NHÓM 1 TRIẾT HỌC MÁC Lênin PDF

Title NHÓM 1 TRIẾT HỌC MÁC Lênin
Author nhóm 4 triết
Course Triết học Mac Lenin
Institution Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông
Pages 19
File Size 438.3 KB
File Type PDF
Total Downloads 446
Total Views 477

Summary

BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNGHỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG_______  _______TIỂU LUẬNTRIẾT HỌC MÁC-LÊNINNỘI DUNG:QUY LUẬT MÂU THUẪN VÀ VÀ QUY LUẬT PHỦ ĐỊNH CỦA PHỦ ĐỊNHGiảng viên : PHẠM THỊ KHÁNH Nhóm thảo luận : NHÓM 1 Thành viên :1. LÊ THỊ VÂN ANH 2. NGUYỄN THỊ ÁNH 3. ĐÀO THỊ PHƯƠNG ANH...


Description

BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG _______   _______

TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN NỘI DUNG: QUY LUẬT MÂU THUẪN VÀ VÀ QUY LUẬT PHỦ ĐỊNH C ỦA PHỦ ĐỊNH Giảng viên

:

PHẠM THỊ KHÁNH

Nhóm thảo luận

:

NHÓM 1

Thành viên

:

1. LÊ THỊ VÂN ANH

8. PHAN QUANG AN

2. NGUYỄN THỊ ÁNH

9. HÀ CHÂU ANH

3. ĐÀO THỊ PHƯƠNG ANH

10. NGUYỄN THẾ ANH

4. LÊ THỊ TÚ ANH

11. TRẦN QUỲNH ANH

5. NGUYỄN THỊ LAN ANH

12. VŨ NGỌC ANH

6. NGUYỄN THỊ PHƯƠNG ANH

13. TẠ THỊ BÌNH

7. TRẦN THỊ PHƯƠNG ANH

14. ĐINH MAI CHI

Hà Nội, ngày 08 tháng 12 năm 2021. 

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU.................................................................................................................... 1 I.

MỞ ĐẦU ...................................................................................................................... 2 1. Mục tiêu ................................................................................................................ 2 2. Nội dung ................................................................................................................ 2 3. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 2

II. NỘI DUNG .................................................................................................................... 2 A. QUY LUẬT MÂU THUẪN .................................................................................... 2 1. Vị trí, vai trò và khái niệm .................................................................................. 2 2. Nội dung của quy luật mâu thuẫn ......................................................................... 4 3. Ý nghĩa phương pháp luận .................................................................................... 8 4. Liên hệ thực tiễn ..................................................................................................... 9 B. QUY LUẬT PHỦ ĐỊNH CỦA PHỦ ĐỊNH ........................................................ 10 1. Vị trí, vai trò và khái niệm ................................................................................... 10 2. Nội dung của quy luật phủ định của phủ định................................................... 11 3. Ý nghĩa của quy luật phủ định của phủ định ..................................................... 13 4. Liên hệ thực tiễn ................................................................................................... 14 III. LỜI KẾT .................................................................................................................... 16 IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 17

LỜI NÓI ĐẦU Triết học là bộ môn nghiên cứu về những vấn đề chung và cơ bản của con người, thế giới quan và vị trí của con người trong thế giới quan, những vấn đề có kết nối với chân lý, sự tồn tại, kiến thức, giá tr ị, quy luật, ý thức và ngôn ngữ. Với tư cách là hệ thống tri thức chung nhất của con người về thế giới quan và vai trò của con người trong thế giới đó, triết học thực hiện chức năng phương pháp luận chung nhất. Phương pháp luận của triết học Mác- Lênin đã góp phần quan trọng chỉ đạo, định hướng cho con người trong hoạt động nhận thức và thực tiễn. Trong đó phép biện chứng duy vật là “linh hồn sống”, là “cái quyết định” của chủ nghĩa Mác, bởi khi nghiên cứu các quy luật phát triển phổ biến của hiện thực khách quan và của nhận thức khoa học, phép biện chứng duy vật thực hiện chức năng phương pháp luận chung nhất của hoạt động nhận thức và thực tiễn. Chức năng này thể hiện ở chỗ, con người dựa vào các nguyên lý, được cụ thể hóa bằng các cặp phạm trù và quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật, để đề ra các nguyên tắc tương ứng, định hướng hoạt động lý luận và thực tiễn của mình. Chức năng được thể hiện trong nguyên lý về sự phát triển bao gồm: Quy luật mâu thuẫn (chỉ ra ngồn gốc của sự phát triển), quy luật phủ định (chỉ ra khuynh hướng của sự phát triển), quy luật lượng -chất (chỉ ra cách thức, hình thức của sự phát triển). Ba quy luật cơ bản này còn có ý nghĩa trong nhận thức và hành động. Những kết luận về mặt phương pháp luận của nó luôn được coi là "kim chỉ nam" cho hoạt động cách mạng của những người Cộng sản. Ngay bây giờ hãy cùng chúng tôi nghiên cứu và tìm hiểu trước về hai quy luật cơ bản “Quy luật mâu thuẫn và quy luật phủ định của phủ định”.

1

I. MỞ ĐẦU Giới thiệu về khái niệm, nội dung và ý nghĩa của hai quy luật cơ bản “quy luật mâu thuẫn” và “quy luật phủ định của phủ định”. 1. 2. 3. -

-

Mục tiêu Tìm hiểu về quy luật mâu thuẫn Tìm hiểu về quy luật phủ định của phủ định Vận dụng ý nghĩa của hai quy luật trên vào thực tiễn cuộc sống. Nội dung Vị trí, vai trò và khái niệm của hai quy luật Nội dung của hai quy luật Ý nghĩa và liên hệ thực tiễn của hai quy luật Phương pháp nghiên cứu Các thành viên cùng nhau thảo luận và đóng góp ý kiến Nghiên cứu tài liệu: Chọn lọc thông tin uy tín và chính thống trên các trang mạng đáng tin cậy, tham khảo từ các giáo trình của những năm trước, đọc thông tin từ các tài liệu có liên quan đến đề tài thảo luận,… Ghi chép lại các thông tin.

II. NỘI DUNG A. QUY LUẬT MÂU THUẪN Ngay từ thời k ỳ Hy Lạp cổ đại nhà triết học duy vật nổi tiếng Heraclitus đã hình dung “thế giới như một thể thống nhất của các mặt đối lập”. Song tư tưởng biện chứng này mới chỉ còn ở tính thô sơ, chất phác, mới nói lên những mặt đối l ập như núi cao và đồng bằng, nóng và lạnh…Còn ở Trung Quốc tư tưởng về âm dương cũng ra đời từ rất sớm. Đến thế kỷ thứ XIX nhà triết học Hêghen đã có công rất lớn trong việc trình bày quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập một cách hoàn chỉnh và coi nó là nguồn gốc của sự vận động và phát triển của các khái niệm. Tuy nhiên ở Hêghen quy luật mâu thuẫn được trình bày theo tinh thần duy tâm nên sự vận động và phát triển của các mâu thuẫn không phải sự vận động phát triển của cả tự nhiên và xã hội. Sau này Mác và Ănghen đã tiếp thu quan niệm hợp lý trong phép biện chứng duy tâm của Hêghen và dựa trên thành tựu của khoa học tự nhiên và khoa học xã hội hiện đại để từng bước hoàn thiện phép biện chứng. Và cuối cùng Lênin là người bổ sung và phát triển. Sau đây chúng ta hãy tiếp tục cùng nhau tìm hiểu về “quy luật mâu thuẫn”. 1. Vị trí, vai trò và khái niệm a. Vị trí, vai trò

2

Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập (hay còn gọi là quy luật mâu thuẫn) là hạt nhân của phép biện chứng.V.I.Lênin viết "Có thể định nghĩa vắn tắt phép biện chứng là học thuyết về sự thống nhất của các mặt đối lập. Như thế là nắm được hạt nhân của phép biện chứng, nhưng điều đó đòi hỏi phải có những giải thích và một sự phát triển thêm” Quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập là quy luật về nguồn gốc, động lực cơ bản, phổ biến của mọi quá trình vận động và phát triển. Theo quy luật này, nguồn gốc của mọi động lực cơ bản, phổ biến của mọi quá trình vận động chính là mâu thuẫn khách quan, vốn có của sự vật. b. Khái niệm Quy luật mâu thuẫn: là một trong những quy luật cơ bản trong phép biện chứng duy vật và biện chứng duy vật lịch sử khẳng định mọi sự vật hay hiện tượng ở trong tự nhiên đều có sự tồn tại và mâu thuẫn bên trong. Quy luật mâu thuẫn còn được gọi là quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập. Mâu thuẫn biện chứng: Là mâu thuẫn bao gồm sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập. Các mặt đối lập liên hệ với nhau, thâm nhập vào nhau, tác động qua lại với nhau, làm tiền đề tồn tại cho nhau nhưng bài trừ, phủ định lẫn nhau. Mâu thuẫn: dùng để chỉ mối liên hệ thống nhất, đấu tranh và chuyển hoá của các mặt đối lập trong mỗi sự vật hoặc giữa các sự vật trong quá trình vận động, phát triển của chúng. Ví dụ: Mối liên hệ thống nhất, đấu tranh và chuyển hóa giữa đồng hóa và dị hóa trong cơ thể sinh vật. Đồng hóa là quá trình tổng hợp chất sống đặc trưng của cơ thể từ những chất đơn giản, đồng thời tích lũy năng lượng cho quá trình sống. Dị hóa là quá trình phân hủy một phần các chất sống phức tạp trong cơ thể thành các sản phẩm đơn giản để tạo ra năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống của cơ thể. Đồng hóa và dị hóa vừa thống nhất, đấu tranh, vừa chuyển hóa lẫn nhau trong quá trình trao đổi chất của cơ thể. Trong mỗi tế bào chúng xảy ra đồng thời và liên quan mật thiết với nhau. Nghĩa là trong tế bào vừa có quá trình tổng hợp xây dựng cấu trúc tế bào, vừa có quá trình phân giải các chất để cung cấp năng lượng cho hoạt động sống của tế bào. Năng lượng giải phóng trong quá trình dị hóa được sử dụng trong quá trình tổng hợp. Không có đồng hóa thì không có dị hóa. Ngược lại, không có dị hóa thì sẽ không có năng lượng để thực hiện quá trình đồng hóa. Mặt đối lập: dùng để chỉ những mặt, những thuộc tính, những khuynh hướng vận động trái ngược nhau nhưng là điều kiện, tiền đề tồn tại của nhau. Ví dụ: Chúng ta có thể nói đến, chẳng hạn, mâu thuẫn giữa cá nhân với cá nhân. Trong công việc, cùng thực hiện nhưng mỗi chủ thể có một cách hay một phương án 3

đưa ra riêng và không cùng lý tưởng, cách giải quyết với nhau, nên gây ra những tranh cãi và nảy sinh những mâu thuẫn về cách giải quyết công việc với nhau. 2. Nội dung của quy luật mâu thuẫn a. Tính chất Mâu thuẫn biện chứng mang tính khách quan Mọi sự vật trong tự nhiên, xã hội và tư duy không phải là cái gì hoàn toàn thống nhất mà là một hệ thống các yếu tố, các mặt, các khuynh hướng trái ngược nhau, liên hệ hữu cơ với nhau, tạo nên những mâu thuẫn vốn có của sự vật. Như vậy mâu thuẫn không do ai sáng tạo ra, không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người. Nó là cái vốn có của sự vật. Mâu thuẫn biện chứng mang tính phổ biến, tồn tại trong cả tự nhiên, xã hội và tư duy. Không có sự vật nào không có mâu thuẫn, mâu thuẫn này mất đi thì mâu thuẫn khác xuất hiện, từ đó sự vật phát triển không ngừng. Mâu thuẫn biện chứng trong tư duy là sự phản ánh mâu thuẫn trong hiện thực, là nguồn gốc phát triển của nhận thức, của tư duy trên con đường vươn tới chân lý khách quan, chân lý tuyệt đối về hiện thực. Mâu thuẫn biện chứng mang tính đa dạng, phong phú: Mâu thuẫn rất đa dạng, phong phú vì thế giới vật chất tồn tại rất đa dạng phong phú. Mỗi sự vật, hiện tượng, quá trình đều có thể bao hàm nhiều loại mâu thuẫn khác nhau biểu hiện khác nhau trong những điều kiện lịch sử, cụ thể khác nhau. Chúng giữ vị trí, vai trò khác nhau đối với sự tồn tại, vận động và phát triển của sự vật. Ví dụ: Trong tự nhiên: Trong hoạt động bài tiết, con người có hai hoạt động đối lập nhau như ăn và bài tiết. Tuy đối lập nhau nhưng chúng không thể tách rời và phụ thuộc vào nhau, qua đó cho thấy hai hoạt động này là thống nhất với nhau. Trong xã hội: Trong kinh tế- xã hội, lịch sử hình thành các hình thái kinh tế xã hội từ: Công xã nguyên thủy => Chiếm hữu nô lệ=> Giai cấp phong kiến=> Tư bản chủ nghĩa=> Cộng sản chủ nghĩa. Hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa ra đời và có quá trình phát triển qua các giai đoạn, từ trình độ thấp lên trình độ cao hơn Trong tư duy: Biểu hiện giữa hiểu biết, chân lý và sai lầm, hiểu biết sâu sắc và nông cạn. b. Quá trình hình thành và phát triển của mâu thuẫn

Sự thống nhất của các mặt đối lập 4

Sự thống nhất của các mặt đối lập chỉ sự liên hệ chặt chẽ, quy định, ràng buộc lẫn nhau của các mặt đối lập, mặt này lấy mặt kia làm tiền đề để tồn tại cho mình, không có mặt này thì không có mặt khác và ngược lại. Sự thống nhất của các mặt đối lập còn bao hàm sự thống nhất của các mặt đó. Do có sự thống nhất của các mặt đối lập mà trong sự triển khai của mâu thuẫn, đến một lúc nào đó, mặt đối lập này có thể chuyển hóa sang mặt đối lập kia- khi xét về một đặc trưng nào đó. Sự thống nhất của các mặt đối lập chỉ có tính chất tạm thời, tương đối, chỉ tồn tại trong một khoảng thời gian nhất định. Đó là nguyên nhân của trạng thái đứng im tương đối của các sự vật hiện tượng. Đấu tranh giữa các mặt đối lập là khuynh hướng tác động qua lại theo xu hướng bài trừ, phủ định lẫn nhau giữa các mặt đó (giai đoạn phát triển của mâu thuẫn) Hình thức đấu tranh của các mặt đối lập hết sức đa dạng. Tính đa dạng đó tùy thuộc vào tính chất của các mặt đối lập cũng như mối quan hệ qua lại giữa chúng, phụ thuộc vào lĩnh vực tồn tại của các mặt đối lập, phụ thuộc vào điều kiện trong đó diễn ra đấu tranh giữa các mặt đối lập. Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập nói lên mặt biến đổi thường xuyên của sự vật, quy định sự vận động của sự vật và hiện tượng trong thế giới khách quan. Đấu tranh giữa các mặt đối lập có tính tuyệt đối quy định tính tuyệt đối của sự vận động, phát triển của sự vật. Trong sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập, sự thống nhất của các mặt đối lập là tương đối, sự đấu tranh của các mặt đối lập là tuyệt đối. Khi xem xét mối quan hệ như vậy, V.I.Lênin viết: “Sự thống nhất (…) của các mặt đối lập là có điều kiện, tạm thời, thoáng qua tương đối. Sự đấu tranh của các mặt đối lập bài trừ nhau là tuyệt đối, cũng như sự phát triển của vận động là tuyệt đối”. Sự chuyển hóa của các mặt đối lập (giai đoạn giải quyết mâu thuẫn) Sự tác động qua lại dẫn đến sự chuyển hóa giữa các mặt đối lập là một quá trình. Lúc đầu khi mới xuất hiện, mâu thuẫn thể hiện chỉ là sự khác biệt. Khi hai mặt đối lập xung đột gay gắt, hội đủ điều kiện, chúng sẽ chuyển hóa lẫn nhau, mâu thuẫn được giải quyết. Mâu thuẫn cũ mất đi được thay thế bằng mâu thuẫn mới. Do đó, đấu tranh giải quyết mâu thuẫn là nguồn gốc, động lực của sự vận động, phát triển của sự vật hiện tượng của giới tự nhiên, xã hội và tư duy. Tóm lại, sự vật nào cũng bao hàm sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập, thống nhất làm tiền đề cho đấu tranh, đấu tranh của các mặt đối lập là tuyệt đối, cuộc đấu tranh của các mặt đối lập đến một giai đoạn nhất định phá vỡ sự thống nhất cũ, chất 5

cũ mất đi, chất mới ra đời lại bao hàm sự thống nhất của những mâu thuẫn mới và cuộc đấu tranh của các mặt đối lập bắt đầu,… Ví dụ: Theo như ví dụ về đồng hóa và dị hóa phía trên: Hai yếu tố di truyền và biến dị mâu thuẫn với nhau, một bên tiếp tục duy trì cái có ban đầu, còn một bên thì lại làm biến đổi yếu tố đã có ban đầu (luôn tồn tại một cách thống nhất trên cá thể) để bài trừ yếu tố không phù hợp giúp loài hoàn thiện hơn. Không có đồng hóa thì không có dị hóa. Ngược lại, không có dị hóa thì sẽ không có năng lượng để thực hiện quá trình đồng hóa. -

c. Phân loại mâu thuẫn Mâu thuẫn bên trong và mâu thuẫn bên ngoài.

Căn cứ vào quan hệ giữa các mặt đối lập đối với một sự vật, người ta phân loại các mâu thuẫn thành những mâu thuẫn bên trong và những mâu thuẫn bên ngoài. Mâu thuẫn bên trong là sự tác động qua lại giữa các mặt, các khuynh hướng đối lập của cùng một sự vật. Ví dụ: sự tác động qua lại giữa đồng hóa với dị hóa của một sinh vật. Mâu thuẫn bên ngoài là mâu thuẫn diễn ra trong mối liên hệ giữa sự vật đó với sự vật khác. Ví dụ: sự tác động qua lại giữa cơ thể và môi trường. Việc phân chia mâu thuẫn thành mâu thuẫn bên trong và mâu thuẫn bên ngoài chỉ có tính chất tương đối. Ví dụ: mâu thuẫn giữa cơ thể với môi trường có thể là mâu thuẫn bên ngoài, nhưng nếu chúng ta xét cơ thể và môi trường như một chỉnh thể, mâu thuẫn đó lại là mâu thuẫn bên trong. Do vậy, để xác định một mâu thuẫn nào đó là mâu thuẫn bên trong hay mâu thuẫn bên ngoài, trước hết cần xác định phạm vi sự vật cần xem xét. Vai trò của mâu thuẫn bên trong và mâu thuẫn bên ngoài đối với sự vận động và phát triển của sự vật là khác nhau: Mâu thuẫn bên trong có vai trò quyết định trực tiếp, là nguồn gốc, động lực của quá trình vận động và phát triển của sự vật. Mâu thuẫn bên ngoài cũng có vai trò quan trọng và ảnh hưởng đến sự phát triển của sự vật và hiện tượng. Sự tác động của mâu thuẫn bên ngoài phải thông qua mâu thuẫn bên trong. Mâu thuẫn bên trong và mâu thuẫn bên ngoài lại vận động trong sự tác động qua lại lẫn nhau. Vì thế, mỗi bước giải quyết mâu thuẫn này lại tạo điều kiện để giải quyết mâu thuẫn kia. - Mâu thuẫn cơ bản và mâu thuẫn không cơ bản. Căn cứ vào sự tồn tại và phát triển của toàn bộ sự vật, hiện tượng, có mâu thuẫn cơ bản và mâu thuẫn không cơ bản: 6

Mâu thuẫn cơ bản là mâu thuẫn quy định bản chất của sự vật, quy định sự phát triển ở tất cả các giai đoạn của sự vật, nó tồn tại trong suốt quá trình tồn tại của sự vật. Khi mâu thuẫn cơ bản thay đổi thì bản chất của sự vật cũng thay đổi. Mâu thuẫn không cơ bản là mâu thuẫn đặc trưng cho một phương diện nào đó của sự vật, nó quy định sự vận động và phát triển của một mặt nào đó của sự vật và chịu sự chi phối của mâu thuẫn cơ bản. Mâu thuẫn không cơ bản chịu sự chi phối của mâu thuẫn cơ bản. Trong quá trình vận động, mâu thuẫn cơ bản có thể làm nảy sinh mâu thuẫn không cơ bản. Khi mâu thuẫn cơ bản được giải quyết thì bản chất sự vật cũng thay đổi. Do vậy muốn sự vật biến đổi về chất phải giải quyết mâu thuẫn cơ bản của nó Ví dụ: Để giải quyết mâu thuẫn cơ bản của giai cấp tư sản thì giai cấp công nhân phải thông qua cách mạng chủ nghĩa lật đổ chủ nghĩa tư bản để xây dựng xã hội mới. -

Mâu thuẫn chủ yếu và mâu thuẫn thứ yếu.

Căn cứ vào vai trò của mâu thuẫn đối với sự tồn tại và phát triển của sự vật, hiện tượng trong mỗi giai đoạn nhất định, có thể phân chia thành mâu thuẫn chủ yếu và mâu thuẫn thứ yếu: Mâu thuẫn chủ yếu là mâu thuẫn nổi lên hàng đầu ở một giai đoạn phát triển nhất định của một sự vật, có tác dụng quy định đối với các mâu thuẫn khác trong cùng giai đoạn đó của quá trình phát triển. Giải quyết nó sẽ tạo ra điều kiện để giải quyết mâu thuẫn khác ở cùng giai đoạn (những mâu thuẫn thứ yếu). Sự phát triển, chuyển hóa của sự vật, hiện tượng từ hình thức này sang hình thức khác phụ thuộc vào việc giải quyết mâu thuẫn chủ yếu. Mâu thuẫn thứ yếu là mâu thuẫn không giữ vai trò quyết định trong giai đoạn đó. Sự phân biệt giữa mâu thuẫn chủ yếu và mâu thuẫn thứ yếu chỉ có tính tương đối vì trong giai đoạn này mâu thuẫn này là chủ yếu, nhưng sang giai đoạn sau nó lại có thể là thứ yếu. Mâu thuẫn chủ yếu có quan hệ hữu cơ với mâu thuẫn cơ bản, nó thường là hình thức biểu hiện nổi bật của mâu thuẫn cơ bản ở một giai đoạn nhất định; việc giải quyết mâu thuẫn chủ yếu tạo điều kiện giải quyết từng bước mâu thuẫn cơ bản. Ví dụ: Xuất phát từ xã hội Việt Nam là xã hội thuộc địa nửa phong kiến Nguyễn Ái Quốc và Đảng ta đã xác định mâu thuẫn nổi lên hàng đầu vừa là cơ bản, vừa là chủ yếu đó là mâu thuẫn giữa dân tộc với đế quốc phong kiến. Từ đó Đảng ta đã đề ra đường lối cách mạng đúng đắn đưa nước ta từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, như cách mạng tháng Tám thành công năm 1945, chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954,... -

Mâu thuẫn đối kháng và mâu thuẫn không đối kháng. 7

Căn cứ vào tính chất của lợi ích cơ bản là đối lập nhau trong mối quan hệ giữa các giai cấp ở một giai đoạn lịch sử nhất định, trong xã hội có mâu thuẫn đối kháng và mâu thuẫn không đối kháng. Đây là những mâu thuẫn đặc thù, chỉ tồn tại trong những xã hội có giai cấp đối kháng. Mâu thuẫn đối kháng là mâu thuẫn giữa những lực lượng, khuynh hướng xã hội mà lợi ích cơ bản trái ngược nhau không thể điều hòa được. Đó là mâu thuẫn giữa giai cấp bóc lột và bị bóc lột, giữa giai cấp thống trị và giai cấp bị trị... Ví dụ: mâu thuẫn giữa chủ nô và nô lệ, giữa tư sản và vô sản. Mâu thuẫn không đối kháng là mâu thuẫn giữa những khuynh hướng, những lực lượng xã hội mà lợi ích căn bản nhất trí với nhau, cơ bản không đối lập nhau nên là mâu thuẫn cục bộ, tạm thời. Ví dụ: mâu thuẫn giữa các tầng lớp nhân dân, giữa các bộ phận công nhân với nhau, giữa lao động trí óc và lao động chân tay, giữa thành thị và nông thôn...ở nước ta hiện nay. Phân biệt mâu thuẫn đối kháng và mâu thuẫn không đối kháng có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định phương pháp giải quyết mâu thuẫn. Theo quy luật chung, mâu thuẫn đối kháng được giải quyết bằng bạo lực cách mạng, còn mâu thuẫn không đối kháng thường được giải quyết bằng giáo dục, thuyết phục, tổ chức xây dựng, phê bình và tự phê bình. Nếu không phân biệt như vậy sẽ rơi vào sai lầm “tả” khuynh hoặc “hữu” khuynh. Trong cả hai trường hợp đó, mâu thuẫn không những không được giải quyết, mà t...


Similar Free PDFs