bài tập lớn văn hóa kinh doanh và tinh thân khởi nghiệp PDF

Title bài tập lớn văn hóa kinh doanh và tinh thân khởi nghiệp
Course Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp
Institution Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
Pages 14
File Size 256 KB
File Type PDF
Total Downloads 139
Total Views 426

Summary

BÀI TẬP NHÓMMÔN : VĂN HÓA KINH DOANH VÀ TINHTHẦN KHỞI NGHIỆPĐề tài : Phân tích văn hóa doanh nhân của doanhnhân Phạm Nhật VượngNhóm sinh viên :Đỗ Trường Anh MSSV 20217316Lê Hữu Quang Anh MSSV 20217317Lê Thị Tú Anh MSSV 20217318MỤC LỤC CHƯƠNG 1 : SƠ LƯỢC VỀ VĂN HÓA DOANH NHÂN ...........................


Description

BÀI TẬP NHÓM MÔN : VĂN HÓA KINH DOANH VÀ TINH THẦN KHỞI NGHIỆP Đề tài : Phân tích văn hóa doanh nhân của doanh nhân Phạm Nhật Vượng Nhóm sinh viên : Đỗ Trường Anh

MSSV 20217316

Lê Hữu Quang Anh

MSSV 20217317

Lê Thị Tú Anh

MSSV 20217318

MỤC LỤC CHƯƠNG 1 : SƠ LƯỢC VỀ VĂN HÓA DOANH NHÂN.....................................................................5 1.Khái niệm về văn hoá doanh nhân:...................................................................................................5 1.1.Khái niệm về doanh nhân:..........................................................................................................5 1.2.Khái niệm về văn hoá doanh nhân:............................................................................................5 2.Những nhân tố tác động tới văn hoá doanh nhân:...........................................................................5 3.Vai trò của văn hóa doanh nhân........................................................................................................5 4.Hệ thống tiêu chuẩn đánh giá văn hoá doanh nhân:........................................................................5 5.Phong cách doanh nhân :...................................................................................................................5 CHƯƠNG 2 : DOANH NHÂN PHẠM NHẬT VƯỢNG........................................................................6 A.Sơ lược về doanh nhân Phạm Nhật Vượng :....................................................................................6 B.Phân tích văn hóa doanh nhân :.......................................................................................................6 1.Vai trò văn hóa doanh nhân với văn hóa kinh doanh :....................................................................6 1.1.Vai trò dẫn dắt.............................................................................................................................6 1.2.Vai trò về hành vi, chuẩn mực :..................................................................................................6 2.Đặc tính của doanh nhân :.................................................................................................................7 2.1.Tính trung thực :.........................................................................................................................7 2.2.Quyết đoán, dám làm , dám chịu trách nhiệm :........................................................................7 2.3.Chấp nhận rủi ro :.......................................................................................................................8 2.4.Kiên trì theo đuổi mục tiêu :.......................................................................................................8 3. Các yếu tố tác động đến vhdn :.........................................................................................................8 3.1.Yếu tố văn hóa :...........................................................................................................................8 3.2.Yếu tố kinh tế :.............................................................................................................................8 3.3.Yếu tố chinh trị- pháp luật :........................................................................................................9 4.Tố chất doanh nhân :..........................................................................................................................9 4.1.Tầm nhìn chiến lược :..................................................................................................................9 4.2.Khả năng thích nghi với môi trường :........................................................................................9 4.3.Tính linh hoạt sáng tạo..............................................................................................................10 4.4.Độc lập quyết đoán, tự tin :.......................................................................................................10 4.5.Năng lực quan hệ xã hội :..........................................................................................................11 4.6.Nhu cầu cao về sự thành đạt :...................................................................................................11 5.Năng lực của doanh nhân :..............................................................................................................11

5.1.Trình độ chuyên môn :..............................................................................................................11 5.2.Năng lực lãnh đạo :....................................................................................................................11 6.Đạo đức kinh doanh :.......................................................................................................................12 7.Phong cách doanh nhân :.................................................................................................................12 7.1.Biểu hiện của phong cách lãnh đạo dân chủ :..........................................................................12 7.2.Biểu hiện của phong cách lãnh đạo theo nhóm:......................................................................13 LỜI KẾT..................................................................................................................................................13 TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................................................14

LỜI MỞ ĐẦU Ngày nay, trong lao động kinh doanh chúng ta đã có một lực lượng hùng hậu hàng chục vạn doanh nghiệp và doanh nhân tài năng,trí tuệ. Họ chính là những người đóng vai trò to lớn và trực tiếp trong việc thay đổi bộ mặt của cuộc sống xã hội.Khi đất nước hội nhập toàn cầu thì doanh nghiệp và doanh nhân là những người đứng mũi chịu sào, điều đó đòi hỏi họ không chỉ phải có khoa học công nghệ, thường xuyên học hỏi, sáng tạo và tự đổi mới mình mà còn buộc phải là những người am hiểu văn hoá. Vì vậy, vấn đề văn hoá của doanh nhân là một vấn đề rất quan trọng.Khi nói đến trình độ văn hoá của một nhà doanh nghiệp người ta thường nghĩ ngay đến vốn học vấn của người đó,xem anh ta học lớp mấy,có biết ngoại ngữ hay không. Như vậy thật chưa chính xác. Chúng ta cần phân biệt học vấn hay vốn văn hoá chung với văn hoá như là một trình độ lao động,như là sự lành nghề và tính chuyên nghiệp cao.Việc đánh giá không đầy đủ tầm quan trọng của kiểu văn hoá này đã dẫn đến những quan niệm và việc làm không đúng. Khuynh hướng chạy theo bằng cấp đổ xô vào đại học, coi nhẹ đào tạo nghề đang lan tràn. Không hiếm doanh nhân ít chú ý học hỏi về nghề nghiệp mà chạy theo những kiến thức có tính trang sức,những bằng cấp,chứng chỉ,danh hiệu. Rốt cuộc là nhiều trường hợp cho thấy chủ doanh nghiệp thì có đủ thứ tước hiệu nhưng bản thân doanh nghiệp thì làm ăn thua lỗ, kém hiệu quả. Đó mới chỉ là yêu cầu thứ nhất đối với nhà doanh nghiệp có văn hoá, tức là yêu cầu về trình độ, kĩ năng, tay nghề của doanh nhân. Song doanh nhân không chỉ là người sản xuất ra hàng hoá,tạo ra sản phẩm,mà còn là người phân phối, lưu thông sản phẩm ấy trong thị trường. Bởi vậy họ bắt buộc phải nắm được những kiến thức về luật pháp luật kinh doanh. Đó là những luật chơi trên thương trường mà nếu không hiểu nó,doanh nhân không thể được xem là người kinh doanh có văn hoá. Trên đây là hai yêu cầu về văn hoá trực tiếp gắn liền với hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên ở đây còn một yêu cầu nữa, nó không phải là những kiến thức trực tiếp cần thiết cho doanh nhân trong việc điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh mà là những tri thức, sự hiểu biết về những vấn đề chính trị-xã hội, về tôn giáo, môi trường, về dân tộc, lịch sử, về khoa học, giáo dục, nghệ thuật... Đó là văn hoá của đạo đức, của sự làm người, văn hoá của tâm linh, của cái đẹp.Chỉ khi đạt đến văn hoá đó, nhà kinh doanh mới thực sự làm chủ được đồng tiền, đứng cao hơn đồng tiền,nhìn xa hơn,thấy được nhiều thứ khác ngoài đồng tiền,ngoài lợi nhuận.Khi đó nhà kinh doanh không chỉ biết làm giàu và làm giàu một cách có văn hoá,theo đúng “luật chơi” của thị trường kinh tế mà còn biết “chơi đẹp”, biết đóng góp vào hoạt động phúc lợi xã hội,vào công tác từ thiện,vào những việc khác có thể giúp đồng bào mình,dân tộc mình ngày càng có cuộc sống tốt đẹp hơn. Đề tài: “Hãy lựa chọn một doanh nhân và phân tích văn hóa doanh nhân của người đó” là một đề tài rất rộng bởi nước ta có vô số những doanh nhân thành đạt. Họ không những giỏi trong việc làm giàu mà giỏi trong cả cách làm giàu. Trong bài này, nhóm em xin được phân tích về doanh nhân Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch Tập đoàn Vingroup.

CHƯƠNG 1 : SƠ LƯỢC VỀ VĂN HÓA DOANH NHÂN 1.Khái niệm về văn hoá doanh nhân: 1.1.Khái niệm về doanh nhân: Doanh nhân là những người làm kinh doanh, tham gia quản lý, tổ chức, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 1.2.Khái niệm về văn hoá doanh nhân: Văn hóa doanh nhân là hệ thống các giá trị, các chuẩn mực, các quan niệm và hành vi của doanh nhân trong quá trinh lanh đạo và quản lý doanh nghiệp. 2.Những nhân tố tác động tới văn hoá doanh nhân: - Nhân tố văn hoá - Nhân tố kinh tế - Nhân tố chính trị pháp luật 3.Vai trò của văn hóa doanh nhân - Quan trọng nhất, cốt lõi của văn hóa doanh nghiệp và văn hóa kinh doanh. - Vai trò biểu tượng. - Vai trò dẫn dắt. 4.Hệ thống tiêu chuẩn đánh giá văn hoá doanh nhân: Có 5 tiêu chuẩn để đánh giá : Tiêu chuẩn về sức khoẻ, về đạo đức, về trình độ và năng lực, về phong cách, về thực hiện trách nhiệm xã hội. Nếu hội tụ đủ 5 tiêu chuẩn trên thì doanh nhân đó không thể không thành công trong kinh doanh, nó cũng là những tiêu chuẩn mà những doanh nhân hướng đến. 5.Phong cách doanh nhân : - Cách thức làm việc của doanh nhân. - Hệ thống các dấu hiệu đặc trưng của hoạt động quản lý của nhà lãnh đạo doanh nghiệp, được quy định bởi đặc điểm nhân cách của họ. - Kiểu hoạt động đặc thù của doanh nhân được hình thanh trên cơ sở tác động qua lại, chặt chẽ giữa tâm lý chủ quan của doanh nhân và môi trường xã hội trong hệ thống quản lý doanh nghiệp.

CHƯƠNG 2 : DOANH NHÂN PHẠM NHẬT VƯỢNG A.Sơ lược về doanh nhân Phạm Nhật Vượng : Phạm Nhật Vượng (sinh ngày 5/8/1968 tại Hà Nội, quê gốc Hà Tĩnh) hiện là người giàu nhất Việt Nam – Chủ tịch Hội đồng quản trị của Tập đoàn VinGroup. Ông chủ Vingroup hơn một lần có tên trong danh sách 200 người giàu nhất thế giới với khối tài sản tỷ đô. Với tổng tài sản 7,5 tỷ USD tính đến tháng 12/2021. ông Phạm Nhật Vượng – Chủ tịch Tập đoàn Vingroup, hiện đứng 366 trên bảng xếp hạng tỷ phú thế giới của Tạp chí Forbes. Ông là người Việt đầu tiên lọt vào danh sách tỷ phú do tạp chí Forbes của Mỹ công bố, Top 10 tỷ phú mới xuất sắc nhất năm 2013, liên tiếp nhiều năm liền đứng đầu danh sách tỷ phú giàu nhất trên thị trường chứng khoán Việt,…’ Trước khi trở thành tỉ phú thế giới với khối tài sản khổng lồ, ông Phạm Nhật Vượng từng có quãng thời gian khởi nghiệp từ kinh doanh nhà hàng, sản xuất mì ăn liền ở Kharkov, Ukraine. Là người đi lên từ bàn tay trắng, ông đã làm được những điều không ai tin là có thể. B.Phân tích văn hóa doanh nhân : 1.Vai trò văn hóa doanh nhân với văn hóa kinh doanh : 1.1.Vai trò dẫn dắt Tốc độ phát triển của Vingroup khiến cho thị trường ngạc nhiên. Ba năm kể từ khi Forbes ghi nhận tên tuổi ông Phạm Nhật Vượng vào danh sách tỉ phú thế giới, tài sản – tính theo trị giá cổ phiếu mà ông Vượng sở hữu tại Vingroup - chỉ nhỉnh lên đôi chút, nhưng khối lượng công việc mà tập đoàn do ông lãnh đạo đã và đang làm thì vượt xa những con số về tài sản. Sứ mệnh mà ông Vượng đặt ra cho bản thân và tập đoàn của mình lớn hơn nhiều mục tiêu về xây dựng tài sản cá nhân. Trong thông điệp chia sẻ với cổ đông tại đại hội cổ đông năm 2015, ông Phạm Nhật Vượng nói: “Chúng ta có niềm tin vào khả năng dẫn dắt sự thay đổi thị trường.” Trong năm qua, Vingroup đã chứng minh khả năng tạo lập, dẫn dắt và thúc đẩy thị trường của họ tại Việt Nam, trong một môi trường kinh doanh mà giới đầu tư nước ngoài mô tả là “rất dễ thay đổi và không thân thiện”. Tốc độ phát triển mạnh mẽ của tập đoàn này trong năm và tác động tích cực của họ lên sự phát triển kinh tế là lý do Forbes Việt Nam chọn Vingroup là câu chuyện kinh doanh của năm 2015. 1.2.Vai trò về hành vi, chuẩn mực : Hệ giá trị cốt lõi của Tập đoàn Vingroup nơi ông Phạm Nhật Vượng đứng đầu chỉ vỏn vẹn 6 chữ: Tín - Tâm - Trí - Tốc - Tinh - Nhân. Ở đây không nói về cái tài, cái lạ từ góc nhìn thương hiệu mà có thể thấy đấy là sự khái quát tuyệt vời về một đẳng thức của thành công. Chả cần Vingroup, chả cần ông Vượng, ai theo đuổi được cái "kim chỉ nam" này thì ắt sẽ thành công. Vấn đề là ai làm nổi? Không biết sau này thế nào nhưng đến giờ, ông Vượng và Vingroup đã làm được. Bạn bè và đối tác ca ngợi ông Vượng là người tín nghĩa, đã nói là làm. Vingroup của ông là doanh nghiệp hiếm khi nào sai lời, sai hẹn. Ông Vượng có một câu nói với nhân viên rất

hay "Hãy là một cá nhân được tôn trọng trong một hệ thống được tôn trọng", và để làm điều đó, chữ Tín phải đặt lên hàng đầu. Với chữ Tâm của vị doanh nhân này thì đã nhiều người biết, dù chẳng bao giờ ông nói ra. Quỹ Thiện tâm do ông thành lập và tài trợ, mỗi năm chi hàng trăm tỷ đồng cho từ thiện nhưng tuyệt nhiên không bao giờ "khua chiêng gõ mõ"; thậm chí khi kết hợp với các báo, còn đề nghị "mong các anh đừng tuyên truyền". Chữ Tâm của Vingroup, của ông Vượng còn là tự trọng với những gì mình làm ra và là trách nhiệm với khách hàng, là sự phục vụ từ trái tim. Với chữ Trí, có lẽ cũng không cần phải nói bởi những thương vụ đầu tư hiệu quả, những sản phẩm dịch vụ tinh hoa mang đẳng cấp 5 sao quốc tế nhưng vẫn đầy tinh thần văn hoá Việt đã nói lên tất cả. Chữ Tốc là điểm mạnh "vô đối" làm nên thương hiệu "họ nhà Vin". Người ta không thể tưởng tượng nổi, bằng cách nào mà ông Vượng có thể chỉ huy lực lượng của mình xây quần thể Vinpearl ngoài đảo Hòn Tre khắc nghiệt trong hoàn cảnh "khai hoang mở đất" chỉ trong vòng 18 tháng. Chữ Tinh thì khỏi phải bàn. "Lò lửa" Vingroup "luyện" nhân sự "khủng khiếp" đến mức người ta đồn rằng, đã làm ở đây ra, đến làm việc nơi khác, mọi chuyện đều thấy nhẹ nhàng. Trong hoạt động kinh doanh cũng vậy, Vingroup chọn cho mình phân khúc cao cấp ở mọi sản phẩm dịch vụ. Người Vingroup có câu "Con người 5 sao, sản phẩm – dịch vụ 5 sao". Còn về chữ Nhân, người Vingroup giải thích: Thiên thời, địa lợi là do vận may, do yếu tố bên ngoài tác động, nhưng việc thu phục nhân tâm, gây dựng nhân hòa lại là điều hoàn toàn trong tầm tay của chính chúng ta. 2.Đặc tính của doanh nhân : 2.1.Tính trung thực : Ông Phạm Nhật Vượng luôn sẵn sàng chia sẻ những kinh nghiệp không chỉ kinh doanh mà còn những vấn đề về cuộc sống gia đinh. Ông ngại khi tiết lộ vốn đầu tư, lợi nhuận hay thậm chí cả thua lỗ của tập đoàn. 2.2.Quyết đoán, dám làm , dám chịu trách nhiệm : “Những gì chúng tôi nhìn thấy không có tương lai, không phải đầu tư cốt lõi thì sẽ không làm. Việc đầu tư mở rộng hiện nay không phải theo phong trào mà nguyên tắc đầu tư theo hướng tạo giá trị to lớn cho hệ sinh thái về sản phẩm của Vingroup để tạo lợi ích cho khách hàng và tạo lợi thế cạnh tranh cho Vingroup; nếu dự án không tạo ra giá trị to lớn thì chúng tôi không làm.” Việc dứt khoát ngừng sản xuất xe xăng để chuyển sang 100% xe thuần điện đã thể hiện sự quyết đoán của Phạm Nhật Vượng.

2.3.Chấp nhận rủi ro : “Nếu chúng ta không mạo hiểm, không nỗ lực tìm tòi phát triển thì sẽ bị diệt vong. Chúng ta phải phát triển bền vững, đa dạng hóa ngành nghề để giảm thiểu rủi ro, để định hướng đến một doanh nghiệp phát triển trường tồn. Với tương lai của Vingroup nếu chúng ta không chấp nhận thử nghiệm, không chấp nhận đầu tư sẽ không có sự phát triển. Khi quyết định đầu tư chúng tôi đã tính toán mọi rủi ro, bài toán về dòng tiền đầu tư để việc đầu tư đạt hiệu quả cao nhất. Và hiệu quả này được tính toán dựa trên tổng thể của cả hệ thống. Nếu chúng ta cầu toàn quá thì sẽ bị diệt vong. Quan điểm của chúng tôi đảm bảo lợi ích của công ty nhưng chấp nhận mạo hiểm ở trong một chừng mực cho phép.” Trên thực tế Vingroup đã đầu tư và kinh doanh nhiều các lĩnh vực khác nhau và đã rút khỏi nhiều lĩnh vực như bán lẻ, tv điện thoại thông minh, nông nghiệp hay thậm chí rút lui khỏi ngành hàng không khi còn chưa đưa vào vận hành để trách gây dư thừa nguồn cung, lãng phí cho xã hội. 2.4.Kiên trì theo đuổi mục tiêu : Phạm Nhật Vượng cùng Vingroup đã lần lượt rút khỏi rất nhiều lĩnh vực để dành nguồn lực vào phát triển mảng ô tô và hiện tại là xe điện Vinfast. 3. Các yếu tố tác động đến vhdn : 3.1.Yếu tố văn hóa : Phạm Nhật Vượng sinh ra trong một gia đình có ba anh em mà ông là anh cả, ba ông là một quân nhân, mẹ ông làm nghề bán nước chè dạo. Trong những năm 1969 – 1970, kinh tế Việt Nam nói chung và những gia đình ở vùng nông thôn nói riêng rất khó khăn. Do đó, nhiều thanh niên mong muốn cố gắng học thật giỏi để được thoát ly, kiếm tiền lo cho gia đình và ông Vượng cũng không ngoại lệ. 3.2.Yếu tố kinh tế : Tại Ukraine trong bối cảnh xã hội nơi đây vừa trải qua một cơn địa chấn - Liên bang Xô Viết sụp đổ, nước Nga rơi vào vòng xoáy lộn xộn và trở nên kiệt quệ của giai đoạn tư bản hóa dưới thời Yeltsin. Tưởng rằng khó khăn lại chất chồng thêm cho chàng trai trẻ với bao hoài bão lập nghiệp. Nhưng không, ông đã nhận thấy thời cơ và nắm bắt đúng thời điểm, cho ra đời câu chuyện khởi nghiệp mì gói huyền thoại của chàng trai nghèo. Từ số tiền trị giá khoảng 10.000 USD vay mượn của bạn bè, đến ông vua thực phẩm ăn nhanh của Ukraine là cả một hành trình vươn lên ngoạn mục nơi đất khách. Thương hiệu mì Mivina của ông chiếm vị trí số 1 trên thị trường thức ăn nhanh vì nó thu hút 97% thị phần tại Ukraina. Ông đã cho thấy bản lĩnh và tài quản trị, khả năng của người thủ trưởng tài ba. Mặc dù thành công trên đất Ukraine với những điểm hứa hẹn hoàn hảo, nhưng với ý chí của một người con đất mẹ Việt Nam, mong muốn đóng góp xây dựng và phát triển đất nước, ông khăn gói trở về, chọn địa điểm, chọn thời cơ, chọn con đường để ghi danh với

núi sông. Và Nha Trang là điểm đến đầu tiên trong công cuộc kiến quốc bằng kinh doanh của vị tướng Vingroup. 3.3.Yếu tố chinh trị- pháp luật : Nhà nước và chinh phủ luôn ủng hộ , tạo điều kiện để ông có thể đưa ra được 8 lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp. có thể kể đến như : -

14/06/2019 Thủ tướng đi thử xe do Chủ tịch Vingroup Phạm Nhật Vượng cầm lái. 12/12/2021 Chủ tịch nước nhấn nút khởi công Nhà máy Sản xuất Pin VinES tại KKT Vũng Áng. Tối ngày 20/1/2022 Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ trao Giải thưởng VinFuture.

Ngoài những sự ủng hộ của nhà nước danh riêng cho ông phạm nhật vượng mà nhà nước ta còn bày tỏ sự ủng hộ với các doanh nhân nói chung như việc : Ngày 20/9/2004 Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Phan Văn Khải đã ký Quyết định số 990/QĐ-TTg về Ngày Doanh nhân Việt Nam, hằng năm lấy ngày 13 tháng 10 là “Ngày doanh nhân Việt Nam”. 4.Tố chất doanh nhân : 4.1.Tầm nhìn chiến lược : VinFast sẽ dừng làm xe xăng, tập trung 100% vào xe điện từ cuối năm 2022 Ông Phạm Nhật Vượng khẳng định đây là bước ngoặt lịch sử của VinFast và ngành công nghiệp ô tô... Sự tự tin này được ông giải thích bằng quan điểm kinh doanh của VinFast và các lợi thế của xe điện. Thứ nhất là ở việc cho thuê pin. Vingroup sở hữu pin thay vì người mua. Tiền thuê pin và nạp điện của xe sẽ bằng đúng chi phí khách hàng phải trả cho xăng. "Xe điện chạy đến đâu trả tiền đến đó". Thứ hai, xe điện có những lợi thế như rẻ hơn: chi phí vận hành, bảo dưỡng chỉ khoảng 30-50% so với xe xăng; thông minh hơn với các tính năng tự lái. Thứ ba là xe điện thông minh hơn rất nhiều xe xăng”, ông Vượng cho biết thêm. Ông Phạm Nhật Vượng còn tự tin rằng: Xe điện VinFast đủ tính năng như Tesla. 4.2.Khả năng thích nghi với môi trường : Trong bài phỏng vấn của vnexpress, khi phóng viên hỏi về 3 tác động của đại dịch covid tới vingroup. Ông trả lời rằng : - Tác động thì nhiều, cả tiêu cực và tích cực, còn đáng kể nhất tôi cho là ba điều sau. Về tổng thể, Vingroup phải chịu tổn thất lớn. Nhưng đại dịch đã tạo động lực để thay đổi, nâng cấp hệ thống quản trị mạnh mẽ. Nó cũng tạo cơ hội để chúng tôi phát triển các mẫu xe điện. Nói chung, các tác động rất lớn, nhưng phải chiến đấu thôi!

Điều này cho thấy rằng khả năng thích nghi với môi trường khắc nghiệt như hiện tại cụ thể là tác động của đại dịch covid...


Similar Free PDFs