Tâm lí học lứa tuổi và tâm lí học sư phạm (Bậc Tiểu học) PDF

Title Tâm lí học lứa tuổi và tâm lí học sư phạm (Bậc Tiểu học)
Author Quỳnh Anh Phan
Course Tâm lí học lứa tuổi và tâm lí học sư phạm
Institution Trường Đại học Sài Gòn
Pages 11
File Size 189.2 KB
File Type PDF
Total Downloads 281
Total Views 566

Summary

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒNKHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌCTIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦNMÔN HỌC: TÂM LÍ HỌC LỨA TUỔI TIỂU HỌCVÀ TÂM LÍ HỌC SƯ PHẠMSinh viên thực hiện: Phan Nguyễn Quỳnh AnhMSSV: 3120150007Mã học phần: 863003Mã phòng thi: 001MỤC LỤCLỜI MỞ ĐẦU ..............................................................


Description

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN MÔN HỌC: TÂM LÍ HỌC LỨA TUỔI TIỂU HỌC VÀ TÂM LÍ HỌC SƯ PHẠM

Sinh viên thực hiện: Phan Nguyễn Quỳnh Anh MSSV: 3120150007 Mã học phần: 863003 Mã phòng thi: 001

MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU................................................................................................................... 1 1. Lý tưởng nghề............................................................................................................ 2 1.1. Khái niệm............................................................................................................ 2 1.2. Biểu hiện.............................................................................................................. 2 2. Năng lực dạy học....................................................................................................... 4 2.1.1. Năng lực hiểu học sinh....................................................................................4 2.1.2. Năng lực chế biến tài liệu................................................................................5 2.1.3. Năng lực hiểu biết sâu rộng............................................................................5 3. Kế hoạch rèn luyện.................................................................................................... 6 KẾT LUẬN....................................................................................................................... 8 TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................... 9

LỜI MỞ ĐẦU

Cha ông ta có câu “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư”, một chữ là thầy, nửa chữ cũng là thầy. Câu nói trên cũng cho thấy nghề giáo có vai trò cực kì quan trọng đối với xã hội, là một nghề cao quý và được tôn trọng. Người thầy giáo, cô giáo là người truyền đạt kiến thức, những kĩ năng và kinh nghiệm sống cho lứa học sinh chập chững từng bước vào xã hội rộng lớn cho đến khi trưởng thành. Những kiến thức quý giá trải dài, đa dạng các lĩnh vực khác nhau đã góp phần không nhỏ cho việc hình thành nhân cách của con người, góp phần xây dựng xã hội tươi đẹp. Những điều trên đã phần nào soi rõ tầm ảnh hưởng không nhỏ của ngành giáo dục nói riêng và người giáo viên nói chung đến tầm phát triển của nước nhà. Muốn chất lượng giáo dục đạt hiệu quả cao ắt phải có đội ngũ giáo viên có phẩm chất và năng lực. Về phẩm chất, người làm nghề giáo phải có cho mình lý tưởng nghề thật rõ ràng. Về năng lực là năng lực dạy học. Bài tiểu luận dưới đây sẽ làm rõ nội dung và tầm quan trọng bậc nhất của hai yếu tố trên cũng như đưa ra các đề xuất giúp những người giáo viên trong hiện tại và tương lai rèn luyện bản thân tốt hơn, chuẩn bị thật tốt cho sự nghiệp trăm năm trồng người.

1

1. Lý tưởng nghề 1.1. Khái niệm Lý tưởng nghề (dạy học) là những giá trị, nguyên tắc một định hướng và suy nghĩ tích cực cho mục tiêu giáo dục của giáo viên, đồng thời giữ cho mục tiêu giáo dục đó luôn là quan trọng nhất, là cao nhất. 1.2. Biểu hiện 1.2.1. Thế giới quan khoa học Từ lâu, nền giáo dục Việt Nam đã được định hướng phát triển theo những chủ trương và chính sách của Đảng, theo pháp luật của Nhà nước. Do đó, ở người giáo viên phải có phẩm chất chính trị và thế giới quan là thế giới quan MácLênin (bao hàm những quan điểm duy vật biện chứng về các quy luật phát triển của tự nhiên, xã hội và tư duy), là tư tưởng Hồ Chí Minh nhằm tạo niềm nên niềm tin và định hướng giáo dục theo Đảng và Nhà nước. Điều này cũng giúp cho người giáo viên có cho mình những định hướng đúng theo mục tiêu giáo dục đã đề ra, dẫn đường cho học sinh trở thành những công dân tốt, có ích cho đất nước. Thế giới quan này đựợc hình thành dưới nhiều ảnh hưởng khác nhau. Người giáo viên phải biết và nắm bắt được tình hình trên thế giới trong đó có lĩnh vực giáo dục. Từ đó xây dựng được hệ thống các quan điểm chỉ đạo, cách nhìn nhận vấn đề, lối tư duy và hành động của bản thân nhằm xây dựng được lý tưởng nghề đúng đắn, gắn bó với sự nghiệp giáo dục của đất nước. Đây cũng là yếu tố cơ bản để học sinh noi theo. Nói một cách đơn giản, người giáo viên sẽ vận dụng thế giới quan của mình để xây dựng kế hoạch giáo dục học sinh một cách đúng đắn, học sinh sẽ quan sát và noi theo. Ví dụ, Lênin đã từng nói như sau: “Người thông minh không phải là người không mắc lỗi. Không có những người như vậy và không thể nào như thế. Người thông minh là người mắc lỗi nhưng biết cách nhanh chóng sửa lỗi”. Chúng ta sẽ vận dụng câu nói này vào công tác giảng dạy trong tương lai. Khi mắc lỗi, việc chúng ta cần làm là thừa nhận nó, nhìn nhận và tìm hướng sửa lỗi. Không nên vì coi trọng hình tượng, tự trọng của bản thân mà bỏ mặc, để sai vẫn hoàn sai. Ở bậc Tiểu học, giáo viên không chỉ là người truyền đạt kiến thức mà còn là hình mẫu, là tấm gương để học sinh noi theo. Vì vậy, chúng ta phải luôn chuẩn mực, đúng đắn từ những gì nhỏ nhất. 2

Thế giới quan của người giáo viên chi phối các hoạt động như lựa chọn nội dung giảng dạy, phương pháp giảng dạy, sự kết hợp giữa nội dung giảng dạy với thực tiễn cuộc sống, phương pháp xử lý các biểu hiện tâm lý của học sinh. 1.2.2. Lòng yêu trẻ Lòng yêu trẻ được hiểu khi tiếp xúc với trẻ, lòng ta cảm thấy sung sướng, muốn tạo ra thêm nhiều niềm vui, hạnh phúc cho trẻ. Ngoài ra cần có sự quan tâm, ân cần, thiện ý, tôn trọng và không phân biệt đối xử vì xuất thân hay sức khỏe, tính cách và năng lực. Với những học sinh cá biệt, ta cần có lòng trắc ẩn, kiên nhẫn dạy bảo trẻ đi đúng hướng, giáo dục các em trở thành người tốt. Tuy nhiên, chúng ta không thể vì “thương” bao dung những lỗi sai ở trẻ. Chúng ta phải có sự nghiêm khắc uốn nắn, đặt ra những yêu cầu cao hơn để trẻ không ngừng cố gắng. Lòng yêu trẻ là một phẩm chất cao quý của con người, đặc trưng của người giáo viên. Ngoài ra, tình thương xuất phát từ lòng yêu trẻ sẽ tiếp thêm động lực cho giáo viên vượt qua mọi khó khăn, thử thách, tất cả vì học sinh thân yêu. 1.2.3. Lòng yêu nghề Trong lịch sử, thợ thủ công Nguyễn Văn Tí (Đàng Trong) đã học được nghề làm đồng hồ và kính thiên lí sau hai năm sinh sống tại Hà Lan. Ông từng nói: “Khi thiết tha yêu nghề, nghề sẽ không bao giờ phụ ta, hơn thế nữa, nghề còn vô tư đem niềm vui và vinh dự đến cho ta nữa. Khi không có lòng yêu nghề, xin đừng bao giờ đòi hỏi nghề mang lại cho ta bất cứ điều gì. Đó là lẽ công bằng của muôn thuở.” Nghề dạy học cũng không nằm ngoài quy luật đó. Lòng yêu nghề biểu hiện qua việc đam mê dạy học, có niềm hứng thú với bộ môn mà mình phụ trách, nhiệt tình trong công tác giảng dạy. Người giáo viên luôn nghĩ đến việc cống hiến cho sự nghiệp giáo dục, đào tạo trẻ. Trong quá trình làm việc luôn đề cao tinh thần trách nhiệm, không ngừng tìm tòi cái mới, nâng cao tay nghề bản thân. Người giáo viên muốn thành công trong sự nghiệp dạy học thì cần có lòng yêu nghề làm điểm tựa tình thần để có thể vượt qua những khó khăn, thử thách trong công việc, không ngừng nâng cao trình độ bản thân, hoàn thiện nhân cách cá nhân.

3

Lòng yêu nghề không hề xa lạ mà hiện diện hàng ngày trong cuộc sống của chúng ta. Có biết bao thế hệ giáo viên, không quản ngại khó khăn, vất vả để bám làng, “cõng chữ” lên bản. Cô Nông Thị Huyền là một tấm gương như thế. Vì yêu nghề nên đã 27 năm xa nhà nhưng cô vẫn bám trường, bám lớp, chỉ mong sao các em học sinh được học hành đầy đủ. 2. Năng lực dạy học 2.1.1. Năng lực hiểu học sinh 2.1.1.1.

Khái niệm

Năng lực hiểu trình độ học sinh trong dạy học và giáo dục là khả năng thâm nhập vào thế giới bên trong của trẻ, sự hiểu biết tường tận về nhân cách của chúng, cũng như năng lực quan sát tinh tế những biểu hiện tâm lý của học sinh trong quá trình dạy học và giáo dục. 2.1.1.2.

Biểu hiện

- Trong việc dạy học, người giáo viên nắm rõ trình độ văn hóa và trình độ phát triển của mỗi em học sinh để xác định mức độ, khoanh vùng khối lượng kiến thức phù hợp. Từ đó, giáo viên xây dựng kế hoạch bài học và chuẩn bị bài giảng thích hợp nhất. Trong quá trình dạy cần có sự quan sát để nắm được khả năng tiếp thu bài, những khó khăn trong quá trình học, những chỗ hiểu sai của học sinh để kịp thời giúp đỡ và sửa chữa. Ví dụ, trong chương trình môn Toán lớp 4 có bài “Chia hai số có tận cùng là các chữ số 0”. Trước khi dạy bài mới, giáo viên phải tiến hành ôn lại các kiến thức về chia các số cho 10, 100, 1000…làm nền tảng để các em từng bước tiến hành phép chia theo nội dung bài mới yêu cầu. - Trong việc giáo dục, người giáo viên hiểu về hoàn cảnh gia đình, nắm bắt được tâm lí của từng em học sinh để từng bước thâm nhập vào thế giới nội tâm, sáng rõ về ưu điểm và nhược điểm để có kế hoạch thích hợp cho mỗi em. Ví dụ, khi trong lớp có em học sinh khép mình, luôn im lặng, không giao tiếp với giáo viên và các bạn xung quanh thì chúng ta cần tìm hiểu nguyên là do đâu thông qua chủ nhiệm cũ của em, qua gia đình để có được những thông tin cần thiết cho việc hướng em đó mở lòng hơn, hòa nhập, vui vẻ với mọi người. 4

2.1.2. Năng lực chế biến tài liệu 2.1.2.1.

Khái niệm

Năng lực chế biến tài liệu học tập là năng lực gia công về mặt sư phạm của thầy giáo đối với tài liệu học tập nhằm làm cho nó phù hợp tối đa với trình độ, với đặc điểm nhân cách học sinh và đảm bảo logic sư phạm. 2.1.2.2.

Biểu hiện

- Sự đánh giá đúng về tài liệu, về trình độ nhận thức của học sinh: Người giáo viên cần có sự so sánh, tìm ra mối liên hệ giữa tài liệu và năng lực nhận thức hiện có ở học sinh, đánh giá tài liệu xem chỗ nào thích hợp và chưa thích hợp để vạch ra kế hoạch chế biến lại tài liệu. - Khả năng gia công tài liệu và lựa chọn đồ dùng dạy học phù hợp: Sau khi đã đánh giá tài liệu, người giáo viên sẽ xây dựng giáo án dạy cho tài liệu đó, các hoạt động sẽ tiến hành để học sinh có thể tiếp thu kiến thức. Ngoài ra, giáo viên có thể lựa chọn các đồ dùng, các dụng cụ, phần mềm hỗ trợ cho quá trình dạy học của mình. - Khả năng phân tích, hệ thống và khái quát hóa các kiến thức, liên hệ môn học này với môn học khác: Giáo viên khi học ở Đại học sẽ được dạy những kiến thức rất bao quát, có tính nền tảng. Khi xuống dạy ở trường Tiểu học, việc chúng ta cần làm là chắt lọc, sắp xếp chúng thành những kiến thức dễ hiểu, dễ học cho học sinh. Ngoài ra, giáo viên cần biết liên hệ giữa kiến thức cũ và mới, giữa các môn học, giữa lý thuyết và thực hành. Ví dụ, môn Tiếng Việt lớp 3 có bài Tập đọc “Người mẹ” kể về câu chuyện của một người mẹ có thể hi sinh tất cả để tìm được đứa con. Chúng ta có thể liên hệ bài Tập đọc này với môn Đạo đức, bài “Quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em”. - Tìm tòi các phương pháp mới, đồ dùng mới giúp tăng hiệu quả bài dạy, kéo được sự hứng thú của các em vào bài học: Giáo viên phải không ngừng tìm hiểu các phương pháp giảng dạy mới đang có trong nước hoặc nước ngoài, các thiết kế đồ dùng sáng tạo, thiết thực để học sinh hứng thú và chủ động tìm tòi. 2.1.3. Năng lực hiểu biết sâu rộng 2.1.3.1.

Khái niệm 5

Năng lực hiểu biết sâu rộng là khả năng người giáo viên nắm rõ các nội dung, chương trình sách giáo khoa, các tài liệu hướng dẫn (sách giáo viên) môn học bản thân phụ trách, đồng thời có khả năng tự bồi dưỡng để hoàn thiện vốn tri thức và văn hóa chung để tiến hành công tác dạy học và giáo dục đạt hiệu quả. 2.1.3.2.

Biểu hiện

- Nắm vững và hiểu biết rộng những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo về bộ môn và các lĩnh vực liên quan: Người giáo viên phải có kiến thức căn bản về từng môn mình sẽ dạy. Ví dụ, môn Địa lý là những kiến thức về dân cư, danh lam thắng cảnh, làng nghề… Ngoài ra, cần để ý cập nhật những thay đổi về thông tin liên quan đến môn học đó để cập nhật cho học sinh. - Vận dụng, sử dụng linh hoạt, sáng tạo những tri thức khoa học vào thực tiễn. Ví dụ, môn Khoa học 4, bài số 57 là về “Nhu cầu nước của thực vật”, giáo viên có thể cho các em quan sát thực tế các cây treo trong lớp. cho các em thí nghiệm quan sát giữa cây được tưới và cây không được tưới, từ đó rút ra kiến thức bài học. 3. Kế hoạch rèn luyện 3.1. Nắm rõ, thường xuyên cập nhật những thay đổi về chương trình, quy định trong ngành giáo dục Mỗi người giáo viên tương lai phải nắm vững những quy định về nhiệm vụ của học sinh trong nhà trường, về mục tiêu hình thành và phát triển học sinh, những nhiệm vụ cơ bản của một người làm nghề giáo giúp cho quá trình giáo dục đạt hiệu quả cao và tối ưu nhất. Một số văn bản quy định có thể kể đến như: Tài liệu về Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, Nghị quyết số 88/2014/QH13 về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT về ban hành chương trình giáo dục phổ thông 3.2. Trang bị các kiến thức về tâm – sinh lí của học sinh

6

Học sinh tiểu học chưa đủ ý thức, chưa đủ phẩm chất và năng lực như một công dân trong xã hội, mà các em luôn cần sự bảo trợ, giúp đỡ của người lớn, của gia đình, nhà trường và xã hội. Việc chúng ta nắm rõ những đặc điểm tâm lí của các em giúp chúng ta đưa ra được những phương pháp giáo dục, uốn nắn phù hợp cho từng độ tuổi, tránh trường hợp áp dụng sai phương pháp dẫn đến phản giáo dục, thầy trò không hiểu nhau. 3.3. Rèn kĩ năng quan sát nhạy bén Ở lứa tuổi Tiểu học, có một số em còn ngại ngùng, e dè, không dám tâm sự với giáo viên về những suy nghĩ trong lòng. Giáo viên phải biết quan sát nét mặt, hành động, những đặc điểm ở các em xem có gì khác với thường ngày để chủ động tiếp cận, trò chuyện với các em, tìm ra vấn đề và cùng nhau tháo gỡ. 3.4. Rèn kĩ năng giao tiếp với học sinh Các em đang ở trong độ tuổi hình thành nên sự cảm quan với thế giới xung quan, học cách đối nhân xử thế. Chỉ cần một sai sót nhỏ như thiếu quan tâm, lơ là học sinh, nói nặng lời, người thầy cô sẽ cảm nhận ngay được sự thay đổi ở các em. Hơn nữa, nếu không giao tiếp hài hòa và lắng nghe, giáo viên sẽ càng thêm mệt mỏi vì không hiểu học trò. Khi giao tiếp, nên tránh các lời nói mang tính như sau: Buộc tội, gán ghép từ xấu lên học trò, đe dọa, ra lệnh, so sánh. Thay vào đó, hãy khuyến khích trẻ hợp tác bằng cách thay vì mắng thì miêu tả, cung cấp thông tin về việc làm của trẻ, hướng dẫn trẻ thay đổi từ từ. 3.5. Không ngừng tìm tòi, học hỏi những cái mới Một giáo viên giỏi là phải biết không ngừng bồi dưỡng thêm các kĩ năng mềm như tin học, ngoại ngữ… để dễ dàng tiếp cận những nguồn thông tin mới, phương pháp mới giúp ích cho công việc. Nếu không chủ động cập nhật, cứng nhắc, chúng ta dễ dàng bị tụt hậu và không thể giáo dục tốt học trò. Hiện tại, Bộ Giáo dục và Đào tạo thường xuyên tổ chức các chương trình Tập huấn bắt buộc theo Module để nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên. Ngoài ra, chúng ta có thể tham dự các buổi Tập huấn do Microsoft, các Viện Giáo dục hay Cộng đồng giáo viên sáng tạo Việt Nam tổ chức hay các bằng như MCE (Microsoft Certified Educator), MIE (Microsoft Innovate Education) để rèn luyện chính mình.

7

KẾT LUẬN Không thể phủ nhận rằng người giáo viên có vai trò và ảnh hưởng đến học sinh – những mầm non tương lai của đất nước. Việc một người giáo viên chưa đủ phẩm chất và năng lực sẽ gây nên những ảnh hưởng không tốt đến sự nghiệp phát triển đất nước. Do đó, dù là sinh viên sư phạm hay giáo viên đang công tác cũng cần chú ý đến bản thân, thường xuyên đánh giá và tham gia bồi dưỡng bản thân. Tất cả vì học sinh thân yêu, vì đất nước tươi đẹp.

8

TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bùi Văn Huệ (2007). Giáo trình Tâm lí học Tiểu học. Huế: Trường Đại học Huế. 2. Võ Sỹ Lợi (2014). Giáo trình Tâm lí học II. Đà Lạt: Trường Đại học Đà Lạt, Khoa Sư

phạm. 3. Đỗ Văn Thông (2001). Giáo trình Tâm lý học lứa tuổi và Tâm lí học sư phạm. An

Giang: Trường Đại học An Giang, Khoa Sư phạm.

4. Phan Thị Thanh Hương (2021). Giáo trình Tâm lý học lứa tuổi Tiểu học và Tâm lí

học Sư phạm. Trường Đại học Sài Gòn 5. Trần Trâm (2020). PHẨM CHẤT CỦA NGƯỜI GIÁO VIEN. Truy cập ngày

30/12/2021 từ https://www.academia.edu/29975094/PH%E1%BA%A8M_CH %E1%BA%A4T_C%E1%BB%A6A_NG%C6%AF%E1%BB%9CI_GIAO_VIEN 6. Tường Nguyễn (2019). Những câu nói bất hủ trong cuộc đời hoạt động cách mạng

của lãnh tụ Lenin. Truy cập ngày 30/12.2021 từ https://vtc.vn/nhung-cau-noi-bat-hutrong-cuoc-doi-hoat-dong-cach-mang-cua-lanh-tu-lenin-ar470723.html 7. Minh Nghĩa (2019). Truy cập ngày 30/12/2021, từ https://nhandan.vn/tin-tuc-giao-

duc/co-giao-het-long-vi-hoc-tro-ngheo-vung-cao-446031/

9...


Similar Free PDFs