Văn học nghệ thuật PDF

Title Văn học nghệ thuật
Course Quốc tế học
Institution Trường Đại học Sài Gòn
Pages 15
File Size 429.8 KB
File Type PDF
Total Downloads 506
Total Views 833

Summary

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒNKHOA VĂN HÓA - DU LỊCHTIỂU LUẬN VĂN HỌC NGHỆ THUẬT THẾ GIỚIĐề tài: GIỚI THIỆU MỘT TIỂU LOẠI CỦA MỘT SỐCÁC LOẠI HÌNH NGHỆ THUẬT MÀ ANH/CHỊĐẶC BIỆT CÓ ẤN TƯỢNGHọ và tên sinh viên: Phạm Ngọc Loan Mã số sinh viên: 3120540086 Lớp: DQT1203 Khoa: Văn hóa - Du lịchThành phố Hồ Chí Minh...


Description

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN KHOA VĂN HÓA - DU LỊCH

TIỂU LUẬN VĂN HỌC NGHỆ THUẬT THẾ GIỚI

Đề tài: GIỚI THIỆU MỘT TIỂU LOẠI CỦA MỘT SỐ CÁC LOẠI HÌNH NGHỆ THUẬT MÀ ANH/CHỊ ĐẶC BIỆT CÓ ẤN TƯỢNG

Họ và tên sinh viên: Phạm Ngọc Loan Mã số sinh viên:

3120540086

Lớp: DQT1203

Khoa: Văn hóa - Du lịch

Thành phố Hồ Chí Minh – Tháng 08/2021

NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ CHẤM THI Cán bộ chấm thi 1: ....................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................

Cán bộ chấm thi 2: ....................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................

Điểm: ……………..

Điểm: ……………..

CÁN BỘ CHẤM THI 1 KÝ TÊN

CÁN BỘ CHẤM THI 2 KÝ TÊN

...............................................

...............................................

MỤC LỤC CHƯƠNG 1: CÁC LOẠI HÌNH NGHỆ THUẬT CƠ BẢN...........................1 1.1. Khái niệm về nghệ thuật...........................................................................1 1.2. Phân loại các loại hình nghệ thuật...........................................................1 1.2.1. Kiến trúc và trang trí............................................................................1 1.2.2. Điêu khắc..............................................................................................1 1.2.3. Hội họa..................................................................................................2 1.2.4. Âm nhạc.................................................................................................2

1.2.5. Văn học.................................................................................................3 1.2.6. Sân khấu................................................................................................3 1.2.7. Điện ảnh................................................................................................3 CHƯƠNG 2: TIỂU LOẠI MÚA BALLET.......................................................5 2.1. Khái niệm và đặc trưng............................................................................5 2.1.1. Khái niệm..............................................................................................5 2.1.2. Đặc trưng thể loại.................................................................................5 2.2. Lịch sử hình thành....................................................................................5 2.3. Nghệ thuật múa Ballet trong xã hội.........................................................6 2.3.1. Cách thức thưởng thức và cách trình diễn............................................6 2.3.2. Địa điểm................................................................................................6 2.3.3. Trang phục............................................................................................6 2.3.4. Các tác phẩm tiêu biểu và diễn viên.....................................................8 CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN...................................................................................9 TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................10

1

CHƯƠNG 1: CÁC LOẠI HÌNH NGHỆ THUẬT CƠ BẢN 1.1. Khái niệm về nghệ thuật Nghệ thuật là sự sáng tạo trong mọi hoạt động để tạo ra các sản phẩm (có thể là sản phẩm vật thể hay phi vật thể) chứa đựng lớn về giá trị tư tưởng, tinh thần, có tính nhân văn và thẩm mĩ, mang tới giá trị văn hóa chạm sâu tới cảm xúc con người, khán giả thưởng thức nghệ thuật. Nghệ thuât là những cái đẹp cái hay để chiêm nghiệm, ngưỡng mộ bởi kỹ năng, trình độ, kĩ xảo cao vượt lên trên mức thông thường. Để được gọi là nghệ thuật là khi nghề nghiệp đó đạt đến mức hoàn hảo về trình độ điêu luyện và siêu việt. Theo định nghĩa này thì đòi hỏi một tài năng đặc biệt riêng biệt từng lĩnh vực. 1.2. Phân loại các loại hình nghệ thuật Sự hình thành và phát triển của các loại hình nghệ thuật gắn liền với lịch sử đây là một trong những tính chất đa dạng của các hiện tượng thực tại, những phương thức và nhiệm vụ phản ánh thẩm mỹ cao đáp ứng mọi mặt về nhu cầu của con người. Mỗi một loại hình nghệ thuật sẽ có những quy định và đặc trưng riêng bởi đối tượng miêu tả, nhiệm vụ nghệ thuật, phương thức tái hiện và vật chất để có thể tạo nên hình tượng nghệ thuật. 1.2.1. Kiến trúc và trang trí Ngày nay khi nói về nghệ thuật người ta thường chỉ nhớ tới hội họa mỹ thuật hay điêu khắc, âm nhạc chứ không nhận ra rằng việc thiết kế kiến trúc và trang trí cũng là một loại hình nghệ thuật. Đây là một loại hình nghệ thuật tập trung vào yếu tố thiết kế và công dụng của sản phẩm. Bảo tàng Nghệ thuật Quốc gia London giải thích :"Sứ mệnh của nghệ thuật trang chí chính là tô điểm cho vạn vật: một vật thể, căn phòng hay một tòa nhà, …”

2

1.2.2. Điêu khắc Điêu khắc là loại hình nghệ thuật mang lại nhiều giá trị về cả vật chất và tinh thần. Điển hình có thể thấy các tác phẩm lịch sử như các bức tượng mang giá trị lịch sử, ý nghĩa chính trị, là biểu tượng mang tầm quốc gia, quốc tế. Là hình thức tạo vật 3D, các tác phẩm được tạo hình từ gỗ, đá, kim loại hay thủy tinh. Ngoài ra còn có rất nhiều tác phẩm được tạo từ đất sét, nhựa, polymer, dệt may và các kim loại nhẹ khác. Hình thức tạo lên một tác phẩm có rất nhiều, có thể đục, đẽo, tạc, bỏ phần thừa đi hoặc lắp ráp, hàn gắn thêm những phần cần thiết. Nghệ thuật trong ngành công nghiệp này có ảnh hưởng rất lớn đến môi trường, giúp môi trường được cải thiện, khi những vật liệu tái chế có thể sử dụng làm khuôn đúc, điều chế. 1.2.3. Hội họa Hội họa cũng là một phần trong nghệ thuật nhưng thay vì tạc tượng đẽo gỗ như điêu khắc hay thiết kế kiến trúc thì hội họa lại là vẽ tranh. Hội họa sắp xếp bố cục các hình khối, đường nét, màu sắc, kết cấu của một bức tranh một cách hài hòa. Người thực hiện công việc này là họa sĩ; một tác phẩm hội họa/tranh vẽ chủ yếu bày tỏ ý tưởng, cảm xúc, thị yếu về cái đẹp dựa trên kĩ thuật vẽ tranh của họa sĩ. Ba thể loại hội họa thường thấy là chân dung, phong cảnh và tĩnh vật. Hội họa song hành cùng quá trình phát triển văn hóa lịch sử của con người. Hội họa trải qua những bước đi đầu tiên với các hình vẽ trên vách hang động của người nguyên thủy, là những hình vẽ sơ khai nhất của con người về thế giới quan. Bằng sức mạnh của trí tưởng tượng, loài người tiến đến thời kì hội họa cổ điển với quy chuẩn nghiêm ngặt như: phải vẽ trong xưởng, tranh phải dùng màu vẽ và vẽ trên một bề mặt phẳng, tả chi tiết, đúng các tiêu chí về mặt bố cục, nội dung...Qua nhiều diễn biến lịch sử cùng sự phát triển của khoa học, hội họa phát triển đa dạng và không còn "gò bó" trong những giới hạn của hội họa cổ điển.

3

1.2.4. Âm nhạc Âm nhạc là loại hình nghệ thuật thời gian; chiếm lĩnh nhịp điệu; tiết tấu; âm vực; nghĩa là nó sử dụng âm thanh để thể hiện tâm tư; tình cảm; tư tưởng và những mong muốn của con người. Hình tượng của nghệ thuật âm nhạc được xây dựng trên nền tảng của bảy nốt nhạc với các thăng trầm của nó biến hoá vô tận như là các chữ cái của ngôn ngữ. Các âm vực trầm bổng với sắc thái cao độ – trường độ (trầm; bổng – nhanh; chậm) là hai thuộc tính cơ bản của ngôn nhữ âm nhạc tạo nên giai điệu – sắc thái ngôn ngữ của âm nhạc. Âm nhạc tập trung thể hiện sự rung động và cảm xúc của con người. Chính vì vậy người ta coi âm nhạc nói với con người bằng “ngôn ngữ trực tiếp của tâm hồn”; vì rằng cơ sở nội dung trong hình tượng âm nhạc trước hết là những cảm xúc; những tình cảm của con người. 1.2.5. Văn học Văn học giữ một vị trí quan trọng đặc biệt trong hệ thống các loại hình nghệ thuật. Bởi ngôn ngữ của văn học làm cơ sở biểu hiện cho nhiều loại hình nghệ thuật (làm kịch bản cho sân khấu; điện ảnh; phần lời cho âm nhạc; vũ điệu; lời bình cho cho việc đánh giá các tác phẩm nghệ thuật khác). không phải ngẫu nhiên mà người ta thuờng chia đôi văn học và nghệ thuật. Thể hiện xác thực mọi góc cạnh không chỉ về tính cách con người, tình cảm, vấn đề xã hội. Có khả năng biểu thị đa dạng, mô tả cụ thể con người một cách tinh vi sâu sắc. Ngoài ra đó còn là cách thể hiện trí tưởng tượng phong phú qua nhiều tác phẩm nổi tiếng. Thể hiện trực tiếp tư duy con người và cũng là phương tiện vật chất hóa tư duy phổ biến. 1.2.6. Sân khấu Sân khấu là nghệ thuật tổng hợp có lịch sử lâu đời nhất trong 7 loại hình nghệ thuật. Nó được kết hợp từ nhiều loại hình nghệ thuật khác nhau, được thể hiện qua diễn xuất, hành động sân khấu, nhằm biểu thị tư tưởng, cái cốt của tác phẩm sân khấu. Diễn viên chính là người thể hiện ý độ của vở diễn, đóng vai trò quan yếu dẫn đến sự thành công hay thất bại của vỡ diễn.

4

1.2.7. Điện ảnh Điện ảnh là loại hình nghệ thuật trẻ ra đời vào cuối thế kỉ XIX. Cho đến thời khắc hiện tại đã trở thành loại hình quan yếu bậc nhất xét về tính quần chúng. Đáp ứng nhu cầu thẩm mĩ của thời đại. Điện ảnh cũng là phương tiện ngôn ngữ phản ánh các vấn đề xã hội. Dưới các hình ảnh phim, không gian đa chiều hết sức đa dạng và phong phú. Cấu trúc của điện ảnh phụ thuộc vào kịch bản, phân cảnh dựng phim, cả một quá trình để tạo nên tác phẩm hay để đời.

5

CHƯƠNG 2: TIỂU LOẠI MÚA BALLET 2.1. Khái niệm và đặc trưng 2.1.1. Khái niệm Múa Ballet (hay ba lê) là một loại hình vũ kịch có nguồn gốc từ triều đình Ý và được phát triển tại Pháp, Nga, Mỹ và Anh thành dạng múa phối hợp. Những kỹ thuật và các kỹ năng đặc biệt của một diễn viên ballet rất khác so với kỹ năng của các vũ công khác. Ballet là một dạng khiêu vũ hình thể với ngôn từ riêng. Nó có thể kể lại một câu chuyện, thể hiện một trạng thái cảm xúc, hoặc đơn giản là phản ánh giai điệu của âm nhạc. Đây là loại hình nghệ thuật có tầm ảnh hưởng toàn cầu và được giảng dạy tại các trường múa trên thế giới. Loại hình biểu diễn Múa ballet cổ điển nổi tiếng nhất là ballet cổ điển với động tác uyển chuyển và chính xác. Sau này biến thể của ballet cổ điển có múa ballet tân cổ điển và múa ballet đương đại. 2.1.2. Đặc trưng thể loại Các bước nhảy uyển chuyển, nhẹ nhàng. Hầu như Ballet phụ thuộc vào vũ đạo và âm nhạc, mọi tác phẩm múa Ballet đều ẩn chứa một vài thông diệp nhất định mà nếu như khán giả muốn hiểu thì phải dành thời gian tìm hiểu đôi chút về Ballet. Vào tầm thế kỷ 15, 16, 17 thì những bộ trang phục của vũ công rất cồng kềnh và đeo rất nhiều trang sức để thể hiện sự giàu có của các gia đình quý tộc. Dần về sau họ giảm thiểu những trang sức nặng và trang phục được may bợi vải mềm, vải voan để không gây sức nặng lên vũ công, tạo dáng vẻ thanh thoát, uyển chuyển hơn cho vũ công Ballet.

6

2.2. Lịch sử hình thành Múa ballet thường được cho là có nguồn gốc tại Ý trong thời kỳ Phục Hưng. Một số nhà nghiên cứu lịch sử tin rằng, múa ballet xuất hiện trong khoảng thời gian từ cuối thế kỷ 15 đến đầu thế kỷ 16. Số khác lại cho rằng, hình thức múa này ra đời vào thế kỷ 17. Thời kỳ đầu thì vai trò của Ballet là một điệu múa giữa các bữa ăn nhưng sau khi Bergonzio di Botta đã chuẩn bị một loạt điệu múa để minh họa cho các món ăn khác nhau phục vụ tại tiệc cưới. Những điệu múa của Bergonzio di Botta đã được đón nhận nồng nhiệt và nhanh chóng trở thành thời thượng. Các thành viên của tầng lớp xã hội này tin rằng họ đang thể hiện tài năng, sự giàu có của họ, và trên hết là sự tinh tế trong văn hóa gắn liền với thời kỳ Phục Hưng ở Ý. 2.3. Nghệ thuật múa Ballet trong xã hội 2.3.1. Cách thức thưởng thức và cách trình diễn Các vũ công đeo mặt nạ, trang phục gồm nhiều lớp gấm thêu, quần chẽn ngắn và bó sát người. Họ thường đội mũ lớn và đeo đồ trang sức. Điệu múa chỉ bao gồm các động tác tương đối đơn giản, chẳng hạn như những bước nhảy ngắn, khẽ nhún đầu gối, đi dạo xung quanh và quay nhẹ nhàng. Hầu như những buổi biểu diễn Ballet đều được trình diễn tại các Nhà hát thành phố, khán giả sẽ ngồi trên dãy ghế đối diện bục biểu diễn và các khu vực ghế ngồi phía trên hai bên. Múa Ba lê mang đến khán giả không khí yên lặng, trừ những chuyển động của vũ công đã truyền tải thông điệp. Các vở Ba lê phụ thuộc nhiều vào âm nhạc và vũ đạo, bạn nên tìm hiểu qua câu chuyện ẩn sau những động tác múa linh hoạt trước khi bước vào một buổi trình diễn Ballet để hiểu được những câu chuyện xảy ra đằng sau những điệu múa của người vũ công. Không giống như các vở nhạc kịch nổi tiếng như "Wicky" hay "The Phantom of the Opera" đều kèm theo lời thoại và bài hát để giúp khán giả theo dõi cốt truyện. Chính vì thế, không phải khán giả nào cũng nhanh chóng nắm bắt chuyện gì đang xảy ra trên sân khấu nên bạn nên chủ động tìm hiểu qua nội dung chính của vở Ballet.

7

2.3.2. Địa điểm Các buổi trình diễn Ballet thường ở những các nhà hát lớn hoặc ở các sân khấu cỡ lớn để cho các vũ công có đủ không gian để nhảy. Ví dụ: + Nhà hát Ballet Nga Talarium Et Lux + Các Showroom + Sân khấu ngoài trời 2.3.3. Trang phục - Vũ công: Trang phục múa ba lê, quần áo được thiết kế để cho phép các vũ công tự do di chuyển trong khi đồng thời tăng cường hiệu ứng hình ảnh của các động tác khiêu vũ. Ví dụ: Của nữ diễn viên múa ba lê Tutu, một chiếc váy nhiều lớp tạo ấn tượng nhẹ nhàng và bay bổng. Trong các vở ballet sớm nhất của thế kỷ 17, các vũ công thường đi giày có gót. Nam giới mặc trang phục gọi là Romaine , hoặc ton-sur-ton , một chiếc váy cứng, có dây bằng chất liệu thổ cẩm hoặc chất liệu tương tự, giống với hình dáng của chiếc váy ngắn hiện đại. Phụ nữ mặc trang phục nặng nề gợi nhớ đến y phục cung đình, với những đoàn tàu cầu kỳ, đội tóc giả và đồ trang sức. Đôi khi họ sẽ đeo những cái mặt nạ dạ đại diện cho nhân vật mà họ sẽ nhập vai vào. Cũng vào đầu thế kỷ 18, Marie Sallé đã nhảy múa trong chiếc áo choàng muslin đơn giản, với mái tóc buông xõa bồng bềnh và bỏ đi chiếc mặt nạ da, 25 năm sau, Jean-Georges Noverre đã thành công trong việc loại bỏ mặt nạ và hài hòa từng chi tiết của trang phục với toàn bộ quá trình sản xuất. Marie Taglioni giới thiệu "Áo dài lãng mạn" vào năm 1832, một chiếc váy nhiều lớp dài đến ngang lưng, đến những năm 1880 được cắt ngắn để lộ toàn bộ chân. Tutu đã trở thành trang phục tiêu chuẩn vào thế kỷ 19. Tuy nhiên, vào giữa thế kỷ 20, trong các vở ballet hiện đại, tutu thường được thay thế, được múa trong trang phục thường được coi là đồ tập.

8

- Khán giả: + Mặc những bộ đồ phù hợp như những bộ đồ sang trọng gọn gàng, váy cùng những bộ Com lê. Có lẽ các bạn sẽ thắc mắc vì sao phải mặc những bộ đồ trang trọng để xem một vở Ballet thì cũng như tôi đã nói, Ballet xuất phát là một điệu múa cung đình, hoàng gia, dành cho các quý tộc, bất cứ ai thưởng thức phải có sự tôn trọng nhất định đến không gian trang trọng cùng những vũ công, không kể đến các vở Ballet lúc nào cũng được biểu diễn trong các nhà hát lớn, nơi mà bắt buộc các bạn phải ăn mặc lịch sự và trang trọng. Ballet trở thành một loại hình vũ kịch mang giá trị văn hóa to lớn và rất phổ biến. 2.3.4. Các tác phẩm tiêu biểu và diễn viên Điểm qua các tác phầm nổi bật nhất của múa Ballet: -

Hồ Thiên Nga (Swan Lake)

-

Người đẹp ngủ trong rừng (The Sleeping Beauty)

-

Cinderella

-

Don Quixote

-

Giselle hay còn được gọi là The Wilis

Các nghệ sĩ/ ca sĩ/ diễn viên thành công nhất thể loại : -

Mathilde Froustey được mệnh danh là "cô bé Pháp"

-

Natalia Osipova (tham gia vở Romeo và Juliet, Giselle, và Coppélia)

-

Agnes Oaks (gương mặt hàng đầu của Ballet Quốc gia Anh)

-

Alina Cojocaru (giành chiến thắng tại cuộc thi Prix Benois de la Danse tại

Moscow 199)

9

CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN Trong các loại hình nghệ thuật, mỗi loại đều có nét riêng của nó. Bạn có thể hứng thú với âm nhạc hay hội họa song tôi cũng giống với các bạn, tôi có một hứng thú nhất định đối với múa Ballet nên tôi rất vui nếu có thể mang đến cho các bạn một cái nhìn cận cảnh và rõ ràng hơn với Ballet. Ballet thuộc vào loại hình nghệ thuật sân khấu, nói rõ hơn thì Ballet chính là một loại vũ kịch cung đình ngày xưa của Ý. Mỗi tác phẩm mà Ballet thể hiện đều mang theo một câu chuyện đằng sau, nếu các bạn có ý muốn tiếp cận với Ballet, tôi khuyên các bạn nên đọc sơ qua tác phẩm một lần để bản thân không bỏ qua bất cứ thông điệp nào mà vũ công muốn gửi tới các bạn. Ballet là một loại hình chú trọng vào hình thể và sự uyển chuyển, thông qua đó thể hiện nhân vật, cảm xúc lẫn truyền tải thông điệp.

10

TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] http://designs.vn/tin-tuc/doi-net-ve-lich-su-nghe-thuat-trang-tri-khi-thietke-di-doi-voi-chuc-nang_217222.html#.YS5Gw44zaM8 [2] https://www.theatre20.com/nghe-thuat/dac-trung-cua-7-loai-hinh-nghethuat-co-ban/ [3] https://timviecdienvien.com/nghe-thuat-la-gi-ban-chat-va-cac-loai-hinhnghe-thuat-ngay-nay-1617.html [4] https://dieukhacsaigon.com.vn/dieu-khac-la-gi [5] http://designs.vn/tin-tuc/hoi-hoa-la-gi-_15236.html#.YS5LP44zaM8 [6] https://nghethuatamnhacsaigon.com/ballet-la-gi-uu-nhuoc-diem-cua-muaballet-la-gi.html [7] https://delphipages.live/vi/nghệ-thuật-tạo-hinh/thiết-kế-thời-trang/balletcostume [8] https://khoahocphattrien.vn/kham-pha/lich-su-ra-doi-cua-muaballet/2018110103270975p1c879.htm

PHỤ LỤC

Hình 1. Vũ công Ballet và trang phục vào thế kỷ 17 La Camargo Dancing, bức tranh sơn dầu của Marie-Anne Camargo của Nicolas Lancret, 1730; ở Musée des Beaux-Arts, Nantes, Pháp. Giraudon — Art Resource / Encyclopædia Britannica, Inc.

Hình 2. Vũ công Ballet và trang phục vào thế kỷ 19 Marie Taglioni, khoảng năm 1850. Andre Adolphe Disderi — Lưu trữ Hulton / Hình ảnh Getty

Hình 3. Vũ công và trang phục hiện nay...


Similar Free PDFs