Tiểu luận triết TT hoi nhap kinh te trong bối cảnh dịch bệnh hiện nay 2021-2022 và giải pháp cho tình hình hiện tại PDF

Title Tiểu luận triết TT hoi nhap kinh te trong bối cảnh dịch bệnh hiện nay 2021-2022 và giải pháp cho tình hình hiện tại
Author Nguyễn Thị Linh
Course Toán kinh tế
Institution Học viện Ngân hàng
Pages 19
File Size 258.8 KB
File Type PDF
Total Downloads 80
Total Views 122

Summary

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊTIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦNHọc phần: Triết học Mác – LêninĐỀ TÀI 04: QUAN ĐIỂM DUY VẬT BIỆN CHỨNG VỀMỐI QUAN HỆ NGUYÊN NHÂN-KẾT QUẢ VÀ LIÊN HỆ THỰC TRẠNG “SỐNG ẢO” CỦA MỘT BỘ PHẬN GIỚI TRẺ HIỆN NAY.Giảng viên hướng dẫn: Võ Minh Tuấn Sinh viên thực hiện : Nguy...


Description

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN Học phần: Triết học Mác – Lênin ĐỀ TÀI 04: QUAN ĐIỂM DUY VẬT BIỆN CHỨNG VỀ MỐI QUAN HỆ NGUYÊN NHÂN-KẾT QUẢ VÀ LIÊN HỆ THỰC TRẠNG “SỐNG ẢO” CỦA MỘT BỘ PHẬN GIỚI TRẺ HIỆN NAY.

Giảng viên hướng dẫn: Võ Minh Tuấn Sinh viên thực hiện

: Nguyễn Thị Linh

Lớp

: K24NHD

Mã sinh viên

:24A4012331

Hà Nội, ngày 7 tháng 1 năm 2022

MỤC LỤC MỞ ĐẦU....................................................................................................................1 1.Lý do chọn đề tài, tính cấp thiết và tính thời sự của vấn đề nghiên cứu.................1 2.Mục đích nghiên cứu...............................................................................................2 3.Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của đề tài.....................................................................2 NỘI DUNG...............................................................................................................3 CHƯƠNG 1. QUAN ĐIỂM DUY VẬT BIỆN CHỨNG VỀ NGUYÊN NHÂNKẾT QUẢ VÀ Ý NGHĨA PHƯƠNG PHÁP LUẬN.............................................3 1.Khái niệm phạm trù nguyên nhân và phạm trù kết quả..........................................3 2.Mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả...........................................3 3.Ý nghĩa phương pháp luận......................................................................................5 CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN, GIẢI PHÁP CỦA THỰC TRẠNG SỐNG ẢO CỦA MỘT BỘ PHẬN GIỚI TRẺ HIỆN NAY............................................................................................................................6 1.Thực trạng “Sống ảo” của một số bộ phận giới trẻ hiện nay..................................6 1.1 " Sống ảo" là gì?...........................................................................................6 1.2 Thực trạng " Sống ảo" hiện nay……..…………………………………….6 2.Vậy nguyên nhân thực trạng “ Sống ảo” là gì?.......................................................8 3.Giải pháp cho hiện tượng “Sống ảo” của một bộ phận giới trẻ hiện nay..............10 4. Liên hệ bản thân...................................................................................................11 KẾT LUẬN.............................................................................................................12 TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................13

MỞ ĐẦU 1.Lý do chọn đề tài, tính cấp thiết và tính thời sự của vấn đề nghiên cứu Mối quan hệ giữa nguyên nhân – kết quả ( hay mối liên hệ nhân quả) có tính khách quan, phổ biến và tất yếu. Nó luôn tồn tại và hiện hữu, chi phối mọi hành vi, mọi hiện tượng trong xã hội. Mọi sự việc, mọi thứ tồn tại trong cuộc sống không tự nhiên mà có dù có thuộc bất cứ lĩnh vực nào từ kinh tế, chính trị, tâm lí, khoa học,… Đặc biệt với Phật giáo- tín ngưỡng rất gần với chúng ta đề cập triệt để tới mối quan hệ này: thành công hay thất bại đều có nguyên nhân sâu xa của nó. Nếu chúng ta muốn có được nhiều kết quả tốt đẹp thì phải biết gieo nhân thiện ích giúp người cứu vật. Hiện nay, tầm quan trọng của quan điểm giữa mối quan hệ giữa nguyên nhân kết quả lại càng được thể hiện rõ nét. Việc bùng nổ của giai đoạn chuyển đổi số với quy mô toàn cầu đang đặt ra rất nhiều thách thức và những câu hỏi chưa có lời giải đáp. Đối với Việt Nam, đang trong giai đoạn hội nhập và phát triển, cần nhận thức và vận dụng tối ưu quy luật biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả đề ra những con đường đúng đắn trong quá trình đổi mới đất nước. Và thế hệ trẻ là bộ phận nắm vai trò quan trọng nhất trong quá trình này. Như chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói “Thanh niên sẽ làm chủ nước nhà. Phải học tập mãi, tiến bộ mãi, mới thật là thanh niên”. Tuy nhiên, cơn bão số hoá cũng là nguyên nhân to lớn dẫn tới thực trạng “sống ảo” ở một bộ phận giới trẻ hiện nay.

1

2.Mục đích nghiên cứu Thứ nhất, phân tích định nghĩa, mối quan hệ biện chứng giữa cặp phạm trù nguyên nhân kết quả đem đến cho người đọc bức tranh tổng quát về nội dung nghiên cứu. Thứ hai, cho thấy tính cấp thiết và thực tế của vấn đề nghiên cứu trong thực tế cuộc sống. Vận dụng được vấn đề nghiên cứu để giải thích và đưa ra những giải pháp cải thiện tích cực với một số vấn đề trong xã hội. Cụ thể là thực trạng “sống ảo” hiện nay. Từ đó khẳng định những giá trị mà đề tài nghiên cứu đem lại. 3.Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của đề tài Ý nghĩa lí luận: Đề tài góp phần phân tích, làm rõ hơn quan điểm của triết học Mác- Lênin về quan điểm duy vật biện chứng mối quan hệ giữa nguyên nhân- kết quả. Ý nghĩa thực tiễn: Đề tài góp phần phân tích thực trạng, nguyên nhân, giải pháp của thực trạng “sống ảo” hiện nay và rút ra những bài học kinh nghiệm để xây dựng lối sống lành mạnh, tích cực.

2

NỘI DUNG CHƯƠNG 1. QUAN ĐIỂM DUY VẬT BIỆN CHỨNG VỀ NGUYÊN NHÂN- KẾT QUẢ VÀ Ý NGHĨA PHƯƠNG PHÁP LUẬN. 1.Khái niệm phạm trù nguyên nhân và phạm trù kết quả. Nguyên nhân: là phạm trù triết học dùng để chỉ sự tương tác lẫn nhau giữa các mặt trong sự vật hiện tượng hoặc giữa các sự vât, hiện tượng với nhau gây nên những biến đổi nhất định. Kết quả: là phạm trù triết học dùng để chỉ những biến đổi xuất hiện do sự tương tác giữa các yếu tố mang tính nguyên nhân gây ra. * Cần phải phân biệt giữa nguyên nhân với nguyên cớ và điều kiện: Nguyên cớ xuất hiện đồng thời với nguyên nhân nhưng nó chỉ là quan hệ bề ngoài. Nhưng nó chỉ là quan hệ bên ngoài, ngẫu nhiên, không sinh ra kết quả. Điều kiện là những yếu tố giúp nhuyên nhân sinh ra kết quả nhưng không sinh ra kết quả. 2. Mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả. Mối liên hệ nhân quả có tính khách quan, phổ biến và tất yếu. Nguyên nhân luôn có trước và sinh ra kết quả. Tính khách quan của mối liên hệ nhân quả thể hiện ở chỗ, mối liên hệ nhân - quả là cái vốn có của bản thân sự vật, nó không phụ thuộc vào ý thức của con người. Chúng ta biết rằng, mọi sự vật trong thế giới là luôn luôn vận động, tác động lẫn nhau, và sự tác động đó tất yếu sẽ dẫn đến một sự biến đổi nhất định. Do đó có thể nói mối liên hệ nhân quả luôn mang tính khách quan. Còn tính phổ biến của mối quan hệ này thì điều đầu tiên chúng ta có thể thấy là mối liên hệ nhân quả tồn tại ở khắp mọi nơi, trong cả tự nhiên, xã hội và trong cả tư duy của con người. Không có một hiện tượng nào không có nguyên nhân, nhưng vấn đề là ở chỗ nguyên nhân đó đã được nhận thức hay chưa mà thôi . Tính tất yếu thể hiện ở một điểm là 3

cùng một nguyên nhân như nhau, trong những điều kiện giống nhau sẽ nhất định nảy sinh những kết quả như nhau. Thí dụ, Trong cuốn “Sapiens Lược sử loài người” tác giả Yuval Noah Harari đề cập “Càng nhiều hơn những công việc những bàn tay này có thể làm thêm, càng thành công hơn cho những chủ nhân của chúng, áp lực tiến hóa như thế đã là nguyên nhân tạo nên một sự tập trung dày đặc của những dây thần kinh và những bắp thịt được uốn rèn tinh tế trong lòng bàn tay và những ngón tay . Kết quả là, con người có thể thực hiện những công việc rất chi ly phức tạp với hai bàn tay của họ.” Như vậy, có nguyên nhân thì chắc chắn gây ra kết quả và có kết quả tức là có nguyên nhân gây ra nó. Một kết quả có thể do một hoặc nhiều nguyên nhân gây ra và kết quả do nguyên nhân sinh ra còn phụ thuộc vào những hoàn cảnh, điều kiện nhất định. Ta có thể lấy ví dụ là sinh viên A có thành tích học tập rất kém, vậy nguyên nhân học sinh này học kém là gì? Thứ nhất, có thể là do bản thân sinh viên A lười học, không có khả năng tiếp thu kiến thức, chưa có phương pháp học tập hiệu quả. Thứ hai, có thể là do cách giảng dạy của giáo viên chưa thực sự thu hút, dễ hiểu. Thứ ba, có thể kiến thức quá khó, không dễ đạt được thành tích tốt….vân vân….Trong những nguyên nhân đó, nguyên nhân nào mng tính quyết định? Sinh viên A muốn cải thiện kết quả học tập thì phải lam thế nào? Vì vậy cần phân loại nguyên nhân thành nguyên nhân chủ yếu, nguyên nhân thứ yếu, nguyên nhân bên trong, nguyên nhân bên ngoài,…tránh tư tưởng chủ quan. Đồng thời, Một nguyên nhân cũng có thể dẫn tới nhiều kết quả khác nhau. Rõ ràng là một kết quả có thể do rất nhiều nguyên nhân sinh ra. Trong quá trình hoạt động thực tiễn chúng ta càng phải chăm chú nghiên cứu những tác động này để phối hợp tạo nên sức mạnh tổng hợp và những thắng lợi mới trong công cuộc công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.

4

Nguyên nhân sản sinh ra kết quả. Nhưng sau khi xuất hiện, kết quả không giữ vai trò thụ động đối với nguyên nhân, mà sẽ có ảnh hưởng tích cực ngược trở lại đối với nguyên nhân. Quay trở lại ví dụ về sinh viên A, sau khi nhận kết quả là thành tích học tập rất kém thì kết quả này sẽ tác động ngược trở lại nguyên ngân gây ra nó. Sự tác động ngược trở lại này thể hiện ở chỗ, vì kết quả kém mà cần loại bỏ lần lượt các nguyên nhân cả chủ quan của bạn sinh viên A lẫn khách quan từ bên ngoài. Quá trình nhận thức và đấu tranh loại bỏ, tiêu diệt triệt để này sẽ làm nguyên nhân xấu biến mất, tạo ra những nguyên nhân tích cực để cải thiện điểm số ( là kết quả). Trên thực tế, trong quá trình vận động và phát triển cái mà ở quan hệ này là nguyên nhân thì ở quan hệ khác lại là kết quả nhưng mang những tính chất khác nhau- chúng nằm trong sự tương tác biện chứng. Cần chú ý là sự kế tiếp nhau của nguyên nhân và kết quả trong mối quan hệ nhân quả không có nghĩa là nguyên nhân sinh ra xong rồi thì kết quả mới nảy sinh. Trái lại, nguyên nhân vừa tác động thì sự hình thành của kết quả đã có thể được coi như là bắt đầu, cho đến khi kết quả hình thành như hoạt động của con người là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn tới sự biến đổi của môi trường sự sống trên trái đất; ngược lại, chính những biến đổi theo chiều hướng không tốt hiện nay lại trở thành nguyên nhân tác động trở lại theo chiều hướng bất thuận lợi cho hoạt động của con người...

3. Ý nghĩa phương pháp luận Thứ nhất, nguyên nhân có trước kết quả vì vậy muốn tìm nguyên nhân của một sự kiện nào đó ta cần tìm những sự kiện xảy ra trước khi sự kiện đó xuất hiện. Muốn loại bỏ một kết quả nào phải loại bỏ hết nguyên nhân làm nảy sinh ra nó. Thứ hai, trong nhận thức và hành động cần phân loại nguyên nhân thành nguyên nhân chủ yếu, nguyên nhân thứ yếu, nguyên nhân bên trong, nguyên 5

nhân bên ngoài,… ưu tiên bài trừ và loại bỏ nguyên nhân chủ yếu, nguyên nhân bên trong. Đồng thời cũng phải tìm ra những kết quả có thể xảy ra của nguyên nhân để định hướng hành động một cách đúng đắn. Thứ ba, Trong thời gian hoặc mối quan hẹ nào đó vì nguyên nhân và kết quả có thể đổi chỗ cho nhau, chuyển hoá lẫn nhau. Nên khi nghiên cứu cần đặt nó trong cả mối quan hệ mà nó giữ vai tro là nguyên nhân lẫn mối quan hệ mà nó giữ vai trò là kết quả. CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN, GIẢI PHÁP CỦA THỰC TRẠNG SỐNG ẢO CỦA MỘT BỘ PHẬN GIỚI TRẺ HIỆN NAY. 1.Thực trạng “Sống ảo” của một số bộ phận giới trẻ hiện nay. 1.1 “Sống ảo” là gì? Trong vòng vài năm gần đây cụm từ “sống ảo” đã không hề xa lạ với đại đa số mọi người. “ Sống ảo” chính là lối sống xa rời thực tế cuộ sống, chạy theo những giá trị ảo như lượt tương tác ảo, tiền ảo, nhân vật ảo, cảm xúc ảo,…. Để thoả mãn nhu cầu nào đó một cá nhân hay thậm chí là một nhóm, một tập thể người. Đây là hệ quả tất yếu gắn liền với sự ra đời của internet, đặc biệt là mạng xã hội. 1.2 Thực trạng “ Sống ảo” Thứ nhất, số lượng người sử dụng internet trên thế giới tăng chóng mặt chỉ trong vòng 10 năm trở lại đây. Theo số liệu ngay đầu tháng 1 năm 2022, ước tính số lượng người dùng mạng xã hội đã đạt hơn 5,1 tỷ với dân số đạt 7,9 tỷ người . Con số này chiếm 64,6% dân số thế giới và sẽ tiếp tục tăng trong tương lai gần. Trong khi đó vào năm 2010 con số này chỉ dừng lại ở dưới 2 tỷ. Có thể nói con người đang lệ thuộc vào internet và đặc biệt là giới trẻ trong độ tuổi 14-25 (hay là thế hệ Z- những người 6

sinh từ năm 1998-2010). Liên minh viễn thông quốc tế (ITU) vừa công bố báo cáo độ tuổi sử dụng internet chiếm đến 70% là thanh niên ở độ tuổi từ 15-24. Thứ hai, người dùng internet toàn cầu trung bình dành 6 giờ 43 phút trực tuyến mỗi ngày. Trong khi một ngày chỉ vỏn vẹn 24 giờ thì có đến 7 tiếng người ta chọn sống cùng với thế giởi ảo. Con số này thậm chí còn lên tới 10, 12 thậm chí là 24/24h đối với thế hệ Z. Thứ ba, hầu hết giới trẻ đều bị ám ảnh giá trị ảo. Số lượng người dùng điện thoại thông minh đạt 5,22 tỷ vào cuối năm 2020, chiếm 66,97% dân số thế giới ( theo DataReportal, 2021). Điện thoại thông minh giống như một vật “bất li thân” với thế hệ Z hiện tại. Họ có thói quen kiểm tra điện thoại thường xuyên, liên tục; chụp ảnh mọi thứ từ đồ ăn, địa điểm, bạn bè, gia đình, cuộc sống và chia sẻ lên các nền tảng mạng xã hội; họ kết bạn và giữ các mối quan hệ trên mạng xã hội để lấp đầy thậm chí thay thế các mối quan hệ thực ngoài cuộc sống;…. Thứ tư, giới trẻ hiện nay hình thành những trào lưu văn hoá, ngôn ngữ, tư duy lệch lạc, thiếu thẩm mĩ xa rời thực tế. Lướt quanh vài vòng trên các trang mạng xã hộ lớn như Facebook, youtube, Instagram, Zalo,… không khó để bắt gặp những nội dung truyền thông kém văn minh, tục tĩu, vô nghĩa và tiêu cực. Thế nhưng, họ lại coi chúng như là những điều hiển nhiên, bình thường, thậm chí là thích thú và làm theo “đám đông” mà không hề có quan điểm cá nhân nhìn nhận và đánh giá. Những thứ ngôn ngữ khó hiểu, những trào lưu vô nghĩa,… vô hình chung lại trở thành cuộc sống của thế hệ trẻ hiện nay. Họ trở nên vô cảm với thế giới thực, với chính bạn bè, người thân,… và tệ hơn là chính bản thân họ.

7

2.Vậy nguyên nhân thực trạng “ Sống ảo” là gì? Thứ nhất, như đã đề cập trước đó gen Z chính là đối tượng giới trẻ đang được nghiên cứu trong bài tiểu luận này. Gen Z chính là những người sinh từ những năm 1998-2010 khác với thế hệ trước đó là Millennials, Gen Z được tiếp cận công nghệ từ khi được sinh ra, đặc biệt là điện thoại thông minh. Bởi vậy đây chính là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hậu quả là thực trạng “ Sống ảo” hiện nay. Thứ hai, cùng với sự phát triển không ngừng của xã hội, con người cũng đang ngày càng bận rộn và chạy đua với rất nhiều công việc. Người lớn thường ít quan tâm và giáo dục con em về việc sử dụng công nghệ một cách hợp lý. Vì vậy ngay từ khi còn nhỏ, chúng đã thiếu ý thức và kiến thức về cách tiếp cận tới công nghệ. Ở thời điểm 10 năm trước đây, dễ thấy những cửa hàng điện tử, internet đua nhau mọc lên thu hút phần đông các bạn trẻ bấy giờ. Nó giống như một làn sóng mới, nhưng cũng là mở đầu cho rất nhiều những câu chuyện bi thương về những cậu bé suy đồi đạo đức chỉ vì đam mê điện tử. Cho đến tận ngày nay, thực trạng ấy vẫn diễn ra có phần lan rộng khó kiểm soát gấp nhiều lần. Cứ 10 trẻ em trong độ tuổi từ 14-18 thì 7 em có điện thoại riêng. Thế nhưng cha mẹ, nhà trường, xã hội lại chưa thực sự nghiêm khắc và khó có thể kiểm soát được mọi hoạt động của các em. Hiện nay cũng chưa có bộ luật nào cấm trẻ em tham gia sử dụng mạng xã hội, hay kiểm soát chặt chẽ được vấn đề này. Vì vậy việc giới trẻ ngay từ ban đầu đã không nhận được sự giáo dục, định hướng rõ ràng đã dẫn đến những suy nghĩ lệch lạc sau này. Tuy nhiên đây cũng chỉ là nguyên nhân thứ yếu mà thôi. Bởi suy cho cùng thì “ Cây ngay không sợ chết đứng” nguyên nhân chủ quan do chính bản thân vẫn là nguyên nhân cơ bản nhất. Thứ ba, là nguyên nhân bên trong, hình thành lối “ Sống ảo” suy cho cùng cũng là do bản thân chính giới trẻ. Mà trong đó nguyên nhân do tâm lí chính là 8

yếu tố cốt lõi, có rất nhiều nghiên cứu về tâm lý người dùng mạng xã hội. Trong đó có một nghiên cứu của đại học Oxford về một hiệu ứng tâm lí có tên là FOMO- fear of missing out có nghĩa là sợ bị bỏ rơi, mất cơ hội. Những người khi mắc phải hội chứng Fomo thường sợ rằng người khác luôn vui vẻ và đầy đủ hơn mình. Chính cảm giác này tác động không nhỏ đến suy nghĩ và hành vy của bạn dẫn đến những quyết định dựa trên cảm tính chứ không phải nhu cầu thực tế hay mong muốn bản thân. Theo thống kê cho thấy có đến 56% số người sử dụng mạng xã hội đều mắc phải hội chứng Fomo. Với sự phát triển của nhiều các trang mạng xã hội, diễn đàn khiến cho Fomo ngày càng phổ biến rộng rãi hơn. Ví dụ tiêu biểu về Fomo là các bạn trẻ thường lướt Facebook để liên tục cập nhật những thông tin mới về cuộc sống, làm đẹp, phim ảnh… để không bỏ lỡ khiến bạn trở thành người tối cổ khi nói chuyện cùng bạn bè. Tâm lí đám đông cũng là một nguyên nhân của thực trạng “Sống ảo” ở giới trẻ hiện tại. Tâm lý đám đông có thể được hiểu là những suy nghĩ hoặc hành vi của con người thường xuyên chịu ảnh hưởng của những người khác. Người ta thường chạy theo những cái mà số đông cho là hay, đúng và sáng suốt, nhưng bản thân lại không suy nghĩ về ý nghĩa của sự việc. Chúng ta đều không mong muốn bị bỏ lại phía sau so với đám đông. Vì vậy, giới trẻ hiện nay coi việc kết bạn, giao lưu, làm việc với mạng xã hội lầ một điểu bắt buộc. Ở Việt Nam, sẽ chẳng một bạn trẻ nào là không biết đến facebook, instgram, youtube, tiktok, …. Trong cuộc giao lưu trực tuyến bàn về văn hoá ứng xử của giới trẻ trên không gian mạng do báo Pháp luật Việt Nam tổ chức ngày 5 tháng 11 năm 2021 cho biết: Việt Nam là quốc gia đứng thứ 18 về số lượng người dân sử dụng internet với hơn 60 triệu người dùng, trung bình người Việt Nam dành 7 giờ đồng hồ cho việc lướt web, xem video, đọc tin tức trực tuyến,… Đây là những con số biết nói, khi mà lượng người dùng quá lớn đồng nghĩa với những hệ luỵ nó mang lại cũng không hề nhỏ. Chỉ một hiện tượng mạng xuất hiện, trong vài phút thôi nó có thể phủ sóng toàn bộ các trang mạng xã hội cả chính 9

thống lẫn không chính thống. Với tốc độ lan truyền chóng mặt và lượng người dùng lớn luôn túc trực, một trào lưu có sức mạnh khủng khiếp đến mức nào? Mới đây, một câu nói đã trở thành trào lưu trong cộng đồng mạng Việt Nam nói riêng là “ sự thật thì luôn luôn đơn giản nhưng people make it complicated, nên là mình cứ enjoy cái moment này”. Câu nói này có nguồn gốc từ một nữ ca sĩ nổi tiếng, làm dậy sóng dư luận trong thời gian dài được giới trẻ hưởng ứng và bắt chước một cách mạnh mẽ. Lối ăn nói nửa tây, nửa ta được nhân rộng, họ thậm chí còn sử dụng trong giao tiếp trực tiếp, khi nói chuyện với thế hệ ông bà cha mẹ và coi đó như một thú vui mặc dù người nghe chẳng hiểu họ đang nói về điều gì. Quả thực đó là một dấu hiệu đáng buồn của lối sống ảo. Thứ tư, giới trẻ tìm đến thế giới ảo như một nơi để trốn tránh thực tại, sống trong ảo tưởng, lấp đầy những khoảng trống ở đời thực. Theo IMT Viện Phát triển Quản trị và Công nghệ 70% người dùng cho biết mục đích sử dụng mạng xã hội là tìm kiếm, cập nhật thông tin, tự tin hơn. Khi bắt gặp một niềm vui nào đó từ mạng xã hội, con người sẽ tiết ra dopamin-tạo cảm giác vui vẻ, cải thiện tâm trạng, khả năng tập trung và sáng tạo của con người. Dopamine hormone thường được sản xuất nhiều khi cơ thể mong muốn được tặng thưởng. Nó kích thích não bộ liên tưởng đến những ham muốn về các sở thích làm bạn cảm giác vui vẻ như ăn uống, mua sắm hoặc hoạt động tình dục. Vì thế, giới trẻ thường tìm đến mạng xã hội để thoả mãn bản thân. Họ bày ra những bộ mặt đẹp nhất trên mọi phương diện của bản thân như những bộ quần áo lộng lẫy, những món đồ xa xỉ, những mối quan hệ tốt đẹp,… dù thực tế họ không hề có chúng 3.Giải pháp cho hiện tượng “Sống ảo” của một bộ phận giới trẻ hiện nay. Vận dụng ý nghĩa phương pháp luận về mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả trong đó tập trung giải quyết nguyên nhân chủ yếu và nguyên nhân bên trong có thể đưa ra một số giải pháp như sau:

10

Thứ nhất, quan trọng nhất đó là phải thay đổi suy nghĩ và tư duy của bản thân. Trau dồi kiến thức không chỉ qua internet mà còn có thể qua sách vở, qua cuộc sống hay chính bạn bè người thân xung quanh mình. Luôn giữ trong mình tinh thần lạc quan, vui vẻ vầ tích cực. Thứ hai, hãy sử dụng công nghệ một cách khoa học và có chừng mực, đặt ra các giới hạn thời gian tối đa dành cho trực tuyến trong một ngày. Theo chuyên gia, chỉ nên dành tối đa 2 tiếng cho hoạt động giải trí trực tuyến trên một ngày và nghiêm khắc với bản thân hơn. Biết được thời điểm nào dùng mạng công nghệ sẽ đem lợi lợi ích cao và biết vận dụng nó vào thực tế cuộc sống. Thứ ba, ngày hôm nay sẽ chỉ có một vì vậy hãy sống hết mình cho hiện tại, không lãng phí thời gian vào những giá trị ảo, gặp gỡ bạn bè người thân để thể hiện tình cảm trực tiếp, tham gia các hoạt độn...


Similar Free PDFs