TIỂU LUẬN CUỐI KỲ MÔN PHƯƠNG PHÁP HỌC ĐẠI HỌC PDF

Title TIỂU LUẬN CUỐI KỲ MÔN PHƯƠNG PHÁP HỌC ĐẠI HỌC
Author Trâm Võ
Course Social Phsycology
Institution Đại học Hoa Sen
Pages 11
File Size 441.5 KB
File Type PDF
Total Downloads 153
Total Views 401

Summary

####### BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO####### TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA SEN####### KHOA KHOA HỌC VÀ XÃ HỘIBÀI TIỂU LUẬNĐề : XÂY DỰNG VÀ LẬP CHIẾN LƯỢC CHO 4 NĂMHỌC ĐẠI HỌCMôn học : Phương Pháp Học ĐạiHọcGiảng viên : Phan Thị Đông HoàiSinh viên : Võ Ngọc Bích Trâm( 22123034)MỤC LỤCPHẦN MỞ ĐẦU : .......................


Description

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA SEN KHOA KHOA HỌC VÀ XÃ HỘI

BÀI TIỂU LUẬN Đề : XÂY DỰNG VÀ LẬP CHIẾN LƯỢC CHO 4 NĂM HỌC ĐẠI HỌC Môn học

: Phương Pháp Học Đại

Giảng viên

: Phan Thị Đông Hoài

Học Sinh viên ( 22123034)

: Võ Ngọc Bích Trâm

MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU :.........................................................3 I- XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC 4 NĂM HỌC ĐẠI HỌC:..............................................................................3 1. Thiết lập mục tiêu:...............................................3 2. Xác định phong cách học tập:.............................4 3. Xác định phương pháp học tập:.........................5 II- TRIỂN KHAI CHI TIẾT NHỮNG KẾ HOẠCH HỌC TẬP:.....................................................................6 1. Xác định mục tiêu cho từng năm học :..............6 2. Lập kế hoạch học tập theo lộ trình:...................6 3. Trau dồi kỹ năng và cải thiện những kỹ năng quan trọng.................................................................8 III – KẾT LUẬN:.........................................................9 Tài liệu tham khảo :...................................................10

PHẦN MỞ ĐẦU : Khi bước chân lên ngưỡng cửa Đại học rộng lớn, chắc hẳn trong mỗi chúng ta đều mang trong mình những trăn trở, lo lắng cho tương lai. Liệu rằng trong bốn năm đại học mình sẽ học gì, làm gì để hoàn thiện bản thân ? Để trả lời cho câu hỏi đó, chúng ta cần xây dựng một chiến lược học tập trong suốt bốn năm học đại học. Lập kế hoạch cho bản thân trong bốn năm tới sẽ giúp bạn làm rõ mục tiêu của bản thân, xác định phương hướng đúng đắn cho con đường phía trước. Tôi, một sinh viên năm nhất trường Đại học Hoa Sen, mang trong mình những mong muốn nhất định về tương lai sắp tới của mình. Bài tiểu luận này chính là những kế hoạch và chiến lược học tập trong suốt bốn năm học đại học mà tôi đã tìm hiểu và nghiên cứu. Tôi mong rằng nó sẽ giúp ích không chỉ cho riêng tôi mà cho các bạn trong bốn năm học sau này. I-

XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC 4 NĂM HỌC ĐẠI HỌC:

1. Thiết lập mục tiêu: Để chuẩn bị tốt cho chặng đường 4 năm Đại học, chúng ta cần phải xác định mục tiêu rõ ràng ngay từ năm nhất. Điều đó sẽ giúp cho chúng ta có được tầm nhìn dài hạn, xác định phương hướng đúng đắn cho bản thân mình và đạt được kết quả một cách tốt nhất. Bản thân tôi cũng đã thiết lập được mục tiêu riêng của mình trong bốn năm học ở Đại học Hoa Sen: Một là, cố gắng đạt GPA loại giỏi. Việc đạt được GPA cao sẽ mang lại những lợi ích nhất định trong học tập, chẳng hạn như lấy được học bổng của trường. Trong công việc sau này ,GPA loại giỏi sẽ giúp tôi dễ dàng lấy được thiện cảm của mình trong mắt các nhà tuyển dụng, gặp thuận lợi trong quá trình xin việc. Hai là, rèn luyện các kĩ năng mềm. GPA cao là một lợi thế song bên cạnh đó cần phải rèn luyện các kĩ năng mềm như kỹ năng thuyết trình, kỹ năng giao tiếp, thuyết phục người khác, kỹ năng nói chuyện trước đám đông hay kỹ năng làm

việc nhóm. Đây là những kỹ năng cơ bản nhưng lại rất quan trọng trong học tập cũng như trong công việc sau này. Ba là, đạt Ielts 7.5, HSK 5. Trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa như ngày nay, khi việc hội nhập được đặt lên hàng đầu thì ngoại ngữ cũng chính là chiếc chìa khóa để mở ra một tương lai tốt đẹp. Với một sinh viên khoa ngoại ngữ như tôi thì đạt được những tầm bằng này lại càng quan trọng hơn vì đó không chỉ là điều kiện tốt nghiệp mà còn là tấm vé thăng tiến trong công việc. Bốn là, Thiết lập mối quan hệ tốt với giảng viên và bạn bè. Nhiều mối quan hệ tốt sẽ khiến việc học Đại học dễ dàng hơn vì có sự giúp đỡ của mọi người xung quanh, cùng nhau trao đổi những vấn đề trong học tập. Tips: Sử dụng phương pháp SMART để xác định mục tiêu: Mục tiêu: Một năm tự học và ôn luyện Ielts đạt 7.5.

Một năm tự học và đạt ielts 7.5

S

M Tr năm đầu đạt được 6.5

Với việc đã tiếp xúc qua Ielts nên tôi có thể nắm được cách học

Bằng c R trên youtube và qua hướng dẫn của các tài liệu, học hỏi kiến thức qua các group trên facebook và bạn bè

Hoàn thành trong 1 năm T

A

2. Xác định phong cách học tập: Tôi may mắn được học môn Phương pháp học Đại học ngay học kì I của năm nhất. Sau khi nghe những chia sẻ của giảng viên và làm trắc nghiệm về phong cách học tập. Tôi nhận ra mình thuộc nhóm người học thị giác. Việc xác định đúng phong cách học tập sẽ giúp tôi tìm ra được những phương pháp học tập phù hợp cho bản thân. Là người học thiên về hình ảnh, đối với những môn đại cương như triết học, tôi thường hay liên tưởng nội dung bài học đến những hình

ảnh do tôi nghĩ ra, điều đó giúp tôi nắm bài học và nhớ nhanh hơn. Ngoài ra tôi còn dùng bút highlight nhiều màu để gạch những nội dung chính, việc làm đó sẽ giúp bài học trở nên thu hút hơn. Đối với những môn thuộc chuyên ngành Ngôn Ngữ Anh, tôi thường sử dụng hình ảnh để học thuộc từ vựng, vẽ mindmap để nhớ bài nhanh hơn. Bên cạnh đó, tôi còn dùng sự trợ giúp của công nghệ hiện đại, các phần mềm học tập để việc học đạt được hiệu quả cao nhất. 3. Xác định phương pháp học tập: Biết cách học tốt sẽ giúp chúng ta tiết kiệm được thời gian học, có thời gian để làm nhiều việc khác như trau dồi các kỹ năng mềm, học ngoại ngữ, đi làm thêm để phụ giúp ba mẹ v..v. Ngoài ra nắm được phương pháp học tập ở Đại học sẽ giúp chúng ta chủ động hơn trong mọi tình huống, quản lý được thời gian, nâng cao hiệu quả học tập. Sau đây là phương pháp của riêng tôi sau một học kỳ ở Đại học Hoa Sen. Tôi mong rằng nó sẽ giúp ích không chỉ cho riêng tôi mà cho các bạn trong bốn năm học sau này. a. Chuẩn bị trước bài học: Tất cả mọi việc muốn thực hiện tốt thì phải có một khoảng thời gian chuẩn bị kỹ càng trước đó. Việc học cũng không ngoại lệ, trước khi đến lớp tôi thường dành ra một vài phút để xem lại đề cương của môn học đó để chuẩn bị bài cho ngày hôm sau. Có thể đọc trước giáo trình hoặc tìm kiếm tài liệu trên mạng. Việc đó sẽ giúp tôi tiếp thu bài nhanh và nhớ lâu hơn, tự tin khi đến lớp và giơ tay phát biểu xây dựng bài học. b. Tổ chức việc học: Tổ chức việc học hợp lý sẽ giúp bản thân thực hiện tốt các kế hoạch học tập. Khi bắt đầu học một môn nào đó, tôi thường ghi trước những việc cần phải làm vào sổ kế hoạch để có thể nắm được bao quát hơn việc học của mình, tránh gây xao nhãng, mất tập trung. c. Thực hiện việc học:

Khi đã lên kế hoạch học tập chi tiết, tôi sẽ bắt đầu thực hiện lần lượt những điều bản thân đã đặt ra, bắt tay vào học tập. Bắt đầu từ việc nghe giảng, tôi thường sẽ tập trung lắng nghe tích cực, ghi chú bài giảng, tham gia đóng góp xây dựng bài tại lớp. II- TRIỂN KHAI CHI TIẾT NHỮNG KẾ HOẠCH HỌC TẬP: 1. Xác định mục tiêu cho từng năm học : Lập kế hoạch chi tiết và xác định mục tiêu riêng cho từng năm học sẽ giúp bạn tối giản được thời gian lựa chọn, có lối đi đúng đắn cho bản thân mình. Bản thân tôi cũng đã có những mục tiêu nhất định cho từng năm học: Năm nhất: Tập trung trau dồi ngoại ngữ, tin học và phát triển các kỹ năng mềm, tham gia câu lạc bộ và các dự án cộng đồng, tạo các mối quan hệ rộng rãi. Vì năm nhất, lịch học còn chưa nhiều nên tôi sẽ tận dụng khoảng thời gian này để trau dồi các kỹ năng cần thiết. Năm hai: Sau khi có khoảng thời gian học tập ở năm một, lên năm hai tôi sẽ hoàn thành các chứng chỉ Tiếng Anh mà nhà trường yêu cầu. Sau khi tự tin hơn với các kỹ năng mềm của mình và đã làm quen được môi trường học ở Đại học, tôi sẽ đi làm thêm để trải nghiệm thực tế và giúp tăng thu nhập cho gia đình. Năm ba: Đây là năm học quan trọng nên tôi sẽ tập trung vào chuyên ngành mà mình theo đuổi. Bên cạnh đó, học thêm các khóa học kỹ năng liên quan đến ngành mà tôi đang theo học. Năm tư: Năm học cuối cùng, tôi sẽ học hết những môn còn lại trong lộ trình. Sau đó chuẩn bị CV thật tốt và lựa chọn công ty để thực tập. Mục tiêu của năm tư này là tạo ấn tượng tốt với doanh nghiệp, hoàn thành báo cáo thực tập và tốt nghiệp loại giỏi. 2. Lập kế hoạch học tập theo lộ trình:  Lộ trình học năm 1 và năm 2 : Học kỳ 1 Kỹ năng Đọc và Viết tiếng Anh 1

Học kỳ 2 Kỹ năng Đọc và Viết tiếng Anh 2

Kỹ năng Nghe và Nói tiếng Anh 1 Cơ sở văn hóa Việt Nam Triết học Mác-Lênin Kinh tế chính trị Mác-Lênin Phương pháp học đại học Học kỳ 3 Kỹ năng Đọc và Viết tiếng Anh 3 Kỹ năng Nghe và Nói tiếng Anh 3 Nói tiếng anh trước công chúng Văn hóa Anh Mỹ Tư tưởng Hồ Chí Minh Giáo dục thể chất 2

Kỹ năng Nghe và Nói tiếng Anh 2 Ngữ pháp tiếng Anh thực hành Chủ nghĩa khoa học xã hội Kỹ năng truyền thông Giáo dục thể chất 1 Học kỳ 4 Kỹ năng Đọc-Viết biện luận Ngữ Âm và Âm vị học Tiếng Anh Lịch sử Đảng CSVN Tiếng trung 1 Giáo dục thể chất 3 Tâm lý sư phạm Nhập môn Giảng dạy tiếng Anh

 Lộ trình học năm 3 và năm 4

Bên cạnh các kế hoạch học tập trong 4 năm, tôi còn vạch rõ các kỹ năng mình cần trau dồi qua từng năm, đồng thời lên kế hoạch chi tiết các hoạt động ngoại khóa mình sẽ tham gia:

Năm 1 - Tự học Ielts - Tự học HSK - Tham gia Én Xuân - Tham gia các tổ chức phi lợi nhuận

Năm 2 - Lấy bằng

Ielts 7.5 - Lấy bằng HSK 5 - Trau dồi các kỹ năng mềm

Năm 3 - Định hướng

rõ ràng chuyên ngành mình chọn. - Đi làm thêm - Chuẩn bị CV

Năm 4 Tạo ấn tượng tốt với doanh nghiệp Tốt nghiệp loại

giỏi

3. Trau dồi kỹ năng và cải thiện những kỹ năng quan trọng: Học Đại học không phải chỉ là tiếp thu thêm kiến thức mới mà bên cạnh đó còn là một môi trường tuyệt vời để học hỏi những kỹ năng mềm. Vì vậy, chúng ta nên tận dụng 4 năm học đại này để trau dồi các kỹ năng cơ bản nhưng không kém phần quan trọng, nhất là trong thời đại công nghệ 4.0 này: kỹ năng thuyết trình, kỹ năng tư duy phản biện, kỹ năng thương lượng, tin học và đặc biệt là ngoại ngữ.  Kỹ năng làm việc nhóm : Đây là một trong những kỹ năng cơ bản nhưng không kém phần quan trọng trong 4 năm học Đại học và cả sau này ra trường đi làm. Sau đây là một số kinh nghiệm nhỏ để làm nhóm tốt: Thái độ hòa đồng vui vẻ với các bạn cùng nhóm: sự thân thiện của mình cũng sẽ giúp phần nào gắn kết các bạn thành viên trong nhóm lại với nhau, cùng nhau cố gắng trong học tập. Tích cực phát biểu, đóng góp ý kiến: làm việc nhóm có lợi thế là sẽ có nhiều ý tưởng khác nhau, giúp cho bài

làm trở nên hoàn thiện hơn nên đừng ngại ngùng mà hãy chia sẻ ý kiến của bạn vì điều đó sẽ giúp bài làm của nhóm trở nên sinh động và phong phú hơn. Lắng nghe và thấu hiểu: Trong hoạt động nhóm, tôi thường giữ vị trí nhóm trưởng nên càng hiểu rõ hơn về sự đồng cảm và thấu hiểu với các thành viên nhóm. Khi có điều bất trắc, hãy thử lắng nghe ý kiến của các bạn trong nhóm, điều đó sẽ giúp hoạt động nhóm trở nên tốt hơn, có thể tương trợ lẫn nhau và hiểu những vấn đề mà người khác đang gặp phải để giúp đỡ. Không trì hoãn: khi nhận nhiệm vụ được giao, hãy hết mình với công việc, nộp bài đúng hạn vì nếu trì hoãn sẽ ảnh hưởng đến tiến độ của các bạn trong nhóm, bài nhóm sẽ không hiểu quả.  Kỹ năng thuyết trình: Đây là kỹ năng được sử dụng nhiều nhất khi học Đại học. Trước đây, mỗi khi phải thuyết trình tôi đều rất lo lắng và hồi hộp, đây cũng là phần mà tôi nhận thấy mình yếu nhất. Nhưng từ khi lên Đại học, được thực hành thuyết trình nhiều hơn, tôi đã dần làm quen được và không còn lo lắng nữa. Sau đây là một số tips của riêng bản thân tôi rút ra được trong quá trình thực hiện một bài thuyết trình:  Soạn bài thuyết trình càng sớm càng tốt: Sự chuẩn bị kỹ càng không bao giờ là dư thừa cả. Việc chuẩn bị tốt cho bài thuyết trình sẽ giúp tăng độ tự tin khi diễn thuyết và dự phòng các tình huống xấu xảy ra.  Tìm hiểu nguồn và hình ảnh cho bài thuyết trình.  Chuẩn bị powerpoint đẹp mắt, thu hút người xem. Ngày nay, có rất nhiều các trang web hỗ trợ làm powerpoint như Canva hay Slidego, giúp việc làm slide trở nên dễ dàng và đẹp mắt.  Nắm thật kỹ nội dung thuyết trình: Điều này sẽ giúp tăng sự tự tin khi nói trước đám đông, nói bằng vốn hiểu biết của mình sẽ không gây nhàm chán cho người nghe.  Luyện tập nói một mình: Sự chuẩn bị này sẽ giúp bạn làm quen với buổi thuyết trình thật, nắm được cách nói, cách dùng từ, giúp tự tin hơn.

III – KẾT LUẬN: a. Ưu điểm của việc lập kế hoạch cho 4 năm học Đại học: Việc định hướng rõ ràng những mục tiêu, chiến lược trong 4 năm tới giúp sinh viên làm rõ mục tiêu của bản thân, xác định phương hướng đúng đắn cho con đường phía trước, mang lại những ưu điểm như sau:       

Quản lý thời gian hiệu quả Nắm rõ ràng và bao quát được hành trình 4 năm học Xác định mục tiêu và chiến lược học tập trong từng năm Đạt được hiệu suất tối đa Chủ động hơn trong việc học Tăng tính trách nhiệm với quá trình học của mình Có thời gian xây dựng mối quan hệ tốt đẹp.

Xây dựng chiến lược và kế hoạch trong suốt 4 năm học Đại học đã tạo tiền đề cho tôi một sự nỗ lực và cố gắng. Việc lập kế hoạch chi tiết sẽ giúp tôi nắm bắt rõ ràng hơn việc học của mình. Từ đó, có những phương hướng và phương pháp phù hợp để phát triển bản thân. Tôi tin rằng, việc định hướng rõ ràng chiến lược học tập sẽ giúp các bạn sinh viên quản lý được thời gian, tự chủ hơn trong học tập và có những phương hướng phù hợp với bản thân mình b. Nhược điểm của việc lập kế hoạch: Bên cạnh những ưu điểm mà tôi đã nêu trên thì việc lập kế hoạch cũng sẽ có những mặt hạn chế nhất định:  Sự cứng nhắc và gò bó về thời gian: việc lập kế hoạch sẽ luyện bản thân mình vào một khuôn khổ nhất định. Từ đó sẽ dẫn tới nhiều hệ lụy như gò bó về mặt thời gian, cảm thấy chán nản khi thực hiện, không có phạm vi tự do cho cá nhân.  Mất thời gian: Lập kế hoạch là một quá trình cần sự chuẩn bị lâu dài vì thế sẽ dẫn đến hạn chế về mặt thời gian.Do đó việc lập kế hoạch không phù hợp trong trường hợp gấp rút.  Xác xuất trong việc lập kế hoạch: kế hoạch có thể không diễn ra đúng mong đợi, trong quá trình thực hiện có thể sẽ xảy ra tình huống bất khả kháng làm lệch đi quá trình, không như dự tính. Đó là những mặt ưu điểm và nhược điểm của việc lập kế hoạch và xây dựng chiến lược trong 4 năm học. Nhưng đó chỉ là những xác suất nhỏ, khó có thể xảy ra, dẫu thế ta không thể phủ nhận được những lợi ích mà nó mang lại. Quan bài phân tích trên, có thể nhận thấy được rằng tầm quan trọng và lợi ích khi xây dựng kế hoạch học tập, hoạch định các chiến lược rõ rằng và có

những phương hướng đúng đắn . Bản thân tôi và các bạn sinh viên cần phải lập ra các kế hoạch cụ thể cho việc học, đó là tiền đề quan trọng để thực hiện ước mơ sau này. Tôi mong rằng qua bài phân tích và nghiên cứu trên sẽ giúp các bạn sinh viên có những định hướng đúng đắn cho riêng mình và cùng nhau xây dựng chiến lược học tập hiệu quả cho 4 năm học Đại học sắp tới.

Tài liệu tham khảo : Giáo trình bài giảng môn Phương pháp học Đại học - Trang tham khảo: https://mlearning.hoasen.edu.vn/course/view.php?id=8481...


Similar Free PDFs