Tiểu luận đạo đức kinh doanh Acecook PDF

Title Tiểu luận đạo đức kinh doanh Acecook
Author Nhật Nguyễn
Course Quản trị học
Institution Trường Đại Học Thủ Dầu Một
Pages 29
File Size 598.9 KB
File Type PDF
Total Downloads 102
Total Views 523

Summary

iỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNGTRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT KHOA KINH TẾ š ̄ šBÀI TIỂU LUẬNMÔN HỌC: ĐẠO ĐỨC KINH DOANHVÀ VĂN HÓA DOANH NGHIỆPĐỀ TÀI: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁPVỀ TRÁCH NHIỆM Xà HỘI CỦA CÔNG TY CỔ PHẦNACECOOK VIỆT NAMGVHD: LÊ ĐÌNH PHÚ Lớp: HK1. Danh Sách nhóm: Dương Trần ...


Description

i

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT

KHOA KINH TẾ ¯

BÀI TIỂU LUẬN MÔN HỌC: ĐẠO ĐỨC KINH DOANH VÀ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP ĐỀ TÀI: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP VỀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ACECOOK VIỆT NAM GVHD: LÊ ĐÌNH PHÚ Lớp: HK1.CQ.07 Danh Sách nhóm: Dương Trần Nhã Trúc Nguyễn Phương Linh Nguyễn Thị Thiên Hương

BÌNH DƯƠNG tháng11 /năm 2020

ii

MỤC LỤC A. PHẦN MỞ ĐẦU..................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài...................................................................................................1 2. Mục đích nghiên cứu.............................................................................................2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.........................................................................2 4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................................3 5. Ý nghĩa đề tài.........................................................................................................3 6. Kết cấu đề tài.........................................................................................................3 B. PHẦN NỘI DUNG...............................................................................................4 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT..........................................................................4 1.1 Khái niệm.........................................................................................................4 1.1.1 Trách nhiệm xã hội.....................................................................................4 1.1.2 Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp........................................................4 1.2 Các yếu tố bên ngoài tác động đến trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.......5 1.2.1 Trách nhiệm kinh tế....................................................................................5 1.2.2 Trách nhiệm pháp lý...................................................................................5 1.2.3 Trách nhiệm lòng bác ái.............................................................................6 1.3 Các yếu tố bên trong tác động đến trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.......6 1.3.1 Nhận thức về xã hội...................................................................................6 1.3.2 Nâng cao giá trị thương hiệu và uy tín của doanh nghiệp..........................8 1.4. Giới thiệu tổng quan về công ty Acecook.......................................................8 1.4.1. Giới thiệu sơ lược về công ty Acecook Viêt Nam.....................................8

iii

1.4.2. Lịch sử hình thành.....................................................................................9 1.4.3. Tầm nhìn và Sứ Mệnh.............................................................................10 1.4.4. Giá trị cốt lõi của công ty........................................................................11 1.5. Tổng quan các công trình đã nghiên cứu.......................................................12 CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA TẬP ĐOÀN ACECOOK.................................................................................................14 2.1. Thực trạng trách nhiệm xã hội của tập đoàn Acecook..................................14 2.1.1. Trách nhiệm với khách hàng...................................................................14 2.1.2. Trách nhiệm với tiêu chuẩn chất lượng...................................................14 2.1.3. Trách nhiệm với người lao động.............................................................15 2.1.4. Trách nhiệm với pháp lý..........................................................................16 2.1.5. Trách nhiệm môi trường..........................................................................16 2.1.6. Trách nhiệm cộng đồng xã hội................................................................17 2.2. Đánh giá thực trạng trách nhiệm xã hội của Acecook Việt Nam..................19 2.3.1. Ưu điểm...................................................................................................19 2.3.2. Khuyết điểm............................................................................................20 2.3.3. Nguyên nhân..........................................................................................21 CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM......................................................................23 C. KẾT LUẬN.........................................................................................................25 D.TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................25

1

A. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong một thế giới công nghệ thông tin ngày càng phát triển, xu hướng toàn cầu hóa, quốc tế hóa trở thành một yếu tố khách quan, mối quan hệ giữa các nền kinh tế ngày càng mật thiết và gắn bó, các hoạt động giao lưu thương mại giữa các quốc gia ngày càng phát triển mạnh mẽ thì sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cũng ngày càng gay gắt. Các công ty dùng biện pháp đa dạng hóa mẫu mã sản phẩm, nâng cao chất lượng hàng hóa làm biện pháp cạnh tranh để giành lợi thế trên thị trường. Tuy nhiên hiện nay các công ty chú ý tới việc củng cố hình ảnh, nâng cao uy tín phát triển thương hiệu thông qua việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp đạo đức kinh doanh và tăng cường thực hiện tốt trách nhiệm xã hội doanh nghiệp. Ở Việt Nam, cũng đã có các nghiên cứu đề cập đến vai trò và tầm quan trọng của trách nhiệm xã hội trong doanh nghiệp. Châu Thị Lệ Duyên, Huỳnh Trường Thọ (2015) đã thực hiện kiểm tra mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội lãnh đạo và hiệu quả tài chính doanh nghiệp. Kết quả nghiên cứu cho thấy được mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội lãnh đạo và hiệu quả tài chính đó là lãnh đạo sẽ có tác động tích cực đến việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, tác động tích cực đến lợi ích kinh doanh và cuối cùng là lợi ích kinh doanh ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả tài chính. Nguyễn Ngọc Thắng (2010) đã phân tích và làm rõ hơn các nhân tố chính của trách nhiệm xã hội đối với doanh nghiệp. Qua đó, tác giả đã gợi ý các bước lồng ghép các nhà hoạt động quản trị nhân sự với việc thực hiện trách nhiệm xã hội giúp các giám đốc nhân sự có cái nhìn tổng quan về phương pháp và cách thức áp dụng nhằm thúc đẩy trách nhiệm xã hội trong doanh nghiệp. Các doanh nghiệp Việt Nam đang dần phát triển trách nhiệm xã hội, coi đó là một điều không thể thiếu nhằm để củng cố thương hiệu và mang lại nhiều lợi ích cho cộng đồng và xã hội.Chính vì thế, để luôn giữ vững vị trí hàng đầu trong lĩnh vực công

2

nghiệp thực phẩm như Acecook, rõ ràng không phải doanh nghiệp nào cũng thành công. Bởi ngoài yếu tố chất lượng, Acecook còn được đánh giá là một công ty có trách nhiệm với xã hội và cộng đồng. Không chỉ dừng lại ở việc đóng góp những giá trị chất lượng cao, thương hiệu công ty cổ phần Acecook Việt Nam còn quan tâm đến xã hội, chung tay góp sức vì cộng đồng thông qua các chương trình học bổng, đồng hành cùng các bạn trẻ, sinh viên – thế hệ tương lai của đất nước; các hoạt động từ thiện giúp đỡ người nghèo; cứu trợ thiên tai, lũ lụt …Vậy câu hỏi được đặt ra ở đây là các nhân tố nào đã tác động đến việc thực hiện trách nhiệm xã hội của công ty cổ phần Acecook Việt Nam? Đó là lý do nhằm để thực hiện bài nghiên cứu “Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp về trách nhiệm xã hội của công ty cổ phần Acecook Việt Nam” 2. Mục đích nghiên cứu Mục tiêu tổng quát: Tìm hiểu về trách nhiệm xã hội của công ty cổ phần Acecook Việt Nam. Nhằm đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp cho công ty cổ phần Acecook Việt Nam. Mục tiêu cụ thể: Tìm hiểu các hoạt động liên quan đến trách nhiệm xã hội trong những thời gian qua. Đánh giá được thực trạng của công ty cổ phần Acecook Việt Nam và đưa ra các giải pháp để phát triển công ty.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu: Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp về trách nhiệm xã hội của công ty cổ phần Acecook Việt Nam. 3.2. Phạm vi nghiên cứu: - Phạm vi không gian: Trách nhiệm xã hội của công ty cổ phần Acecook Việt Nam

3

- Phạm vi thời gian: Nghiên cứu được thực hiện trong 2 tháng (từ ngày 20/09/2020 đến ngày 20/11/2020). Nhằm nghiên cứu các hoạt động trách nhiệm xã hội của công ty cổ phần Acecook Việt Nam từ trước đến nay. 4. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp lịch sử. Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết. Quan sát, tìm kiếm và thu thập dữ liệu từ sách, báo, Internet. 5. Ý nghĩa đề tài Ý nghĩa khoa học: Xác định được vai trò của trách nhiệm xã hội đối với danh nghiệp. Đưa ra các đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả cho doanh nghiệp. Ý nghĩa thực tiễn: Đề tài nghiên cứu đánh giá được thực trạng trách nhiệm xã hội của các nhà quản lý trong công tác quản trị công ty. Kết quả nghiên cứu giúp cải thiện phong cách lãnh đạo để có thể đem đến nhiều trách nhiệm xã hội cho cộng đồng, công ty được nhiều người tiêu dùng biết đến.

6. Kết cấu đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo. Phần nội dung của bài tiểu luận gồm 3 chương chính như sau: Chương 1: Cơ sở lý thuyết Chương 2: Thực trạng và đề xuất giải pháp về trách nhiệm xã hội của công ty cổ phần Acecook Việt Nam Chương 3: Giải pháp nhằm nâng cao trách nhiệm văn hóa của công cổ phần Acecook Việt Nam.

4

B. PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1.1 Khái niệm 1.1.1 Trách nhiệm xã hội Trách nhiệm xã hội trong tiếng Anh là Social Responsibility là một khái niệm rất rộng và được nhiều khoa học cùng nghiên cứu. Trong thực tế hiện nay có nhiều khái niệm khác nhau về trách nhiệm tùy theo cách tiếp cận cũng như mục đích sử dụng. Một khái niệm đầy đủ, chính thức nhất về trách nhiệm xã hội được định nghĩa trong ISO 26000:2010 (tiêu chuẩn quốc tế hướng dẫn thực hiện trách nhiệm xã hội). “Trách nhiệm xã hội của tổ chức là trách nhiệm của tổ chức đó đối với những tác động của các quyết định và hoạt động của nó đối với xã hội và môi trường, thông qua hành vi minh bạch và có đạo đức mà: - Góp phần vào sự phát triển bền vững, bao gồm cả sức khỏe và phúc lợi xã hội; - Có tính đến sự mong đợi của các bên liên quan; - Phù hợp với luật pháp hiện hành và phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế của hành vi; - Được tích hợp trong tổ chức và thực hành trong các mối quan hệ của nó”. 1.1.2 Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Một khía cạnh quan trọng của đạo đức kinh doanh đối với doanh nghiệp, để đánh giá doanh nghiệp chính là trách nhiệm xã hội đối với doanh nghiệp. Khái niệm trách nhiệm xã hội đối với doanh nghiệp theo thời gian đã mở rộng đối tượng ảnh hưởng của mình ra nhiều doanh nghiệp và tổ chức liên quan, còn mục đích đặt ra cho các doanh nghiệp đó là phải quan tâm tới các hoạt động của mình có ảnh hưởng như thế nào tới các vấn đề xã hội xung quanh như với cộng đồng (quyền con người, các vấn đề về lao động,…), bảo vệ môi trường;… Sau rất nhiều định nghĩa về trách nhiệm xã

5

hội đối với doanh nghiệp thì định nghĩa của nhóm Phát triển Kinh tế Tư nhân của Ngân hàng thế giới đưa ra có tầm bao quát nhất. Nhóm Phát triển Kinh tế Tư nhân của Ngân hàng thế giới đưa ra định nghĩa về Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp: “Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp là sự cam kết của doanh nghiệp đóng góp vào việc phát triển kinh tế bền vững thông qua các hoạt động nhằm nâng cao chất lượng đời sống của người lao động và thành viên gia đình họ, cho cộng đồng và toàn xã hội theo cách có lợi nhất cho cả doanh nghiệp cũng như phát triển chung của xã hội” 1.2 Các yếu tố bên ngoài tác động đến trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp 1.2.1 Trách nhiệm kinh tế Tối đa hóa lợi nhuận, nâng ca tính cạnh tranh, hiệu quả kinh doanh và tăng trưởng là những điều kiện tiên quyết. Đối với Nhà nước: doanh nghiệp thực hiện các nghĩa vụ đối với Nhà nước như nộp thuế. Đối với người tiêu dùng: tìm kiếm và đáp ứng một cách tốt nhất những nhu cầu cần thiết trong xã hội, đảm bảo thỏa mãn người tiêu dùng về mọi mặt khi người tiêu dùng sử dụng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Đối với người lao động: tạo công ăn việc làm với mức thù lao xứng đáng cơ hội việc làm như nhau, cơ hội phát triển nghề và chuyên môn, hưởng thù lao tương xứng, hưởng môi trường lao động an toàn, vệ sinh và đảm bảo quyền riêng tư, cá nhân ở nơi làm việc. Đối với chủ sở hữu doanh nghiệp: bảo tồn và phát triển các giá trị và tài sản được uš thác. 1.2.2 Trách nhiệm pháp lý Là một phần của bản cam kết giữa doanh nghiệp và xã hội. Nhà nước có trách nhiệm mã hóa những quy tắc, chuẩn mức đạo đức, xã hội vào văn bản pháp luật.

6

Doanh nghiệp phải thực hiện đầy đủ những qui định về pháp lí chính thức đối với các bên hữu quan. Bao gồm năm khía cạnh: Điều tiết cạnh tranh, bảo vệ người tiêu dùng, bảo vệ môi trường, an toàn và bình đ›ng, khuyến khích phát hiện và ngăn chặn hành vi sai trái. 1.2.3 Trách nhiệm lòng bác ái Khía cạnh nhân văn trong trách nhiệm xã hội của một doanh nghiệp là những hành vi và hoạt động thể hiện những mong muốn đóng góp và hiến dâng cho cộng đồng và xã hội. Những đóng góp có thể trên bốn phương diện: nâng cao chất lượng cuộc sống, san sẻ bớt gánh nặng cho Chính phủ, nâng cao năng lực lãnh đạo cho nhân viên, phát triển nhân cách đạo đức của người lao động. Đây là loại trách nhiệm được điều chỉnh bởi lương tâm. 1.3 Các yếu tố bên trong tác động đến trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp 1.3.1 Nhận thức về xã hội Doanh nghiệp chỉ có thể vươn ra thị trường thế giới nếu thực hiện tốt ngay từ đầu các chuẩn mực quốc tế trong quản trị điều hành, tận dụng được nhiều nhất các lợi thế trong tiến trình hội nhập. Một trong những chuẩn mực ấy là thực thi trách nhiệm xã hội. Để thực hiện tốt, trước hết các doanh nghiệp cần có nhận thức sâu sắc về vấn đề này, làm sao để việc thực hiện trách nhiệm xã hội trở thành động cơ bên trong của các doanh nghiệp, được xem là hành vi đạo đức và được điều khiển bằng động cơ đạo đức từ những người đứng đầu doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần mang mục tiêu phúc lợi xã hội vào các thương hiệu của mình, từ quá trình sáng tạo sản phẩm đến chiến lược gắn kết với nhân viên, cùng với hoạt động truyền thông tiếp thị để thu hút và tiếp cận người tiêu dùng tốt hơn. Thực tế cho thấy, những năm qua, khi hàng loạt doanh nghiệp vi phạm các chuẩn mực môi trường, an toàn vệ sinh thực phẩm... thì cả xã hội và doanh nghiệp mới hiểu trách nhiệm xã hội đối với doanh nghiệp không còn là chuyện xa vời nữa. trách nhiệm xã hội đối với doanh nghiệp chính là yếu tố mấu chốt quyết định sự thành công, sự tồn tại hay diệt vong của một

7

doanh nghiệp. Ngược lại, các doanh nghiệp làm tốt trách nhiệm xã hội đối với doanh nghiệp và có chiến lược phát triển bền vững thì doanh số cũng như uy tín thương hiệu của họ với cộng đồng cũng tăng cao. Song có thực tế, có không ít doanh nghiệp xem hoạt động trach nhiệm xã hội như một cách quảng bá thương hiệu. Nên câu hỏi đặt ra là các doanh nghiệp này có thực sự chiếm được tình cảm của xã hội đối với doanh nghiệp hoặc thương hiệu của mình? Câu trả lời của các chuyên gia tư vấn thương hiệu là "không". Doanh nghiệp phải coi trách nhiệm xã hội đối với doanh nghiệp là trách nhiệm của mình. Thay đổi nhận thức các doanh nghiệp phải đi từ nhỏ đến lớn, đầu tiên là các doanh nghiệp được thành lập và hoạt động phải có trách nhiệm xã hội ở mức tối thiểu để tuân thủ tương quan của doanh nghiệp trong ba môi trường đó. Sau đó là dành từng phần nguồn lực tài chính hoặc trí tuệ để hỗ trợ, nâng cao và phải đóng góp nhiều hơn cho xã hội. Các doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm xã hội đối với doanh nghiệp thành công sẽ đạt được những lợi ích đáng kể. Vì vậy, khi lãnh đạo doanh nghiệp nhận thức được tầm quan trọng của trách nhiệm xã hội đối với doanh nghiệp thì họ sẽ ủng hộ. trách nhiệm xã hội đối với doanh nghiệp phải bắt nguồn từ người lãnh đạo. Nếu các nhà quản lý không tin tưởng vào tầm quan trọng của trách nhiệm xã hội đối với doanh nghiệp, nếu họ không chủ động tiên phong hay hỗ trợ các hoạt động trách nhiệm xã hội tại cơ sở, không thể hiện tính chính trực và trung thực trong công việc cũng như trong cuộc sống cá nhân thì trách nhiệm xã hội đối với doanh nghiệp không thể thành công. Doanh nghiệp chỉ áp dụng thành công trách nhiệm xã hội đối với doanh nghiệp khi có sự cam kết của ban lãnh đạo, thật sự hiểu rõ tầm quan trọng và lợi ích trách nhiệm xã hội đối với doanh nghiệp trong dài hạn và biến trách nhiệm xã hội đối với doanh nghiệp thành một phần văn hóa doanh nghiệp. Nhiệm vụ của giám đốc nhân sự là phải cụ thể hóa tầm nhìn và cam kết của ban lãnh đạo bằng cách đưa ra những xem xét, đánh giá về sự hiện diện của các hoạt động quản trị nhân sự trong quá trình xây dựng và thực thi chiến lược trách nhiệm xã hội đối với doanh nghiệp. Có thể nói trách nhiệm xã hội đối với doanh nghiệp đã có chỗ

8

đứng khá vững chắc trong nhận thức của giới doanh nghiệp và có xu thế phát triển ngày càng lớn mạnh trên toàn thế giới. 1.3.2 Nâng cao giá trị thương hiệu và uy tín của doanh nghiệp Trách nhiệm xã hội đối với doanh nghiệp có thể giúp doanh nghiệp tăng giá trị thương hiệu và uy tín đáng kể. Uy tín giúp doanh nghiệp tăng doanh thu, hấp dẫn các đối tác, các nhà đầu tư và người lao động. 1.4. Giới thiệu tổng quan về công ty Acecook 1.4.1. Giới thiệu sơ lược về công ty Acecook Viêt Nam Tên doanh nghiệp: Công ty Cổ phần Acecook Việt Nam Loại hình doanh nghiệp: 100% vốn nước ngoài Địa chỉ: Lô II-3, Đường số 11_KCN Tân Bình, P.Tây Thạnh, Q. Tân Phú, Tp. Hồ Chí Minh. Điện thoại: 083154064 Website: www.acecookvietnam.com Là một doanh nghiệp lâu đời, Acecook Việt Nam đã tạo cho sản phẩm của mình một tên tuổi và vị trí vững chắc trên thị trường, các sản phẩm mì ăn liền đã trở nên quen thuộc đối với người tiêu dùng Việt Nam. Khởi nguồn từ công ty Vifon Acecook - liên doanh giữa Công ty Sản xuất mì ăn liền nổi tiếng Việt Nam - Vifon và Công ty Acecook Nhật Bản , đến năm 2008 xuất hiện với cái tên độc lập Acecook Việt Nam với 100 % vốn đầu tư và dây chuyền sản xuất Nhật Bản đồng thời có tên trong danh sách 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam. Acecook Việt Nam hiện sau hơn 25 năm thành lập đã sở hữu được 10 nhà máy trải dài từ Bắc chí Nam, 4 chi nhánh kinh doanh tại Tp. Hồ Chí Minh, Hưng Yên, Đà Nẵng, Vĩnh Long, 700 đại lý trải rộng khắp cả nước chiếm 60 % thị phần mì ăn liền trong nước. Năm 2004 công ty đã xây dựng hoàn chỉnh và đạt được những chứng chỉ về hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9001, hệ thống quản lý môi trường ISO 14001, hệ thống

9

kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm HACCP và đặc biệt Acecook Việt Nam là công ty sản xuất mì ăn liền đầu tiên ở Việt Nam đạt được tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế dùng cho các nhà bán lẻ Châu Âu (IFS). 1.4.2. Lịch sử hình thành 15/12/1993: Thành lập công ty Liên Doanh Vifon Acecook. 07/07/1995: Bán hàng sản phẩm đầu tiên tại thành phố Hồ Chí Minh. 28/02/1996: Tham gia thị trường xuất khẩu Mĩ thành nhập chi nhánh Cần Thơ. 1999: Lần đầu tiên đạt danh hiệu Hàng Việt Nam Chất Lượng Cao (HVNCLC). 2000: Ra đời sản phẩm mì Hảo Hảo bước đột phá của công ty trên thị trường mì ăn liền. 2003: Hoàn thiện hệ thống nhà máy từ Bắc đến Nam. 2004: Chính thức đổi tên thành công ty TNHH Acecook Việt Nam và di dời nhà máy về KCN Tân Bình. 2006: Chính thức tham gia thị trường gạo ăn liền bằng việc xây dựng nhà máy tại Vĩnh Long và cho ra đời sản phẩm Phở Xưa&Nay. 2008: Đổi tên thành Công ty cổ phần Acecook Việt Nam (18/01) Thành viên chính thức của Hiệp hội MAL thế giới. 07/07/2010: Đón nhận Huân chương lao động hạng Nhất. 2012: Khánh thành nhà máy Hồ Chí Minh 2 hiện đại hàng đầu Đông Nam Á. 2015: Công Ty Cổ Phần Acecook Việt Nam đã thay đổi nhận diện thương hiệu mới.

10

Từ khi thành lập đến nay, với tinh thần không ngừng sáng tạo và thử thách cái mới để tạo ra những sản phẩm mang lại niềm vui cho khách hàng trên nền tảng “công nghệ Nhật Bản, Hương vị Việt Nam”, Acecook Việt Nam đã xây dựng nên một thế giới văn hóa ẩm thực với những thực phẩm tiện lợi, chất lượng thơm ngon, an toàn vệ sinh thực phẩm và đem đến những trải nghiệm phong phú cho người tiêu dùng Việt Nam và trên toàn thế giới. Acecook Việt Nam cam kết sẽ luôn đồng hành cùng sự phát triển bền vững của xã hội vì một tương la...


Similar Free PDFs