2 liên quan trực tiếp đến kết quả tiếp thu từ vựng mới và truyện ngắn, cũng như tác dụng của việc cố gắng đọc trôi chảy, rõ ràng. Ở nhà, họ thường mở sách ra đọc to cho cả nhà nghe, mong rằng mọi ngườ i sẽ hứng thú với câu chuyện và tình tiết. Học sinh lớp 3 và lớp 4 bắt đầu thích đọc truyện tranh, truyện khoa học lâu hơn sách giáo khoa. Các em thường trao đổi sách, truyện cho nhau đọc và kể cho nhau nghe những điều các em cảm thấy thú vị khi đọc. * Tình cảm thẩm mỹ Học sinh tiểu học có mong muốn giữ gìn vẻ ngoài sạch sẽ. Do đó người lớn cần duy trì thói quen ăn mặc gọn gàng, đầu tóc sạch sẽ ở trẻ. Các em cũng thích sở hữu dụng cụ học tập đẹp, nhiều hình dáng lạ mắt, thích tập vở phải sạch đẹp. Việc tạo động l ực cho học sinh tiểu học thích nghe nhạc, hát, vẽ sẽ dễ trau dồi thị hiếu của học sinh tiểu học. Những đứa trẻ rất thích âm nhạc và các bài hát sử thi, thích nhìn những bức tranh nhiều màu sắc, và thích những bức tranh phong cảnh và biếm họa phản ánh các hoạt động.vCó khả năng hình thành thái độ thẩm mỹ của học sinh đối với các tác phẩm và đồ vật dân gian trang trí, thêu tranh, dạy trẻ sử dụng các loại nhạc cụ dân tộc.

7

* Tình cảm đạo đức ( được nêu trong phần 2 của II, chương 1 ) Kết luận chương: Nhìn chung nhân cách của trẻ tiểu học còn mang nhiều màu sắc của sự hồn nhiên, ngây thơ. Tính cách của tr ẻ vẫn chưa ổn định nhưng mang màu sắc tích cực, trong sáng, tuy nhiên cũng cần lưu ý về việc bắt chước ở trẻ và giáo dục năng lực tự lập cho trẻ từ sớm. Tình cảm của các em cũng chưa bền vững, chưa sâu sắc, các em vẫn còn dễ bị xúc cảm, tình cảm, khả năng kiểm soát cảm xúc còn yếu, các tình cảm cấp cao có sự phát triển hơn so với tuổi mẫu giáo. Muốn GDĐĐ tốt cho trẻ, nhà giáo dục cần chú ý đến những đặc điểm này để đưa ra những phương pháp giáo dục hiệu quả. II. Sự phát triển đạo đức của trẻ tiểu học 1. Khái niệm đạo đức “ Đạo đức là tổng hợp các nguyên tắc, quy t ắc chuẩn mực xã hội, nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình sao cho phù hợp với lợi ích, hạnh phúc của con người và sự tiến bộ giữa con người với con người, giữa cá nhân với xã hội “- Theo Nguyễn Thị Lành ( 2014 ). 2. Sự phát triển xúc cảm và tình cảm đạo đức của trẻ tiểu học 2.1 Sự phát triển lòng vị tha Lòng vị tha là nền móng đầu tiên để xây dựng những hành vi đạo đức của trẻ. Trong giai đoạn tuổi ấu nhi đã xuất hiện vài biểu hiện của lòng vị tha như trẻ vào khoảng 18 – 20 tháng đã biết chia sẻ đồ chơi. Phát triển hơn trẻ 3 tuổi đã nhận biết nỗi buồn của người khác và một số còn phát sinh hành vi an ủi. Tuy nhiên, những sự sẻ chia và giúp đỡ đấy vẫn còn dựa trên sự gợi ý của người lớn và chưa mang tính đồng cảm. Theo giáo trình tâm lý học phát triển của cô Dương Thị Diệu Hoa, “ đồng cảm là khả năng của cá nhân có thể trải nghiệm những tình cảm của người khác “. Có thể nói rằng đây là yếu tố gắn liền với lòng vị tha. Phần lớn trẻ ở giai đoạn tiền tiểu học những hành vi giúp đỡ bạn phần nhiều là vì lợi ích cho bản thân, chẳng hạn giúp bạn làm bài tập để đổi lấy những viên kẹo ngọt. Tuy vậy, càng lớn trẻ sẽ sẵn sàng đáp ứng những yêu cầu nguyện vọng của người khác. Vào giai đoạn cuối tiểu học, trẻ cho rằng những

8

hành vi giúp đỡ người khác là rất cần thiết để theo đuổi những mục tiêu của bản thân, sẵn sàng giúp những ai trẻ có thiện cảm. Người lớn nên khuyến khích trẻ làm những việc thiện để thúc đẩy lòng vị tha, có cơ hội hãy cho trẻ tham gia vào các chuyến đi tình nguyện đến những nơi xa xôi. Tuy nhiên, cần tránh dùng vật chất làm quà cho các em khi các em làm việc nhân đạo, điều này sẽ tạo nên thói quen xấu cho trẻ. Trong vấn đề GDĐĐ hiện nay. Đặc biệt, dạy về lòng vị tha cho trẻ em không chỉ đòi hỏi người lớn ở trình độ dạy thuyết: phải hoặc nên làm thế này, thế kia… mà họ còn phải gắn giáo lý với hành vi đạo đức của mình. Thông qua hành vi vị tha, người lớn đã dẫn dắt trẻ em thực hiện những hành vi nhân đạo tương tự. Nếu trẻ thường xuyên nhìn thấy những việc làm tốt của người lớn, tr ẻ sẽ trở nên tốt bụng và hay giúp đỡ, nhất là khi người lớn là người thân (cha mẹ, anh chị em, thầy cô giáo) của trẻ. 2.2 Tính hiếu chiến Tính hiếu chiến là xu hướng có những hành vi gây gổ, mục đích là làm tổn thương hay xâm phạm đến đồ vật, con vật hay người khác. Hiếu chiến được phân thành hai loại: hiếu chiến công cụ (trẻ gây hại với người khác, đây là phương tiện để trẻ đạt mục đích khác ). Chẳng hạn, tấn công bạn để dành đồ chơi. Hiếu chiến thù địch (hiếu chiến với mục đích gây thiệt hại cho người khác). Sự hiếu chiến đã bắt nguồn từ tuổi ấu nhi, trẻ thường hay tranh giành đồ chơi với nhau. Giai đoạn tiền tiểu học, hiếu chiến chủ yếu ở các em là hiếu chiến công cụ. Chuẩn bị bước sang 7 tuổi trẻ chuyển từ hiếu chiến công cụ sang hiếu chiến thù địch. Ở trẻ tiểu học, cả trai và gái đều không có sự khác biệt về mức độ hiếu chiến, nhưng khác nhau khá rõ về cách thực hiện. Các em trai thường biểu hiện công khai (đánh nhau, chửi, lăng mạ…), còn các em gái biểu hiện ngầm ẩn (phớt lờ, phao tin, gây chia rẽ quan hệ…). Tính hiếu chiến thường bị ảnh hưởng bởi các yếu tố văn hóa của gia đình, tầng lớp xã hội, yếu tố truyền thông đa phương tiện ( như sách báo, tivi, mạng xã hội… ). Trong đó những hành vi mang tính bạo lực trong gia đình và xã hội là những tác nhân mạnh mẽ nhất hình thành tính hiếu chiến ở trẻ.

9

Vì vậy cần có sự ngăn ngừa và kiểm soát tính hiếu chiến của các em. Trong đó, xây dựng một "môi trường văn hoá không có bạo lực", trước hết là trong gia đình, nhà trường và xã hội. Nếu nhận thấy trẻ có những hành vi bạo lực, cần can thiệp theo cách làm suy yếu tính hiếu chiến công cụ ở trẻ nhỏ và tác động vào nhận thức xã hội đối với trẻ lớn hơn (tiểu học). Đối với trẻ em ở độ tuổi cuối tiểu học, can thiệp nhận thức có thể được sử dụng để...


Similar Free PDFs