Triết học Mác-Lênin PDF

Title Triết học Mác-Lênin
Course Triết học Mác Lênin
Institution Trường Đại học Ngoại thương
Pages 17
File Size 241.8 KB
File Type PDF
Total Downloads 186
Total Views 652

Summary

Download Triết học Mác-Lênin PDF


Description

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ -----o0o-----

TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC PHÉP BIỆN CHỨNG VỀ PHỦ ĐỊNH VÀ VẬN DỤNG PHÂN TÍCH VIỆC KẾ THỪA VÀ PHÁT TRIỂN SÁNG TẠO CÁC GIÁ TRỊ TRUYỀN THỐNG TRONG BỐI CẢNH TOÀN CẦU HÓA HIỆN NAY

Sinh viên thực hiện: Hoàng Minh Quân Mã SV: 2112150137 Lớp A1, khối 1 Kinh tế, khóa 60

Hà Nội -12/2021

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU.......................................................................................................................1 CHƯƠNG I: PHÉP PHỦ ĐỊNH BIỆN CHỨNG..............................................................2 1. Khái niệm về phủ định biện chứng.................................................................................2 2. Các đặc trưng của phủ định biện chứng........................................................................2 2.1. Tính khách quan..............................................................................................................2 2.2. Tính kế thừa....................................................................................................................3 3. Quy luật phủ định của phủ định.....................................................................................3 4. Ý nghĩa phương pháp luận..............................................................................................5 CHƯƠNG II: VAI TRÒ CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG CỦA PHỦ ĐỊNH TRONG VIỆC GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY TRUYỀN THỐNG VĂN HÓA VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH TOÀN CẦU HÓA HIỆN NAY................................................................................7 1. Giá trị truyền thống của Việt Nam hiện nay..................................................................7 1.1. Giá trị truyền thống là gì.................................................................................................7 1.2. Các giá trị truyền thống của Việt Nam............................................................................8 2. Vai trò của phép biện chứng của phủ định trong việc giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay.......................................9 2.1. Kế thừa truyền thống văn hóa của dân tộc ở nước ta hiện nay là sự thống nhất của hai quá trình giữ lại và lọc bỏ.......................................................................................................9 2.2. Kế thừa truyền thống văn hóa của dân tộc nước ta hiện nay là quá trình bổ sung, phát triển hơn nữa những “hạt nhân hợp lý” trong truyền thống văn hóa được giữ lại, làm cho truyền thống đó có nội dung và hình thức mới phù hợp với yêu cầu của thời kì mới.........10 2.3. Kế thừa truyền thống văn hóa của dân tộc ở nước ta hiện nay cần phải chống lại hai khuynh hướng sai lầm: khuynh hướng bảo thủ và khuynh hướng phủ định sạch trơn đối với truyền thống văn hóa của dân tộc.........................................................................................11 2.4. Kế thừa truyền thống văn hóa của dân tộc ở nước ta hiện nay gắn với quá trình mở rộng giao lưu và tiếp biến những giá trị văn hóa của các dân tộc khác trên thế giới...........12 KẾT LUẬN.........................................................................................................................14 TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................................15

LỜI MỞ ĐẦU Những thành tựu của khoa học công nghệ cùng với sự tăng trưởng kinh tế nhanh chóng của các quốc gia trên thế giới đã và đang ngày càng thúc đẩy sự toàn cầu hóa. Hiện nay, mọi lĩnh vực từ đời sống, xã hội, môi trường cho đến kinh tế, khoa học, văn hóa, pháp luật,… đều được triển khai và diễn ra một cách mạnh mẽ, sâu sắc nhờ có sự hội nhập quốc tế. Và nếu như trong quá khứ, toàn cầu hóa chỉ là một cơ hội để các nước tương tác làm ăn với nhau thì bây giờ nó đã trở thành một xu thế phát triển tất yếu cho toàn nhân loại. Bất kì quốc gia nào chọn đi theo hướng ngược lại với xu thế này thì đơn giản là sẽ bị thụt lùi và kém phát triển hơn. Chính vì thế mà để có thể phát triển và thích nghi trong bối cảnh hội nhập, Việt Nam đã chủ trương đẩy mạnh hội nhập quốc tế, thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển tạo tiền đề cho quá trình xây dựng xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên, như mọi thứ trong cuộc sống, toàn cầu hóa cũng có 2 mặt của nó. Dù mang lại lợi ích quan trọng trong việc đổi mới đi lên, xu thế này cũng đang gây ra vô số các vấn đề về văn hóa ở Việt Nam như việc đánh mất truyền thống dân tộc hay là việc bị đồng hóa ngôn ngữ, bị đồng nhất văn hóa bởi sự ảnh hưởng của các cường quốc khác. Vậy nên, việc kế thừa và duy trì các truyền thống, phong tục lại mang tầm quan trọng không tưởng đối với đất nước hình chữ S của chúng ta. Và nhận thức được điều này, em đã quyết định lựa chọn đề tài: “Phép biện chứng về phủ định và vận dụng phân tích việc kế thừa và phát triển sáng tạo các giá trị truyền thống trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay.” cho tiểu luận của mình. Với những kiến thức đã học được từ bộ môn Triết học Mác-Lênin, em hy vọng mình có thể viết được một bài tiểu luận mà sẽ giải đáp được các thắc mắc về giá trị truyền thống ở Việt Nam cũng như là các phương pháp để bảo tồn và truyền lại giá trị truyền thống suốt bao đời này ông cha ta đã để lại. Đề tài với nội dung tập trung chủ yếu vào phép phủ định biện chứng và ứng dụng của nó vào thực tiễn với vấn đề kế thừa và phát huy bản sắc dân tộc. Tiểu luận của em sẽ bao gồm 2 nội dung chính sau: Chương I: Phép phủ định biện chứng. Chương II: Vai trò của phép biện chứng của phủ định trong việc giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay.

1

CHƯƠNG I: PHÉP PHỦ ĐỊNH BIỆN CHỨNG 1. Khái niệm về phủ định biện chứng Thế giới vận động và phát triển không ngừng, vô cùng, vô tận. Sự vật, hiện tượng sinh ra, tồn tại, phát triền rồi mất đi, được thay thế bằng sự vật, hiện tượng khác; thay thế hình thái tồn tại này thành hình thái tồn tại khác của cùng một sự vật trong quá trình vận động, phát triển của nó. Sự thay đổi đó gọi là sự phủ định. Trong lịch sử triết học, các nhà triết học và trường phái triết học có quan niệm khác nhau về sự phủ định tuỳ theo thế giới quan và phương pháp luận. Triết học trước Marx tồn tại quan điểm vận động vòng tròn: khi xã hội đạt tới một trình độ phát triển nào đó, xã hội sẽ trở lại điểm xuất phát, vòng phát triển mới lại bắt đầu; Pitago cho rằng một chu kỳ phát triển của xã hội hết 78 vạn năm; Phật giáo lại quan niệm kiếp người tuân theo vòng luân hồi “cát bụi lại trở về cát bụi”. Những nhà triết học theo quan điểm siêu hình coi sự phủ định là sự diệt vong hoàn toàn của cái cũ, sự phủ định sạch trơn, chấm dứt hoàn toàn sự vận động và phát triển của sự vật. Họ tìm nguyên nhân của sự phủ định ở bên ngoài sự vật, ở một lực lượng siêu nhiên nào đó can thiệp làm phá huỷ, thủ tiêu sự vật, chấm dứt sự phát triển của nó. Trong ý thức thông thường, khái niệm “phủ định thường được thể hiện bằng từ “không”; phủ định có nghĩa nói “không”, bác bỏ một cái gì đó. Theo quan điểm duy vật biện chứng, sự chuyển hoá từ những thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất, sự đấu tranh thường xuyên của các mặt đối lập làm cho mẫu thuẫn được giải quyết,từ đó dẫn đến sự vật cũ mất đi, sự vật mới ra đời thay thế. Sự thay thế diễn ra liên tục tạo nên sự vận động và phát triển không ngừng của sự vật. Sự vật mới ra đời là kết quả của sự phủ định sự vật cũ. Điều đó cũng có nghĩa là sự phủ định là tiền đề, điều kiện cho sự phát triển liên tục, cho sự ra đời của cái mới thay thế cái cũ. Đó là phủ định biện chứng. Phủ định biện chứng là phạm trù tiết học dùng để chỉ sự phủ định tự thân, tạo tiền đề cho sự phát triển tiếp theo, cho cái mới ra đời thay thế cái cũ. 2. Các đặc trưng của phủ định biện chứng 2.1. Tính khách quan Phủ định biện chứng có tính khách quan vì nguyên nhân của sự phủ định nằm ngay trong bản thân sự vật. Đó là kết quả của việc giải quyết mâu thuẫn bên trong sự vật, tạo khả năng ra đời của cái mới thay thế cái cũ. Đồng thời, mỗi sự vật có một phương thức phủ định riêng tùy thuộc vào những thuộc tính và cách giải 2

quyết mâu thuẫn của bản thân sự vật, hiện tượng. Điều này đồng nghĩa với việc phủ định biện chứng không phụ thuộc vào ý muốn hay nguyện vọng của con người. Con người chỉ có thể tác động làm nhanh hay chậm quá trình ấy dựa trên cơ sở nắm vững quy luật phát triển của sự vật. Vì vậy, phủ định biện chứng cũng chính là sự tự thân phủ định. Ví dụ như trong lịch sử triết học, sự phát triển của phép biện chứng duy vật là quá trình phủ định biện chứng liên tục từ phép biện chứng tự phát thời cổ đại qua phép biện chứng duy tâm của triết học cổ điển Đức rồi mới đến phép biện chứng duy vật. Sự phát triển của các học thuyết khoa học là kết quả của những sự phủ định liên tục về sự vật, hiện tượng hay trong quá trình của thế giới. 2.2. Tính kế thừa Phủ định biện chứng kế thừa những nhân tố hợp quy luật và loại bỏ nhân tố trái quy luật. Phủ định biện chứng không phải là sự phủ định sạch trơn tru cái cũ, mà trái lại cái mới ra đời trên cơ sở những hạt nhân hợp lý của cái cũ để phát triển thành cái mới, tạo nên tính liên tục của sự phát triển. Đó là sự phủ định mà trong đó cái mới hình thành và phát triển tự thân, thông qua quá trình lọc bỏ những mặt tiêu cực, lỗi thời, giữ lại những nội dung tích cực. V.I.Lênin cho rằng: “Không phải sự phủ định sạch trơn, không phải sự phủ định không suy nghĩ, không phải sự phủ định hoài nghi, không phải sự do dự, cũng không phải sự nghi ngờ là cái đặc trưng và cái bản chất trong các phép biện chứng..., mà là sự phủ định coi như là vòng khâu của liên hệ, vòng khẩu của sự phát triển...” Quá khứ không bao giờ biến mất hoàn toàn. Trong dòng chảy vô tận của thời gian, những nhân tố của quá khứ sẽ để lại dấu ấn nhất định ở hiện tại. Những nhân tố của quá khứ sẽ tham gia vào việc tạo lập cái hiện tại, tạp nên sợi dây liên hệ sinh động giữa quá khứ và hiện tại. 3. Quy luật phủ định của phủ định Phủ định biện chứng mới nói lên một giai đoạn, một nấc thang trong quá trình phát triển. Với tư cách là kết quả của “phủ định làn thứ nhất, cái mới cũng chứa đựng trong bản thân mình xu hướng dẫn tới những lần phủ định tiếp theo – phủ định của phủ định. Chỉ có thông qua phủ định của phủ định mới dẫn tới việc ra đời một sự vật, trong đó có sự lặp lại một số đặc trưng cơ bản của cải xuất phát ban đầu, nhng trên cơ sở cao hơn. Đến đây mới hoàn thành một chu kỳ phát triển. Khuynh hướng chung như vậy của sự phát triển được khái quát thành nội dung cơ bản của quy luật phủ định của phủ định. 3

Ph.Ăngghen đã đưa ra một thí dụ để hiểu về quá trình phủ định này: “Hãy lấy ví dụ hạt đại mạch. Có hàng nghìn triệu hạt đại mạch giống nhau được xay ra, nấu chín và đem làm rưrợu, rồi tiêu dùng đi. Nhưng nếu một hạt đại mạch như thế gặp những điều kiện bình thường đối với nó, nếu nó rơi vào một miếng đất thích hợp, thì nhờ ảnh hưởng của sức nóng và độ ẩm, đối với nó sẽ diễn ra một sự biến hoá riêng, nó nảy mầm: hạt đại mạch biến đi, không còn là hạt đại mạch nữa, nó bị phủ định, bị thay thế bởi cái cây do nó đẻ ra, đấy là sự phủ định hạt đại mạch. Nhng cuộc sống bình thường của cái cây này sẽ như thế nào? Nó lớn lên, ra hoa, thụ phấn và cuối cùng sinh ra những hạt đại mạch mới, và khi hạt đại mạch đỏ chín thì thân cây chết đi, bản thân nó bị phủ định. Kết quả của sự phủ định này là chúng ta lại có hạt đại mạch nha ban đầu, nhưng không phải chỉ là một hạt thóc mà nhiều gấp mời, hai mươi, ba mươi lần”. Sự phát triển theo khuynh hướng phủ định của phủ định đã được một số nhà biện chứng tự phát nêu ra từ lâu. Song, do chưa nhận thức sâu sắc tính biện chứng của quá trình phát triển, một số nhà triết sau này đã tuyệt đối hoá tính lặp lại sau một chu kỳ phát triển, từ đó hình thành quan niệm siêu hình xem sự phát triển như là một quá trình diễn ra theo vòng tròn khép kín. Việc quan sát thấu đáo các quá trình tự nhiên, xã hội và tư duy đã chỉ ra rằng, sự vận động diễn ra theo rất nhiều xu hướng. Tính vô cùng tận của thế giới vật chất cũng biểu hiện cả trong tính vô cùng tận của các khuynh hướng vận động, trong đó, sự vận động theo vòng tròn khép kín chỉ là một trong những khuynh hướng có thể có, đó không phải là khuynh hướng duy nhất. Quy luật phủ định của phủ định biểu hiện sự phát triển của sự vật là do mâu thuẫn trong bản thân sự vật quyết định. Mỗi lần phủ định là kết quả đấu tranh và chuyển hoá giữa các mặt đối lập trong bản thân sự vật – giữa mặt khẳng định và mặt phủ định. Sự phủ định lần thứ nhất được thực hiện một cách căn bản làm cho sự vật cũ chuyển thành cái đối lập với mình, sự phủ định lần thứ hai được thực hiện dẫn tới sự vật mới ra đời. Sự vật này đối lập với cái được sinh ra ở lần phủ định thứ nhất Phủ định của phủ định làm xuất hiện cái mới như là kết quả tổng hợp tất cả những yếu tố tích cực đã được phát triển từ trong cái khẳng định ban đầu và cả trong những lần phủ định tiếp theo, những yếu tố tích cực được khôi phục, được duy trì và phát triển. Cái tổng hợp này là sự thống nhất biện chứng tất cả những cái tích cực ở giai đoạn truớc và ở cái mới xuất hiện trong quá trình phủ định. Do vậy, cái mới với tư cách là kết quả phủ định của phủ định có nội dung toàn diện và phong phú hơn cái khẳng định ban đầu và cái kết quả của lần phủ định thứ nhất.. Như vậy, về hình thức, sẽ trở lại cái xuất phát, song, thực chất, không phải giống nguyên như cũ, mà dường như lặp lại cái cũ, nhưng trên cơ sở cao hơn. 4

Sự phát triển biện chứng thông qua những lần phủ định biện chứng là sự thống nhất giữa loại bỏ, giữ lại kế thừa và phát triển. Mỗi lần phủ định biện chứng được thực hiện sẽ mang lại những nhân tố tích cực mới. Do đó, sự phát triển thông qua những lần phủ định biện chứng sẽ tạo ra xu hứng tiến lên không ngừng, sự vật sẽ ngày càng phát triển. Song sự phát triển đó không phải diễn ra theo đường thẳng, mà theo đường “xoáy ốc”. Đề cập tới con đường đó của sự phát triển biện chứng, V.I.Lênin viết: “Sự phát triển hình như diễn lại những giai đoan đã qua, nhưng dưới một hình thức khác, ở một trình độ cao hơn (phủ định của phủ định); sự phát triển có thể nói là theo đường tròn ốc chứ không theo đường thẳng”. Diễn tả quy luật phủ định của phủ định bằng đường “xoáy ốc” chính là hình thức cho phép biểu đạt được rõ ràng nhất các đặc trưng của quá trình phát triển biện chứng: tính kế thừa, tính lặp lại nhưng không quay trở lại và tính chất tiến lên của sự phát triển. Mỗi vòng mới của đường “xoáy ốc” thể hiện một trình độ cao hơn của sự phát triển, đồng thời dùng như quay lại cái đã qua, dường như lặp lại vòng trước. Sự nối tiếp nhau của các vòng thể hiện tính vô tận của sự phát triển, tính vô tận của sự tiến lên từ thấp đến cao. Quy luật phủ định của phủ định nêu lên mối liên hệ, sự kế thừa giữa cái bị phủ định và các phủ định; do sự kế thừa đó, phủ định biện chứng không phải là sự phủ định sạch trơn, bác bỏ tất cả sự phát triển trước đó, mà là điều kiện cho sự phát triển, nó duy trì và gìn giữ nội dung tích cực của các giai đoạn tó, lặp lại một số đặc điểm cơ bản của cái xuất phát, nhưng trên cơ sở mới cao hơn, do vậy, sự phát triển có tính chất tiến lên không phải theo đường thẳng, mà theo đường xoáy ốc. 4. Ý nghĩa phương pháp luận Quy luật phủ định của phủ định là cơ sở để chúng ta nhận thức đúng đắn về xu hướng vận động, phát triển sự vật, hiện tượng. Quá trình đó không diễn ra theo hướng đường thẳng mà là con đường quanh co, phức tạp, gồm nhiều giai đoạn, nhiều quá trình khác nhau. Tuy nhiên, tính đa dạng phức tạp của quá trình phát triển chỉ là sự biểu hiện của khuynh hướng chung, khuynh hướng tiến lên theo quy luật. Cần phải nắm bắt được những đặc điểm, bản chất, các mối liên hệ của sự vật, hiện tượng để tác động tới sự phát triển, phù hợp với yêu cầu của hoạt động nhận thức và thực tiễn. Theo quy luật phủ định của phủ định, trong thế giới khách quan, cái mới tất yếu phải ra đời để thay thế cái cũ. Trong tự nhiên, cái mới ra đời và phát triển theo quy luật khách quan. Trong đời sống xã hội, cái mới ra đời trên cơ sở hoạt động có mục đích, có ý thức tự giác và sáng tạo của con người. Vì vậy, cần nâng cao tính tích cực của nhân tố chủ quan 5

trong mọi hoạt động, có niềm tin vào sự tất thắng của cái mới, ủng hộ cái mới và đấu tranh cho cái mới thắng lợi. Do đó, cần khắc phục tư tưởng bảo thủ, trì trệ, giáo điều, kìm hãm sự phát triển của cái mới, làm trái với quy luật phủ định của phủ định. Quan điểm biện chứng về sự phát triển đòi hỏi trong quá trình phủ định cái cũ phải tuần theo nguyên tắc kế thừa, phê phán; kế thừa những nhân tố hợp quy luật và lọc bỏ, vượt qua, cải tạo cái tiêu cực, trái quy luật nhằm thúc đẩy sự vật phát triển theo hướng tiến bộ.

6

CHƯƠNG II: VAI TRÒ CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG CỦA PHỦ ĐỊNH TRONG VIỆC GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY TRUYỀN THỐNG VĂN HÓA VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH TOÀN CẦU HÓA HIỆN NAY. 1. Giá trị truyền thống của Việt Nam hiện nay 1.1. Giá trị truyền thống là gì Nói đến truyền thống là nói đến phức hợp những tư tưởng, tình cảm, những tập quán, thói quen, những phong tục, lối sống cách ứng xử, ý chí... của một cộng đồng người đã hình thành trong lịch sử, đã trở nên ổn định và được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, đóng một giá trị nhất định đối với từng nhóm người, từng giai cấp, cộng đồng, và xã hội nói chung. Truyền thống có chuẩn mực riêng, thể hiện một giá trị nào đó được các chủ thể lựa chọn nó làm cơ sở cho phương thức hoạt động của họ. Bất kỳ một dân tộc nào trên thể giới cũng đều có truyền thống của mình. Truyền thống là một bộ phận của ý thức xã hội lại luôn chịu sự quy định của tồn tại xã hội. Bởi vậy, truyền thống của một dân tộc không phải tự nhiên mà có, cũng không phải do con người tự lựa chọn cho đặc trưng của dân tốc Việt Nam. Nho giáo, theo thời gian, như một chiếc áo khoác mỗi ngày mỗi rộng, trùm lên những giá trị khác. Khiến cho mọi giá trị truyền thống được cố định, được trình bày theo hình thức của Nho giáo cho đến khi bị nhà cầm quyền Pháp cáo chung. Vì thế, nhiều sự lầm tưởng, đồng nhất các giá trị khác với Nho giáo đã xảy ra. Đứng trước thách thức của các giá trị mới của xã hội công nghiệp theo bước chân thực dân Pháp tràn vào đất nước ta đầu thế kỷ XX, các gia trị truyền thống đã có sự biến đổi như thế nào về nội dung và vị thế của nó trong thời kỳ lịch sử đổi mới này của dân tộc ra sao. Sức công phá của nền văn minh kỹ thuật công nghiệp, sự trợ giúp của nhà nước bảo hộ Pháp với việc chấm dứt nền giáo dục khoa cử của Việt Nam vào thập kỷ thứ hai của thế kỷ XX và sức chinh phục mới mẻ, mạnh mẽ của cấc học thuyết phương Tây tràn vào Việt Nam... đã tạo ra xu hướng Tây hóa ngày càng rộng rãi trong đời sống dân tộc. Do vậy, tình hình khi đó là hết sức phức tạp, và trên thực tế, đã có một cuộc đấy tranh xung quaynh vấn đề giá trị. Các trí thức khi đó đồng nhất Nho giáo với giá trị truyền thống của dân tộc. Thực chất của cuộc đấu tranh này là nhằm xác định vị thế của hệ giá trị truyền thống mà Nho giáo là tiêu biểu trong đời sống tinnh thần hiện đại của dân tộc khi đó – với sự hiện diện của triết thuyết phương Tây và số phận nô lệ của Việt Nam. Quy mô của cuộc đấu tranh này 7

dù chỉ giới hạn trong lĩnh vực học thuật, nhưng ý nghĩa của nó đã mở rộng ra nhiều phương diện khác chính trị, văn hóa, xã hội... Nói đến giá trị tức muốn khẳng định mặt tích cực, mặt chính diện, nghĩa là đẫ bao hàm quan điểm coi giá trị gắn liền với cái đúng, cái tốt hay cái đẹo, là nói đến cái có khả năng thôi thúc con người hành động và nỗ lực hơn nữa. Vì vậy, khi nói đến giá trị truyền thống thì hàm ý đã muốn nói đến những giá trị văn hóa dân tộc có khả năng truyền lại qua không gian, thời gian, những gì cần bapr vệ và phát triền. Bản thân truyền thống chính là một cơ chế vừa tích lũy, vừa truyền đạt lại những gì đã tích lũy, đúc kết được cho các thế hệ nối tiếp nhau trong cộng đồng, của dân tộc. Một giá trị khi trử thành giá trị truyền thống thì đã bao hàm trong nó ý nghĩa lâu dài, hoặc cũng có thể nói, một giá trị xét về mặt thời gian là bền vững thì tự thân nó đã mang ý nghĩa là giá trị truyền thống. Quan niệm biện chứng về sự phát triển đòi hỏi trong quá trình phủ định cái cũ phải theo nguyên tắc kế thừa có phê phán, kế thừa những nhân tố quy luật và lọc bỏ, vượt qua, cải tạo cái tiêu cực, trái quy luật nhằm thúc đẩy theo hướng tiến bộ. 1.2. Các giá trị truyền thống của Việt Nam Việt Nam tự hào là một quốc gia giàu giá trị truyền thống, gồm nhiều những thói quen, lối sống, tinh thần tích cực được hình thành từ xa xưa. Đáng qu...


Similar Free PDFs