Văn hóa doanh nghiệp và đạo đức kinh doanh - phân tích TOYOTA PDF

Title Văn hóa doanh nghiệp và đạo đức kinh doanh - phân tích TOYOTA
Author Nguyệt Nguyễn Như
Course Văn hoá doanh nghiệp và đạo đức kinh doanh
Institution Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội
Pages 29
File Size 1.3 MB
File Type PDF
Total Downloads 351
Total Views 450

Summary

Download Văn hóa doanh nghiệp và đạo đức kinh doanh - phân tích TOYOTA PDF


Description

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

HỌ VÀ TÊN: NGUYỄN NHƯ NGUYỆT

BÀI TẬP LỚN HỌC PHẦN VĂN HÓA DOANH NGHIỆP VÀ ĐẠO ĐỨC KINH DOANH

Hà Nội, ngày 08 tháng 02 năm 2022.

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

BÀI TẬP LỚN Môn: Văn hóa doanh nghiệp và đạo đức kinh doanh

GIẢNG VIÊN: TS. Bùi Thị Quyên ThS. Phạm Nhật Linh HỌC SINH THỰC HIỆN: Nguyễn Như Nguyệt - LỚP: QH-2021-E KẾ TOÁN CLC 1 - MSV: 21050702 - KHOA: Kế Toán Kiểm Toán

Hà Nội, ngày 08 tháng 02 năm 2022.

MỤC LỤC DANH MỤC HÌNH ẢNH .............................................................................................................. 1 LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................................................. 2 PHẦN 1: KHÁI QUÁT NỘI DUNG HỌC PHẦN VĂN HÓA DOANH NGHIỆP VÀ ĐẠO ĐỨC KINH DOANH ..................................................................................................................... 3 A, KHÁI QUÁT NỘI DUNG HỌC PHẦN ................................................................................ 3 Chương 1: TỔNG QUAN VỀ VĂN HÓA KINH DOANH ................................................... 3 Chương 2: NHẬN DIỆN HỆ THỐNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP ................................. 3 Chương 3: XÂY DỰNG VÀ QUẢN TRỊ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP ............................ 4 Chương 4: TỔNG QUAN VỀ ĐẠO ĐỨC KINH DOANH ................................................... 4 Chương 5: NỘI DUNG CỦA ĐẠO ĐỨC KINH DOANH .................................................... 5 Chương 6: XÂY DỰNG VÀ THỰC HÀNH ĐẠO ĐỨC KINH DOANH ............................ 6 B, MỐI LIÊN HỆ ........................................................................................................................ 7 PHẦN 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP CỦA TẬP ĐOÀN TOYOTA ........................................................................................................................................ 8 A, TỔNG QUAN VỀ TẬP ĐOÀN TOYOTA ............................................................................ 8 I. Giới thiệu về Toyota ............................................................................................................ 8 II. Quá trình hình thành và thành tựu đạt được ....................................................................... 9 B, PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP CỦA TẬP ĐOÀN TOYOTA THEO MÔ HÌNH CỦA EDGAR SCHEIN .............................................................................. 10 I. Cấp độ 1: Biểu hiện hữu hình ............................................................................................ 10 II. Cấp độ 2: Những giá trị được tuyên bố ............................................................................ 13 III. Cấp độ 3: Những quan niệm chung (Giá trị cốt lõi) ....................................................... 17 C, Những giá trị Văn hóa doanh nghiệp này có thay đổi theo sự thay đổi của môi trường kinh doanh không?............................................................................................................................. 19 PHẦN 3: VẤN ĐỀ ĐẠO ĐỨC KINH DOANH HIỆN NAY ĐANG NẢY SINH RÕ NÉT NHẤT Ở VIỆT NAM................................................................................................................... 20 A, THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ ĐẠO ĐỨC KINH DOANH Ở VIỆT NAM .............................. 20 I. Thực trạng.......................................................................................................................... 20 II. Dẫn chứng thực tế ............................................................................................................ 21 B, GIẢI PHÁP CHO VẤN ĐỀ ................................................................................................. 24 KẾT LUẬN ................................................................................................................................... 25 DANH MỤC THAM KHẢO....................................................................................................... 26

DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 1.1: Trụ sở chính của Tập đoàn Toyota Nhật Bản ................................................ 8 Hình 2.1: Toyoda Model AA – Mẫu xe hơi đầu tiên của Toyota .................................. 9 Hình 2.2: Toyota phổ biến ở nhiều nước trên thế giới ................................................. 10 Hình 3.1: Logo chính thức của Toyota ......................................................................... 10 Hình 3.2: Cơ sở thiết bị hiện đại tại nơi sản xuất của Toyota ...................................... 11 Hình 3.3: Kiến trúc văn phòng của Toyota .................................................................. 12 Hình 4.1: Sứ mệnh của Toyota ..................................................................................... 15 Hình 4.2: Tầm nhìn của Toyota .................................................................................... 16 Hình 5.1: Toyota Việt Nam .......................................................................................... 19 Hình 6.1: Công ty Vedan .............................................................................................. 21 Hình 6.2: “Chiêu bài” của Vedan ................................................................................. 22 Hình 6.3: Vedan xả chất thải ra sông Thị Vải .............................................................. 23

1

LỜI MỞ ĐẦU Văn hóa doanh nghiệp và đạo đức kinh doanh ngày nay giống như đời sống tinh thần không thể thiếu của một doanh nghiệp. Nó được coi như là một công cụ hữu hiệu đối với những nhà điều hành trong việc điều tiết bầu không khí làm việc của một doanh nghiệp, góp phần tạo ra một môi trường nơi tất cả các thành viên đều cùng hướng tới một mục tiêu chung. Xây dựng văn hóa doanh nghiệp phù hợp và giữ gìn đạo đức kinh doanh là một điều rất quan trọng trên con đường tồn tại và phát về mọi mặt của tổ chức, là nền tảng vững chắc để tạo dựng lên niềm tin, thương hiệu đối với khách hàng và đối tác. Như vậy, trong xu thế toàn cầu hóa kinh tế hiện nay, muốn đảm bảo sự phát triển và tồn tại bền vững cho hoạt động kinh doanh của một tổ chức, một doanh nghiệp, hơn lúc nào hết, cần có sự xây dựng, đổi mới và giữ gìn văn hóa doanh nghiệp để góp phần định hướng đúng đắn cho các hoạt động kinh tế, kinh doanh. Bài tiểu luận nhằm mục đích tóm tắt và tổng kết những kiến thức cơ bản của học phần Văn hóa doanh nghiệp và đạo đức kinh doanh. Qua đó áp dụng vào thực tế và phân tích đạo đức kinh doanh của một số doanh nghiệp trong đờ i sống. Với mục tiêu trên, bài tiểu luận sẽ bao gồm những nội dung chính sau: Phần 1: Trình bày tóm tắt về các nội dung chính đã học của học phần Văn hóa doanh nghiệp và đạo đức kinh doanh. Qua đó phân tích và chỉ ra mối liên hệ giữa các nội dung này. Phần 2: Phân tích thực trạng văn hóa doanh nghiệp của tập đoàn Toyota Nhật Bản. Qua đó, trả lời cho câu hỏi “Những giá trị VHDN này có thay đổi theo sự thay đổi của môi trường kinh doanh không?” Phần 3: Phân tích một vấn đề đạo đức kinh doanh hiện nay đang nảy sinh rõ nét nhất ở Việt Nam. Em xin chân thành cảm ơn cô Bùi Thị Quyên và thầy Phạm Nhật Linh đã luôn giúp đỡ chúng em trong suốt qua trình giảng dạy bộ môn Văn hóa doanh nghiệp và đạp đức kinh doanh. Do một vài hạn chế nên bài tiểu luận sẽ không tránh khỏi có một vài thiếu sót nên em rất mong có sự chỉ giáo, đóng góp và xây dựng của các thầy cô và các bạn để có thể rút kinh nghiệm và hoàn thiện các công việc tiếp theo tốt hơn.

2

PHẦN 1: KHÁI QUÁT NỘI DUNG HỌC PHẦN VĂN HÓA DOANH NGHIỆP VÀ ĐẠO ĐỨC KINH DOANH A, KHÁI QUÁT NỘI DUNG HỌC PHẦN Chương 1: TỔNG QUAN VỀ VĂN HÓA KINH DOANH I. Tổng quan về văn hóa  Tiếp cận và định nghĩa về văn hóa  Chức năng của văn hóa  Vai trò của văn hóa đối với sự phát triển của con người và xã hội II. Tổng quan về văn hóa kinh doanh  Khái niệm và cấu trúc văn hóa kinh doanh  Mối quan hệ giữa văn hóa và kinh doanh  Các hình thức biểu hiện và tác dụng của văn hóa kinh doanh III. Tổng quan về văn hóa doanh nghiệp  Khái niệm về văn hóa doanh nghiệp  Cấu trúc của một hệ thống văn hóa doanh nghiệp – Mô hình Edgar Shein  Vai trò và lợi ích của văn hóa doanh nghiệp Chương 2: NHẬN DIỆN HỆ THỐNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP

I. Một số mô hình văn hóa doanh nghiệp điển hình Mô hình VHDN Harrison & Handy (1985) Mô hình VHDN Quinn & Cameron (2001)

Mô hình VHDN Dension (1990)

II. Các hình thức tồn t ại cơ bản của văn hóa doanh nghiệp tại Việt Nam    

Văn hóa doanh nghiệp theo kiểu gia đình, gia trưởng Văn hóa doanh nghiệp theo kiểu bao lieu, bao cấp Văn hóa doanh nghiệp thích ứng hướng vào thị trường Văn hóa doanh nghiệp sang tạo định hướng vào sự đổi mới

3

III. Đánh giá hệ thống văn hóa doanh nghiệp  Mục tiêu xây dựng văn hóa doanh nghiệp: Mạnh và đẹp  Phương pháp nhận diện đánh giá văn hóa doanh nghiệp: Mạnh/ Yếu và tốt/ Xấu Chương 3: XÂY DỰNG VÀ QUẢN TRỊ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP I. Các yếu tố ảnh hưởng văn hóa doanh nghiệp Văn hóa dân tộc Người lãnh đạo - chủ doanh nghiệp Lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh Lịch sử, truyền thống doanh nghiệp Hình thức sở hữu

II. Các bước xây dung văn hóa doanh nghiệp 1

• Tìm hiểu sứ mệnh và mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp

2

• Xác định giá trị cốt lõi

3

• Đánh giá VHDN hiện tại và xác định yếu tố nào cần thay đổi

4

• Xây dựng kế hoạch và lộ trình thay đổi VHDN

5

• Thiết lập hệ thống khen thưởng phù hợp VHDN

6

• Lãnh đạo nếu gương

III. Duy trì văn hóa doanh nghiệp Chương 4: TỔNG QUAN VỀ ĐẠO ĐỨC KINH DOANH

I. Khái niệm đạo đức kinh doanh 1. Khái niệm 2. Vai trò    

Tạo nên sự phát triển bền vững của doanh nghiệp Làm hài lòng khách hang Tạo nên sự tận tâm và trung thành của người lao động Đóng vai trò quan trọng với sự phồng thịnh của quốc gia 4

II. Nguyên tắc và chuẩn mực cơ bản của đạo đức kinh doanh Đạo đức kinh doanh

Tính trung thực

Tôn trọng con người Gắn lợi ích của doanh nghiệp với lợi ích của xã hội Bí mật và trung thành với các trách nhiệm đặc biệt III. Mối quan hệ giữa đạo đức, văn hóa và pháp luật trong kinh doanh

Chương 5: NỘI DUNG CỦA ĐẠO ĐỨC KINH DOANH

I. Nội dung, vai trò của đạo đức kinh doanh  Đánh giá điều chỉnh hành vi con người, tổ chức, tạo dư luận. áp lực cho xã hội  Đối với sự phát triển nhân cách, uy tín và thương hiệu của doanh nghiệp  Đức tính và hành vi của người sản xuất hàng hóa và cung ứng dịch vụ cho xã hội  Đạo đức của khách hàng về vấn đề văn minh, văn hóa ứng xử trong kinh doanh  Đạo đức kinh doanh qua cạnh tranh lành mạnh và thực hiện trách nhiệm với xã hội

5

II. Thực trạng của đạo đức kinh doanh ở Việt Nam hiện nay

Đạo đức của người sản xuất dịch vụ

Đạo đức của các bộ, công chức quản lý kinh doanh

Đạo đức của người tiêu dùng và xã hội

Đạo đức của người sáng lập, lãnh đạo đơn vị

Chương 6: XÂY DỰNG VÀ THỰC HÀNH ĐẠO ĐỨC KINH DOANH I. Tổ chức và thực hiện chương trình đạo đức kinh doanh 1. Phẩm chất đạo đức của người lãnh đạo, quản trị doanh nghiệp 2. Xây dựng con người chuẩn mực và bộ quy tắc ứng xử của doanh nghiệp 3. Truyền thông, giáo dục và xửu lý phản hồi về đạo đức kinh doanh 4. Phòng chống rủi ro đạo đức kinh doanh 5. Xử lý các vấn đề khiếu nại, tố cáo vấn đề vi phạm và phòng chống tham nhũng

6. Tổ chức, xây dựng chương trình văn hóa doanh nghiệp và đạo đức kinh doanh

II. Nguyên tắc quản trị chương trình đạo đức kinh doanh    

Sự cam kết và gương mẫu của người quản lý Xây dựng cam kết của cá nhân, tập thể Đánh giá thưởng phạt và tôn vinh công bằng, chính xác, kịp thời Đảm bảo quá trình học hỏi và hoàn thiện không ngừng

III. Triển khai thực hành chương trình đạo đức kinh doanh 1. 2. 3. 4.

Xác định mục tiêu và xem xét bối cảnh, tình hình Xây dựng chương trình, nội dung Tổ chức sự kiện Đánh giá kết quả và thay đổi, hoàn thiện

6

B, MỐI LIÊN HỆ Đạo đức kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp đã và đang trở thành một trong những nhân tố quan trọng có tác động tới mọi khiá cạnh hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp t ừ tổ chức quả lý hoạt động kinh doanh, quan hệ trong và ngoài của tổ chức hay phong cách của người điều hành và cách ứng xử giữa các thành viên trong doanh nghiệp. Bởi vậy, các nội dung chính của văn hóa doanh nghiệp và đạo đức kinh doanh đều có sự liên kết với nhau, bổ trợ cho nhau nhằm nâng cao nhận thức của con người về vai trò của đạo đức và văn hóa trong kinh doanh. Các nội dung trong văn hóa doanh nghiệp và đạo đức kinh doanh đều nhằm mục đích tạo dựng những kỹ năng cần thiết để vận dụng các nhân tố văn hóa và đạo đức vào trong hoạt động kinh tế, kinh doanh. Các nội dung của phần trước sẽ là nền tảng để áp dụng cho các nội dung của phần sau và chúng luôn bổ trợ và luôn đi cùng nhau. Hơn thế nữa, chúng đều góp phần cho thấy được vai trò và ảnh hưởng không thể thiếu của văn hóa và đạo đức trong các hoạt động kinh tế và kinh doanh của doanh nghiệp. Quá đó cung cấp các kiến thức cơ bản, phương pháp xây dựng chương trình đạo đức và văn hóa kinh doanh phù hợ p nhằm hướng đến những lợi ích bền vững của tổ chức, doanh nghiệp góp phần làm cho hoạt động kinh doanh đạt được kết quả cao và phát triển toàn diện. Như vậy, các nội dung trong học phần Văn hóa doanh nghiệp và đạo đức kinh doanh đều có mối quan hệ chặt chẽ và không thể tách rời nhằm tạo nên một kiến thức chung hoàn chỉnh và toàn vẹn nhất về văn hóa kinh doanh và những kỹ năng cần thiết để tổ chức, ứng dụng và phát triển các kiến thức về văn hóa doanh nghiệp và đạo đức kinh doanh trong hoạt động kinh tế, kinh doanh.

7

PHẦN 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP CỦA TẬP ĐOÀN TOYOTA A, TỔNG QUAN VỀ TẬP ĐOÀN TOYOTA

I. Giới thiệu về Toyota

Hình 1.1: Trụ sở chính của Tập đoàn Toyota Nhật Bản

 Tên công ty: Toyota Motor Coporation (tên viết tắt: TMC; Tên tiếng Nhật: Toyota Jidosha Kabushiki-gaisha).  Loại hình: Công ty cổ phần  Lĩnh vực: Ô tô, Rô bốt, Dịch vụ tài chính và công nghệ sinh học  Ngày thành lập: 28/08/1937  Người sáng lập: Kiichiro Toyoda  Trụ sở chính: 1 Toyota-Cho, Toyota, Nhật Bản  Thành viên ban điều hành: - Fujio Cho: Chủ t ịch Hội đồng quản trị, kiêm giám đốc đại diện -

Katsuhiro Nakagawa, Kazuo Okamoto: Phó chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm giám đốc đại diện.

-

Akio Toyoda: Tổng giám đốc kiêm giám đốc đại diện

 Vốn điều lệ: 635 tỉ Yên (tính tới 31/03/2021)  Tổng số nhân viên làm việc: 366,283 (tính tới 31/03/2021)

8

II. Quá trình hình thành và thành tựu đạt được Năm 1934 chiếc xe mẫu đầu tiên ra đời và được đưa vào sản xuất đại trà vào năm 1935. Ngày 28 tháng 8 năm 1937 công ty Toyota Motor Corporation chính thức ra đời, mở ra một kỷ nguyên với những thành công rực rỡ trong ngành công nghiệp ô tô.

Hình 2.1: Toyoda Model AA – Mẫu xe hơi đầu tiên của Toyota

Năm 2017, cơ cấu doanh nghiệp của Toyota bao gồm 364.445 nhân viên trên toàn thế giới. Toyota là công ty lớ n thứ 6 trên thế giới tính theo doanh thu. Đây cũng là tập đoàn sản xuất ô tô đầu tiên trên thế giới với hơn 10 triệu xe mỗi năm. Chiến lược kinh doanh đúng đắn mang lại cho Toyota những thành công về mặt thương mại và sự phát triển vượt bậc về công nghệ sản xuất ô tô. Đến tháng 7 năm 2014, Toyota là công ty có giá niêm yết lớn nhất tại Nhật Bản theo vốn hóa thị trường. Đây là công ty dẫn đầu thị trường về doanh số bán xe điện hybird và xe chạy bằng pin nhiên liệu hydro. Các dòng xe của Toyota phải kể đến như Toyota Vios, Toyota Corolla Altis, Toyota Camry, Toyota Fortuner, Toyota Yaris. Toyota được niêm yết trên thị trường chứng khoán Luân Đôn, Sở giao dịch chứng khoán New York và Sở giao dịch chứng khoán Tokyo. Toyota hiện có 63 nhà máy trong số đó 12 nhà máy ở Nhật Bản, 51 nhà máy còn lại ở 26 nước khác nhau trên toàn thế giới phải kể đến như Trung Quốc, Pháp, Anh, Indonexia, Việt Nam, Úc, Canada, Mỹ. 9

Hiện nay các dòng xe của Toyota rất được ưa chuộng không chỉ ở Nhật Bản mà còn ở nhiều quốc gia.

Hình 2.2: Toyota phổ biến ở nhiều nước trên thế giới

B, PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP CỦA TẬP ĐOÀN TOYOTA THEO MÔ HÌNH CỦA EDGAR SCHEIN I. Cấp độ 1: Biểu hiện hữu hình

Hình 3.1: Logo chính thức của Toyota

Logo Logo xe Toyota được biết đến trên toàn thế giới là sự kết hợp của ba hình bầu dục. Hai hình bầu dục bên trong chồng chéo thể hiện sự kết nối giữa trái tim của 10

khách hàng và trái tim của công ty cũng như mối quan hệ tin cậy, cùng nhau phát triển giữa hãng xe và khách hàng. Về mặt đồ họa, chúng cũng tượng trưng cho ‘T’ cho Toyota. Hai hình bầu dục được nhúng vào một hình elip lớn tượng trưng cho thế giới ôm lấy Toyota. Ban đầu ý nghĩa logo Toyota là một biểu tượng đơn giản như các logo xe khác có nguồn gốc từ một từ tiếng Nhật có nghĩa là “tám” được coi là mang lại may mắn và thành công. Trang thiết bị: Toyota luôn chú trọng tới máy móc thiết bị công nghệ sản xuất, vì cho rằng đó là yếu tố quan trọng đem đến sự hài long cho khách hàng. Từ khi thành lập đến nay, Toyota luôn không ngừng l ớn mạnh và không ngừng phát triển quy mô sản xuất và cơ sở thiết bị làm việc

Hình 3.2: Cơ sở thiết bị hiện đại tại nơi sản xuất của Toyota

Phong cách thiết kế kiến trúc: Phong cách kiến trúc nội thất Toyota đi theo hướng hiện đại và có phần Hitech hay còn được gọi là High Technology ( công nghệ cao). Với mẫu thiết kế theo hướng như vậy nhằm mục đích như muốn truyền đạt với khách hàng về tiềm lực mạnh mẽ trong lĩnh vực k ỹ thuật của Toyota. Văn phòng được thiết kế rộng rãi, ngăn nắp với gam màu sang là chủ đạo, tạo không khí thoải mái, dễ chịu cho nhân viên khi làm việc.

11

Hình 3.3: Kiến trúc văn phòng của Toyota

Câu khẩu hiệu: “Let’s go places” Toyota được biết đến với câu khẩu hiệu “Let’s go places” ấn tượng. Câu slogan ra mắt vào vào 31/12/2012 là một phần nằm trong chiến dịch quảng cáo sản phẩm mới nhất của Toyota. “Let’s go places” – tạm dịch là “hãy đi đến mọi nơi” mang thông điệp về tinh thần lạc quan, tích cực. Một nội dung mang 2 ý nghĩa. Thứ nhất, Toyota muốn khách hàng hãy thực hiện ước mơ đi đến muôn nơi mình yêu thích, khám phá mọi nẻo đường, mọi miền đất mới. Câu khẩu hiệu như một sự kêu gọi, kích thích tinh thần khám phá mới của khách hàng. Thứ hai, hãng muốn nhấn mạnh rằng, bằng sản phẩm của hãng, khách hàng hoàn toàn có thể tự tin thực hiện ước muốn đi khắp muôn nơi. Đó như một lời khẳng định chất lượng về sản phẩm của mình.

12

II. Cấp độ 2: Những giá trị được tuyên bố

1. Triết lý kinh doanh Triết lý kinh doanh của Toyota được xây dựng dựa trên 5 nguyên tắc chính của người sang lập Sakichi Toyoda: 1) Luôn trung thành với nhiệm vị chủa mình, từ đó đóng góp cho công ty và cho lợi ích chung 2) Hãy luôn chăm học hỏi và sang tạo, phấn đấu đi trước thời đại 3) Hãy luôn thực tế, tránh phù phiếm 4) Luôn cố gắng xây dựng một bầu không khí ấm cúng và thân thiện như ở nhà t ại nơi làm việc 5) Luôn tôn trọng và biết ơn những cơ hội được ban tặng Quan điểm phát triển của Toyota cũng thể hiện rõ:  Trong tất cả mọi thứ chúng tôi làm, chúng tôi sẽ xem xét đến hành tinh, nghiên cứu và thúc đẩy hệ thống và giải pháp là thân thiện với môi trường  Mục tiêu của chúng tôi: “Xe luôn luôn tốt hơn”  Chúng tôi liên tục tái tạo lại chính mình, giới thiệu công nghệ mới và ở phía trước của đối thủ cạnh tranh của chúng tôi  Tạo ra công ăn việc làm, phát triển con người và đóng góp cho xã hội  Sự hài long của khách hàng được thể hiện tốt nhất với một nụ cười. Chúng tôi luôn đặt đó là mục tiêu cần hướng tới

13

2. Sứ mệnh Toyota nổi tiếng với 14 nguyên tắc quản lý trong kinh doanh của mình. Giờ đây nó không chỉ là của riêng Toyota mà còn là những nguyên tắc quản lý nổi tiếng được nhiều doanh nghiệp theo đuổi:  Ra các quyết định quản lý dựa trên triết lý dài hạn, dù phải hy sinh những...


Similar Free PDFs