Tlhlt& Tlhsp Tiểu học - TÂM LÝ HỌC LỨA TUỔI VÀ TÂM LÝ HỌC SƯ PHẠM (TIỂU HỌC)  Chương I KHÁI QUÁT PDF

Title Tlhlt& Tlhsp Tiểu học - TÂM LÝ HỌC LỨA TUỔI VÀ TÂM LÝ HỌC SƯ PHẠM (TIỂU HỌC)  Chương I KHÁI QUÁT
Author min min
Course Pengelolaan
Institution Universitas Indonesia Timur
Pages 62
File Size 611.8 KB
File Type PDF
Total Downloads 592
Total Views 643

Summary

Download Tlhlt& Tlhsp Tiểu học - TÂM LÝ HỌC LỨA TUỔI VÀ TÂM LÝ HỌC SƯ PHẠM (TIỂU HỌC)  Chương I KHÁI QUÁT PDF


Description

TÂM LÝ HỌC LỨA TUỔI VÀ TÂM LÝ HỌC SƯ PHẠM (TIỂU HỌC)  Chương I

KHÁI QUÁT VỀ TÂM LÍ HỌC LỨA TUỔI VÀ TÂM LÍ HỌC SƯ PHẠM A. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: Xác định được đối tượng, nhiệm vụ, ý nghĩa của TLH LT & TLH SP. 2. Kỹ năng: Tóm tắt bài học 3. Thái độ: Có ý thức học tập tốt bộ môn, vận dụng kiến thức đã học vào việc tự rèn luyện, tự hoàn thiện nhân cách của bản thân. B. TÀI LIỆU THAM KHẢO: 1. Phạm Minh Hạc (chủ biên) (1989), TLH T2 –NXBGD, HN. 2. Nguyễn Kế Hào (chủ biên), Nguyễn Quang Uẩn (2003), Giáo trình TLHLT&TLHSP, Bộ GD-ĐT, NXBĐHSP. 3. Lê Văn Hồng (chủ biên), Lê Ngọc Lan, Nguyễn Văn Thàng (1997), Tâm lí học lứa tuổi và Tâm lí học sư phạm, NXB ĐHQG, Hà Nội. 4. Lê Văn Hồng (chủ biên), Lê Ngọc Lan (2001), Tâm lí học lứa tuổi và Tâm lí học sư phạm, NXB GD, Hà Nội. C. NỘI DUNG I. ĐỐI TƯỢNG,NHIỆM VỤ CỦA TLH LỨATUỔI &TLH SƯ PHẠM 1. Đối tượng, nhiệm vụ của TLHLT 1.1. Đối tượng của Tâm lí học lứa tuổi - Đặc điểm tâm lí của cá nhân ở các giai đoạn lứa tuổi khác nhau, các đặc điểm khác biệt về tâm lí con người trong phạm vi cùng một lứa tuổi. 1

- Những khả năng lứa tuổi trong việc lĩnh hội tri thức, phương thức hành động… - Các dạng hoạt động khác nhau của các cá nhân đang được phát triển. - Các dấu hiệu đặc trưng cho sự phát triển tâm lí của con người từ việc nảy sinh cái mới, sự chuyển biến từ những phản ứng đơn giản đến những hành động phức tạp, việc nắm ngôn ngữ, đến việc hình thành ý thức, tự ý thức của nhân cách con người. - Các điều kiện, động lực và quy luật cơ bản của sự phát triển tâm lí con người. 1.2. Nhiệm vụ của TLH lứa tuổi - Chỉ ra các đặc điểm tâm lí của con người được hình thành và phát triển trong từng giai đoạn lứa tuổi và trong suốt cuộc đời, những quy luật hình thành và biểu hiện tâm lí của con người trong mỗi giai đoạn phát triển tâm lí, chỉ ra các điều kiện và động lực của sự phát triển tâm lí. - Cung cấp cơ sở tâm lí lứa tuổi của việc vận dụng các nguyên tắc, phương pháp, biện pháp dạy học và giáo dục phù hợp với đặc điểm và quy luật tâm lí lứa tuổi, tổ chức hợp lí quá trình sư phạm nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động dạy học và giáo dục. - Giúp giáo viên, các nhà giáo dục có phương pháp đối xử khéo léo với giáo viên, học sinh và tự rèn luyện, tự hoàn thiện bản thân để làm tốt vai trò người giáo viên trong sự nghiệp trồng người. 2. Đối tượng, nhiệm vụ của TLHSP 2.1. Đối tượng của TLHSP - Các đặc điểm tâm lí, các quy luật tâm lí của việc dạy học và giáo dục; - Cơ sở tâm lí của quá trình lĩnh hội tri thức, kĩ năng, kĩ xảo, các phẩm chất trí tuệ và nhân cách người học; - Các yếu tố tâm lí của người làm công tác giáo dục; - Những vấn đề tâm lí của mối quan hệ giữa giáo viên và học sinh cũng như mối quan hệ qua lại giữa học sinh với nhau. 2.2. Nhiệm vụ của TLHSP. - Chỉ ra các quy luật tâm lí của việc dạy học và giáo dục. - Nghiên cứu những vần đề TLH của việc hình thành tri thức khoa học, hình thành và phát triển kĩ năng, kĩ xảo và các phẩm chất đạo đức, nhân cách của học sinh. 2

- Chỉ ra cơ sở tâm lí của việc điều khiển quá trình dạy học, quá trình giáo dục, tổ chức hoạt động của học sinh trong dạy học và giáo dục trong nhà trường, ngoài giờ học, cũng như xây dựng mối quan hệ giữa giáo viên với học sinh, giữa học sinh với nhau, giữa nhà trường với gia đình và các lực lượng giáo dục khác. - Nghiên cứu đặc trưng lao động sư phạm của giáo viên, hệ thống phẩm chất, năng lực của người giáo viên, việc tự rèn luyện và hoàn thiện nhân cách, năng lực nghề nghiệp của người thầy giáo. II. Ý NGHĨA CỦA TLH LỨA TUỔI VÀ TLH SƯ PHẠM - Về mặt lí luận, góp phần tích cực vào việc đấu tranh chống lại những quan điểm duy tâm, phản khoa học về sự nảy sinh, phát triển tâm lí con người, về nguồn gốc, động lực, các điều kiện hình thành và phát triển tâm lí, khẳng định quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử về sự phát triển tâm lí con người. - Về mặt thực tiễn: TLH lứa tuổi cung cấp cơ sở khoa học cho TLH sư phạm cũng như các ngành TLH khác trong việc tổ chức quá trình dạy học, giáo dục, quá trình hoạt động phù hợp với các đặc điểm tâm lí lứa tuổi, tuân theo các quy luật hình thành, biểu hiện tâm lí, phát huy vai trò của yếu tố tâm lí cho phù hợp với mục đích, nội dung, phương pháp hoạt động, đem lại hiệu quả về mặt công việc và về quan hệ con người. Những hiểu biết về đặc điểm tâm lí lứa tuổi, về quy luật hình thành, phát triển tâm lí trong dạy học và giáo dục giúp cho học sinh, giáo viên và mọi người ở mọi lứa tuổi có cơ sở trong việc khéo léo ứng xử, trong việc tự rèn luyện, tự hoàn thiện nhân cách, xây dựng tốt các mối quan hệ giao lưu, quan hệ liên nhân cách, quan hệ xã hội. Ngoài ra TLH lứa tuổi và TLH sư phạm còn có nhiều ý nghĩa thực tiễn đối với các mặt hoạt động khác của đời sống xã hội: ý tế, quân sự, an ninh, thể thao, sản xuất, kinh doanh… CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Trình bày đối tượng, nhiệm vụ và ý nghĩa của TLH lứa tuổi và TLH sư phạm. 2. Trình bày ý nghĩa của TLH lứa tuổi và TLH sư phạm.

3

Chương II LÍ LUẬN VỀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÍ TRẺ EM A. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Trình bày được quan điểm của CNDVBC về sự phát triển tâm lí trẻ em. - Phân tích được các điều kiện, động lực, quy luật của sự phát triển tâm lí theo quan điểm khoa học. - Trình bày được các giai đoạn phát triển tâm lí của trẻ. 2. Kĩ năng Vận dụng kiến thức để giải các bài tập ở cuối chương. 3. Thái độ Có cách nhìn biện chứng về sự phát triển tâm lí trẻ em. B. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Phạm minh Hạc (chủ biên) (1898), TLH T2, NXBGD HN. 2. Nguyễn Kế Hào (chủ biên), Nguyễn Quang Uẩn (2003), Giáo trình TLHLT&TLHSP, Bộ GD-ĐT, NXBĐHSP. 3. Lê Văn Hồng (chủ biên), Lê Ngọc Lan, Nguyễn Văn Thàng (1997), Tâm lí học lứa tuổi và Tâm lí học sư phạm, NXB ĐHQG Hà Nội 4. Lê Văn Hồng (chủ biên), Lê Ngọc Lan (2001), Tâm lí học lứa tuổi và Tâm lí học sư phạm, NXB GD, Hà Nội 5. Vũ Thị Nho (1996), Tâm lí học phát triển, Viện KHDG, Hà Nội. C. NỘI DUNG I. KHÁI NIỆM TRẺ EM VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÍ TRẺ EM 1. Trẻ em là gì ? Có nhiều quan niệm khác nhau về trẻ em, có nhiều khoa học nghiên cứu về trẻ em theo các khía cạnh riêng và theo cách riêng của mình. * Có quan niệm cho rằng: Trẻ em là “người lớn thu nhỏ lại”, chỉ khác người lớn ở tầm cỡ, kích thước, hoặc khác nhau về mức độ biểu hiện, trình độ đạt được về nhận thức, tư tưởng, tình cảm… chứ không khác nhau về chất. Từ đó đi đến một nguyên tắc biến dạng siêu hình, lấy người lớn làm thước đo mọi thứ cho trẻ em. Đây là một quan điểm sai lầm về trẻ em. 4

* Những thành tựu nghiên cứu của tâm lí học đã khẳng định: - Trẻ em không phải là người lớn thu nhỏ lại, trẻ em là trẻ em. - Ngay từ khi sinh ra, đứa trẻ đã là một con người, là thành viên của xã hội, đã có nhu cầu đặc trưng của con người – nhu cầu giao tiếp. - Trẻ em là con đẻ của thời đại. Trẻ em hiện đại thể hiện sự thu gom sự phát triển lịch sử từ trước đến nay. Trẻ em có quy luật phát triển riêng của nó trong những điều kiện xã hội – lịch sử nhất định, nhờ tác động của giáo dục và bằng giáo dục. - Khả năng bỏ ngỏ của trẻ em còn lớn hơn thực có của người lớn (thầy giáo) Trong thực tiễn giáo dục, nếu lấy người lớn làm “thước đo” đánh giá trẻ em, lấy người lớn làm chuẩn mực, lấy giáo lí cuộc sống làm nội dung, lấy sự thuyết giáo làm phương pháp… chắc chắn sẽ không đem lại hiệu quả mong muốn. Cần phải xem trẻ em là trung tâm, là linh hồn của nhà trường hiện đại. Giáo dục phải xuất phát từ trẻ em và đi đến trẻ em. Như vậy, trẻ em là một thực thể đang phát triển, là một thực thể tự vận động theo quy luật của bản thân nó, do quá trình phát triển bên trong của nó, sự tự phủ định bản thân mình để chuyển hoá sang một trình độ mới, khác về chất- trở thành người lớn. Người lớn là hình thức phủ định của trẻ em, là giai đoạn phát triển mới của đời sống cá thể. 2. Phát triển tâm lí 2.1. Phát triển là gì? Phát triển là quá trình biến đổi của sự vật, hiện tượng từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, là quá trình tích luỹ dần về số lượng dẫn đến sự thay đổi về chất, là quá trình nảy sinh cái mới trên cơ sở cái cũ do sự đấu tranh giữa các mặt đối lập nằm ngay trong bản thân sự vật, hiện tượng. Nói đến sự phát triển là nói đến sự thay đổi chuyển hoá về chất, tạo nên một trình độ, một mức độ mới cao hơn về chất so với cái cũ. Tăng trưởng: chủ yếu là sự gia tăng về mặt số lượng của sự vật, hiện tượng (như chiều dài, chiều cao, cân nặng…). Chín muồi: chỉ sự tăng trưởng đã đạt tới một “độ” nhất định. Ví dụ trước đây, khi nói tới sự chín muồi về mặt sinh học của nam nữ, cha ông ta thường nói:“ Nữ thập tam, nam thập lục”

5

Ngày nay, độ chín muồi sinh dục ở nam nữ có thể sớm hơn, do điều kiện sống và sự phát triển về mặt cơ thể ở thiếu niên diễn ra sớm hơn. Tăng trưởng, chín muồi, phát triển có mối quan hệ biện chứng, mang tính nhân quả: Sự tăng trưởng, chín muồi dẫn đến sự biến đổi về chất (phát triển), chất lượng mới lại tạo tiền đề cho sự tăng trưởng và chín muồi ở mức cao hơn. 2.2. Quan điểm duy vật biện chứng về sự phát triển tâm lí Đứng trên quan điểm triết học duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, các nhà tâm lí học mác-xít cho rằng: - Bản chất của sự phát triển tâm lí trẻ em không phải là sự tăng lên hay giảm đi về số lượng mà là một quá trình biến đổi về chất trong tâm lí, sự thay đổi về số lượng của các chức năng tâm lí dẫn đến sự thay đổi về chất và đưa đến sự hình thành cái mới một cách nhảy vọt – những cấu tạo tâm lí mới về chất ở những giai đoạn lứa tuổi nhất định. Ví dụ: trẻ lên ba có nhu cầu tự lập. Thiếu niên có cảm giác mình là người lớn. - Sự phát triển tâm lí trẻ em là một quá trình trẻ em lĩnh hội nền văn hoá xã hội dưới sự hướng dẫn, giúp đỡ của người lớn thông qua hoạt động của bản thân đứa trẻ làm cho tâm lí trẻ được hình thành và phát triển. Có thể coi sự phát triển tâm lí là một quá trình kế thừa. Bất cứ một mức độ nào của trình độ trước cũng là sự chuẩn bị cho trình độ sau cao hơn. Ví dụ: Sự xuất hiện ngôn ngữ ở trẻ lên 2 đã giúp trẻ mở rộng phạm vi giao tiếp với những người xung quanh, tạo điều kiện cho trẻ phát triển trí tuệ một cách mạnh mẽ. Như vậy, sự phát triển tâm lí là kết quả hoạt động của chính đứa trẻ với những đối tượng do loài người tạo ra. - Sự phát triển thể hiện ở hai hình thái: + Về sinh lí thể hiện ở sự phát triển về cơ thể, ở sức chịu đựng, chống đỡ với những ảnh hưởng bên ngoài của cơ thể, ở sự hình thành và phát triển hệ thống cơ, xương, thần kinh và sự hoàn thiện các chức năng của hệ thống đó. + Về tâm lí-xã hội thể hiện ở sự hình thành nên con người với tư cách là một thành viên của xã hội, tích cực tham gia cải tạo xã hội. - Sự phát triển tâm lí của trẻ không mang tính ngẫu nhiên mà diễn ra theo những quy luật nhất định. Trong quá trình phát triển tâm lí của từng đứa trẻ, có những điểm khác biệt, song bao 6

giờ cũng có những nét chung, những cái thống nhất cho mọi trẻ em. Tất cả trẻ em đều trải qua những bước hoặc những giai đoạn phát triển nhất định. Trong một số trường hợp, trẻ em có thể phát triển sớm, phát triển muộn, hoặc phát triển không bình thường, đó là những trường hợp có những sai lệch trong sự phát triển tâm lí. Tóm lại: Sự phát triển của trẻ đầy biến động và diễn ra cực kì nhanh chóng, là một quá trình liên tục ngay từ khi mới sinh ra. Quá trình này không phẳng lặng mà có những “khủng hoảng” và những đột biến. Chính hoạt động của trẻ dưới sự hướng dẫn của người lớn làm cho tâm lí trẻ được hình thành và phát triển. Về nhiều phương diện, trẻ em ngày nay phát triển nhanh hơn so với trẻ em ngày trước. Hiện tượng tăng nhanh tốc độ phát triển của trẻ em gọi là “hiện tượng gia tốc phát triển”. Tuy trẻ em ngày nay có “khôn hơn”, “chữ nghĩa” có nhiều hơn trẻ em cùng lứa tuổi trước đây nhưng hiểu biết về xã hội, sự phát triển ý thức xã hội của chúng có thể còn chưa tương xứng với sự phát triển trí tuệ, khả năng nhận thức của chúng. Hiện tượng này có liên quan đến sự trưởng thành về tâm sinh lí với sự trưởng thành về xã hội của trẻ em. Do vậy, trẻ em dù được hưởng một nền giáo dục khá đầy đủ trên ghế nhà trường thì chúng mới trưởng thành trên bình diện xã hội, ý thức xã hội, chúng vẫn cần được bổ sung, hoàn thiện những hiểu biết xã hội, ý thức xã hội, tính năng động, sáng tạo thông qua những hoạt động thực tiễn ở trong lớp học cũng như trong xã hội. II. ĐIỀU KIỆN, ĐỘNG LỰC VÀ QUY LUẬT PHÁT TRIỂN TÂM LÍ 1. Điều kiện phát triển tâm lí 1.1. Điều kiện thể chất Đặc điểm cơ thể, đặc điểm của các giác quan, của hệ thần kinh được coi là tiền đề vật chất, điều kiện thuận lợi hoặc gây khó khăn cho việc hình thành một loại hoạt động nào đó. Song các đặc điểm thể chất của con người không phải là nhân tố quyết định, không phải là động lực của sự phát triển tâm lí. 1.2. Các điều kiện sống tác động gián tiếp thông qua mối quan hệ qua lại giữa con người với hoàn cảnh, qua những điều kiện bên trong của con người (trong đó có kinh nghiệm riêng và vai trò chủ thể của cá nhân). 7

Trong các nhân tố của cuộc sống thì vốn kinh nghiệm xã hội, nền văn hoá xã hội, các quan hệ xã hội đóng vai trò quyết định, giáo dục là nhân tố chủ đạo, quyết định sự phát triển tâm lí của con người. 1.3. Tính tích cực của con người là nhân tố quyết định trực tiếp sự phát triển tâm lí. Tâm lí con người được hình thành và phát triển trong quá trình tác động qua lại giữa con người và môi trường thông qua hoạt động của con người trong môi trường đó. Hoạt động của con người mang tính mục đích, tính xã hội được xem là điều kiện quyết định sự phát triển tâm lí. 2. Động lực của sự phát triển tâm lí Động lực của sự phát triển tâm lí là sự nảy sinh các mâu thuẫn và việc giải quyết tốt các mâu thuẫn đó. Các mâu thuẫn trong quá trình phát triển tâm lí trẻ em là: - Mâu thuẫn giữa nhu cầu mới nảy sinh do hoạt động và khả năng thoả mãn chúng. - Mâu thuẫn giữa khả năng của trẻ đang được phát triển trong những hình thức hoạt động cũ của các mối quan hệ đã được hình thành và các hình thức hoạt động cũ. - Mâu thuẫn giữa yêu cầu ngày càng tăng của xã hội, của tập thể, của người lớn với trình độ phát triển tâm lí hiện có của trẻ… - Mâu thuẫn giữa cái mới và cái cũ – những cái đang nảy sinh, đang được khắc phục trong quá trình dạy học và giáo dục. Ví dụ: Việc đổi mới nội dung chương trình, sách giáo khoa và đổi mới phương pháp chưa đồng bộ. Việc nảy sinh các mâu thuẫn và việc trẻ em tích cực giải quyết các mâu thuẫn đó dưới sự hướng dẫn của người lớn làm cho tâm lí của trẻ được hình thành và phát triển. Sự phát triển tâm lí của trẻ không phẳng lặng mà đầy biến động, trong đó có những cuộc “khủng hoảng” và những “đột biến” tạo sự nhảy vọt về chất lượng trong quá trình phát triển tâm lí của trẻ. 3. Quy luật chung của sự phát triển tâm lí trẻ em 3.1. Tính không đồng đều của sự phát triển tâm lí Trong những điều kiện bất kỳ, thậm chí ngay cả những điều kiện thuận lợi nhất của việc giáo dục thì những biểu hiện tâm lý, những chức năng tâm lí khác nhau … cũng không thể phát triển ở mức độ như nhau. Có những thời kỳ tối ưu đối với sự phát triển một hình thức hoạt 8

động tâm lí nào đó. Ví dụ: Lứa tuổi từ 1-5 tuổi là giai đoạn thuận lợi nhất cho sự phát triển ngôn ngữ. Lứa tuổi khoảng từ 6-11 tuổi là giai đoạn thuận lợi nhất cho việc hình thành nhiều kỹ xảo vận động. Lứa tuổi khoảng từ 15-20 tuổi là giai đoạn thuận lợi nhất cho việc hình thành tư duy toán học. Tính không đồng đều của sự phát triển tâm lí còn thể hiện ở chỗ có sự khác biệt về sự phát triển tâm lí giữa các cá nhân trong cùng một độ tuổi. 3.2. Tính toàn vẹn của tâm lý Cùng với sự phát triển, tâm lí con người ngày càng có tính trọn vẹn, thống nhất và bền vững. Sự phát triển tâm lí là sự chuyển biến dần các trạng thái tâm lí thành các đặc điểm tâm lí cá nhân. Tâm lí trẻ nhỏ phần lớn là một tổ hợp thiếu hệ thống những tâm trạng rời rạc khác nhau. Những tâm trạng đó dần dần chuyển thành các nét của nhân cách. Ví dụ: Tâm trạng vui vẻ, thoải mái nảy sinh trong quá trình hoạt động chung, phù hợp với lứa tuổi nếu được lập lại thường xuyên sẽ chuyển thành lòng yêu lao động. Tính trọn vẹn của tâm lí phụ thuộc khá nhiều vào động cơ chỉ đạo hành vi của trẻ. Cùng với GD, với sự mở rộng kinh nghiệm sống, những động cơ hành vi của trẻ ngày càng trở nên tự giác, có ý nghĩa xã hội và ngày càng bộc lộ rõ trong nhân cách của trẻ. 3.3. Tính mềm dẻo và khả năng bù trừ Hệ thần kinh của trẻ rất mềm dẻo. Dựa vào tính mềm dẻo của hệ thần kinh mà tác động của giáo dục có thể làm thay đổi tâm lý trẻ em. Tính mềm dẻo cũng tạo ra khả năng bù trừ khi một chức năng tâm lí hoặc sinh lý nào đó yếu hoặc thiếu thì những chức năng tâm lí khác được tăng cường, phát triển mạnh hơn để bù đắp hoạt động không đầy đủ của chức năng bị yếu hoặc bị hỏng. Ví dụ: Người mù thường có thính giác, khứu giác và xúc giác rất nhạy cảm. Các quy luật trên không mang tính sinh vật mà tuân theo các quy luật xã hội. Nắm được các quy luật nói trên, người lớn và các nhà giáo dục tạo điều kiện tốt cho sự phát triển tâm lí của trẻ. III. CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN TÂM LÍ Có nhiều cách phân chia giai đoạn phát triển tâm lí của con người. 9

1. Theo sự phát triển tư duy của trẻ từ lúc sinh ra đến tuổi thiếu niên J.piaget đã chia sự phát triển của trẻ em thành 4 giai đoạn: - Giai đoạn cảm giác vận động: từ sơ sinh đến 2 tuổi. - Giai đoạn tư duy tiền thao tác: từ 2 đến 7 tuổi. - Giai đoạn thao tác cụ thể: từ 7,8 tuổi đến11,12 tuổi. - Giai đoạn thao tác hình thức: từ 11,12t đến 14,15t. 2. Căn cứ vào những thay đổi cơ bản trong điều kiện sống và hoạt động của trẻ, vào những thay đổi trong cấu trúc tâm lí của trẻ và cả vào sự trưởng thành của cơ thể trẻ em, người ta chia ra một số giai đoạn chủ yếu trong sự phát triển tâm lí trẻ em: * Giai đoạn trước tuổi học: Từ 0-1 tuổi:- Hoạt động chủ đạo: giao tiếp xúc cảm trực tiếp với người lớn. - Hình thành những tiền đề của sự lĩnh hội ngôn ngữ. Tuổi vườn trẻ (1-3 tuổi): - Hoạt động chủ đạo: hoạt động với đồ vật. - Xuất hiện những tiền đề của sự hình thành nhân cách. Tuổi mẫu giáo (3 - 6 tuổi) : - Hoạt động chủ đạo: vui chơi. - Có sự phát triển mạnh về trí lực và nhân cách. * Giai đoạn tuổi đi học: chia thành 4 thời kì: Thời kì đầu tuổi học (6- 11 tuổi): - Hoạt động chủ đạo: học tập. - Phát triển mạnh về nhận thức, tình cảm, ý chí, ý thức, nhân cách. Thời kì giữa tuổi học (11-15 tuổi): - Hoạt động chủ đạo: học tập và giao tiếp. - Có xu hướng vươn lên làm người lớn. - Phát triển mạnh về nhận thức, trí tuệ, tình cảm, ý chí và các phẩm chất nhân cách. Thời kì cuối tuổi học sinh (15-18 tuổi): - Hoạt động chủ đạo: học tập và hướng nghiệp - Sự phát triển trí tuệ ở mức cao, có sự phát triển mạnh về tự ý thức, tự đánh giá, thể hiện rõ ý thức nghề nghiệp và sự chuẩn bị cho tương lai. - Vai trò xã hội của trẻ thay đổi rõ rệt, thể hiện rõ tính tích cực xã hội, hình thành mạnh mẽ thế giới quan. 10

- Đời sống tình cảm phong phú, đa dạng, tình cảm có cơ sở lí trí và khá bền vững, nảy sinh tình yêu nam nữ. Như vậy, mỗi thời kì, mỗi giai đoạn lứa tuổi nói trên có những đặc điểm tâm lí đặc trưng. Sự chuyển từ thời kì này, giai đoạn này sang thời kì khác, giai đoạn khác gắn liền với sự xuất hiện những cấu tạo tâm lí mới của nhân cách.

CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Tại sao không nên nói “trẻ em là người lớn thu nhỏ lại” ? 2. Phê phán các quan điểm sai lầm về sự phát triển tâm lí, trình bày quan điểm biện chứng về sự phát triển tâm lí. 3. Các điều kiện, động lực và quy luật của sự phát triển tâm lí?

BÀI TẬP THỰC HÀNH Bài tập 1: Anh(chị) hãy sưu tầm ca dao, tục ngữ phản ánh quan điểm của nhân dân ta xoay quanh các vấn đề :- Di truyền và sự phát triển tâm lý của trẻ. - Hoàn cảnh và sự phát triển tâm lý của trẻ. - Giáo dục và sự phát triển tâm lý của trẻ. - Tính tích cực hoạt động và sự phát triển tâm lý của trẻ. Vận dụng quan điểm của TLH Mác xít phân tích những quan niệm đúng, sai, chưa đầy đủ của các câu ca dao, tục ngữ được sưu tầm. Bài tập 2: Hãy đánh giá những ý kiến dưới đây của các bậc cha mẹ và lập luận cho sự đánh giá đó của mình. a) “Việc gì phải ngạc nhiên vì tính bướng bỉnh của thằng bé nhà tôi. Nó hoàn toàn giống bố nó! Cả bố và ông nội nó đều bướng bỉnh cả”.

11

b) “Tôi nghe người ta nói rằng: Lúc 7 tuổi thì trẻ nảy sinh hứng thú và nguyện vọng học tập. Tôi cứ chờ, chờ mãi mà chẳng thấy thằng con tôi có nguyện vọng và hứng thú học tập, mặc dù nó đã 8 tuổi rồi!”.

12

Chương III TÂM LÍ HỌC LỨA TUỔI HỌC SINH TIỂU HỌC A. MỤC TIÊU 1. Kiến thức : Trình bày được những đặc điểm cơ bản về sự phát triển cơ thể, một số đặc điểm nổi bật về các quá trình nhận thức và nhân cách của học sinh tiểu học. 2. Kĩ năng: Biết sử dụng phiếu điều tr...


Similar Free PDFs