TIỂU LUẬN MÔN TRIẾT HỌC 2 Đại học Ngoại Thương PDF

Title TIỂU LUẬN MÔN TRIẾT HỌC 2 Đại học Ngoại Thương
Course Triết học Mác Lênin
Institution Trường Đại học Ngoại thương
Pages 12
File Size 307.4 KB
File Type PDF
Total Downloads 141
Total Views 229

Summary

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNGKHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH--------♣♣♣♣♣--------TIỂU LUẬN MÔNTRIẾT HỌC MÁC LÊ NINĐề tài MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁI CHUNG VÀ CÁI RIÊNG , Ý NGHĨA PHƯƠNG PHÁP LUẬN Lớp: Khối 2 - QTKD – Khóa 59Người thực hiện: Nhóm “BURN”Họ và tên thành viên nhóm Mã số sinh viên Nghiêm Công Thanh 20142...


Description

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

--------♣♣♣♣♣--------

TIỂU LUẬN MÔN TRIẾT HỌC MÁC LÊ NIN Đề tài MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁI CHUNG VÀ CÁI RIÊNG , Ý NGHĨA PHƯƠNG PHÁP LUẬN Lớp: Khối 2 - QTKD – Khóa 59 Người thực hiện: Nhóm “BURN” Họ và tên thành viên nhóm

Mã số sinh viên

Nghiêm Công Thanh Nguyễn Thị Hằng

2014210130 2014210038

Đinh Thị Thùy Dung Trần Thị Hoa Thu Phạm Văn Đức Anh Lê Hoàng Vũ Ngô Lê Đức Phạm Hữu Cường Nghiêm Thị Tâm Nguyễn Thị Vân Khánh

2014210026 2014210142 2014210010 2014210157 2014210025 2014210020 2014210127 2014210071

Hà Nội – 22/11

MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU...............................................................................................................1 PHẦN 1: CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN.......................................................................2 1.1.

Khái niệm về phương pháp luận........................................................................2

1.2.

Khái niệm về cái chung và cái riêng.................................................................2

PHẦN 2: MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁI CHUNG VÀ CÁI RIÊNG CỦA PHƯƠNG PHÁP LUẬN................................................................................................................. 3 PHẦN 3: Ý NGHĨA CỦA PHƯƠNG PHÁP LUẬN...................................................7 KẾT LUẬN...................................................................................................................9 TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................9

LỜI MỞ ĐẦU “ Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng , văn minh” - Đó là tôn chỉ của hàng triệu con người chung nhịp đập con tim đang hướng tới trong nhiều năm nay. Chúng ta đang sống và hòa mình trong thời đại công nghệ 4.0 – kỉ nguyên của tri thức, trước yêu cầu ngày càng cao của công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đặc biệt là xu thế hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng sự đòi hỏi phải có năng lực, được đào tạo trình độ học vấn, tu dưỡng đạo đức , có trách nhiệm và rèn luyện phẩm chất đạo đức, ý thức lao động … của con người đặt ra hết thức bức thiết. Với sự nghiệp đổi mới đất nước , tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, việc xác định xây dựng con người là trọng tâm trong xây dựng và phát triển mọi mặt, quyết định sự phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững của đất nước. Xã hội công nghiệp mà nhân dân ta xây dựng là con người được giải phóng, nhân dân lao động được làm chủ đất nước, có nền kinh tế phát triển cao và nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, mọi người có cuộc sống ấm no, tự do hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện cá nhân. Do đó, chúng ta phải khẳng định rằng con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của phát triển xã hội. Đặt mỗi cá nhân vào mối quan hệ giữa gia đình, nhà trường và xã hội ta lại càng thấy tầm quan trọng giữa mối liên hệ chung – riêng. Theo quan điểm triết học Mác – Lê nin : “ Cái riêng xuất hiện chỉ tồn tại được trong một khoảng thời gian nhất định và khi nó mất đi sẽ không bao giờ xuất hiện lại, cái riêng là cái không lặp lại. Cái chung tồn tại trong nhiều cái riêng, khi một cái riêng nào đó mất đi thì những cái chung tồn tại ở cái riêng ấy sẽ không mất đi, mà nó vẫn còn tồn tại ở nhiều cái riêng khác”. Để tìm hiểu một cách rõ ràng hơn về mối quan hệ giữa cái riêng và cái chung của phương pháp luận cũng như áp dụng vào cuộc sống, nhóm “ BURN” chúng em đã chọn chủ đề : “ Mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng, ý nghĩa của phương pháp luận” làm đề tài nghiên cứu của mình. Nhóm đã sử dụng một số phương pháp như: tra cứu thông tin trên các trang báo điện tử, phân tích, nghiên cứu tài liệu, quan sát thực tế, tổng kết kinh nghiệm, thống kê… và chia bài tiểu luận ra 3 phần: I. Các khái niệm cơ bản II. Mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng của phương pháp luận III. Ý nghĩa của phương pháp luận Do kiến thức chuyên môn còn hạn hẹp và khả năng tìm hiểu vấn đề còn chưa tốt nên bài tiểu luận của nhóm “BURN” chúng em không tránh khỏi những thiếu sót và mang ý kiến chủ quan, nhóm em rất mong nhận được sự nhận xét góp ý của thầy cô và mọi người để bài tiểu luận hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn. 1

PHẦN 1: CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN 1.1. Khái niệm về phương pháp luận Phương pháp luận (hay lý luận về phương pháp) là hệ thống cơ sở lý luận cho phương pháp nghiên cứu. Bao gồm những nguyên tắc, quan điểm xuất phát từ một lý thuyết hoặc một hệ thống lý luận nhất định, để chỉ đạo việc tìm kiếm, xây dựng, lựa chọn và vận dụng các phương pháp cũng như trong việc xác định phạm vi, khả năng áp dụng các phương pháp ấy phù hợp với mục tiêu của bạn, đem lại hiệu quả tối đa. Ví dụ: bạn muốn biết về kinh nghiệm khi mua thực phẩm ở Hoa Kỳ, bạn sẽ sử dụng phương pháp luận hiện tượng học (khoa nghiên cứu về những bản chất của một hiện tượng cụ thể) và từ đó bạn có thể chọn ra phương pháp đem lại hiệu quả tốt nhất từ các phương pháp khác nhau để thu thập dữ liệu này. Từ đó, bạn có thể thực hiện một cuộc điều tra theo ngữ cảnh mua sắm cùng với những người tham gia; bạn cũng có thể phỏng vấn một số ít người tham gia và yêu cầu họ kể lại trải nghiệm mua sắm tạp hóa gần đây nhất của họ; hoặc bạn có thể chọn thực hiện khảo sát và đặt câu hỏi tương tự cho hàng trăm người tham gia. Bởi vì cuộc điều tra theo ngữ cảnh giúp nhà nghiên cứu tiến gần hơn đến bối cảnh thực tế, kết quả có thể được coi là mạnh mẽ hơn và có thể chuyển nhượng hơn trong tương lai. 1.2. Khái niệm về cái chung và cái riêng Thế giới vật chất xung quanh con người tồn tại bằng muôn vàn các sự vật, hiện tượng rất khác nhau về màu sắc, trạng thái, tính chất, hình dáng, kích thước,… nhưng đồng thời giữa chúng cũng có rất nhiều những đặc điểm, thuộc tính chung giống nhau. - Cái riêng là phạm trù triết học dung dể chỉ một sự vật, hiện tượng, một quá trình riêng lẻ nhất định trong thế giới khách quan. Ví dụ: ngôi nhà, cái bàn, hiện tượng ô nhiễm môi trường, quá trình nghiên cứu thị trường của một công ti. Sự tồn tại cá thể của cái riêng cho thấy nó chứa đựng trong các cấu trúc sự vật khác. Tính chất này được diễn đạt bằng khái niệm cái đơn nhất. Cái đơn nhất là một phạm trù triết học dung để chỉ những nét, những mặt, những thuộc tính chỉ tồn tại ở một kết cấu vật chất nhất định và không lặp lại ở kết cấu vật chất khác. Tính cách của một người, vân tay, nền văn hóa của một dân tộc,… là những cái đơn nhất. Như vậy, cái đơn nhất không phải là một sự vật, một hiện tượng đơn lẻ mà nó tồn tại trong cái riêng. Nó chỉ là đặc trưng của cái riêng. - Cái chung là phạm trù triết học dùng để chỉ những thuộc tính chung không những có ở một kết cấu vật chất nhất định, mà còn được lặp lại trong nhiều sự vật, hiện tượng hay quá trình riêng lẻ khác.

2

Ví dụ : + Cái chung của người Việt Nam là có một lòng nồng nàn yêu nước, tinh thần đoàn kết dân tộc, sẵn sàng hi sinh tất cả để bảo vệ nền độc lập của nước nhà. + Cái chung của chủ nghĩa tư bản là bóc lột giá trị thặng dư của công nhân làm thuê. Cái đơn nhất là một phạm trù triết học chỉ những mặt, những thuộc tính… chỉ có ở một sự vật mà không lặp lại ở sự vật khác. Ví dụ: Đều là cây nhưng sao mỗi loại cây lại có những đặc điểm khác nhau. Chẳng hạn đều là hoa hồng nhưng tại sao hồng nhung lại có mùi hương quyến rũ, hoa hồng vàng lại nhẹ nhàng, hồng xanh kiêu sa. Đó chính là đặc điểm riêng – “cái đơn nhất” của nó. *) Phân biệt giữa cái chung bản chất và cái chung không bản chất: - Cái chung không bản chất là cái chung thường do sự ngẫu hợp mà có. Chẳng hạn cái chung bản chất với phạm trù vật chất của chủ nghĩa duy vật là vật chất luôn vận động. Như vậy, tính lặp lại là đặc trưng của của cái chung. Tính chất này cho thấy những mặt, những mối liên hệ cơ bản chi phối nhiều quá trình vật chất khác nhau. Nó cho ta một cách nhìn sự vật trong mối liên hệ qua lại, gắn liền với nhau. Ví dụ : Cuộc cách mạng là cái chung, đó là sự thay đổi từ cái này sang cái khác tiến bộ hơn. Nhưng trong các cuộc cách mạng thì có nhiều loại (cách mạng tư sản, cách mạng dân tộc dân chủ),đó là những cái riêng. + Còn cái chung bản chất lại là cái chung giống nhau của rất nhiều sự vật hiện tượng mang tính cơ bản là đặc trưng để nhận dạng một sự vật hiện tượng nào đó. Ví dụ: Cái chung của các loại cây là quá trình quang hợp, hô hấp, trao đổi chất với môi trường xung quanh. Nếu một cái cây nào mà không có những đặc điểm đấy sao con gọi là cây nữa. Hay như ở con người cái chung bản chất chính là tình cảm, mối quan hệ với gia đình, xã hội.

PHẦN 2: MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁI CHUNG VÀ CÁI RIÊNG CỦA PHƯƠNG PHÁP LUẬN

 Những nhà nghiên cứu triết học Mác-Lenin đề cập đến có hai quan điểm trái ngược nhau về mối quan hệ giữa "cái riêng" và "cái chung", đó là phái duy thực và phát duy danh. Triết học Mác-Lenin cho rằng, cả quan niệm của phái duy thực và phái duy danh đều sai lầm ở chỗ họ đã tách rời cái riêng khỏi cái chung, tuyệt đối hóa cái riêng, phủ nhận cái chung, hoặc ngược lại. Họ không thấy sự tồn tại khách quan và mối liên hệ khăng khít giữa chúng. 3

- Phái duy thực Phái duy thực là trường phái triết học có ý kiến về mối quan hệ giữa "cái chung" và "cái riêng", theo phái này thì "cái riêng" chỉ tồn tại tạm thời, thoáng qua, không phải là cái tồn tại vĩnh viễn, chỉ có "cái chung" mới tồn tại vĩnh viễn, thật sự độc lập với ý thức của con người. "Cái chung" không phụ thuộc vào "cái riêng", mà còn sinh ra "cái riêng". Cái chung là những ý niệm tồn tại vĩnh viễn bên cạnh những cái riêng chỉ có tính chất tạm thời, cái riêng do cái chung sinh ra. Ví dụ: Con người là một khái niệm chung và chỉ có khái niệm con người mới tồn tại mãi mãi, còn những con người cụ thể là khái niệm tạm thời vì những con người cụ thể (cá nhân) này có thể mất đi (chết đi) - Phái duy danh Phái duy danh cho rằng, chỉ có cái riêng tồn tại thực sự, còn cái chung là những tên gọi trống rỗng, do con người đặt ra, không phản ánh cái gì trong hiện thực. Quan điểm này không thừa nhận nội dung khách quan của các khái niệm. Những khái niệm cụ thể đôi khi không có ý nghĩa gì trong cuộc sống của con người, chỉ là những từ trống rỗng, không cần thiết phải bận tâm tìm hiểu. Ranh giới giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm bị xóa nhòa và con người không cần phải quan tâm đến cuộc đấu tranh giữa các quan điểm triết học nữa. Ví dụ: Không thể nhận thấy, nắm bắt một "con người" chung chung mà "con người" chỉ có thể được nhận thấy, nắm bắt qua những con người thực thể cụ thể, thông qua các cá nhân cụ thể. Như vậy ranh giới giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm bị xóa nhòa và con người không cần phải quan tâm đến cuộc đấu tranh giữa các quan điểm triết học. Cả hai quan điểm của phái duy thực và phái duy danh đều sai lầm ở chỗ họ đã tách rời cái riêng khỏi cái chung, tuyệt đối hóa cái riêng, phủ nhận cái chung hoặc ngược lại. Họ không thấy được sự tồn tại khách quan và mối liên hệ khăng khít giữa chúng. Phép biện chứng duy vật của Triết học Marx-Lenin cho rằng cái riêng, cái chung và cái đơn nhất đều tồn tại khách quan, giữa chúng có mối liên hệ hữu cơ với nhau; phạm trù cái riêng được dùng để chỉ một sự vật, một hiện tượng, một quá trình riêng lẻ nhất định, còn phạm trù cái chung được dùng để chỉ những mặt, những thuộc tính chung không những có ở một kết cấu vật chất nhất định, mà còn được lặp lại trong nhiều sự vật, hiện tượng hay quá trình riêng lẻ khác. Trong tác phẩm Bút ký Triết học, Lênin đã viết rằng: “Cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng, thông qua cái riêng. Cái riêng chỉ tồn tại trong mối liên hệ đưa đến cái chung. Bất cứ cái riêng [nào cũng] là cái chung. Bất cứ cái chung nào cũng là [một bộ phận, một khía cạnh, hay một bản chất] của cái riêng. Bất cứ cái chung nào cũng chỉ bao quát một cách đại khái tất cả mọi vật 4

riêng lẻ. Bất cứ cái riêng nào cũng không gia nhập đầy đủ vào cái chung” _Lê-nin_ Cụ thể là: - Thứ nhất, cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng, thông qua cái riêng mà biểu hiện sự tồn tại của mình. Nghĩa là không có cái chung thuần túy tồn tại bên ngoài cái riêng. Ví dụ:+ Không có sinh viên nói chung nào tồn tại bên cạnh sinh viên ngành kinh tế đầu tư, sinh viên ngành kinh tế phát triển… nào cũng phải đến trường học tập, nghiên cứu, thi cử theo nội quy nhà trường. Những đặc tính chung này lặp lại ở những sinh viên riêng lẻ và được phản ánh trong khái niệm “sinh viên”. + Quy luật bóc lột giá trị thặng dư của nhà tư bản là một cái chung, không thế thì không phải là nhà tư bản, nhưng quy luật đó được thể hiện ra ngoài dưới những biểu hiện của các nhà tư bản (cái riêng). =>Rõ ràng, cái chung tồn tại thực sự nhưng không tồn tại ngoài cái riêng mà phải thông qua cái riêng để biểu thị sự tồn tại của mình. - Thứ hai, cái riêng chỉ tồn tại trong mối liên hệ với cái chung. Nghĩa là không có cái riêng nào tồn tại tuyệt đối độc lập, không có liên hệ với cái chung. Ví dụ: + Mỗi con người là một cái riêng, nhưng mỗi người không thể tồn tại ngoài mối liên hệ với xã hội và tự nhiên. Không cá nhân nào không chịu sự tác động của các quy luật sinh học và các quy luật xã hội. Đó là những cái chung trong mỗi con người. + Nền kinh tế của mỗi quốc gia, dân tộc với tất cả những đặc điểm phong phú của nó là một cái riêng. Nhưng nền kinh tế nào cũng bị chi phối bởi quy luật cung cầu, quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, đó là cái chung. =>Như vậy, sự vật hiện tượng nào cũng bao hàm cái chung. - Thứ ba, cái riêng là cái toàn bộ, phong phú hơn cái chung, cái chung là cái bộ phận nhưng sâu sắc hơn cái riêng. Cái riêng phong phú hơn cái chung, vì ngoài những đặc điểm chung, cái riêng còn có đơn nhất. Cái chung sâu sắc hơn cái riêng, vì cái chung phản ánh những thuộc tính, những mối liên hệ ổn định, tất nhiên, lặp lại nhiều cái riêng cùng loại. Do vậy, cái chung là cái gắn liền với cái bản chất, quy định phương hướng tồn tại và phát triển cảu cái riêng. Cái riêng là sự kết hợp giữa cái chung và cái đơn nhất. Cái chung chỉ giữ phần bản chất, hình thành nên chiều sâu của sự vật, còn cái riêng là cái toàn bộ vì nó là tập thể sống động, trong mỗi cái riêng luôn tồn tại đồng thời cả cái chung và cái đơn nhất. Nhờ thế, giữa những cái riêng luôn có sự tách biệt, vừa có thể tác động qua lại lẫn nhau, chuyển hóa lẫn nhau, sự “va chạm” giữa những cái riêng vừa làm cho những sự vật xích lại gần nhau bởi cái chung, vừa làm cho sự vật tách xa bởi cái đơn nhất. Cũng 5

nhờ sự tương tác này giữa những cái riêng mà cái chung có thể được phát hiện… Ví dụ: người nông dân Việt Nam bên cạnh cái chung với nông dân của các nước trên thế giới là có tư hữu nhỏ, sản xuất nông nghiệp, sống ở nông thôn… Còn đặc điểm riêng là chịu ảnh hưởng của văn hóa làng xã, của các tập quán lâu đời của dân tộc, của điều kiện tự nhiên, của đất nước, nên rất cần cù lao động, có khả năng chịu đựng được những khó khăn trong cuộc sống. - Thứ tư, cái đơn nhất và cái chung có thể chuyển hóa lẫn nhau trong quá trình phát triển của sự vật. Sở dĩ như vậy vì trong hiện thực cái mới không bao giờ xuất hiện đầy đủ ngay, mà lúc đầu xuất hiện dưới dạng cái đơn nhất. Về sau theo quy luật, cái mới hoàn thiện dần và thay thế cái cũ trở thành cái chung, cái phổ biến. Ngược lại, cái cũ lúc đầu là cái chung, cái phổ biến nhưng về sau do không phù hợp với điều kiện mới nên mất dần đi và trở thành cái đơn nhất. Như vậy sự chuyển hóa từ cái đơn nhất thành cái chung là biểu hiện cái mới ra đời thay thế cái cũ. Đồng thời sự chuyển hóa từ cái chung thành cái đơn nhất là biểu hiện của quá trình cái cũ, cái lỗi thời bị phủ định, bị thay thế bằng cái mới. Ví dụ: sự thay đổi một đặc tính nào đấy của sinh vật trước sự thay đổi của môi trường diễn ra bằng cách ban đầu xuất hiện một đặc tính ở một cá thể riêng biệt. Do phù hợp với điều kiện mới, đặc tính đó được bảo tồn, duy trì ở nhiều thế hệ và trở thành phổ biến của nhiều cá thể. Những đặc tính không phù hợp với điều kiện mới sẽ mất dần đi và trở thành cái đơn nhất. * Sự phân biệt giữa cái chung và cái đơn nhất nhiều khi chỉ mang tính tương đối. Có những đặc điểm xét trong nhóm sự vật này là cái đơn nhất nhưng xét trong nhóm sự vật khác lại là cái chung. Ví dụ: quy luật cung cầu là cái chung trong nền kinh tế thị trường nhưng trong toàn bộ các hình thức kinh tế trong lịch sử thì nó chỉ là cái đơn nhất, đặc trưng cho nền kinh tế thị trường, nhưng trong toàn bộ các hình thức kinh tế trong lịch sử, nó chỉ là cái đơn nhất, đặc trưng cho nền kinh tế thị trường mà không thể là đặc điểm chung cho mọi hình thức khác như kinh tế tự cung tự cấp. Trong quá trình phát triển của sự vật, hiện tượng trong những điều kiện nhất định, cái đơn nhất có thể biến thành cái chung và ngược lại, cái chung có thể biến thành cái đơn nhất, nên trong hoạt động thực tiễn có thể và cần phải tạo điều kiện thuận lợi để cái đơn nhất có lợi cho con người trở thành cái chung và cái chung bất lợi trở thành cái đơn nhất. Nói chung việc giải quyết mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng không hề đơn giản, Lênin đã cho rằng: “Con người bị rối lên chính là ở trong phép biện chứng của cái riêng và cái chung” _ Lê-nin _ 6

PHẦN 3: Ý NGHĨA CỦA PHƯƠNG PHÁP LUẬN Từ việc phát hiện mối quan hệ biện chứng giữa cái chung và cái riêng, Triết học Mác Lênin nêu ra một số ý nghĩa phương pháp luận cho mối quan hệ này để ứng dụng vào thực tiễn và tư duy, cụ thể là: • Phải xuất phát từ “cái riêng” để tìm cái chung :Chỉ có thể tìm cái chung trong cái riêng, xuất phát từ cái riêng, từ những sự vật, hiện tượng riêng lẻ, không được xuất phát từ ý muốn chủ quan của con người bên ngoài cái riêng vì cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng, thông qua cái riêng để biểu thị sự tồn tại của mình. • Không được lảng tránh giải quyết những vấn đề chung khi giải quyết những vấn đề riêng.: Cái chung là cái sâu sắc, cái bản chất chi phối cái riêng, nên nhận thức phải nhằm tìm ra cái chung và trong hoạt động thực tiễn phải dựa vào cái chung để cải tạo cái riêng. Trong hoạt động thực tiễn nếu không hiểu biết những nguyên lý chung (không hiểu biết lý luận), sẽ không tránh khỏi rơi vào tình trạng hoạt động một cách mò mẫm, mù quáng. • Khi cần thiết, cần tạo điều kiện cho “cái đơn nhất” biến thành “ cái chung “ và ngược lại :Trong quá trình phát triển của sự vật, trong những điều kiện nhất định "cái đơn nhất" có thể biến thành "cái chung" và ngược lại "cái chung" có thể biến thành "cái đơn nhất", nên trong hoạt động thực tiễn có thể và cần phải tạo điều kiện thuận lợi để "cái đơn nhất" có lợi cho con người trở thành "cái chung" và "cái chung" bất lợi trở thành "cái đơn nhất". Trong Bút ký Triết học, Lênin viết: “Người nào bắt tay vào những vấn đề riêng trước khi giải quyết vấn đề chung, thì kẻ đó, trên mỗi bước đi, sẽ không sao tránh khỏi những vấp váp những vấn đề chung một cách không tự giác. Mà mù quáng vấp phải những vấn đề đó trong từng trường hợp riêng có nghĩa là đưa ra những chính sách của mình đến chỗ có những sự giao động tồi tệ nhất và mất đi hẵn tính nguyên tắc

MỞ RỘNG VẤN ĐỀ ( THỰC TẾ ): Mối quan hệ giữa bản thân với gia đình và xã hội

Mối quan hệ giữa bản thân và gia đình Mỗi cá nhân chỉ có thể sinh ra trong gia đình . Không thể có con người nào sinh ra ngoài gia đình . Gia đình là môi trường đầu tiên có ảnh hưởng rất quan trọng đến sự hình thành và phát triển tính cách của mỗi cá nhân; là tổ ấm, mang lại giá trị hạnh phúc, sự hài hòa đời sống của mỗi thành viên, mỗi công dân của xã hội. Chỉ trong gia đình mới thể hiện được mối quan hệ tình cảm thiêng liêng giữa vợ và chồng, cha mẹ và con cái. Còn bản thân là một cái riêng mang những đặc tính riêng biệt về tính cách, học vấn, nhận thức, cách giao tiếp,.... cái riêng này tạo nên sự khác biệt cho mỗi thành viên trong gia đình. 7

Ví dụ: mỗi con người sinh ra đểu có họ tên, ngày tháng năm sinh, có các đặc điểm nhận dạng dấu vân tay,vân tai... đặc điểm di truyền như ADN, tính cách: nhu mì, hiền lành... tất cả những đăc điểm đó tạo nên sự khác biệt giữa các thành viên với nhau cũng như giữa những con ngưới với con người trong một xã hội. Còn đối với gia đình, khi ta nhắc đến 2 từ đó thôi thì ta cũng có thể hình dung ra được những đặc điểm chung nhất để tạo nên một gia đình đó là mỗi thành viên trong gia đình đó có mối liên hệ với nhau về mặt huyết thống hay có mối liên hệ vể mặt luật pháp: ông, bà, cha,me, con ,anh chị em... Tất cả họ cùng sống trong một mái nhà cùng lao động, cùng sinh hoạt, cùng xây đắp nên một gia đ...


Similar Free PDFs