58-Nguyễn Đức Mạnh-19061216-LHS2 tiểu luận kết thúc học phần học kì 1 asda PDF

Title 58-Nguyễn Đức Mạnh-19061216-LHS2 tiểu luận kết thúc học phần học kì 1 asda
Course Luật Kinh tế
Institution Đại học Quốc gia Hà Nội
Pages 10
File Size 218.8 KB
File Type PDF
Total Downloads 376
Total Views 828

Summary

Download 58-Nguyễn Đức Mạnh-19061216-LHS2 tiểu luận kết thúc học phần học kì 1 asda PDF


Description

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT

Họ và tên sinh viên: Nguyễn Đức Mạnh Mã sinh viên: 19061216

Một số vấn đề lý luận về các tội phạm về tham nhũng theo Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi năm 2017) và thực tiễn áp dụng. Tiểu luận kết thúc môn học Luật Hình Sự Giảng viên: GS. TS. Đỗ Ngọc Quang

Hà Nội 2021

Bài làm Nhận thấy đây là 1 đề tài không mới, đã có nhiều bài viết nghiên cứu về vấn đề này. Tuy nhiên với sự mở rộng của quá trình phát triển, cần phải nhìn nhận thêm và có những đánh giá khách quan hơn nữa về vấn đề này, nên tôi xin trình bày quan điểm cá nhân trong bài viết dưới đây, để mọi người tham khảo thêm. 1. Khái quát chung về các tội phạm về tham nhũng theo Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017): 1.1. Khái niệm tội phạm về tham nhũng: Tham nhũng là tội danh được quy định trong Bộ luật hình sự, tham nhũng là hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn hưởng lợi ích vật chất trái pháp luật, gây thiệt hại cho tài sản của Nhà nước, tập thể, cá nhân, xâm phạm hoạt động đúng đắn của các cơ quan, tổ chức. Giống như các tội phạm về chức vụ khác được quy định trong Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi năm 2017) thì tội phạm tham nhũng được hiểu là những hành vi xâm phạm hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức do người có chức vụ thực hiện trong khi thực hiện công vụ, nhiệm vụ. Người có chức vụ là người do bổ nhiệm, do bầu cử, do hợp đồng hoặc do một hình thức khác, có hưởng lương hoặc không hưởng lương; được giao thực hiện một nhiệm vụ nhất định và có quyền hạn nhất định trong khi thực hiện công vụ, nhiệm vụ. Trong Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi năm 2017), các tội phạm về tham nhũng được quy định vào một mục riêng với 7 điểu luật. Theo đó, tội tham nhũng bao gồm: Tội tham ô tài sẵn; tội nhận hối lộ; tội lạm dụng chức vụ, quyển hạn chiếm đoạt tài sản; tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ; tội lạm quyến trong khi thi hành công vụ: tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi; tội giả mạo trong công tác. Hình phạt được quy đính cho nhóm tội phạm về tham nhũng rất nghiêm khắc. Phần lớn các tội phạm của nhóm có mức hình phạt cao nhất là tù chung thân hoặc tử hình. 1.2. Các yếu tố cấu thành tội phạm tham nhũng: Một người sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về một tội danh được quy định trong Bộ luật Hình sự nếu người đó đáp ứng đầy đủ những cấu thành tội phạm của tội đó, bao gồm các yếu tố về: mặt khách thể của tội phạm, mặt khách quan của tội phạm, mặt chủ quan của tội phạm và mặt chủ thể của tội phạm. 1.2.1. Về mặt khách thể của tội phạm:

Tội phạm tham nhũng xâm hại đến hoạt động đúng đắn của cơ quan có thẩm quyền trong thực hiện nhiệm vụ, thực thi công vụ. Hoạt động xâm hại ấy làm sai đi bản chất công việc mà cơ quan có thẩm quyền và hoạt động ấy đáng nhẽ không được làm. 1.2.2. Về mặt khách quan của tội phạm: Người phạm tội vào Tội phạm tham nhũng được quy định tại Mục 1, Chương XXIII Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017) là người thực hiện một trong những hành vi sau đây: Hành vi tham ô tài sản: người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý; Hành vi nhận hối lộ: người nào có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn trực tiếp hoặc qua trung gian nhận hoặc sẽ nhận bất kỳ lợi ích nào cho chính bản thân người đó hoặc cho người hoặc tổ chức khác để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ. Hành vi lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản. Hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ: người nào có hành vi vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái công vụ gây thiệt hại về tài sản hoặc gây thiệt hại khác đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Hành vi lạm quyền trong thi hành công vụ: người nào có hành vi vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà vượt quá quyền hạn của mình làm trái công vụ gây thiệt hại về tài sản hoặc gây thiệt hại khác đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi. Hành vi giả mạo trong công tác: có hành vi vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà lợi dụng chức vụ quyền hạn thực hiện một trong các hành vi sửa chữa, làm sai lệch nội dung giấy tờ, tài liệu; làm, cấp giấy tờ giả; giả mạo chữ ký của người có chức vụ, quyền hạn. Mục đích của hành vi tham nhũng là vụ lợi. Vụ lợi ở đây được hiểu là lợi ích vật chất hoặc lợi ích tinh thần mà người có chức vụ, quyền hạn đã đạt được hoặc có thể đạt được thông qua hành vi tham nhũng. Như vậy, khi xử lý về hành vi tham nhũng, không bắt buộc chủ thể tham nhũng phải đạt được lợi ích. Pháp luật Việt Nam hiện nay quy định việc đánh giá tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi tham nhũng chủ yếu dựa trên căn cứ xác định những lợi ích vật chất mà kẻ tham nhũng đạt được để từ đó quyết định mức độ xử lý. Lợi ích vật chất hiện nay trong cơ chế thị trường thể hiện ở rất nhiều dạng khác nhau, nếu chỉ căn cứ vào những tài sản

phát hiện hoặc thu hồi được để đánh giá lợi ích mà kẻ tham nhũng đạt được thì sẽ là không đầy đủ. Thêm nữa, các lợi ích vật chất và tinh thần đan xen rất khó phân biệt. Chẳng hạn, việc dùng tài sản của Nhà nước để khuyếch trương thanh thế, gây dựng uy tín hay các mối quan hệ để thu lợi bất chính. Trong trường hợp này, mục đích của hành vi vừa là lợi ích vật chất, vừa là lợi ích tinh thần... 1.2.3. Về mặt chủ quan của tội phạm: Chủ thể thực hiện tội phạm tham nhũng với lỗi cố ý. Trong trường hợp chủ thể thực hiện hành vi không cố ý thì hành vi đó không là hành vi tham nhũng. 1.2.4. Về mặt chủ thể của tội phạm: Chủ thể của tội này là chủ thể đặc biệt của Bộ luật Hình sự. Ngoài quy định về việc người đó phải đủ 18 tuổi trở lên, có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự thì họ còn phải là người nắm giữ một chức vụ, quyền hạn nhất định và họ lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao. Người nắm giữ chức vụ, quyền hạn ấy không chỉ là người nắm giữ một chức vụ, quyền hạn trong các cơ quan nhà nước mà còn bao gồm người nắm giữ chức vụ quyền hạn trong các doanh nghiệp, tổ chức ngoài nhà nước. “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn” để vụ lợi là đặc trưng của tội phạm liên quan đến tham nhũng. Khi thực hiện hành vi tham nhũng, người tham nhũng phải sử dụng “chức vụ, quyền hạn của mình” như một phương tiện để mang lại lợi ích cho mình, cho gia đình mình hoặc cho người khác. Đây là yếu tố cơ bản để xác định hành vi tham nhũng. Một người có chức vụ, quyền hạn nhưng không lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó thì không thể có hành vi tham nhũng. Tuy nhiên, không phải mọi hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó đều được coi là hành vi tham nhũng. Ở đây có sự giao thoa giữa hành vi này với các hành vi tội phạm khác, do vậy cần lưu ý khi phân biệt hành vi tham nhũng với các hành vi vi phạm pháp luật khác. 2. Một số vấn đề lý luận về các tội phạm về tham nhũng theo Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017): Qua phân tích các cấu thành tội phạm về tham nhũng cho thấy trong các yếu tố cấu thành của từng tội danh quy định từ Điều 353-359 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017) có vùng chồng lấn rất lớn, về mặt lý luận việc làm rõ ranh giới của từng tội danh là vấn đề rất cần thiết để tạo cơ sở cho thực tiễn áp dụng pháp luật được thống nhất. 2.1. Định tội danh đối với hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản:

Từ cấu trúc các tội phạm quy định tại Mục 1 Chương tội phạm về chức vụ có thể xác định có 02 tội danh được xem là có tính chất chiếm đoạt, đó là Tội tham ô tài sản và Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản quy định tại Điều 353, 355 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017). Khi thực tế xảy ra vụ việc lợi dụng chức vụ, quyền hạn nhằm hoặc đã chiếm đoạt tài sản, thì có thể khẳng định hành vi sẽ phạm vào một trong hai tội phạm này. Vấn đề tiếp theo trong quá trình định tội là phải làm rõ những đặc điểm giống và khác nhau của hai tội phạm trên. Về khách thể bị tội phạm trực tiếp xâm hại là sự hoạt động đúng đắn của các cơ quan, tổ chức và quan hệ sở hữu. Nhưng đối với Tội tham ô tài sản, thì tài sản bị xâm hại thuộc quyền sở hữu của cơ quan, tổ chức mà người phạm tội có trách nhiệm quản lý; đối với Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản, thì tài sản bị xâm hại có thể thuộc quyền sở hữu của cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân và người phạm tội không có trách nhiệm quản lý đối với tài sản trên. Về chủ thể, mặt chủ quan của hai loại tội phạm quy định tại Điều 353 và 355 đều là chủ thể đặc biệt, người phạm tội phải có chức vụ, quyền hạn thì mới có điều kiện chiếm đoạt tài sản và phạm tội với lỗi cố ý trực tiếp, có mục đích chiếm đoạt. Đối với mặt khách quan, sự khác biệt của hai tội phạm này thể hiện ở phương pháp, thủ đoạn và đối tượng mà hành vi phạm tội hướng đến. Đối với Tội tham ô tài sản: Người phạm tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao như là một phương tiện để thực hiện một cách sai trái với quy định của pháp luật về chế độ quản lý tài chính, tài sản mà mình phụ trách nhằm mục đích chiếm đoạt tài chính, tài sản của cơ quan, tổ chức cho bản thân mình; hành vi chiếm đoạt tài sản có thể thực hiện một cách công khai, có thể bí mật, quá trình thực hiện tội phạm, chủ thể có thể sử dụng thủ đoạn gian dối hoặc không. Thông thường là để che giấu hành vi chiếm đoạt người phạm tội thường có hành vi sửa chữa sổ sách, chứng từ, lập chứng từ giả; cố ý nâng cao hoặc hạ thấp một cách sai trái giá trị các quyết định, hợp đồng đầu tư, mua bán tài sản; lập khống các hợp đồng, chứng từ liên quan đến thu chi tài chính, mua bán tải sản; tiêu huỷ hoá đơn, chứng từ liên đến việc thu chi tài chính; hoặc tạo ra vụ cháy, vụ mất trộm tiền; các thủ đoạn phạm tội có thể được thực hiện trước, trong hoặc sau khi chủ thể chiếm đoạt được tài sản. Đối với Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản: Hành vi lạm dụng chức vụ, quyền hạn biểu hiện thông qua việc người phạm tội đã thực hiện những hành động vượt quá quyền hạn của mình, thực hiện những hành vi mà pháp luật cấm đoán; hoặc thực hiện không đầy trách nhiệm để tạo điều kiện thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản; thủ đoạn mà người phạm tội sử dụng chiếm đoạt tài sản rất đa dạng, có thể là thủ đoạn uy hiếp về tinh thần người quản lý tài sản, có thể là thủ đoạn gian dối hoặc lợi dụng sự tin tưởng của người đang quản lý tài sản để chiếm đoạt. Các thủ đoạn trên sở dĩ tạo ra được

điều kiện thuận lợi cho việc chiếm đoạt tài sản là nhờ người phạm tội có chức vụ, quyền hạn, nếu không có điều kiện tiền đề thì rất khó thực hiện hành vi thứ hai trên thực tế; sự lạm dụng chức vụ, quyền hạn phải xảy ra trước hành vi chiếm đoạt và tùy từng lĩnh vực, vị trí công tác khác nhau và trường hợp cụ thể để xác định chủ thể đã có hành vi vượt quá giới hạn thẩm quyền theo luật định nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản, đã chiếm đoạt hay nhằm mục đích khác. 2.2. Định tội danh đối với hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn để nhận lợi ích vật chất hoặc lợi ích phi vật chất: Bộ luật hình sự quy định về Tội nhận hối lộ tại Điều 354 như sau: “Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn trực tiếp hoặc qua trung gian nhận hoặc sẽ nhận bất kỳ lợi ích nào sau đây cho chính bản thân người đó hoặc cho người hoặc tổ chức khác để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ…” và quy định về Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi tại Điều 358 là: “Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn trực tiếp hoặc qua trung gian đòi, nhận hoặc sẽ nhận bất kỳ lợi ích nào sau đây dưới mọi hình thức để dùng ảnh hưởng của mình thúc đẩy người có chức vụ, quyền hạn làm hoặc không làm một việc thuộc trách nhiệm hoặc liên quan trực tiếp đến công việc của họ hoặc làm một việc không được phép làm…” cho thấy, khi chủ thể lợi dụng chức vụ, quyền hạn trực tiếp hoặc qua trung gian nhận hoặc sẽ nhận bất kỳ lợi ích nào (vật chất hoặc phi vật chất) thì hành vi đó sẽ phạm vào một trong hai tội phạm này. Tuy nhiên để việc định tội được chính xác thì cần phân tích làm rõ dấu hiệu đặc trưng của hai loại tội phạm quy định tại Điều 354 và 358 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017). Về khách thể bị hành vi phạm tội trực tiếp xâm hại là sự hoạt động đúng đắn của các cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, xã hội và xâm phạm đến lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và cá nhân. Đối với Tội nhận hối lộ thì hành vi còn xâm hại đến hoạt động đúng đắn theo quy định của các doanh nghiệp, tổ chức ngoài Nhà nước. Như vậy, khi người công tác trong các doanh nghiệp, tổ chức ngoài Nhà nước mà lợi dụng chức vụ, quyền hạn trực tiếp hoặc qua trung gian nhận hoặc sẽ nhận bất kỳ lợi ích nào để làm hoặc không làm một việc có lợi cho người đưa lợi ích, thì hành vi ấy có dấu hiệu của Tội nhận hối lộ. Về mặt khách quan của tội phạm: Hành vi nhận (hoặc sẽ nhận) lợi ích vật chất từ 2.000.000 đồng trở lên hoặc lợi ích phi vật chất theo quy định của Điều 354 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017) của người phạm tội là nhằm thực hiện hoạt động công vụ có lợi cho người đưa hối lộ; còn hành vi khách quan mô tả trong Điều 358 là nhận lợi ích rồi sau đó tác động đến người có chức vụ, quyền hạn khác để người này giải quyết công vụ có lợi cho bên cung cấp lợi ích vật chất hoặc lợi ích phi vật chất đó.

Hành vi tiếp theo sau khi nhận lợi ích là người phạm tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng với người có trách nhiệm thực thi công vụ, như vậy chủ thể phải có chức vụ, quyền hạn “đủ mạnh”, có thể gây ảnh hưởng đối với người đang thực thi công vụ nhằm làm cho công vụ được thực hiện theo ý chí của người phạm tội; khi chức vụ, quyền hạn của người phạm tội không ngang hàng với người đang thực thi công vụ, vị trí cũng không tương xứng thì việc người phạm tội nhận tiền, lợi ích từ người khác rồi dùng quan hệ quen biết, đồng nghiệp để gây ảnh hưởng làm cho người thực thi công vụ giải quyết công việc theo ý chí của họ, thì cần xem hành vi gây ảnh hưởng trong trường hợp này phạm vào tội danh khác. Đối với Tội nhận hối lộ, hành vi tiếp theo sau khi nhận hoặc thỏa thuận sẽ nhận lợi ích thì người phạm tội sự dụng việc được pháp luật hoặc được phân công thực thi nhiệm để làm hoặc không làm đúng chức trách từ đó mang lại lợi ích cho người đưa hối lộ. Như vậy, điểm khác biệt cơ bản ở mặt khách quan của hai loại tội phạm trên là một bên thì sau khi nhận lợi ích sẽ tác động vào hoạt động của người có trách nhiệm khác, một bên thì trực tiếp thực hiện công việc theo thẩm quyền nhằm làm lợi cho người cung cấp lợi ích cho người phạm tội. Chủ thể của hai loại tội phạm đều là chủ thể đặc biệt, người phạm tội phải có chức vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật thì mới có điều kiện để thực hiện tội phạm. Tuy nhiên, chủ thể của tội phạm quy định tại Điều 354 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017) có thể là cán bộ, công chức hoặc là người có chức vụ, quyền hạn trong các doanh nghiệp, tổ chức ngoài Nhà nước; còn chủ thể của tội phạm quy định tại Điều 358 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017) chỉ có thể là cán bộ, công chức. 2.3. Định tội danh đối với hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái công vụ vì động cơ vụ lợi hoặc động cơ cá nhân: Trong 07 tội phạm về tham nhũng được quy tại Mục 1 Chương XXIII Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017), dấu hiệu khác biệt của Tội tham ô tài sản (Điều 353) và Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản (Điều 355) là tội phạm có tính chất chiếm đoạt; Tội nhận hối lộ (Điều 354), Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi (Điều 358) là hai tội phạm có quy định hành vi lợi ích vật chất hoặc lợi ích phi vật chất. Như vậy, lợi dụng chức vụ, quyền hạn để thực hiện việc làm không đúng với chức trách, nhiệm vụ được giao theo quy định của pháp luật vì động cơ vụ hoặc cá nhân, thì hành vi đó sẽ phạm vào một trong các tội quy định tại Điều 356, 357 và 359 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017). Để tạo cơ sở lý luận cho việc định tội danh đúng đối với các tội phạm về tham nhũng này, nhận thấy cần so sánh làm nổi bậc nét đặc trưng của từng tội phạm. Về dấu hiệu khách thể, chủ thể và mặt chủ quan của 3 loại tội phạm như đã nêu về cơ bản là như nhau: Khách thể, các hành vi phạm tội mô tả trong các cấu thành tội phạm đều

xâm phạm đến hoạt động đúng đắn của cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, chính trị, xã hội mà kinh phí, tài chính đảm bảo cho hoạt động có nguồn gốc từ ngân sách Nhà nước; Chủ thể của tội phạm là chủ thể đặc biệt, người phạm tội phải có chức vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật thì mới có điều kiện để thực hiện tội phạm một cách thuận lợi; mặt chủ quan của tội phạm, lỗi cố ý trực tiếp, động cơ phạm tội là động cơ vụ lợi hoặc động cơ cá nhân. Chủ thể nhận thức được hành vi của mình là trái luật, nhưng vì nhằm thu lợi bất chính hoặc vì nhằm thỏa mãn những vấn đề cá nhân mà chủ thể bất chấp pháp luật. Những nội dung khác nhau về mặt khách quan của các tội quy định tại Điều 356, 357 và 359 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017) như sau: Hành vi khách được mô tả trong cấu thành tội phạm là hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ (Điều 356 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017)) là trường hợp người phạm tội sử dụng quyền hạn được giao như là một phương tiện để thực hiện tội phạm. Hành vi làm trái công vụ như không làm hoặc làm không đúng không đầy đủ nhiệm vụ được giao. Một đặc trưng của tội phạm này là hoàn cảnh thực hiện hành vi vượt quá thẩm quyền, khi đó theo luật định thì không làm phát sinh công vụ nhưng chủ thể vẫn sử dụng quyền hạn của mình để tạo ra hoạt động trái luật; hoặc có điều kiện pháp lý làm phát sinh hoạt động công vụ, nhưng chủ thể lại thực hiện một hoạt động hoàn toàn không thuộc phạm vi công vụ. Tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ (Điều 357), dấu hiệu để phân biệt tội phạm này với tội phạm quy định tại Điều 356 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017) là hoàn cảnh phạm tội. Theo quy định của pháp luật thì chủ thể có trách nhiệm phải thực hiện công vụ một cách đúng đắn, và thực hiện đã phát sinh những điều kiện cho việc thực hiện công vụ, nhưng chủ thể đã thực hiện những việc làm vượt quá giới hạn quyền năng cho phép, nên đã gây thiệt hại về tài sản hoặc gây thiệt hại khác đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Đối với Tội giả mạo trong công tác thì hành vi phạm tội thể hiện qua việc chủ thể lợi dụng chức vụ, quyền hạn thực hiện một trong các hành vi gồm, sửa chữa, làm sai lệch nội dung giấy tờ, tài liệu; làm, cấp giấy tờ giả; giả mạo chữ ký của người có chức vụ, quyền hạn. Một dấu hiệu rất quan trọng là người phạm tội có nhiệm vụ liên quan đến việc làm, ban hành các loại bằng cấp, giấy tờ, tài liệu của cơ quan tổ chức hoặc họ là người có trách nhiệm tham gia thực hiện các chỉ đạo, quyết định bằng văn bản của cấp trên sau đó, người phạm tội lợi dụng quá trình tham gia thực thi công vụ đã sửa chữa, làm sai lệch hoặc làm giả hoặc giả chữ ký của người có thẩm quyền để đưa các loại bằng cấp, giấy tờ, tài liệu vào thực tế, từ đó tác động và gây ra thiệt cho các quan hệ xã hội mà pháp luật hình sự bảo vệ.

3. Những vấn đề thực tiễn áp dụng về các tội phạm về tham nhũng theo Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi năm 2017): Thời gian qua, công tác phòng, chống tham nhũng đã có bước tiến mạnh, đạt nhiều kết quả rất quan trọng, toàn diện, rõ rệt, để lại dấu ấn tốt, tạo hiệu ứng tích cực, lan tỏa mạnh mẽ trong toàn xã hội. Tuy nhiên, tham nhũng trên một số lĩnh vực vẫn còn nghiêm trọng, phức tạp, gây bức xúc trong xã hội. Thứ nhất, các vụ việc, vụ án tham nhũng, kinh tế nghiêm trọng, phức tạp được phát hiện, xử lý thời gian qua chủ yếu xảy ra từ các nhiệm kỳ trước. Do đất nước trong quá trình phát triển, hội nhập quốc tế sâu rộng, đòi hỏi đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng, nhưng nhận thức ban đầu về kinh tế thị trường và kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, về phát triển bao trùm, bền vững trong một bộ phận cán bộ, công chức còn hạn chế; cơ chế, chính sách chưa hoàn thiện, tạo khoảng trống, bất cập giữa yêu cầu phát triển với khuôn khổ pháp lý và năng lực quản lý, điều hành. Trong quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý còn thiếu khuôn khổ pháp lý ràng buộc và chưa quan tâm đúng mức đến công tác kiểm tra, giám sát, quản lý, chưa chú ý đánh giá rõ đâu là năng động, sáng tạo, đâu là làm liều, làm ẩu để trục lợi, vì lợi ích nhóm; thiếu sự kiểm tra, phát hiện, cảnh báo kịp thời, kiên quyết ...


Similar Free PDFs