bài thảo luận KHỞI SỰ KINH Doanh PDF

Title bài thảo luận KHỞI SỰ KINH Doanh
Course Chủ nghĩa xã hội khoa học
Institution Trường Đại học Ngoại thương
Pages 30
File Size 556 KB
File Type PDF
Total Downloads 568
Total Views 917

Summary

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠIBÀI BÁO CÁO THẢO LUẬNĐỀ TÀI: LẬP KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO Ý TƯỞNG KINH DOANHKHỞI SỰ CỦA NHÓM.DỰ ÁN: KINH DOANH QUÁN CAFE KHÔNG GIAN.Giảng viên: Nguyễn Ngọc DươngLớp học phần: 2187CEMG Môn: Khởi sự kinh doanh Nhóm thực hiện: Nhóm 6MỤC LỤC CHƯƠNG I. TÓM TẮ...


Description

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

BÀI BÁO CÁO THẢO LUẬN ĐỀ TÀI: LẬP KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO Ý TƯỞNG KINH DOANH KHỞI SỰ CỦA NHÓM. DỰ ÁN: KINH DOANH QUÁN CAFE KHÔNG GIAN.

Giảng viên: Nguyễn Ngọc Dương Lớp học phần: 2187CEMG3111 Môn: Khởi sự kinh doanh Nhóm thực hiện: Nhóm 6

MỤC LỤC CHƯƠNG I. TÓM TẮT KẾ HOẠCH KINH DOANH........................................3 I. Giới thiệu về dự án khởi sự..............................................................................3 1. Lý do chọn ý tưởng kinh doanh....................................................................3 2. Mô tả cửa hàng...............................................................................................4 II. Nghiên cứu thị trường được chọn để khởi nghiệp........................................5 1. Phân tích thị trường......................................................................................5 1.1. Phân tích môi trường vĩ mô ...................................................................5 1.2. Phân tích môi trường vi mô....................................................................6 2. Phân tích SWOT:...........................................................................................9 2.1. Điểm mạnh của quán cafe, bánh ngọt....................................................9 2.2. Điểm yếu của quán cafe, bánh ngọt......................................................11 2.3. Cơ hội của quán cafe.............................................................................12 2.4. Thách thức của quán cafe.....................................................................12 III. Đánh giá sự phù hợp của nhóm với khởi nghiệp.......................................13 1. Tính cách, phẩm chất, sở thích...................................................................13 2. Kiến thức, kỹ năng.......................................................................................13 3. Các điều kiện khác.......................................................................................14 CHƯƠNG 2: LẬP KẾ HOẠCH KINH DOANH................................................14 I. Kế hoạch Marketing và bán hàng..................................................................14 1. Chính sách sản phẩm...................................................................................14 2. Chính sách giá cả.........................................................................................15 3. Chính sách phân phối..................................................................................16 4. Chính sách truyền thông.............................................................................16 5. Bán hàng và chăm sóc khách hàng.............................................................16 II. Phương án sản xuất và vận hành.................................................................17 1. Bố trí mặt bằng............................................................................................17 2. Nguồn, trang thiết bị....................................................................................18 3. Quy trình vận hành......................................................................................19 III. Kế hoạch nhân sự.........................................................................................19

1. Tổ chức nhân sự của của hàng.................................................................19 2. Yêu cầu về nhân sự và cách thức tuyển dụng............................................22 3. Cơ cấu lao động và mức lương dự kiến.....................................................23 IV. Quản lý rủi ro................................................................................................23 1. Chi phí phát sinh trong giai đoạn đầu mở quán.........................................24 2. Sự biến động giá của thị trường..................................................................24 3. Nhân viên nghỉ việc......................................................................................24 V. Kế hoạch tài chính..........................................................................................25 1. Chi phí xây dựng cửa hàng và kênh bán hàng online..............................25 2. Ước tính nguồn vốn:....................................................................................26 3. Ước tính khối lượng bán ra và lợi nhuận..................................................26 VI. Đánh giá hiệu quả kinh tế của cửa hàng....................................................26 1. Thời gian hoàn vốn.......................................................................................26 2. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu bán hàng................................................26 CHƯƠNG III: MÔ TẢ HÌNH THỨC PHÁP LÝ KINH DOANH....................27 I. Hình thức pháp lý kinh doanh.......................................................................27 II. Nhận biết trách nhiệm pháp lý.....................................................................27 1. Đăng ký kinh doanh:...................................................................................27 2. Thuế:.............................................................................................................27 KẾT LUẬN.............................................................................................................27

CHƯƠNG I. TÓM TẮT KẾ HOẠCH KINH DOANH. I. Giới thiệu về dự án khởi sự 1. Lý do chọn ý tưởng kinh doanh. Với sự phát triển như vũ bão của nền kinh tế thị trường hiện nay, ngày càng xuất hiện nhiều các cơ sở kinh doanh với đủ mọi lĩnh vực vô cùng đa dạng phong phú. Từ các quán nhỏ vỉa hè đến các nhà hàng 5* quy mô lớn, từ đồ ăn đến đồ dùng,... các ngóc ngách trên mọi nẻo đường đều có sự xuất hiện của các cơ sở kinh doanh. Trong đó, có thể nói cà phê là một trong những ý tưởng kinh doanh phổ biến nhất. Tuy nhiên, đây vẫn là một ý tưởng kinh doanh rất tiềm năng, vẫn có thể khai thác và cực kỳ phù hợp với các bạn trẻ muốn khởi nghiệp. Nhưng ý tưởng kinh doanh cà phê cũng đặt ra những thách thức rất lớn mà một trong số đó là phải làm sao để gây ấn tượng cho khách hàng, tạo điểm nhấn khác biệt với vô vàn các quán cà phê trên thị trường đó. Bên cạnh đó, trong khoảng thời gian giãn cách xã hội nhận thấy được rất nhiều người có hứng thú với việc làm bánh. Làm bánh vừa có thể giết thời gian, xả stress vừa có thể có thêm kỹ năng nấu ăn; và được ăn chính chiếc bánh mình làm ra là điều vô cùng hạnh phúc. Đây cũng là sở thích của rất nhiều người. Nhưng vấn đề đặt ra là làm bánh cần rất nhiều đồ ví dụ như lò nướng, máy đánh bột, các loại nguyên liệu,... không phải ai cũng có đủ điều kiện để mua đầy đủ những dụng cụ làm bánh đó. Chưa hết, nếu muốn làm một vài chiếc bánh ở nhà thời gian để chuẩn bị và dọn dẹp quá nhiều bên cạnh đó thì các công thức trên mạng không phải chính thống, khả năng thất bại cũng khá cao. Nhận thức được những vấn đề này, nhóm em đưa ra ý tưởng kinh doanh cà phê trà bánh kết hợp việc cung cấp dịch vụ tự làm bánh cho khách hàng có nhu cầu. Cửa hàng không chỉ đơn thuần là kinh doanh cà phê và bánh ngọt mà còn có một khu riêng được trang bị đầy đủ dụng cụ làm bánh, công thức và 1-2 nhân viên hướng dẫn. Khách hàng có thể làm và thưởng thức bánh tại chỗ hoặc có thể đem tặng đều vô cùng ý nghĩa. Từ tất cả những điều trên, nhóm 6 bọn em quyết định chọn mô hình kinh doanh cà phê kết hợp dịch vụ làm bánh nhằm phục vụ nhu cầu và sở thích của khách hàng. 2. Mô tả cửa hàng Tên thương hiệu: Cửa hàng cà pto, bánh ngọt ... Tên cửa hàng: Cafe Không Gian. Slogan: Khi tìm hứng khởi, tìm đến cà phê.

Cửa hàng có hai mảng chính là kinh doanh cà phê bánh ngọt và dịch vụ cho khách hàng tự làm bánh. Thời gian dự kiến đi vào hoạt động: 09/02/2022. Địa điểm: dự kiến mở ở mặt đường hoặc mặt ngõ to đường Doãn Kế Thiện phường Mai Dịch quận Cầu Giấy Hà Nội. Lý do chọn địa điểm này vì đây là đường không quá lớn, tránh được sự ồn ào phù hợp kinh doanh cà phê. Bên cạnh đó nơi đây cũng khá gần các trường học tiếp cận được tới các bạn học sinh, sinh viên. Đối tượng khách hàng mà quán hướng đến là hầu hết mọi người đặc biệt là thanh niên học sinh sinh viên trong độ tuổi 15-25 tuổi. Những người có thói quen, yêu thích cà phê; người có sở thích hoặc muốn thử sức làm bánh. Cửa hàng được thiết kế với hai không gian tách biệt nhau. 1 nơi là không gian yên tĩnh, setup phong cách tối giản toát lên được sự nhẹ nhàng thoải mái, có một ít cây xanh với các gam màu pastel. 1 nơi là không gian nhà bếp setup đèn vàng nhạt tạo cảm giác ấm cúng như căn bếp gia đình; không cần quá chú trọng vào việc trang trí không gian bếp mà tập trung vào trang bị đủ các loại nguyên liệu và dụng cụ làm bánh. Setup cửa hàng lấy tiêu chí đơn giản, thoải mái và tiết kiệm. Giá thành: các loại nước uống, cà phê dao động từ 25.000-55.000; các loại bánh ngọt dao động từ 30.000-100.000. II. Nghiên cứu thị trường được chọn để khởi nghiệp. 1. Phân tích thị trường. 1.1. Phân tích môi trường vĩ mô . Môi trường kinh tế: − Năm 2021 được xem là một năm của những khó khăn và thách thức lớn đối với kinh tế thế giới nói chung, trong đó có Việt Nam. Kinh tế thế giới được dự báo suy thoái nghiêm trọng nhất trong lịch sử, tăng trưởng của các nền kinh tế lớn đều giảm sâu do ảnh hưởng tiêu cực của dịch Covid-19. Tuy nhiên, kinh tế Việt Nam vẫn duy trì tăng trưởng với tốc độ tăng GDP ước tính đạt 2,91%. − Lạm phát được kiểm soát ở mức thấp, các cân đối lớn của nền kinh tế được cải thiện đáng kể. Chất lượng tăng trưởng được cải thiện; Hiệu quả đầu tư và năng suất lao động được nâng lên rõ rệt. Tăng trưởng kinh tế giảm dần phụ thuộc vào khai thác tài nguyên, mở rộng tín dụng; từng bước dựa vào ứng dụng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo. Thị trường tiền tệ, ngoại hối cơ bản ổn định; bảo đảm vốn tín dụng cho nền kinh tế, tập trung cho lĩnh vực sản xuất, nhất là các ngành ưu tiên.

Môi trường chính trị: − Vừa qua, Chính phủ đã giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng Nghị quyết về phát triển doanh nghiệp (DN) giai đoạn 2021 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030, với mục tiêu đến năm 2025 cả nước có 1,5 triệu DN, trong đó có từ 15 đến 20 DN tư nhân vốn hóa đạt hơn một tỷ USD. Theo nhận định của nhiều chuyên gia kinh tế, với sự quyết tâm cao, tạo điều kiện thuận lợi của Chính phủ, cùng nỗ lực của cộng đồng DN thì mục tiêu này vẫn có thể đạt được khi chúng ta có một môi trường kinh doanh minh bạch, ổn định. Môi trường văn hóa xã hội: Nhân khẩu học: - Tổng dân số của quận Cầu Giấy tính đến năm 2020 là 292.536 người, và mật độ dân số lên đến 23.516 người/km2 . Đây là mật độ dân số khá đông đúc, vì vậy nhu cầu cho các hoạt động sinh hoạt và ăn uống cũng cao. - Cầu giấy được xem là một khu đô thị mới với nhiều địa giới hành chính quan trọng của nước ta. Người dân sinh sống nơi đây cũng đa phần là người có mức thu nhập từ trung bình đến cao với thu nhập bình quân đầu người/ tháng của quận Cầu Giấy là 5.3 triệu đồng (theo trang Thông tin Chính phủ). Xu hướng tiêu dùng: - Qua tìm hiểu của nhóm 6, chúng em nhận thấy tại Quận Cầu Giấy có 3 loại hình kinh doanh chủ yếu đó là: Kinh doanh sản xuất, kinh doanh thương mại và kinh doanh dịch vụ. - Xu hướng tiêu dùng xanh, thích tiêu dùng cho bản thân và làm những gì mình thích. Muốn tìm không gian để học tập, trò chuyện, thư giãn. - Đặt sự thoải mái lên hàng đầu. Chất lượng quan trọng hơn giá cả. Môi trường tự nhiên: - Là một trong những quận nội thành của thành phố Hà Nội, quận Cầu Giấy nằm ở phía tây trung tâm thành phố Hà Nội, với vị trí địa lí: + Phía đông giáp quận Ba Đình và quận Đống Đa với ranh giới là sông Tô Lịch + Phía tây giáp quận Nam Từ Liêm + Phía Nam giáp quận Thanh Xuân + Phía Bắc giáp quận Tây Hồ và quận Bắc Từ Liêm - Quận có diện tích khá lớn 12.44km2 , đây là nơi có diện tích khá lớn, có tiềm năng để phát triển và kinh doanh các loại hình khác nhau. - Trên địa bàn quận Cầu Giấy có đến 16 trường đại học, cao đẳng, học viện và Viện

nghiên cứu lớn cùng hơn 12 trường THPT, đây là một trong những nguyên nhân tạo nên một thị trường vô cùng nhộn nhịp, người dân có nhu cầu lớn. Đây cũng sẽ là thị trường cung cấp nguồn lao động vô cùng dồi dào cho các doanh nghiệp, nhất là với các doanh nghiệp bắt đầu khởi nghiệp tìm kiếm nguồn lao động trẻ trung, giá rẻ. - Vì là thị trường có quy mô rộng lớn nên việc kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ, thương mại, cơ hội khởi nghiệp với các sản phẩm trong lĩnh vực này là có nhưng thị trường đã gần đến mức bão hòa. Môi trường công nghệ - Trong sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp luôn cần đến những giải pháp công nghệ để tăng năng suất và hoạt động hiệu quả ở tất cả các khâu. Trong môi trường cạnh tranh và toàn cầu hóa như hiện nay, những doanh nghiệp không kịp thời nắm bắt công nghệ để đổi mới sáng tạo mà vẫn chọn phương thức kinh doanh truyền thống sẽ có nguy cơ rời khỏi thị trường. Đặc biệt, trước những thay đổi nhanh chóng từ cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 nếu doanh nghiệp không thích ứng nhanh và tận dụng lợi tốt thế từ nền tảng công nghệ hiện đại để đổi mới, tối ưu hóa sản xuất sẽ phải đối mặt với nguy cơ bị tụt hậu và khó có thể tồn tại. 1.2. Phân tích môi trường vi mô. Đối tượng tiềm năng - Thị trường quận Cầu Giấy có khá nhiều cơ hội rộng mở để đi vào. Vì mức giá của các cửa hàng hiện tại cũng chỉ ở mức trung bình nên chúng ta cần tính toán làm sao để có thể cân bằng vốn và lợi nhuận và có cơ hội cạnh tranh với đối thủ cạnh tranh. - Các quán Cafe kết hợp dịch vụ làm bánh ngọt tại quận Cầu Giấy chưa nhiều vì vậy mà đây sẽ là thị trường tiềm năng để phát triển quán khi mà nhu cầu của người dân ngày càng được gia tăng. Tuy nhiên những đối thủ đi trước này cũng đã tạo được những giá trị thương hiệu nhất định trong lòng người dùng. Vì vậy quán cần chú ý xây dựng những chiến lược thương hiệu phù hợp. Do đó, nhóm chúng em nhận thấy Thị trường Cầu Giấy nói chung và địa điểm Đường Doãn Kế Thiện nói riêng sẽ là một thị trường tiềm năng để phát triển dự án quán cafe kết hợp với dịch vụ làm bánh ngọt. Tuy nhiên chắc chắn cũng sẽ đối diện với nhiều thách thức, vì vậy mà quán cần có một chiến lược kinh doanh sao cho phù hợp nhất. Các sản phẩm thay thế - Ngày càng có nhiều sản phẩm thay thế cho cafe từ các đối thủ cùng ngành cũng như khác ngành rất nhiều. Các sản phẩm thay thế được sử dụng rộng rãi, phổ biến, tiện lợi mua bán trao đổi đặc biệt trong thời buổi 4.0 hiện nay. Ngoài việc đến tận

quán để thưởng thức nước uống, dịch vụ giao hàng tận nơi ngày càng trở nên thịnh hành hơn bao giờ hết. Bước ra đường hàng trăm những người shipper, chạy đi giao hàng khắp nơi, đâu đâu cũng thấy bóng dáng họ. Đặc biệt trong thời tiết oi bức của mùa khô, nắng gió bụi sẽ là cản trở không hề nhỏ đối với khách hàng khi bước chân ra đường. Vì vậy có rất nhiều mục tiêu để khác hàng có thể lựa chọn và sử dụng ⮚ Ví dụ: Nếu như không đến quán cafe thì khách hàng có vô vàn sự lựa chọn khác, khách hàng có thể đến tiệm trà sữa, quán kem, quán giải khát,… hoặc có thể đặt hàng trực tiếp và giao tận nơi. Khách hàng - Do đối tượng khách hàng nhắm tới khá đa dạng có thể nhân viên, công chức, sinh viên, công nhân,…Nên các sản phẩm cũng như cách thức hoạt động cũng biến tấu khác nhau theo từng nhu cầu của khách hàng. Đối với khách hàng là nhân viên, công chức thì quán sẽ cung cấp một không gian yên tĩnh để làm việc, hay một môi trường cho những cuộc trò chuyện giữa giờ để xả stress sau những giờ làm việc căng thẳng. Đối với khách hàng là học sinh thì việc cần một không gian, môi trường để học tập cũng như thảo luận nhóm. Còn buổi tối là khoảng thời gian dành cho hoạt động âm nhạc, không gian Acoustic - nơi những cảm xúc lên ngôi và là nơi mọi người tìm đến sau một ngày dài mệt mỏi để "chill" cùng nhau. Đặc biệt những khách hàng có niềm đam mê ca hát cũng có thể thể hiện tài năng của mình. Ở đây chúng ta chia sẻ cảm xúc, tâm sự với nhau qua những giai điệu, ca từ. Ngoài ra quán còn hỗ trợ tổ chức các buổi party, sự kiện. Hàng tuần sẽ tổ chức một số hoạt động để tri ân khách hàng. Đối thủ cạnh tranh - Kinh doanh quán cafe thường có mức độ cạnh tranh khá lớn. Dù bạn là một quán cafe nhỏ, vừa hay lớn thì cũng đều có những đối thủ cạnh tranh nhất định. Vì thế, sản phẩm, dịch vụ của bạn hoàn toàn có thể bị thay thế bởi đối thủ. Mức độ cạnh tranh càng cao thì việc phân tích đối thủ kỹ lưỡng, nhanh chóng, chính xác là điều rất cần thiết. Phân tích đối thủ sẽ giúp tạo ra thêm lợi thế cạnh tranh. - Mặc dù mở các quán cafe có nhiều yếu tố khách quan cũng như chủ quan. Người ta có câu “biết người biết ta trăm trận trăm thắng”. Ngoài việc xác định ra rõ phương hướng cũng như chiến lược kinh doanh, chúng ta cần tìm hiểu thị trường café trong nước cũng như trong khu vực. Quyền lựa chọn nằm ở khách hàng nên quán chúng ta phải có những chiến lược kinh doanh, phục vụ tận tình, sản phẩm chất lượng vượt trội hơn hẳn đổi thủ, quán chúng ta mới thu hút được khách hàng. Việc mở quán ở thành phố nơi đông đúc dân cư, là cơ hội cho thị trường khách

hàng rộng mở, nhưng ngược lại, đối thủ cạnh tranh rất nhiều. Vì gần nơi đông dân cư, thành phố, các quán café mọc lên ngày càng nhiều. Các quán thất bại trong việc kinh doanh cũng không hề ít, vì vậy, từng bước phát triển cần cân nhắc kĩ càng, không thể xem thường đối thủ. - Hiện tại trên địa bàn Quận Cầu Giấy có tới hơn 50 quán Coffee và riêng khu vực Doãn Kế Thiện, Mai Dịch và gần đó có tất cả 15 quán Coffee (số liệu do foody thống kê). Một trong những quán tiêu biểu đó là Lofita Tea & Coffee (Doãn Kế Thiện), Erato Coffee (Doãn Kế Thiện), Lake Coffee (Doãn Kế Thiện), Lofita Crystal House (Hồ Tùng Mậu), Cafe Cuối Ngõ (Ngõ 68, Cầu Giấy), Cafe Noble Moment ( Phố Hoàng Ngân), Cafe Nhà Không Cửa (Nguyễn Khang), Aroi Coffee (Trần Thái Tông)... - Đặc điểm chung của những đối thủ cạnh trên đó là tập trung ở những khu vực đông dân cư và văn phòng, gần các trục đường chính, các trường đại học, học viện... có địa thế đẹp vì vậy có doanh thu khá cao. - Về chất lượng đồ uống thì khách hàng đánh giá những đối thủ cạnh tranh trên có đồ uống khá ngon, view đẹp dành cho các tín đồ “sống ảo”, có đa dạng các loại cafe, bánh ngọt, đồ uống trendy đang được yêu thích hiện nay như: Capuchino, Latte, Mocha, Americano, Macchiato... - Mức giá của các đối thủ cạnh tranh này trung bình đều từ 25.000 – 100.000 - Nhận thấy những quán đã kinh doanh Cafe kết hợp với dịch vụ làm bánh là chưa nhiều, vì vậy đây sẽ là lợi thế để quán Cafe đi vào thị trường này. Nhà cung cấp - Theo quan niệm của quán thì nhà cung cấp đóng vai trò quan trọng tạo nên thành công quán, việc tạo quan hệ tốt với những nhà cung cấp chất lượng sẽ có được những thuận lợi to lớn cho quán café của chúng tôi,nhưng để tìm được nhà cung cấp tốt về chất lượng, giá hợp lý là điều không dễ. Qua quá trình tìm kiếm và chọn lọc hiện tại nhà cung cấp chính của chúng tôi là: café TRUNG NGUYÊN, VINAMILK, COCACOLA, các công ty nước giải khác…. 2. Phân tích SWOT: 2.1. Điểm mạnh của quán cafe, bánh ngọt. Văn hoá phục vụ Cửa hàng cafe, bánh ngọt của nhóm em tuy chỉ là nơi phục vụ đồ uống, với những đồ ăn giản dị, thì đây cũng được coi như là một nhà hàng. Vậy nên những tiêu chuẩn tối thiểu của khách hàng dành cho một nhà hàng như cửa hàng sạch sẽ, cốc chén và đồ uống hợp vệ sinh, chỗ ngồi thoải mái, nhân viên thân thiện… là những yêu cầu tối thiểu, bắt buộc nên có. Vì vậy, mỗi nhân viên được chọn đều phải có tâm huyết với nghề cũng như có thái độ chuẩn mực giúp cho khách hàng cảm thấy

thoải mái mỗi lần ghé qua. Ngoài ra, giá cả phải chăng, vị trí đi lại thuận tiện, không khí ấm áp thì sẽ là những điểm cộng đối với khách hàng. Bởi lẽ, cửa hàng cafe và làm bánh không chỉ là nơi bán cafe mà còn là nơi giúp khách hàng cảm thấy sảng khoái, thay đổi tâm trạng nữa. Mô hình bán hàng liên tục Kinh doanh quán cafe và dịch vụ làm bánh là một mô hình có thể kinh doanh liên tục, khác với các loại nhà hàng ăn uống khác. Tại sao lại như vậy? Cafe hay bất kỳ một loại đồ uống nào khác đều có thể tự pha chế ở nhà, đặc biệt với sự trợ giúp của các thương hiệu đồ uống pha chế sẵn. Tuy nhiên, quán cafe là nơi không chỉ để uống cafe mà từ lâu đã là nơi để khách hàng hội tụ, gặp gỡ bạn bè ở một địa điểm nào đó. Vậy nên, đó là lý do vì sao, khách hàng có xu hướng tìm tới các quán cafe liên tục, bất kể khi nào họ có thời gian. Ngoài nhâm nhi một tách cà phê có vị đắng nhẹ, khách hàng chắc hẳn sẽ không thể bỏ qua những chiếc bánh ngọt để cân bằng vị giác. Chiến lược và mục tiêu rõ ràng Trọng tâm kinh doanh của mô hình quán cafe là hướng tới khách...


Similar Free PDFs