Phân tích hoạt động kinh doanh nhóm 3 ptit PDF

Title Phân tích hoạt động kinh doanh nhóm 3 ptit
Author Dung Lê
Course Quản trị chiến lược
Institution Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông
Pages 18
File Size 598.7 KB
File Type PDF
Total Downloads 144
Total Views 563

Summary

BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNGHỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG=====***=====BÀI TIỂU LUẬN CUỐI KỲMÔN: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANHSinh viên: LÊ DUNG Lớp: D18CQQT01-B Mã sinh viên: B18DCQT Điện thoại: 0356273248 Email: dunglee2603@gmail Nhóm học phần: 03 Giảng viên hướng dẫn: Lê Thị Bích NgọcHÀ...


Description

BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG =====***=====

BÀI TIỂU LUẬN CUỐI KỲ MÔN: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

Sinh viên: LÊ DUNG Lớp: D18CQQT01-B Mã sinh viên: B18DCQT029 Điện thoại: 0356273248 Email: [email protected] Nhóm học phần: 03 Giảng viên hướng dẫn: Lê Thị Bích Ngọc

HÀ NỘI – 8/2021

MỤC LỤC Câu 1: Trình bày khái niệm chỉ tiêu phân tích, cách thức phân loại các chỉ tiêu phân tích hoạt động kinh doanh? Tại sao phải chi tiết hóa chỉ tiêu phân tích? Có những cách chi tiết hóa chỉ tiêu phân tích nào? ......3 1. Khái niệm chỉ tiêu phân tích: ..............................................................................................................3 2. Cách thức phân loại các chỉ tiêu phân tích hoạt động kinh doanh:.................................................3 3. Chi tiết hóa chỉ tiêu phân tích .............................................................................................................4 Câu 2:................................................................................................................................................5 A. Trình bày phương pháp, quy trình phân tích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp?...........................5 B. Vận dụng quy trình và phương pháp phân tích phù hợp ( đã trình bày ở phần A) cùng dữ liệu từ các báo cáo tài chính của công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát, hãy thực hiện phân tích tình hình hoạt động kinh doanh và tình hình tài chính của công ty năm 2020 so với 2019 theo các yêu cầu sau: ................................5 1. Phân tích chỉ tiêu lợi nhuận kinh doanh và các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận. ...................................5 2. Phân tích khái quát tình hình tài chính của công ty....................................................................................5 3. Phân tích khả năng thanh toán của công ty. ...............................................................................................5 A . Phương pháp và quy trình phân tích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ..........................5 1. Phương pháp phân tích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ......................................................5 2. Quy trình tiến hành phân tích họa động kinh doanh của doanh nghiệp .............................................8 B. Vận dụng vào phân tích công ty cổ phần tập đoàn Hòa Phát..........................................................9 1. Phân tích chỉ tiêu lợi nhuận kinh doanh và các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận. ...........................9 2. Phân tích khái quát tình hình tài chính của công ty..........................................................................13 3. Phân tích khả năng thanh toán:.........................................................................................................14

Đề 01 Câu 1: Trình bày khái niệm chỉ tiêu phân tích, cách thức phân loại các chỉ tiêu phân tích hoạt động kinh doanh? Tại sao phải chi tiết hóa chỉ tiêu phân tích? Có những cách chi tiết hóa chỉ tiêu phân tích nào? Bài làm 1. Khái niệm chỉ tiêu phân tích: Trong quá trình kinh doanh của các doanh nghiệp dựa vào kết quả các loại hạch toán, có thể rút ra những chỉ tiêu cần thiết để phân tích các mặt hoạt động kinh doanh. Các chỉ tiêu phân tích đó biểu thị đặc tính về mức độ hoàn thành nhiệm vụ, về động thái của quá trình kinh doanh của các bộ phận, các mặt cá biệt hợp thành các qúa trình kinh doanh đó. Chỉ tiêu phân tích có thể biểu thị mối liên hệ qua lại của các mặt hoạt động của doanh nghiệp, cũng có thể xác định nguyên nhân đem lại những kết quả kinh tế nhất định. Chỉ tiêu phân tích là những khái niệm nhất định phản ánh cả số lượng, mức độ, nội dụng và hiệu qủa kinh tế của một hiện tượng kinh tế, một quá trình kinh tế toàn bộ hay từng mặt cá biệt hoạt động kinh oanh của doanh nghiệp. Nội dung của chỉ tiêu biểu hiện bản chất kinh tếcủa các hiện tượng, các quá trình kinh tế, do đó nó luôn luôn ổn định ; còn giá trị về con sốcủa chỉ tiêu biểu thị mức độđo lường cụ thể, do đó nó luôn biến đổi theo thời gian và không gian cụ thể. 2. Cách thức phân loại các chỉ tiêu phân tích hoạt động kinh doanh: - Căn cứ vào nội dung kinh tế: Phân chỉ tiêu phân tích thành chỉ tiêu số lượng và chỉ tiêu chất lượng. + Chỉ tiêu số lượng phản ánh quy mô của kết quả hay điều kiện của quá trình kinh doanh như doanh thu, lượng vốn,... + Chỉ tiêu chất lượng phản ánh những đặc điểm về bản chất của quá trình đó. Có chỉ tiêu chất lượng phản ánh hiệu quả toàn bộ hoạt động kinh tế của doanh nghiệp, có chỉ tiêu chất lượng phản ánh hiệu quả một khía cạnh nào đó của quá trình kinh doanh -

Theo cách tính toán:

Chỉ tiêu phân tích bao gồm chỉ tiêu tổng lượng, chỉ tiêu tương đối và chỉ tiêu bình quân. + Chỉ tiêu tổng lượng hay chỉ tiêu tuyệt đối biểu thị bằng số tuyệt đối, được sử dụng để đánh giá quy mô kết quả hay điều kiện kinh doanh tại một thời gian và không gian cụ thể như doanh thu, lượng vốn, số lao động. + Chỉ tiêu tương đối là những chỉ tiêu phản ánh quan hệ so sánh bằng số tương đối giữa hai chỉ tiêu tổng lượng. Chỉ tiêu này có thể tính bằng tỷ lệ hoặc phần trăm (%). Nó được sử dụng để phân tích quan hệ kinh tế giữa các bộ phận.

+ Chỉ tiêu bình quân phản ánh mức độ chung bằng số bình quân hay nói một cách khác, chỉ tiêu bình quân phản ánh mức độ điển hình của một tổng thể nào đó . Nó được sử dụng để so sánh tổng thể theo các loại tiêu thức số lượng để nghiên cứu sự thay đổi về mặt thời gian, mức độ điển hình các loại tiêu thức số lượng của tổng thể; nghiên cứu quá trình và xu hướng phát triển của tổng thể -

Chỉ tiêu phân tích còn được phân ra chỉ tiêu tổng hợp và chỉ tiêu cá biệt.

+ Chỉ tiêu tổng hợp phản ánh một tổng hoà nhất định của quá trình kinh doanh, tổng hoà này biểu thị sự tổng hợp của các quá trình kinh doanh, biểu thị kết cấu và chất lượng của những quá trình đó. + Chỉ tiêu cá biệt không có ảnh hưởng số lượng của quá trình kinh doanh nói trên. Sử dụng các chỉ tiêu trong phân tích là để nêu ra những đặc điểm của quá trình kinh doanh, đồng thời xác định các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động mà doanh nghiệp đạt được trong một chu kỳ kinh doanh nhất định, khi biểu thị đặc tính của hiện tượng kinh doanh, quá trình kinh doanh, có thể thấy kết cấu của chỉ tiêu phân tích. 3. Chi tiết hóa chỉ tiêu phân tích Chi tiết hóa chỉ tiêu phân tích để phân tích hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp được sâu sắc và kết quả, nếu chỉ dựa vào chỉ tiêu tổng hợp thì chưa đủ, cần phải có những chỉ tiêu cụ thể chi tiết. Cần phải chi tiết các chỉ tiêu phân tích nhằm phản ánh các mặt tốt, xấu, phản ánh kết quả đạt được theo thời gian, địa điểm và bộ phận cá biệt hợp thành chỉ tiêu đó. • Các cách chi tiết hóa chỉ tiêu phân tích: Có 3 cách chi tiết hóa chỉ tiêu phân tích: -

-

Chi tiết hoá chỉ tiêu theo thời gian: tức là các chỉ tiêu năm được chi tiết thành chỉ tiêu quý hoặc chỉ tiêu tháng. Chi tiết hoá chỉ tiêu phân tích theo địa điểm: Mỗi doanh nghiệp đều bao gồm một số khâu, một số đơn vị sản xuất nhất định. Chính vì vậy chỉ tiêu tổng hợp về công tác của doanh nghiệp được hình thành từ tiêu cá biệt về công tác của tất cả các khâu, các đơn vị sản xuất đó. Chi tiết chỉ tiêu phân tích theo bộ phận cá biệt hợp thành: Được sử dụng để tìm kết cấu của quá trình kinh tế và xác lập vai trò của các bộ phận cá biệt hợp thành chỉ tiêu tổng hợp. Chi tiết theo bộ phận cá biệt có tác dụng đối với việc tìm các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh mà doanh nghiệp đã đạt được

Câu 2: A. Trình bày phương pháp, quy trình phân tích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp? B. Vận dụng quy trình và phương pháp phân tích phù hợp ( đã trình bày ở phần A) cùng dữ liệu từ các báo cáo tài chính của công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát, hãy thực hiện phân tích tình hình hoạt động kinh doanh và tình hình tài chính của công ty năm 2020 so với 2019 theo các yêu cầu sau: 1. Phân tích chỉ tiêu lợi nhuận kinh doanh và các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận. 2. Phân tích khái quát tình hình tài chính của công ty. 3. Phân tích khả năng thanh toán của công ty. Bài làm A . Phương pháp và quy trình phân tích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp 1. Phương pháp phân tích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp 1.1 Phương pháp so sánh ❖ Tiêu chuẩn để so sánh - Kế hoạch: đánh giá tình hình thực hiện mục tiêu đã đề ra. - Thực tế các kỳ kinh doanh đã qua: nhằm đánh giá xu hướng phát triển của các chỉ tiêu kinh tế. - Chỉ tiêu của các doanh nghiệp tiêu biểu cùng ngành. - Chỉ tiêu bình quân của ngành. - Các thông số của thị trường. ❖ Điều kiện so sánh - Cùng phản ánh nội dung kinh tế. - Cùng phương pháp tính toán. - Cùng một đơn vị đo lường. - Cùng một khoảng thời gian hạch toán. - Cùng quy mô như nhau. ❖ Các kỹ thuật so sánh - So sánh tuyệt đối: là con số dùng để phản ánh quy mô, khối lượng của một chỉ tiêu kinh tế. - So sánh tương đối: Là thực hiện so sánh hiệu số giữa trị số thực tế và trị số gốc của chỉ tiêu, phản ánh mức chênh lệch, biến động về quy mô, khối lượng của chỉ tiêu kinh tế trong điều kiện về thời gian và không gian nhất định. 1.1.1 So sánh giản đơn

• Số tuyệt đối: ΔX = X1 – X0 • Số tương đối =

𝑋1 𝑋0

• Tỷ lệ chênh lệch =

𝑥 100% 𝑋1 −𝑋0 𝑋0

𝑥 100%

Trong đó: ΔX: Mức biến động, chênh lệch X1: Trị số thực tế X0: Trị số kỳ gốc (kỳ trước) 1.1.2 So sánh có điều chỉnh • Số tuyệt đối: ΔX’ = X1 – X0’ • Số tương đối =

𝑋1 𝑋0 ′

Trong đó: X0’ = X0*(Y1/Y0) 1.2 Phương pháp loại trừ ❖ Nguyên tắc - Đánh giá nhân tố số lượng trước và nhân tố chất lượng sau - Xác định thứ tự đánh giá - Đánh giá theo thứ tự nhân tố biểu dễn điều kiện sản xuất trước sau đó đến nhân tố thay đổi cơ và cuối cùng là các nhân tố chất lượng. 1.2.1 Phương pháp thay thế liên hoàn Là phương pháp xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến sự biến động của chỉ tiêu phân tích bằng cách loại trừ ảnh hưở ng của các nhân tố khác. Chỉ áp dụng khi phân tích những quan hệ tích số hay thương số giữa các biến kinh tế. ❖ Các bước phân tích: Bước 1: Xác định đối tượng phân tích: Mức chênh lệch của chỉ tiêu kỳ phân tích so với kỳ gốc. VD ± ∆GTSL, ± ∆C, ± ∆Ln Bước 2: Thiết lập mối quan hệ của các nhân tố với chỉ tiêu phân tích và sắp xếp các nhân tố theo trình tự từ số lượng đến chất lượng. VD: X= a.b.c.d Bước 3: Xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến sự biến động của chỉ tiêu phân tích • Lần lượt thay thế các nhân tố kỳ phân tích vào kỳ kế hoạch hay kỳ gốc theo trình tự sắp xếp ở bước trước Xa= a1.b0.c0.d0;

Xb= a1.b1.c0.d0;

Xc= a1.b1.c1.d0;

Xd= a1.b1.c1.d1 = X1

Xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến sự biến động của chỉ tiêu phân tích



∆Xa= Xa – X0

∆Xb= Xb – Xa

∆Xc= Xc – Xb

∆Xd= Xd – Xc

Bước 4: Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng ∆Xa + ∆Xb + ∆Xc + ∆Xd = ∆X = X1 – X0 Bước 5: Nhận xét Nhận xét sự ảnh hưởng của từng nhân tố từ đó tìm nguyên nhân thay đổi các nhân tố và đưa ra biện pháp khắc phục 1.2.2 Phương pháp số chênh lệch Là hình thức rút gọn của phương pháp thay thế liên hoàn, nó tôn trọng đầy đủ các bước tiến hành như phương pháp thay thế liên hoàn. Nó khác ở chỗ sử dụng chên lệch giữa kỳ phân tích và kỳ gốc của từng nhân tố để xác định ảnh hưở ng của từng nhân tố đến chỉ tiêu phân tích. -

Xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến sự biến động của chỉ tiêu phân tích

Ảnh hưởng của nhân tố a: ∆ Xa = (a1 – a0). b0. c0 . d0 Ảnh hưởng của nhân tố b: ∆ Xb = a1. (b1 - b0). c0. d0 Ảnh hưởng của nhân tố c: ∆ Xc = a1. b1. (c1 – c0). d0 Ảnh hưởng của nhân tố d: ∆ Xd = a1. b1. c1. (d1 – d0) -

Tổng hợp các mức độ ảnh hưởng ∆ Xa + ∆ Xb + ∆ Xc + ∆ Xd = ∆ X

1.3 Phương pháp liên hệ 1.3.1 Liên hệ trực tuyến Là mối liên hệ theo một hướng xác định giữa các chỉ tiêu phân tích. Có thể phân thành 2 loại quan hệ chủ yếu: - Liên hệ trực tiếp - Liên hệ gián tiếp 1.3.2 Liên hệ phi tuyến Là mối liên hệ giữa các chỉ tiêu trong đó mức độ liên hệ không được xác định theo tỷ lệ và chiều hướng liên hệ luôn luôn biến đổi 1.3.3 Liên hệ cân đối Là phương pháp phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố có mối quan hệ cân đối với nhau và là nhân tố độc lập và cùng tác động đồng thời đến sự biến động của chỉ tiêu phản ánh đối tượng nghiên cứu.

- Cân đối giữa tài sản và nguồn vốn. - Cân đối dòng tiền thu – chi. - Cân đối nhu cầu thanh toán và khả năng thanh toán. - Cân đối giữa nguồn cung ứng vật tư và nhu cầu sử dựng vật tư. 1.4 Phương pháp tương quan - Trường hợp tồn tại mối quan hệ tỷ lệ giữa chỉ tiêu nhân tố với chỉ tiêu phân tích Yx = a + bx Trong đó: Yx – chiểu tiêu phân tích x – Chỉ tiêu nhân tố a,b – Các tham số - Trường hợp tồn tại quan hệ nghịch giữa chỉ tiêu phân tích với chỉ tiêu nhân tố: Y i =a+

𝑏 𝑥𝑖

Trong đó Yi – Chỉ tiêu phân tích xi – Chỉ tiêu nhân tố a,b – Các tham số 2. Quy trình tiến hành phân tích họat động kinh doanh của doanh nghiệp Bước 1: Chuẩn bị phân tích - Xác định đối tượng phân tích, chỉ tiêu, thời gian, thời kỳ phân tích. - Xác định nguồn số liệu. - Xác định phương pháp thu thập số liệu. - Lựa chọn phương pháp phân tích - Thu thập só liệu Bước 2: Tiến hành phân tích - Tổng hợp số liệu, tính toán các chỉ tiêu. - Phân tích các nhân tố ảnh hưởng. - Tổng hợp kết quả phân tích. - Đưa ra những đề xuất/ giải pháp cho công tác quản lý. Bước 3: Viết và trình bày báo cáo kết quả phân tích với cấp quản lý doanh nghiệp ( đối tượng cần thông tin). - Trình bày kết quả và xu thế của vấn đề phân tích. - Đưa ra những thành tuuw, hạn chế của phân tích. - Xác định nguyên nhân và giải pháp cho vấn đề phân tích.

B. Vận dụng vào phân tích công ty cổ phần tập đoàn Hòa Phát 1. Phân tích chỉ tiêu lợi nhuận kinh doanh và các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận. 1.1.Phân tích chỉ tiêu lợi nhuận kinh doanh: Năm

Chỉ tiêu 2019 Lợi nhuận sau thuế Doanh thu bán hàn và cung cấp dịch vụ Tổng tài sản Vốn chủ sở hữu

Chênh lệch 2020

7,578,248,236,229

13,506,164,056,907

5,927,915,820,678

64,677,906,575,644

91,279,041,771,826

26,601,135,196,182

101,776,030,099,900

131,511,434,388,837

29,735,404,288,937

47,786,636,143,695

59,219,786,306,111

11,433,150,162,416

11.717

14.797

3.080

7.446

10.270

2.824

15.859

22.807

6.948

ROS (%) = LNST/DT ROA (%) = LNST/TTS ROE (%) = LNST/VCSH

Bảng 1: Phân tích các chỉ tiêu lợi nhận của công ty Hòa Phát 2 năm 2019-2020 -

Tỷ số lợi nhuận doanh thu: (ROS)

𝐿ợ𝑖 𝑛ℎ𝑢ậ𝑛 𝑠𝑎𝑢 𝑡ℎ𝑢ế 𝐷𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢 Tỷ suất lợi nhuận doanh thu bán hàng chỉ ra rằng: Với 1 đồng doanh thu tiêu thụ trong kỳ thì đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận. ROS dương, có nghĩa là công ty đang làm ăn có lãi. 𝑅𝑂𝑆 =

ROS năm 2019 là 11,717%, nghĩa là là với một đồng doanh thu công ty thu về 0,11717 đồng lợi nhuận. Năm 2020 ROS là 14,797% cho thấy với 1 đồng doanh thu công ty lãi 0,14797 đồng. Năm 2020, ROS của công ty so năm 2019 tăng 3,08%. Nguyên nhân là do lợi nhuận sau thuế tăng 5.927.915.820.678 đồng (tăng 78,22%) và doanh thu tăng 26.601.135.196.182 đồng( tăng 41,13%). Điều này cho thấy, công ty đang hoạt động tốt, cho thấy công ty kiểm soát tốt chi phí và tạo ra nhiều lợi nhuận. -

Tỷ số lợi nhuận trên tài sản: (ROA) 𝐿ợ𝑖 𝑛ℎ𝑢ậ𝑛 𝑠𝑎𝑢 𝑡ℎ𝑢ế 𝑅𝑂𝐴 = 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛

Chỉ số ROA cho ta biết được doanh nghiệp kiếm được bao nhiều tiền và hưởng lợi nhuận là bao nhiêu trên 1 đồng tài sản. Chỉ số ROA càng cao cho thấy công ty đang kiếm được nhiều tiền hơn trên số tiền đầu tư ít hơn. Năm 2019 ROA của công ty là 7,446% nghĩa là trong 1 đồng tài sản đem đi đầu tư thì công ty thu được 0,07446 đồng lợi nhuận. Năm 2020 tỷ số này tăng lên là 10,270% tương đương tăng 2,824% so với năm 2019 tại năm 2020 1 đồng tài sản đem đi đầu tư sẽ

được lãi 0,02824 đồng. Nguyên nhân ROA năm 2020 tăng là do lợi nhuận sau thuế tăng 5.927.915.820.678 đồng (tăng 78,22%) và tổng tài sản 29.735.404.288.937 đồng (tăng 29,22%) so với năm 2019. Điều này cho thấy Hòa Phát đang sử dụng tài sản hiệu quả hơn với chính nó trong quá khứ. - Tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu: (ROE) 𝐿ợ𝑖 𝑛ℎ𝑢ậ𝑛 𝑠𝑎𝑢 𝑡ℎ𝑢ế 𝑉ố𝑛 𝑐ℎủ 𝑠ở ℎữ𝑢 Chỉ số ROE cho thấy mức độ hiệu quả về việc sử dụng vốn của doanh nghiệp, hay nói cách khác 1 đồng vốn của doanh nghiệp bỏ ra sẽ thu được bao nhiêu đồng lời. chỉ số ROE càng cao cho thấy khả năng sử dụng càng hiệu quả của doanh nghiệp. 𝑅𝑂𝐸 =

Chỉ số ROE cao và duy trì trong nhiều năm cũng cho thấy lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp. Thông thường, những doanh nghiệp có năng lực, lợi thế cạnh tranh cao, hay độc quyền thường có chỉ số ROE rất cao. Nhìn chung, trong 2 năm 2019- 2020, ROE có chiều hướng tăng, cụ thể là tăng 6,948%. Năm 2019, ROE của công ty CP Hòa Phát là 15,859% có nghĩa là cứ 1 đồng vốn chủ sở hữu sẽ tạo ra 0,15859 đồng lợi nhuận. Đến năm 2020, tỷ số này là 22,807% tương đương 1 đồng vốn chủ sở hữu tạo ra 0,22807 đồng lợi nhuận. Nguyên nhân của ROE tăng, là do cả lợi nhuận sau thuế và vốn chủ sở hữu đều tăng với mức tăng của lợi nhuận sau thuế là 78,22% (tăng 5.927.915.820.678 đồng) và vốn chủ sở hữu tăng 23,93% (tăng 11.433.150.162.416 đồng). Có thể thấy, chỉ số ROE của công ty khá cao chứng tỏ, công ty có lợi thế cạnh tranh cao trong thị trường và làm ăn ngày càng tốt. 1.2. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận 1.2.1 Phân tích chung tình hình lợi nhuận Từ bảng cần đối kế toán hợp nhất năm 2020, ta có được bảng phân tích chỉ tiêu lợi nhuận như sau: Năm Chỉ tiêu 1. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 2. Giá vốn hàng bán và cung cấp dịch vụ Doanh thu hoạt động tài chính Chi phí tài chính Phần lãi ( lỗ) trong công ty liên kết Chi phí bán hàng

2019

Chênh lệch 2020 Tuyệt đối

Tương đối (%)

63,658,192,673,791

90,118,503,426,717

26,460,310,752,926

141.57

52,472,820,451,654

71,214,453,522,563

18,741,633,070,909

135.72

471,053,832,011

1,004,789,766,270

533,735,934,259

213.31

1,181,675,710,916

2,837,406,430,588

1,655,730,719,672

240.12

1,431,313,615 873,333,584,688

1,964,631,764 1,090,795,558,423

533,318,149 217,461,973,735

137.26 124.90

Chi phí quản lí doanh nghiệp Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh Thu nhập khác Chi phí khác Lợi nhuận trước thuế Chi phí thuế TNDN Chi phí thuế TNDN hoãn lại Lợi nhuận sau thuế

569,005,805,722

690,298,504,185

9,030,979,639,207 657,680,931,477 591,998,447,298 9,096,662,123,386 1,603,307,926,680

121,292,698,463

121.32

15,292,303,808,992

6,261,324,169,785

169.33

654,081,334,225 589,418,351,516 15,356,966,791,701 1,784,567,843,866

(3,599,597,252) (2,580,095,782) 6,260,304,668,315

99.45 99.56 168.82

181,259,917,186

111.31

(18,659,148,595)

78.02

5,927,915,820,678

178.22

66,234,890,928

84,894,039,523 7,578,248,236,229

13,506,164,056,907

Bảng 2:Phân tích chỉ tiêu lợi nhuận công ty Hòa Phát (2019-2020) ❖ Phân tích chung: - So sánh bằng số tuyệt đối: ∆𝐿𝑁 = 𝐿𝑁1 − 𝐿𝑁0 = 5,927,915,820,678 (𝑉𝑁Đ) - So sánh số tương đối: %𝐿𝑁 =

𝐿𝑁1 = 178,22% 𝐿𝑁0

❖ Nhận xét: Như vậy đơn vị đã hoàn thành vượt mức kế hoạch lợi nhuận, cụ thể lợi nhuận năm 2020 tăng 5927 triệu đồng tức 78,22% so với năm 2019. Tuy nhiên để biết được lợi nhuận tăng là vì lí do gì, thì đơn vị cần phân tích nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận Lợi nhuận của doanh nghiệp bao gồm ba bộ phận là lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh, lợi nhuận từ hoạt động tài chính và lợi nhuận từ hoạt động bất thường. Trong đó lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh là bộ phận chủ yếu, thường chiếm tỷ trọng lớn và là trọng tâm quản lý của doanh nghiệp. Do đó, muốn tăng đượ...


Similar Free PDFs